K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 12 2018

c) Tác giả đã thể hiện được những tình cảm:

  • Lòng tự hào về truyền thống của dân tộc, đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
  • Căm phẫn trước tội ác tàn bạo của kẻ thù: tội ác tày trời của bọn giặc Minh gây ra thảm cảnh núi sông xương máu, gia đình li tán, vợ con chia lìa xiết bao thảm họa xương rừng máu sông…
  • Nỗi đau đớn khi quê hương bị giặc tàn phá: Đó là nỗi đau đớn vò xé tâm can, những lời thơ như được viết ra từ gan ruột.

d)

  • Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến cái thế bất lực của mình (tuổi già sức yếu, lỡ sa cơ, dành chịu hố tay, thân lươn) và sự nghiệp của tổ tông nhằm mục đích khơi dậy trách nhiệm, ý chí gánh vác non sông của người con, khích lệ để người con nối gót tổ tông làm nên nghiệp lớn.

7 tháng 10 2019

- Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến cái thế bất lực của mình (tuổi già sức yếu, lỡ sa cơ, đành chịu bó tay, thân lươn) và sự nghiệp của tổ tông nhằm mục đích khơi dậy trách nhiệm, ý chí gánh vác non sông của người con, khích lệ để người con nối gót tổ tông làm nên nghiệp lớn.

- Bài thơ không mang tính chất hoài cổ mà mượn cổ để nói nay. Khép lại đoạn thơ là hình ảnh ngọn cờ độc lập vừa là của cha ông dặn dò con cháu phải kế tục truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, vừa là niềm tin vào thế hệ trẻ và tương lai của đất nước.

13 tháng 2 2018

- Nỗi bất lực của người cha : tuổi cao, sức yếu, lỡ sa cơ, thân tàn

- Nhắc sự nghiệp của tổ tông: vì nước gian lao

-> Đặt niềm tin và khích lệ ý chí trả nợ nước, báo thù nhà của đứa con. Người cha giao trọng trách gánh vác cho đứa con.

7 tháng 12 2018

Hai chữ nhà nước-Trần Tuấn Khải hả??????

7 tháng 12 2018

1.

  • Đoạn thơ là lời trăng trối của người cha đối với con trước giờ vĩnh biệt, trong cảnh nước mất nhà tan. Lời người cha sâu nặng ân tình và tràn đầy nỗi xót xa, đau đớn. Đoạn thơ có giọng điệu, lâm li, chan chứa tình cảm, thể hiện nỗi lòng đau đớn, thống thiết đối với đất nước và giống nòi.
  • Bài thơ được làm theo thể song thất lục bát, một thể thơ truyền thống của dân tộc rất phù hợp để diễn tả những cảm xúc của tâm hồn, những tâm sự cần mọi người chia sẻ. Hai câu bảy chữ như trào dâng, dồn dập. Hai câu lục bát da diết, chậm mà xoáy sâu, nhức nhối. Những thanh trắc ở câu bảy, hiệp vần ở hai câu lục bát làm tăng nhạc tính ở từng khổ thơ.
9 tháng 12 2018

Đây là bài thơ nào thế ạ???

9 tháng 12 2018

bài thơ "2 chữ nước nhà" đấy ạ

29 tháng 12 2018

20 câu thơ tiếp theo thể hiện sự trăn trở, lo lắng vì bản thân mang lại gánh nặng cho đất nước, chưa có đường lối, kế hoạch giúp đất nước giành được độc lập của Nguyễn Phi Khanh . Qua đó ông muốn gửi gắm Nguyễn Trãi rằng hãy quay trở về để giúp dân cứu nuớc, trả nợ thù nhà coi như là rửa tội cho cha. Qua các câu thơ cho ta thấy tinh thần yêu nuớc, sự băn khoăn, trăn trở của những ngưòi yêu nuớc.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Trong hai khổ thơ đầu, tác giả chìm đắm trong nỗi nhớ, cứ ngỡ cảnh vật nơi đây là lúc tác giả ở quê thì đối lập với nó là khổ thơ cuối cùng, ta thấy được ông đã ý thức được mình đang ở chốn “quê người” với nhiều điều xa lạ. Nhưng cũng chính vì vậy mà nỗi nhớ quê hương của ông càng được khắc họa, bộc lộ rõ nét hơn. Dù có đi nơi xa thì những điều gắn bó, quen thuộc vẫn mãi đọng lại trong tiềm thức của ta. Điều đó giúp cho người đọc đồng cảm với tâm trạng của tác giả khi ở nơi xa, đồng thời bộc lộ được tình cảm thương yêu, nhớ da diết tới quê hương

5 tháng 12 2018

Trong phần cuối đoạn thơ người cha nói đến cái thế bất lực của mình :

- Tuổi già sức yếu.

- Lỡ bước sa cơ.

- Đành chịu bó tay.

Nhằm mục đích kích thích, hun đúc các ý chí thay cha gánh vác việc non sông, đất nước. Lời của người cha như tiếng kêu cứu, người con không thể thờ ơ vì sức nặng tình cảm cha con.

11 tháng 3 2021

1. 

Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa số,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

2. 

Câu trần thuật. BPTT điệp từ không cho thấy sự thiếu thốn, khó khăn của nhà tù

4. 

Tham khảo:

 Bài thơ “ Ngắm trăng” đã thể tình yêu thiên nhiên đến say mê và khát vọng tự do mãnh liệt của Bác. Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, hai câu thơ đầu chính là tình yêu thiên nhiên mãng liệt của Người. Trong điều kiện nhà tù "không rượu cũng không hoa", Bác thiếu đi những điều kiện vật chất của những thi nhân xưa để thưởng nguyệt, ngắm trăng. Tuy nhiên, Bác vẫn khẳng định là "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" cho thấy tình yêu thiên nhiên cùng sự hưởng thụ thiên nhiên của Bác. Nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho vầng trăng tươi đẹp. Phải chăng đây chính là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng? Hai câu thơ với cấu trúc sánh đôi cho thấy sự giao hòa tuyệt đối, song phương của Bác và thiên nhiên, trong đó hình ảnh của Bác hiện lên vĩ đại, không chút sợ hãi và chan chứa tình yêu thiên nhiên. Tóm lại, bài thơ không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.

 

15 tháng 3 2022

đi đường hay ngắm trăng hẻ bạn

15 tháng 3 2022

ngắm trăng : 
câu nghi vấn => tâm trạng xúc động bối rối xốn xang của Bác trước cảnh đêm trăng