K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2018

Họ và tên :.................................                                                 KIỂM TRA HỌC KỲ II

Lớp: 6....                                                                          MÔN: VẬT LÝ 6 (Thời gian 45 phút)

I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Câu 1: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực?

A. Ròng rọc cố định          B. Ròng rọc động          C. Mặt phẳng nghiêng        D. Đòn bẩy

Câu 2: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

A. Rắn, lỏng, khí           B. Rắn, khí, lỏng              C. Khí, lỏng rắn            D. Khí, rắn, lỏng

Câu 3: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?

A. Khối lượng của chất lỏng tăng                B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.
C. Thể tích của chất lỏng tăng                    D. Cả khối lượng trọng lượng và thể tích đều tăng 

Câu 4: Trường hợp nào dưới đây, không xảy ra sự nóng chảy?

A. Bỏ một cục nước đá vào nước             B. Đốt một ngọn nến
C. Đốt một ngọn đèn dầu                          D. Đúc một cái chuông đồng 

Câu 5: Trong quá trình tìm hiểu một hiện tượng vật lý, người ta phải thực hiện các hoạt động nào sau đây:

a) Rút ra kết luận

b) Đưa ra dự đoán và tính chất của hiện tượng

c) Quan sát hiện tượng

d) Dùng thí nghiệm để kiểm tra dự đoán .

Trong việc tìm hiểu tốc độ bay hơi của chất lỏng, người ta đã thực hiện các hoạt động trên theo thứ tự nào dưới đây?

A. b, c, d, a                 B. d, c, b, a              C. c, b, d, a .                  D. c, a, d, b 

Câu 6: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thủy tinh?

A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng                     B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm 
C. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi      D. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm rồi sau đó mới tăng.

II. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: (1,5 đ) Hãy so sánh về sự dãn nở vì nhiệt của các chất Rắn, lỏng, khí?

Câu 2: (2đ) Để đo nhiệt độ người ta dùng dụng cụ gì? Dụng cụ này hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Nhiệt kế y tế có đặc điểm gì? Tại sao phải làm như vậy?

Câu 3: (1,5 đ). Thế nào là sự nóng chảy và sự đông đặc? Nhiệt độ nóng chảy là gì?

Câu 4: (2 đ) Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau:

Đề này mình lấy trên mạng nhá bởi vì mình thấy nó hay

7 tháng 5 2018

Bn ở tỉnh nào?

29 tháng 4 2018

xin lỗi không biết anh lỡ làm mất rồi.

29 tháng 4 2018

đợi tuần sau nx bọn mk thi xong thì mk cho.

27 tháng 4 2016

đề trường mình nè:

C1:cho \(A=\frac{12n+1}{2n+3}\).tìm n để

a)A là 1 phân số

b)A là 1 số nguyên

C2:

a)ko quy đồng hay tính :\(A=\frac{-1}{20}+\frac{-1}{30}+\frac{-1}{42}+\frac{-1}{56}+\frac{-1}{72}+\frac{-1}{90}\)

b)so sánh P và Q,biết \(P=\frac{2010}{2011}+\frac{2011}{2012}+\frac{2012}{2013}vàQ=\frac{2010+2011+2012}{2011+2012+2013}\)

C3:tìm x

a)(7x-1)3=25*52+200

b)\(3\frac{1}{3}x+16\frac{3}{4}=-13,25\)

C4:lớp 6A,số học sinh giỏi kì 1 =\(\frac{3}{7}\) số học sinh còn lại.cuối năm có thêm 4 học sinh đạt loại Giỏi =\(\frac{2}{3}\)số còn lại.tìm số hs lớp 6A

C5:cho ababab  là số có 6 chữ số,CMR ababab là bội của a

C6:là 1 bài hình nhưng tui ko nhớ

20 tháng 1 2016

Bài 1 : điền số

Bài 2 : sắp xếp theo thứ tự tăng dần

Bài 3 : tìm kim cương

13 tháng 5 2018

có nè:

Đề kiểm tra Sinh học 6 

A/Trắc nghiệm

Câu 1: Khoanh tròn vào đầu một chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Hoa tự thụ phấn phải có đặc điểm quan trọng nào sau đây:

A. Hoa lưỡng tính hoặc hoa đơn tính.

B. Hoa lưỡng tính, nhị và nhuỵ không chín cùng một lúc.

C. Hoa đơn tính, màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt.

D. Hoa lưỡng tính có nhị – nhuỵ chín cùng một lúc.

2. Hoa lưỡng tính là một bông hoa có bộ phận nào:

A. Hoa có cả nhị và nhuỵ.

B. Hoa có đài, tràng, nhị.

C. Hoa có đài, tràng, nhuỵ.

D. Hoa có đế hoa, đài, tràng.

3. Chất dự trữ của hạt thường nằm ở đâu?

A. Trong lá mầm hoặc phôi nhũ.

B. Trong chồi mầm hoặc phôi nhũ.

Trong thân mềm hoặc phôi nhũ.

D. Trong thân mềm hoặc chồi mầm

4. Quả tự phát tán có đặc điểm đặc biệt nào:

A. Có nhiều gai, nhiều móc.

B. Quả có vị ngọt.

C. Quả có khả năng tự tách hoặc tự mở cho hạt tung ra.

D. Quả có cánh hoặc túm lông.

5. Rêu khác tảo ở đặc điểm :

A. Cơ thể cấu tạo đa bào

B. Cơ thể có rễ giả, thân lá thật

C. Cơ thể có một số loại mô

D. Cơ thể có màu xanh lục

6. Cây hạt trần có đặc điểm sau:

A. Có mạch dẫn trong thân

B. Chủ yếu là thân gỗ

C. Cơ quan sinh sản là hoa

D. Cơ quan sinh sản là nón 

7. Thực vật hạt kín tiến hoá hơn tất cả các thực vật khác là vì chúng có:

A. Có nhiều cây to sống lâu năm

B. Sinh sản hữu tính

C. Có rễ, thân, lá thật, có mạch dẫn

D. Có cơ quan sinh dưỡngvà cơ quan sinh sản có cấu tạo phức tạp, đa dạng, có khả năng thích nghi với các điều kiện sống khác nhau.

8. Tính chất đặc trưng của thực vật hạt kín là đặc điểm nào sau đây?

A. Có rễ thân lá                                   B. Sinh sản bằng hạt

C. Có hoa quả hạt nằm trong quả         D. Sống ở trên

Câu 2. Chọn các từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm …. trong các câu sau:

– Dương xỉ thuộc nhóm Quyết, là những thực vật đã có ………..(9)……………, ………………………, ………………… và có …(10)…………….

– Sinh sản bằng bào tử, bào tử nằm trong …………….(11)…………….. và cây con mọc ra từ …………….(12)………………. sau quá trình thụ tinh.

B/Tự luận:

1. Cấu tạo cơ quan sinh sản của cây thông có gì đặc biệt ?

2. Cơ quan sinh dưỡng của  Rêu có cấu tạo cơ bản gì ?

3. Thực vật hạt kín có các đặc điểm chung nào?

4. Là học sinh, cần làm gì để bảo vệ sự đa dạng của thế giới thực vật?

13 tháng 5 2018

ANH TRAI MÌNH CÓ ĐẤY!

4 tháng 5 2019

I) Trắc Nghiệm

Câu 1: Phân số tối giản của \(\frac{20}{-140}\) là:

A. \(\frac{10}{-70}\) B. \(\frac{-4}{28}\) C. \(\frac{2}{-14}\)D. \(\frac{-1}{7}\)

Câu 2: Kết quả của phép chia \(\frac{5}{9}\):\(\frac{-7}{3}\) là:

A.\(\frac{-5}{21}\) B. \(\frac{-35}{27}\) C. \(\frac{5}{21}\) D. Một kết quả khác

Câu 3: \(\frac{3}{4}\)của 60 là:

A. 30 B. 40 C. 45 D. 50

Câu 4: Giá trị của a bằng bao nhiêu nếu \(\frac{2}{5}\) của a bằng 4?

A.10 B. 12 C.14 D. 16

Câu 5: Biết xOy = 70, aOb= 110. Hai góc trên là 2 góc:

A.Phụ nhau B.Kề nhau C.Bù nhau D.Kề bù

Câu 6: Ot là tia phân giác của góc xoy nếu:

A. Tia Ot nằm giữa 2 tia Ox và Oy

B. xOt= yOt= \(\frac{1}{2}\)xOy

C. xOt= yOt

D. Cả ba phương án đều sai

II) Tự luận

Bài 1: (1,5 điểm) Thực hiện phép tính sau

a) \(\frac{31}{17}+\frac{-5}{13}+\frac{-8}{13}-\frac{14}{17}\)

b) \(7\frac{5}{11}-\left(2\frac{3}{7}+3\frac{5}{11}\right)\)

Bài 2: (1,5 điểm) Tìm x, biết:

a)\(x+\frac{1}{2}=\frac{-3}{4}\)

b)\(\left(x+3\right)^3=8\)

c) 3.lxl -\(\frac{1}{3}=\frac{8}{3}\)

bài 3: (2 điểm) Có một tập bài kiểm tra gồm 45 bài được xếp thành ba loại: Giỏi, Khá và Trung Bình. Trong đó số bài đạt điểm giỏi bằng\(\frac{1}{3}\) tổng số bài kiểm tra. Số bài đạt điểm khá bằng 90% số bài còn lại.

a) Tính số bài trung bình

b) Tính tỷ số phần trăm số bài đạt điểm trung bình so với tổng số bài kiểm tra.

Bài 4: (2,5 điểm): Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Oa, vẽ tia Ob sao cho góc aOb = \(50^0\) , vẽ tia Oc sao cho sao cho góc aOc=\(100^0\)

a) Tính số đo góc bOc

b) Tia Ob có phải là phân giác của góc aOc ko? Vì sao?

c) Vẽ tia Oa\(^,\) là tia đối của tia Oa. Tính số đo góc bOa\(^,\)

d) Vẽ đường tròn (O ; 2cm) cắt đường thẳng aa\(^,\) tại hai điểm M, N. Trên tia oa lấy điểm P sao cho OP= 5cm. Tính độ dài đoạn thẳng MP

Bài 5 (0.5 điểm) Cho S=\(\frac{5}{2^2}+\frac{5}{3^2}+\frac{5}{4^2}+.....+\frac{5}{100^2}\) . Chứng tỏ rằng: 2<S<5

4 tháng 5 2019

cái này là đè thi mấy năm trước cuat trường mình nha

4 tháng 5 2018

- Tia phân giác

- 3 bài toán cơ bản 

- Phép tính phân sô

      ( Mk pk bấy nhiêu thôi ak, thông cảm nhé)

4 tháng 5 2018

-Tia phân giác

-Phép tính phân số

-Tìm x

Tìm tỉ số của 2 số

-Tìm giá trị phân số của một số cho trước

-Tìm một số biết giá trị một phân số của nó

-Khi nào thì xOy+yOz=xOz

6 tháng 8 2017

Chắc lak trường bn thi để tuyển hs vào lớp chọn đó mak, trường mik thì chả cần thi jk cả, chúc bn thi tốt nhaok

6 tháng 8 2017

Câu 1: Nếu tăng một cạnh của hình lập phương lên 4 lần thì thể tích của hình lập phương đó sẽ tăng lên:

A. 64 lần B. 32 lần C. 16 lần D. 4 lần

Câu 2: Quãng đường AB dài 7 km. Lúc 8 giờ 45 phút bạn An đi bộ từ A đến B với vận tốc 3,6 km/giờ và đến 10 giờ thì nghỉ một lát. Vậy lúc đó bạn An còn cách B bao nhiêu ki-lô-mét?

A. 4,82 km B. 2,5 km C. 4,14 km D. 4,5 km

Câu 3: Trong các số sau, số nào chia hết cho cả 2; 5 và 9?

A. 1323 B. 1620 C. 1125 D. 1020

Câu 4: Một hình chữ nhật có chiều rộng bằng 18,75% chu vi của hình đó. Tỉ số phần trăm của chiều rộng và chiều dài của hình chữ nhật đã cho là:

A. 50% B. 20% C. 60% D. 25%

Câu 5: Giá vé ban đầu dự định bán là 15 000 đồng, nhưng sau đó chỉ bán với 12 000 đồng. Như vậy người ta đã giảm giá vé so với dự định là bao nhiêu phần trăm?

A. 35% B. 25% C. 20% D. 30%

Câu 6: Số tự nhiên lớn nhất có 5 chữ số mà khi chia số đó cho 2012 được thương và số dư bằng nhau là:

A. 98637 B. 99999 C. 98588 D. 96624

Câu 7: Chữ số 5 trong số 210,152 thuộc hàng nào?

A. hàng trăm

B. hàng phần mười

C. hàng phần trăm

D. hàng chục

Câu 8: Hình vuông ABCD có cạnh bằng 4 cm.Diện tích phần tô màu ở hình bên là:

A. 12,44 cm2

B. 4,44 cm2

C. 5,44 cm2

D. 3,44 cm2

Câu 9: Cho hình tam giác ABC có diện tích bằng 250 cm2. Kéo dài cạnh đáy BC về phía C thêm một đoạn thẳng CD sao cho BD = BC. Diện tích tam giác ACD là:

A. 125 cm2 B. 375 cm2 C. 500 cm2 D. 250 cm2

Câu 10: Anh đi từ nhà đến trường mất 30 phút, em đi từ nhà đến trường đó mất 40 phút. Nếu em đi học trước anh 5 phút thì anh đi bao nhiêu phút sẽ gặp em?

A. 25 phút B. 15 phút C. 12 phút D. 20 phút

Câu 11: Một vé xem phim có giá gốc 20 000 đồng. An mua 4 vé có sử dụng phiếu giảm giá 25%. Bình mua 5 vé có sử dụng phiếu giảm giá 30%. Vậy mua như thế thì Bình phải trả nhiều hơn An bao nhiêu tiền?

A. 20 000 đồng B. 5 000 đồng C. 10 000 đồng D. 15 000 đồng

Câu 12: Có ba người cùng làm một công việc. Nếu làm riêng, người thứ nhất làm xong công việc sau 4 giờ, người thứ hai làm xong sau 6 giờ, còn người thứ ba làm xong sau 12 giờ. Vậy cả ba người làm chung thì bao lâu sẽ xong công việc?

A. 1 giờ 30 phút B. 2 giờ C. 1 giờ D. 3 giờ

Câu 13: Tổng ba số là 2012. Nếu lấy số thứ nhất chia cho số thứ hai thì được thương là 3 dư 2. Nếu lấy số thứ hai chia cho số thứ ba thì cũng được thương là 3 dư 2. Số thứ nhất là:

A. 154 B. 1388 C. 1394 D. 464

Câu 14: Cho dãy số sau: 1; 7; 13; 19; 25; ….. Số nào trong các số sau thuộc dãy số trên?

A. 1075 B. 351 C. 686 D. 570

Câu 15: Trong các số tự nhiên từ 1000 đến 9999 có bao nhiêu số không chia hết cho 3?

A. 9 000 số B. 6 000 số C. 3 000 số D. 4 500 số

Câu 16: Người ta thả một khối sắt (đặc) hình lập phương vào một chậu đựng đầy nước thì khối sắt chìm hoàn toàn trong nước và lượng nước tràn ra ngoài là 27 lít. Vậy cạnh khối sắt đó là:

A. 27 dm B. 6 dm C. 9 dm D. 3 dm

Câu 17: Một hình hộp chữ nhật co chiều cao 7 dm. Nếu tăng chiều cao thêm 3 dm thì thể tích hộp tăng thêm 96dm3. Thể tích của hình hộp chữ nhật đó là:

A. 224 dm3 B. 672 dm3 C. 960 dm3 D. 288 dm3

Câu 18: Hàng ngày bạn Nam đi từ nhà lúc 6 giờ 30 phút và đến trường lúc 7 giờ kém 10 phút. Sáng nay do có việc bận nên 7 giờ kém 25 phút bạn mới xuất phát. Nam tính rằng để đến trường đúng giờ, mỗi phút bạn phải đi nhanh hơn hàng ngày 50m. Độ dài quãng đường từ nhà Nam đến trường là:

A. 2,5 km B. 4 km C. 3,5 km D. 3km

Câu 19: Tìm 2 số chẵn có tổng bằng 2010, biết giữa chúng còn có 4 số chẵn?

A. Số bé: 1002; Số lớn: 1008 B. Số bé: 1004; Số lớn: 1006

C. Số bé: 998; Số lớn: 1012 D. Số bé: 1000; Số lớn: 1010

Câu 20: Tìm biết:

A. x = 225/42 B. x = 11/42 C. x = 45/42 D. 42/11

MÔN KIỂM TRA: TOÁN – Phần tự luận
Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian giao đề)

Bài 1: (1,0 điểm)

Tính:

Bài 2: (3,0 điểm)

Cho hình chữ nhật ABCD có DC = 20cm, BC = 15cm và điểm M là trung điểm của cạnh AB. Đoạn thẳng DB cắt đoạn thẳng MC tại điểm O.

Tính:

a. Diện tích hình thang AMCD.

b. Tỉ số của diện tích tam giác BDC và diên tích hình thang AMCD.

c. Diện tích tam giác DOC.

Bài 3: (2 điểm)

Hai kho A và B đều chứa hạt cà phê, biết khối lượng cà phê ở kho A bằng 3/5 khối lượng cà phê ở kho B. Nếu chuyển 7 tấn cà phê từ kho A sang kho B thì kho A có khối lượng cà phê bằng 4/9 khối lượng cà phê ở kho B. Hỏi cả hai kho chứa bao nhiêu tấn cà phê?

7 tháng 3 2017

Bạn vào chỗ bài giảng điện tử ấy

20 tháng 4 2018

có biết thì đấy cũng là trường mình chứ đâu phải trường bạn đâu mà bạn xem