K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mùa thu năm 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Cao - Bắc - Lạng (còn gọi là chiến dịch Biên giới) nhằm phá vỡ phòng tuyến bao vây căn cứ Việt Bắc của thực dân Pháp, mở đường liên lạc giữa nước ta với các nước anh em như Trung Quốc, Liên Xô... Quân ta chuẩn bị lực lượng tương đối kĩ, có sự phối hợp chặt chẽ trên các chiến trường Đềgiành thắng lợi.Trước...
Đọc tiếp

Mùa thu năm 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Cao - Bắc - Lạng (còn gọi là chiến dịch Biên giới) nhằm phá vỡ phòng tuyến bao vây căn cứ Việt Bắc của thực dân Pháp, mở đường liên lạc giữa nước ta với các nước anh em như Trung Quốc, Liên Xô... Quân ta chuẩn bị lực lượng tương đối kĩ, có sự phối hợp chặt chẽ trên các chiến trường Đềgiành thắng lợi.

Trước khi chiến dịch mở màn, Bác đến thăm các đơn vị tham gia chiến dịch và nghỉ lại nơi trú quân của đơn vị tôi. Đêm mưa, trời lạnh, chiến sĩ ngủ quây

quần bên Bác. Nhưng Bác không ngủ. Người ngồi bên đống lửa, hai tay bó gối, đôi mắt trầm ngâm, những vết nhăn như sâu hơn trên vầng trán rộng.

Đêm đã khuya. Cảnh vật chìm trong bóng tối. Thỉnh thoảng văng vẳng đâu đó tiếng vỗ cánh của loài chim ăn đêm. Tiếng mưa rơi tí tách trên mái lán. Đồng đội của tôi đang ngủ say sau một ngày hành quân vất vả. Tôi trở mình, quay mặt về phía đống lửa và lặng lẽ nhìn Bác - người Cha già kính yêu của quân đội và nhân dân Việt Nam. Bác khơi cho bếp lửa cháy bùng lên, hơi ấm toả khắp căn lều dã chiến. Rồi Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Bác coi trọng giấc ngủ của bộ đội nên nhón chân rất nhẹ nhàng, cố gắng không gây ra tiếng động. Bác ân cần săn sóc các chiến sĩ không khác gì bà mẹ hiền thương yêu lo lắng cho đàn con.

Tôi dõi theo từng cử chỉ của Bác mà trong lòng trào lên tình cảm yêu thương và biết ơn vô hạn. Ánh lửa bập bùng ln bóng Bác lồng lộng trên vách nứa đơn sơ giống hình ảnh ông tiên, ông bụt trong truyện cổ tích. Tình thương của Bác đã sưởi ấm trái tim chiến sĩ trước giờ ra trận. Tôi cảm thấy mình như đang được che chở trong tình thương bao la, nồng đượm ấy. Lòng tôi bồi hồi, rưng rưng một niềm xúc động. Tôi thì thầm hỏi nhỏ:

- Thưa Bác, sao Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không?

Bác không trả lời câu hỏi của tôi mà ân cần khuyên nhủ:

- Chú cứ việc ngủ ngon, Đềlấy sức ngày mai đánh giặc!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt mà lòng vẫn thấp thỏm không yên. Những chiến sĩ trẻ chúng tôi sức dài vai rộng, còn Bác vừa yếu lại vừa cao tuổi; Người không ngủ thì làm sao có đủ sức khoẻ Đềchỉ đạo chiến dịch quyết liệt này?

Thời gian vẫn lặng lẽ trôi qua. Trời đang chuyển dần về sáng. Lần thứ ba thức dậy, tôi giật mình thấy Bác vẫn ngồi im như pho tượng, đôi mắt trĩu nặng suy tư, đăm đăm nhìn ngọn lửa hồng. Tôi không thể đành lòng bèn lên tiếng:

- Thưa Bác! Xin Bác chợp mắt một chút cho khoẻ ạ!

Bác cất giọng trầm ấm bảo tôi:

- Cháu đừng bận tâm. Bác không thể yên lòng mà ngủ. Trời thì mưa lạnh thế này, dân công ngủ ngoài rừng tránh sao cho khỏi ướt?! Bác nóng ruột lắm, chỉ mong trời mau sáng!

Nghe Bác nói, tôi càng hiểu tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác! o cho chiến sĩ, dân công cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh dũng của toàn dân. Tình thương ấy bao trùm lên đất nước và dân tộc.

Sung sướng và tự hào biết bao, tôi được làm người chiến sĩ chiến đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác! Bác đã khơi dậy trong tôi tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ và cao quý. Không đành lòng ngủ yên trong chăn ấm, bên bếp lửa hồng, khi những đồng đội của mình còn phải chịu bao gian khổ, tôi thức luôn cùng Bác. Dường như hiểu được lòng tôi, những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêm rực sáng.

 

0
Mùa thu năm 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Cao - Bắc - Lạng (còn gọi là chiến dịch Biên giới) nhằm phá vỡ phòng tuyến bao vây căn cứ Việt Bắc của thực dân Pháp, mở đường liên lạc giữa nước ta với các nước anh em như Trung Quốc, Liên Xô... Quân ta chuẩn bị lực lượng tương đối kĩ, có sự phối hợp chặt chẽ trên các chiến trường Đềgiành thắng lợi.Trước...
Đọc tiếp

Mùa thu năm 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Cao - Bắc - Lạng (còn gọi là chiến dịch Biên giới) nhằm phá vỡ phòng tuyến bao vây căn cứ Việt Bắc của thực dân Pháp, mở đường liên lạc giữa nước ta với các nước anh em như Trung Quốc, Liên Xô... Quân ta chuẩn bị lực lượng tương đối kĩ, có sự phối hợp chặt chẽ trên các chiến trường Đềgiành thắng lợi.

Trước khi chiến dịch mở màn, Bác đến thăm các đơn vị tham gia chiến dịch và nghỉ lại nơi trú quân của đơn vị tôi. Đêm mưa, trời lạnh, chiến sĩ ngủ quây

quần bên Bác. Nhưng Bác không ngủ. Người ngồi bên đống lửa, hai tay bó gối, đôi mắt trầm ngâm, những vết nhăn như sâu hơn trên vầng trán rộng.

Đêm đã khuya. Cảnh vật chìm trong bóng tối. Thỉnh thoảng văng vẳng đâu đó tiếng vỗ cánh của loài chim ăn đêm. Tiếng mưa rơi tí tách trên mái lán. Đồng đội của tôi đang ngủ say sau một ngày hành quân vất vả. Tôi trở mình, quay mặt về phía đống lửa và lặng lẽ nhìn Bác - người Cha già kính yêu của quân đội và nhân dân Việt Nam. Bác khơi cho bếp lửa cháy bùng lên, hơi ấm toả khắp căn lều dã chiến. Rồi Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Bác coi trọng giấc ngủ của bộ đội nên nhón chân rất nhẹ nhàng, cố gắng không gây ra tiếng động. Bác ân cần săn sóc các chiến sĩ không khác gì bà mẹ hiền thương yêu lo lắng cho đàn con.

Tôi dõi theo từng cử chỉ của Bác mà trong lòng trào lên tình cảm yêu thương và biết ơn vô hạn. Ánh lửa bập bùng ln bóng Bác lồng lộng trên vách nứa đơn sơ giống hình ảnh ông tiên, ông bụt trong truyện cổ tích. Tình thương của Bác đã sưởi ấm trái tim chiến sĩ trước giờ ra trận. Tôi cảm thấy mình như đang được che chở trong tình thương bao la, nồng đượm ấy. Lòng tôi bồi hồi, rưng rưng một niềm xúc động. Tôi thì thầm hỏi nhỏ:

- Thưa Bác, sao Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không?

Bác không trả lời câu hỏi của tôi mà ân cần khuyên nhủ:

- Chú cứ việc ngủ ngon, Đềlấy sức ngày mai đánh giặc!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt mà lòng vẫn thấp thỏm không yên. Những chiến sĩ trẻ chúng tôi sức dài vai rộng, còn Bác vừa yếu lại vừa cao tuổi; Người không ngủ thì làm sao có đủ sức khoẻ Đềchỉ đạo chiến dịch quyết liệt này?

Thời gian vẫn lặng lẽ trôi qua. Trời đang chuyển dần về sáng. Lần thứ ba thức dậy, tôi giật mình thấy Bác vẫn ngồi im như pho tượng, đôi mắt trĩu nặng suy tư, đăm đăm nhìn ngọn lửa hồng. Tôi không thể đành lòng bèn lên tiếng:

- Thưa Bác! Xin Bác chợp mắt một chút cho khoẻ ạ!

Bác cất giọng trầm ấm bảo tôi:

- Cháu đừng bận tâm. Bác không thể yên lòng mà ngủ. Trời thì mưa lạnh thế này, dân công ngủ ngoài rừng tránh sao cho khỏi ướt?! Bác nóng ruột lắm, chỉ mong trời mau sáng!

Nghe Bác nói, tôi càng hiểu tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác! o cho chiến sĩ, dân công cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh dũng của toàn dân. Tình thương ấy bao trùm lên đất nước và dân tộc.

Sung sướng và tự hào biết bao, tôi được làm người chiến sĩ chiến đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác! Bác đã khơi dậy trong tôi tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ và cao quý. Không đành lòng ngủ yên trong chăn ấm, bên bếp lửa hồng, khi những đồng đội của mình còn phải chịu bao gian khổ, tôi thức luôn cùng Bác. Dường như hiểu được lòng tôi, những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêm rực sáng.

 

0
24 tháng 2 2022

tham khảo:

Bác chăm sóc cho các chiến sĩ giống như chăm sóc cho những đứa con. Hành động đơn giản, nhưng lại cho thấy được sự quan tâm, tình yêu thương đến nhường nào.

Hình ảnh Bác hiện lên ấm áp hơn cả “ngọn lửa hồng”, mang lại sự ấm áp cho người chiến sĩ. Khi được anh đội viên nhắc đi ngủ, Bác nhẹ nhàng nói:

“Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc”

Lời nhắc nhở chân tình của một vị lãnh tụ thật cảm động, và đặc biệt là lí do khiến Bác không ngủ:

“Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn”

Trái tim của Bác vẫn quan tâm đến cuộc sống của đoàn dân công. Bác lo lắng cho họ từ miếng ăn, cái mặc đến giấc ngủ. Quả là trái tim yêu thương của Bác thật bao la.

24 tháng 2 2022

Tham khảo nhiều thế nhỉ?

25 tháng 3 2018

Đáp án A

Câu 1: Hình ảnh của Bác hiện lên như thế nào qua cái nhìn của anh đội viên?a/ Hoàn thiện bảng sau: Ngữ liệuNghệ thuậtTác dụngHình dáng, tư thế   Cử chỉ, hành động   Lời nói    b/ Qua phân tích thơ trên giúp em hiểu gì về tình cảm của Bác đối với các chiến sĩ và dân côngCâu 2:1-Tìm chi tiết thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của anh đội viên đối với Bác trong những lần thức dậy và hoàn thiện vào sơ đồ sauTâm tư...
Đọc tiếp

Câu 1: Hình ảnh của Bác hiện lên như thế nào qua cái nhìn của anh đội viên?

a/ Hoàn thiện bảng sau:

 

Ngữ liệu

Nghệ thuật

Tác dụng

Hình dáng, tư thế

 

 

 

Cử chỉ, hành động

 

 

 

Lời nói

 

 

 

 

b/ Qua phân tích thơ trên giúp em hiểu gì về tình cảm của Bác đối với các chiến sĩ và dân công

Câu 2:

1-Tìm chi tiết thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của anh đội viên đối với Bác trong những lần thức dậy và hoàn thiện vào sơ đồ sau

Tâm tư của anh đội viên

Lần thứ 1

Lần thứ 3

Ngữ liệu

Nghệ thuật Back RTLTác dụng

Ngữ liệu

Nghệ thuật Back RTLTác dụng

Thái độ

 

 

 

 

Hành động

 

 

 

 

Tâm trạng

 

 

 

 

2-Vì sao trong bài thơ không có lần thứ hai anh đội viên thức dậy mà lại có lần thứ ba? Tác dụng của việc lược bỏ đó?

3-Dựa vào những chi tiết em vừa tìm được em cảm nhận được tình cảm của anh đội viên đối với Bác như thế nào?

0
7 tháng 3 2022

bài thơ đou ?

những bài thơ , bài hát mà em biết về bác hồ là :

+ bài hát : miền nam chiến 

+ bài thơ :  không đề

+ bài thơ : ngắm trăng

+ bài thơ : đêm nay bác không ngủ 

...

23 tháng 2 2018

Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: Bác Hồ như  một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đông lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng  đã bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụvĩ đại đối với bộ đội  như tình cha - con, tình ông - cháu. Anh đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên: bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích… Lần thứ ba thức dậy, anh đội viên hốt hoảng giật mình khi thấy ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo, trong mái lều xơ xác,mà suốt đêm, Bác vẫn “Lặng yên bên bếp lửa - vẻ mặt Bác trầm ngâm”. Anh đội viênchưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nhưng khi hiểu ra, anh đội viên vui sướng mênh mông khi biết cả giấc ngủ của mình Bác cũng lo cho bộ đội, dân công, lo cho cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hòa bình.Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ. “Anh đội viên nhìn Bác – Bác nhìn ngọn lửa hồng”. Bác đã truyền sang cho anh một sức mạnh, tiếp sức cho anh để ngày mai người lính – người con ấy lên đường và giành lấy thắng lợi. Đoạn thơ cuối khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. Nói đến Bác là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả, không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là lẽ thường tình. Cuộc đời Bác đã dành trọn vẹn để lo cho dân ,cho nước,Bác thức vì tình yêu thương và sự lo lắng cho vận mệnh của nước nhà, cho hạnh phúc của nhân dân. Đó chính là lẽ sống nâng niu tất cả chỉ quên mình của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu và kính phục.

hok tốt

23 tháng 2 2018

 Bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ được sáng tác năm 1951, dựa trên một sự kiện có thật: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi, chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.

   Bài thơ được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 6 và để lại cho người đọc, nhiều thế hệ giáo viên và học sinh những cảm nghĩ sâu sắc về Bác Hồ, người Cha già kính yêu của nhân dân Việt Nam.

        Hình ảnh Bác Hồ không ngủ vì lo nghĩ việc nước, chúng ta đã từng gặp trong không ít bài thơ của Bác:

(... ) Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

                                                       (Rằm tháng giêng - sáng tác năm 1947)

hay:

     (... ) Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

                                        Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

                                                        (Cảnh khuya - sáng tác năm 1948)

Nhưng bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ nói thêm một điều khác nữa: Bác không ngủ còn vì Bác thương bộ đội, dân công.

      Trong bài thơ, vẻ đẹp của Bác cứ hiện dần lên qua cảm nhận của anh Đội viên. Giữa rừng đêm gió lạnh, sương giá, mưa rét, bên mái lều tranh dựng tạm trên con đường đi chiến dịch, trong những giờ phút ít ỏi dành để nghỉ ngơi, Bác Hồ vẫn thức, chăm sóc cho các chiến sĩ:

Người Cha mái tóc bạc 
Đốt lửa cho anh nằm


Rồi Bác đi dém chăn

Từng người, từng người một

 Bác đốt lửa, Bác dém chăn cho anh đội viên và các đồng đội của anh - cử chỉ quan tâm, ân cần như của một Người Cha đối với những đứa con thân yêu của mình. Phải chăng ngọn lửa Bác nhóm lên không phải chỉ bằng những nguyên liệu bên ngoài mà còn bằng cả trái tim đang rực cháy yêu thương? Bằng tình yêu thương trong trái tim mình, Bác đã xua tan giá rét nơi rừng khuya, mưa lạnh. Điệp ngữ “từng người” đã thể hiện tình cảm bao la của vị lãnh tụ dành cho tất cả mọi người, không để sót người nào. Bác nâng niu, chăm chút đến giấc ngủ của họ:

" Sợ cháu mình giật thột

                                            Bác nhón chân nhẹ nhàng".

     Bác không chỉ lo cho những người chiến sĩ ở trong lều mà còn bồn chồn, lo lắng cho đoàn dân công đang ở ngoài rừng:

          Bác thương đoàn dân công  
      Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu 
    Manh áo phủ làm chăn  
  Trời thì mưa lâm thâm  
  Làm sao cho khỏi ướt!

Thế mới biết, ngay cả khi Người còn đang phải chịu cảnh khó khăn, thiếu thốn, Người vẫn lo nghĩ cho những người còn khó khăn, thiếu thốn hơn mình. Lời tâm sự của Bác với anh đội viên hàm chứa bao niềm thương, nỗi xót xa đối với sự vất vả, gian nan của dân công trong kháng chiến!

     Hình ảnh Bác Hồ hiện lên trong bài thơ thật giản dị, gần gũi mà hết sức lớn lao. Sau này, nhà thơ Tố Hữu cũng có những câu thơ khái quát khái quát về tình yêu thương của Bác:

Bác ơi tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông, mọi kiếp người

                                                           (Bác ơi - sáng tác năm 1969)

    Đọc bài thơ " Đêm nay Bác không ngủ", người đọc còn nhận ra sức mạnh cảm hóa của vẻ đẹp nhân cách lãnh tụ Hồ Chí Minh. Anh đội viên nhiều lần thức dậy trong đêm khuya, được chứng kiến và cảm nhận những cử chỉ, hành động, lời nói chan chứa yêu thương của Bác đối với bộ đội, dân công và với mình, anh vô cùng xúc động. Trong niềm xúc động ấy, Bác Hồ hiện lên trước mắt anh đẹp như một ông Bụt, ông Tiên hay một Thiên thần:

Anh đội viên mơ màng

    Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

                                              Ấm hơn ngọn lửa hồng

Ngọn lửa yêu thương của Bác tràn ngập trong không gian và sưởi ấm tâm hồn người chiến sĩ trẻ. Từ đó, anh thấy mình thật hạnh phúc:

Anh đội viên nhìn Bác

Bác nhìn ngọn lửa hồng

       Lòng vui sướng mênh mông

Anh thức luôn cùng Bác

     Niềm vui sướng ấy bắt nguồn từ niềm kính yêu, tự hào và cảm phục nhân cách cao đẹp của Bác Hồ. Niềm vui sướng ấy là động lực để người chiến sĩ vượt qua mọi khó khăn thử thách, vững tin trên con đường giải phóng dân tộc, đến với độc lập, tự do. Bài thơ là sự hòa hợp trong tình cảm giữa lãnh tụ và quần chúng, giữa người chiến sĩ và lãnh tụ.

    Cái đêm không ngủ được ghi lại trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Việc Bác không ngủ vì lo cho đất nước và thương bộ đội, dân công đã trở thành một "lẽ thường tình" của cuộc đời Bác, vì Bác là Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ, Người Cha thân yêu của dân tộc, cuộc đời Người dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc.

    Năm 2015, kỉ niệm 125 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thế hệ giáo viên, học sinh ngày hôm nay càng thêm nhớ về Người với niềm kính yêu và biết ơn vô hạn. Chúng con xin nguyện suốt đời học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh để xứng đáng với niềm tin yêu của Người.