K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 12 2017

Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm ( về sự vật, hiện tượng ) có trong thực tế thì từ ấy gọi là từ nhiều nghĩa.

VD :  Với từ “Ăn’’:

-         Ăn cơm : cho vào cơ thể thức nuôi sống ( nghĩa gốc).

-         Ăn cưới : Ăn uống nhân dịp cưới.

-         Da ăn nắng : Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào , nhiễm vào.

-         Ăn ảnh : Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.

-         Tàu ăn hàng : Tiếp nhận hàng để chuyên chở.

-         Sông ăn ra biển : Lan ra, hướng đến biển.

-         Sơn ăn mặt : Làm huỷ hoại dần từng phần.

…..

Như vậy, từ “Ăn” là một từ nhiều nghĩa .

      *Nghĩa đen : Mỗi từ bao giờ cũng có một nghĩa chính , nghĩa gốc và còn gọi là nghĩa đen. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu ; nghĩa đen không hoặc ít phụ thuộc vào văn cảnh.

      * Nghĩa bóng : Là nghĩa có sau ( nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ ), được suy ra từ nghĩa đen. Muốn hiểu nghĩa chính xác của một từ được dùng, phải tìm nghĩa trong văn cảnh.

- Ngoài ra , cũng có một số từ mang tính chất trung gian giữa nghĩa đen và nghĩa bóng, đang chuyển dần từ nghĩa đen sang nghĩa bóng.


 

16 tháng 12 2017

- Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm ( về sự vật, hiện tượng ) có trong thực tế thì từ ấy gọi là từ nhiều nghĩa.

VD1 : Xe đạp : chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp.Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa .

VD2 :  Với từ “Ăn’’:

-         Ăn cơm : cho vào cơ thể thức nuôi sống ( nghĩa gốc).

-         Ăn cưới : Ăn uống nhân dịp cưới.

-         Da ăn nắng : Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào , nhiễm vào.

-         Ăn ảnh : Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.

-         Tàu ăn hàng : Tiếp nhận hàng để chuyên chở.

-         Sông ăn ra biển : Lan ra, hướng đến biển.

-         Sơn ăn mặt : Làm huỷ hoại dần từng phần.

Như vậy, từ “Ăn” là một từ nhiều nghĩa .

      *Nghĩa đen : Mỗi từ bao giờ cũng có một nghĩa chính , nghĩa gốc và còn gọi là nghĩa đen. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu ; nghĩa đen không hoặc ít phụ thuộc vào văn cảnh.

      * Nghĩa bóng : Là nghĩa có sau ( nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ ), được suy ra từ nghĩa đen. Muốn hiểu nghĩa chính xác của một từ được dùng, phải tìm nghĩa trong văn cảnh.

- Ngoài ra , cũng có một số từ mang tính chất trung gian giữa nghĩa đen và nghĩa bóng, đang chuyển dần từ nghĩa đen sang nghĩa bóng.

18 tháng 12 2021

TRong sách giáo khoa đều có á 

26 tháng 3 2023

Từ đồng nghĩa là những nhóm từ mang ý nghĩa gần giống nhau hoặc giống nhau. Kể cả một từ mang nhiều ý nghĩa cũng hoàn toàn có thể nằm trong nhiều nhóm đồng nghĩa riêng biệt.Bố-ba: đều ᴄhỉ người ѕinh thành ra mình.Bố em hay gọi ông nội là ba.

26 tháng 3 2023

Từ đồng nghĩa là những nhóm từ mang ý nghĩa gần giống nhau hoặc giống nhau. Kể cả một từ mang nhiều ý nghĩa cũng hoàn toàn có thể nằm trong nhiều nhóm đồng nghĩa riêng biệt.Bố-ba: đều ᴄhỉ người ѕinh thành ra mình.Bố em hay gọi ông nội là ba.

7 tháng 10 2016

+ Có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau

+ Có hai loại từ đồng nghĩa:

_ Đồng nghĩa hoàn toàn: Nghĩa như nhau, sắc thái giống nhau và thay thế được cho nhau

_ Đồng nghĩa không hoàn toàn: nghĩa gần giống nhau, sắc thái , ý nghĩa khác nhau không thay thế được cho nhau.

Ví dụ:

(1)      Giữa dòng bàn bạc việc quân

  Khuya về bát ngát trăng ngàn đầy thuyền

                                  ( Hồ Chí Minh )

(2)  Mênh mông bốn mặt sương mù

   Đất trời xa cả chiến  khu  một lòng

                                     ( Tố Hữu )

 

                              

7 tháng 10 2016

yeu

tk

Từ láy là một trong 2 dạng của từ phức, từ còn lại là từ ghép. Cả hai loại từ này đều có cấu tạo từ 2 tiếng trở lên và thường được sử dụng trong văn bản, giao tiếp. Tuy nhiên có nhiều người chưa phân biệt được thế nào là từ ghép, từ láy là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết này để tìm ra sự khác biệt giữa 2 loại từ phức này.

Từ láy là gì?

Từ láy là dạng đặt biệt của từ phức, được cấu tạo từ 2 tiếng, trong đó phần nguyên âm hoặc phụ âm được láy giống nhau hoặc chỉ 1 phần nguyên âm và phụ âm láy như nhau. Khác với từ ghép đa phần các từ cấu thành đều có nghĩa, từ láy có thể chỉ 1 từ có nghĩa, có thể không từ nào có nghĩa khi đứng riêng một mình.

Từ láy thường đươc sử dụng nhiều trong thơ ca, tác phẩm văn học để mô tả, nhấn mạnh vẻ đẹp phong cảnh con người hoặc diễn đạt cảm xúc, tâm trạng, âm thanh và nhiều hoạt động khác.

Các loại từ láy

Về cơ bản từ láy đươc chia thành 2 loại gồm từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.

Từ láy toàn bộ: Là loại từ đươc láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu ví dụ như xanh xanh, ào ào. Đôi khi để nhấn mạnh một âm thanh hay hành động mà dấu câu có thể khác nhau như thăm thẳm, lanh lảnh…

 

Từ láy bộ phận: Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn. Ví dụ như ngơ ngẫn, lác đác, dào dạt… Từ láy bộ phận thường được sử dụng nhiều hơn từ láy toàn bộ vì dễ phối vần và âm.

Cách phân biệt từ láy và từ ghép

Cấu tạo từ vựng Việt Nam phức tạp và rất khó để nhận biết 2 loại từ này, dưới đây là một vài đặc điểm giúp bạn xác định đâu là từ ghép và từ láy nhanh nhất.

Nghĩa của các từ tạo thành

Đối với từ ghép thì có thể cả 2 từ tạo thành đều có nghĩa cụ thể, còn từ láy thì có thể không từ nào có nghĩa hoặc chỉ đúng 1 từ có nghĩa.

Ví dụ: Hoa quả là từ ghép và từ “hoa”, “quả” khi đứng riêng đều có nghĩa xác định. Còn từ long lanh thì chỉ “long” có nghĩa, còn “lanh” thì không xác định là nghĩa như thế nào khi đứng riêng. Vì vậy ngoài dấu hiệu giống nhau về âm hoặc vần thì nghĩa của từng từ sẽ quyết định đó là dạng từ nào.

Giữa 2 tiếng tạo thành từ

Nếu không có liên quan về âm hoặc vần thì đó chắc chắn là từ ghép và ngược lại là từ láy. 

Ví dụ: Cây lá là từ ghép và không có âm hoặc vần giống nhay, còn chắc chắn thì phụ âm đầu giống nhau nên là từ láy.

Đảo vị trí các tiếng trong từ

Đối với từ ghép khi ta đổi trật từ vị trí các tiếng thì vẫn có ý nghĩa cụ thể, còn từ láy thì không có ý nghĩa nào.

Ví dụ: Từ “đau đớn” khi đảo vị trí thành “đớn đau” thì có nghĩa nên đó là từ ghép. Từ “rạo rực” đổi lại thành “rực rạo” thì không có nghĩa gì, nên là từ láy.

Một trong 2 từ là từ Hán Việt

Nếu gặp từ có dấu hiệu như trên thì chắc chắn đó không phải là từ láy.

Ví dụ như từ “Tử tế” thì “tử” là từ Hán Việt, cho dù nó láy âm đầu nhưng vẫn được xếp vào dạng từ ghép.

 

Lưu ý: Những từ được Việt hóa như tivi, rada là từ đơn đa âm tiết, nó không được xếp là từ láy hoặc từ ghép.

Tiếng Việt có vốn từ đa dạng và phong phú, vì vậy trong thời gian ngắn có thể bạn sẽ không thể phân biệt chính xác giữa từ láy và từ ghép. Nhưng khi tiếp túc thường xuyên khi đọc nhiều bài thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn thì trình độ của bạn sẽ được nâng cao nhiều.

12 tháng 9 2021

 Từ đơn là từ chỉ có một tiếng có nghĩa tạo thành.VD:xa,nhớ,yêu,đường,xe,....

Từ phức ít nhất từ 2 hoặc nhiều hơn 2 từ tạo thành. Khi chia tách từ phức, tức là mỗi từ đứng lẻ chúng có nghĩa hoặc không có nghĩa. Từ phức tiếp tục chia ra làm 2 loại khác nhau là từ ghép và từ láy.

– Từ ghép: gồm 2 tiếng ghép lại và có quan hệ về mặt ngữ nghĩa.

+Từ ghép phân loại: nhà ngói, nhà tầng, biệt thự…

+Từ ghép tổng hợp: quần áo, nhà cửa, xe cộ…

– Từ láy: cấu tạo gồm 2 tiếng trở lên và có quan hệ về mặt âm. Từ láy cũng có 2 kiểu đó là:

+ Láy bộ phận:lung linh,khanh khách

+ Láy toàn bộ:xinh xinh,...

12 tháng 9 2021

Từ đơn:

 - Theo khái niệm chính xác trong SGK biên soạn thì từ đơn là từ chỉ có một tiếng có nghĩa tạo thành.

Ví dụ về từ đơn có rất nhiều như sách, vở, bút, tốt, đẹp, xấu, ngày, tháng, năm…

Từ phức:

- Từ phức ít nhất từ 2 hoặc nhiều hơn 2 từ tạo thành. Khi chia tách từ phức, tức là mỗi từ đứng lẻ chúng có nghĩa hoặc không có nghĩa. Từ phức tiếp tục chia ra làm 2 loại khác nhau là từ ghép và từ láy.

~ HT ~

23 tháng 12 2016

trong sgk ấy bạn ak

câu 1 là trang 35 ấy( phần ghi nhớ 1)

câu 2

nghĩa gốc: nghĩa xuất hiện từ đầu, làm thành cơ sở để hình thành các nghĩa khác

nghĩa cuyển: là nghíc dc hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc

VD:

- từ "chân"

nghĩa gốc: chân người

nghĩa chuyển: chân bàn, chân ghế, chân thư kí, ....

 

1 tháng 12 2016

-Từ đồng nghĩa là từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nha. có hai loại từ đồng nghĩa: đồng nghĩa hoàn toàn( ko phân biệt nhau về sắc thái nghĩa) và đồng nghĩa không hoàn toàn( có sắc thái nghĩa khác nhau)

-Ví dụ:

_Đồng nghĩa hoàn toàn:

- Quả xoài kia rất ngon.

-Trái xoài kia rất ngọt.

từ đồng nghĩa: trái- quả

_Đồng nghĩa ko hoàn toàn:

-Cậu cho tớ 1 miếng bánh nhé.

-Bố em biếu bà 1 hộp bánh.

từ đồng nghĩa: cho-biếu

22 tháng 5 2022

thanh xuân

22 tháng 5 2022

mùa xuân

17 tháng 10 2018

1) từ là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo lên câu. Đơn vị cấu tạo nên từ là tiếng

2) Từ đơn là từ có 1 tiếng và không có nghĩa rõ ràng. Từ phức là từ có 2 tiếng trở lên và phải có nghĩa rõ ràng, trong từ phức có từ đơn và từ ghép.

3) Từ ghép là từ có 2 tiếng trở lên, có nghĩa rõ ràng, hai từ đơn lẻ ghép lại thành từ ghép. Từ láy là từ được tạo bởi các tiếng giống nhau về vần tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau.Trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa.

4) Từ mượn là từ ta vay mượn tiếng nước ngoài để ngôn ngữ chúng ta thêm phong phú.Bộ phận quan trọng của từ mượn là (mình chịu)

VD: Nguyệt: trăng

       vân: mây

5) Không mượn từ lung tung

VD: Em rất thích nhạc pốp

6) Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị. Có 2 cách để giải nghĩa của từ.

7) Từ nhiều nghĩa là từ có nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện đầu tiên, làm cơ sở nghĩa chuyển.Nghĩa chuyển là từ hình thành trên cơ sở nghĩa gốc