K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 11 2017

Chị là một người tuyệt vời

24 tháng 11 2017

Chị ơi!  Khi em ngồi viết bài này, thì chị của em đã đi xa mất rồi (pass away). Nhưng trong tâm trí em vẫn luôn luôn hiện lên hình bóng một người Chị, đầy cảm phục và thân thương. Một người chị với thân hình nhỏ nhắn, tóc dài với cái trán hơi cao... Không biết Chị có hiểu được những nỗi lòng, tình cảm và cảm xúc của em không?
 

Chúng tôi được sinh ra trong một gia đình công giáo nghèo ở miền quê. Cha tôi là một giáo viên. Nhưng cha lại không phải là con người của những kỷ luật hay khuân phép. Mà ngược lại ông lại là một con người sống rất đạo đức, ôn hoà và đầy lòng khoan dung... Mặc dầu cũng không khỏi chánh được những lúc bực dọc và nóng nảy... Mẹ tôi là 1 nông dân thuần chủng.Tại sao tôi lai dùng cụm từ thuần chủng là bởi vì Mẹ là người rất đáng yêu, thật thà và chân chất quê mùa...nghĩa là có sao thì nói vậy không thêm, không bớt. Hơn nữa, Me tôi không phải là con người hoa mỹ và diêm dúa... Nhưng như theo bố tôi kể lại thì khi Mẹ thời con gái khoảng 19- 20 tuổi. Mẹ không là hoa hậu thì cũng là hoa khôi ở trong xóm làng.  Cha Mẹ tôi lấy nhau khi đó họ cũng còn rất trẻ. Cảm ơn Thượng đế đã se duyên cho tình yêu trong trắng nơi Cha Mẹ con. Và như một kết quả của tình yêu họ đã sinh được 6 người con: 3 trai và 3 gái.
 

Chị tôi là con gái cả trong gia đình chỉ sau anh trai, nên hầu như mọi chuyện trong gia đình là phải cậy dựa vào Chị. Với thân hình thật gày còm, và nhỏ bé. Nhưng đó không phải là sự giới hạn hay dàng buộc chị trong công việc đồng án hay chợ buá. Nhưng ngược lại, Chị lại luôn tỏ ra là con người của sự rẻo rai, cần cù về đồng áng và chịu đựng rất tốt...
 

Vì hoàn cảnh gia đình nà tôi nghèo và còn nhiều khó khăn. Nên Chị tôi luôn phải là người gánh chịu nhiều sự thiệt thòi. Ví dụ: Như về vấn đề học hành và sự quan tâm. Chị không được học hành nhiều như chúng tôi và cũng không được sự  quan tâm chăm sóc của Bố Mẹ và người thân nhiều. Hình như Chị chỉ biết đánh vần tên của mình chứ không biết ký hay viết văn gì cả … Nhưng chị lại rất giỏi về tính nhẩm và nhân chia cộng trừ... Khi còn rất nhỏ khoảng 7 hoặc 8 tuổi. Chị đã phải theo mẹ ra đồng, để làm bờ, làm phân, cấy, gặt vvv.. Nói tóm lại là: Chị tôi rất khổ và không có tuổi xuân xanh. Bởi vì thời gian  tuổi trẻ của chị đã cống hiến hết cho gia đình và các em...!
 

Thời gian cứ vậy trôi như là một giấc mơ cứ trôi và trôi đi mãi tưởng chừng không có mốc hoặc sự chờ đợi nơi chị tôi cho một tương lai. Nhưng hiểu sao được sự khôn ngoan củ đấng tạo hoá và ý định tài tình khéo sắp đặt của Ngài. Chị tôi cũng phải lên xe hoa vì sét cho cùng con người ở một mình thì không tốt. Với sự suy nghĩ như vậy và chi tôi đã quyết định chọn một người chồng cho mình và sau đó chị đã đi lấy chồng. Nhưng quả thực đây hình như không phải là sự xe duyên của thượng đế và đi ngược lại ý muốn của con người. Thời đó có một tràng thanh niên chạc tuổi 35 anh ta đã có vợ và một cô con gái. Chị đã đồng ý lấy anh nhưng chẳng hiểu sao ý thượng đế không cho cuộc hôn nhân này thành công, và chỉ trong thời gian ngắn hai người đã chia tay nhau. Và thời gian lai một lần nữa cứ vậy trôi, vài năm sau một cuộc tình mới xuất hiện. Lần này là 1 tràng thanh niên trẻ hơn Chị tôi khoảng 2 tuổi, hình dáng cũng được và có cái tài ăn nói tốt.  Như một định mệnh không có gì ngăn cản và cuộc hôn nhân đã diễn ra như dự định và được sự đồng ý của mọi người. Anh này thì nghèo. Tưởng lấy nhau về hai người sẽ tu trí làm ăn và sẽ có những đứa con. Đó có thể nói là giấc mơ của giản dị của Chi. Nhưng ngược lại sự thật lại cũng thật chớ trêu và không được như sự mong muốn của chị. Anh này thì có khả năng ăn nói nhưng lười biếng, bạc bẽo và chơi bời… Do vậy mọi trồng chất và khổ đau đều đổ lên đôi vai Chị tôi. Tôi còn nhớ rằng có một hôm Chị đi làm đồng về, lúc đó đã hơn 12 giờ trưa rồi mà chồng ở nhà không nấu cơm cho vợ vì mải đi chơi và không có tình thương đối với vợ…vậy là Chị chẳng còn cách nào khác đã sang nhà Mẹ để xin ăn. Đến nhà, Chị nói với một giọng nói của sự yếu ớt hỏi me: Mẹ ơi? Mẹ còn cơm không cho con ăn với? Mẹ tôi liền âu yếm trả lời còn cơm đấy con à! và Mẹ tôi nói tiếp nhưng hình như không còn gì ăn con ơi. Thật, tôi có thể hiểu và cảm thông được tận đái lòng Mẹ tôi là rất thương Chị. Nhưng thử hỏi Mẹ  phải làm gì đây? Sau đó Chị đi xuống bếp và bốc mấy cục cơm nguội với vừng khô và muối để ăn cho qua bữa trưa… Đây chỉ là một trong những ví dụ mà tôi muốn gợi ra thôi chứ còn biết bao nhiêu lần khác nữa. Những lúc ấy bản thân tôi cũng như mẹ rất là thương Chị.
 

Sự thật đầy chớ trêu đã đến cho Chị tôi. Chị đã mắc phải căn bệnh đầy hiểm nghèo đó là bệnh ung thư gan (lung cancer). Trong suốt thời gian lâm bệnh của chị dường như tôi không có nhiều thời gian ở bên Chị được bởi vì, công việc học hành của tôi ở xa nhà. Măc dầu tôi hiểu rằng có ở bên chị cũng chẳng giúp được gì ngoài những lời nói truyện và động viên cho chị vui... và chỉ sau một thời gian ngắn chị tôi đã phải ra đi chỉ sau khoảng 6 tháng từ khi phát hiện ra bệnh ung thư. Sự ra đi của chị đã làm cho bao nhiêu người thương đau và luyến tiếc. Một là Chị còn rất trẻ. Thứ hai là Chi để lại cho chồng 2 người con còn qúa thơ dại...Hơn nữa, sự ra đi của chị cũng thực sự là một cú sét đánh đổ xuống gia đinh tôi.
 

Chị à! nếu để cho em viết về người Chị thật bất hạnh này, em thiết tưởng em sẽ viết rất dài. Nhưng thôi em xin kết với những dòng chữ như sau: "Chị ơi! em và mọi người trong gia, yêu và thương chị vô bờ và cũng rất biết ơn Chị đã cống hiến và hy sinh cho Gia Đình..." Em cầu xin Chúa là người thầy của lòng thương xót, mong Ngài sẽ không chấp nhặt những lỗi lầm của Chị khi còn sống. Nhưng sẽ thưởng công cho Chị trên thiên đàng là được nhìn thấy sự vui vẻ và hạnh phúc trước thiên nhan đấn tối cao. Em sẽ luôn luôn nhớ và cầu nguyện nhiều cho Chị. Một lần nữa cho em nói lên rằng. Em rất mến yêu Chị!

10 tháng 12 2016

Trong gia đình tôi,mẹ; chị là người quan tâm yêu thương tôi nhiều nhất. Vì chị luôn biết tôi là một con người yếu đuối, muốn người khác quan tâm mình. Đối với tôi, bài văn cảm nhận về người chị thật quá khó nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều cái thuận lợi đối với tôi. Hi vọng qua lần này tôi sẽ hiểu và cảm nhận chị gái tôi nhiều hơn Mỗi lần trời mưa dông em chỉ nhớ tới chị, một người chị ngày đem lo cho e gái mình, em rất muốn dành thời gian tâm sự cũng chị nhưng em không có cơ hội. Hôm nay, trời đã cho em cơ hội đó, cho em có khả năng viết bài văn cảm nhận về người chị. Có lẽ đây là lần đầu tiên em viết những dòng tâm sự cùng chị. Có thể những dòng chữ này không thể nói hết được những suy nghĩ của em về chị, bởi những tình cảm em dành cho chị từ trong sâu thẳm tâm hồn khó có thể nói hết bằng lời. Người ta thường nói "Một giọt máu đào còn hơn ao nước lã" để nói đến sự gắn kết vốn có của tình thân, nhưng với em lúc này thì mọi suy nghĩ về chị đã xoá tan đi sự hoài nghi đó. Khi con người ta đang ở tột cùng của sự đớn đau tuyệt vọng thì cũng chính là lúc người ta nhìn thấy tình cảm của người khác dành cho mình một cách rõ nét nhất. Có thể nói những ngày qua là những ngày em thấy mình thật hạnh phúc. Sự quan tâm, săn sóc của chị dành cho em đã làm cho em thật sự xúc động. Em nhận ra rằng bao giờ chị cũng là người đầu tiên và cũng là người cuối cùng ở bên cạnh em trong mọi lúc vui buồn em có. Một lời động viên, một sự chia sẻ dẫu nhỏ nhoi nhưng nếu xuất phát từ con tim sẽ làm cho người nhận cảm thấy thật ấm áp, và đó cũng sẽ là động lực để họ mạnh mẽ hơn, cứng cáp hơn trước cuộc sống đầy thăng trầm, nghiệt ngã. Chị yêu thương! Trong cuộc đời mình có lẽ đây là lần đầu tiên em thương yêu và quý trọng một người không phải chị ruột của mình đến vậy. Một năm không phải là dài, nhưng chừng đó cũng đủ cho em nhận rõ sự gắn kết đang ngày một lớn dần trong em. Và em hiểu rằng trong trái tim em chị đã chiếm một vị trí quan trọng... Mấy ngày qua tinh thần em không được tốt, chuyện gia đình đã làm cho một con người cứng rắn như em mềm yếu đi rất nhiều...Bờ vai yêu thương của chị đã chìa ra đúng lúc để những giọt nước mắt của em thấm ướt trái tim nhân hậu của chị. Chị đã ngồi hàng giờ bên máy tính cùng em dù chúng ta chẳng nói với nhau một lời nào nhưng vẫn cảm nhận được nỗi đau đang len lỏi trong tim từng người. Và đó cũng chính là giây phút em nhìn thấy rõ lòng chị nhất chị thân yêu ạ. Cảm ơn chị về tất cả. Tình yêu thương và lòng nhân ái của chị sẽ theo em trên suốt chặng đường đời và chị sẽ mãi là người chị gái thương yêu nhất của em.

 

10 tháng 12 2016

Trong gia đình tôi,mẹ; chị là người quan tâm yêu thương tôi nhiều nhất. Vì chị luôn biết tôi là một con người yếu đuối, muốn người khác quan tâm mình. Đối với tôi, bài văn cảm nhận về người chị thật quá khó nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều cái thuận lợi đối với tôi. Hi vọng qua lần này tôi sẽ hiểu và cảm nhận chị gái tôi nhiều hơn Mỗi lần trời mưa dông em chỉ nhớ tới chị, một người chị ngày đem lo cho e gái mình, em rất muốn dành thời gian tâm sự cũng chị nhưng em không có cơ hội. Hôm nay, trời đã cho em cơ hội đó, cho em có khả năng viết bài văn cảm nhận về người chị. Có lẽ đây là lần đầu tiên em viết những dòng tâm sự cùng chị. Có thể những dòng chữ này không thể nói hết được những suy nghĩ của em về chị, bởi những tình cảm em dành cho chị từ trong sâu thẳm tâm hồn khó có thể nói hết bằng lời. Người ta thường nói "Một giọt máu đào còn hơn ao nước lã" để nói đến sự gắn kết vốn có của tình thân, nhưng với em lúc này thì mọi suy nghĩ về chị đã xoá tan đi sự hoài nghi đó. Khi con người ta đang ở tột cùng của sự đớn đau tuyệt vọng thì cũng chính là lúc người ta nhìn thấy tình cảm của người khác dành cho mình một cách rõ nét nhất. Có thể nói những ngày qua là những ngày em thấy mình thật hạnh phúc. Sự quan tâm, săn sóc của chị dành cho em đã làm cho em thật sự xúc động. Em nhận ra rằng bao giờ chị cũng là người đầu tiên và cũng là người cuối cùng ở bên cạnh em trong mọi lúc vui buồn em có. Một lời động viên, một sự chia sẻ dẫu nhỏ nhoi nhưng nếu xuất phát từ con tim sẽ làm cho người nhận cảm thấy thật ấm áp, và đó cũng sẽ là động lực để họ mạnh mẽ hơn, cứng cáp hơn trước cuộc sống đầy thăng trầm, nghiệt ngã. Chị yêu thương! Trong cuộc đời mình có lẽ đây là lần đầu tiên em thương yêu và quý trọng một người không phải chị ruột của mình đến vậy. Một năm không phải là dài, nhưng chừng đó cũng đủ cho em nhận rõ sự gắn kết đang ngày một lớn dần trong em. Và em hiểu rằng trong trái tim em chị đã chiếm một vị trí quan trọng... Mấy ngày qua tinh thần em không được tốt, chuyện gia đình đã làm cho một con người cứng rắn như em mềm yếu đi rất nhiều...Bờ vai yêu thương của chị đã chìa ra đúng lúc để những giọt nước mắt của em thấm ướt trái tim nhân hậu của chị. Chị đã ngồi hàng giờ bên máy tính cùng em dù chúng ta chẳng nói với nhau một lời nào nhưng vẫn cảm nhận được nỗi đau đang len lỏi trong tim từng người. Và đó cũng chính là giây phút em nhìn thấy rõ lòng chị nhất chị thân yêu ạ. Cảm ơn chị về tất cả. Tình yêu thương và lòng nhân ái của chị sẽ theo em trên suốt chặng đường đời và chị sẽ mãi là người chị gái thương yêu nhất của em.

 

21 tháng 2 2019

Đề 1: 

Dế Mèn phiêu lưu kí tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài trong đó đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên để lại nhiều ấn tượng và ý nghĩa sâu sắc, đặc biệt là nhân vật Dế Mèn và bài học đầu đời.

Dế Mèn từ khi sinh ra đã được mẹ cho sống riêng để tập tính sống độc lập, chú rất thích cuộc sống tự do, thoải mái. Nhờ ăn uống điều độ đúng cách chẳng mấy chốc mà lớn nhanh như thổi trở thành thanh niên cường tráng, khỏe mạnh. Để thỏa mãn tính tò mò, thích khám phá chú sục sạo nhiều nơi và xem xét mọi thứ hay đơn giản là nhìn ngắm trời đất. Bắt đầu từ đây Dế Mèn đã hung hăng, nghịch ngợm, không coi ai ra gì.

Chính Dế Mèn đã chọc ghẹo chị Cốc nhưng lại đổ tội cho Dế Choắt một chú dế ốm yếu phải gánh tội thay, chị Cốc đã mổ đến chết Dế Choắt không cho cơ hội thoát thân. Trước khi chết, Dế Choắt có lời khuyên sau cùng gửi đến Dế Mèn nên từ bỏ thói hung hăng, khoác lác, chọc ghẹo kẻ khác nếu không sớm muộn cũng rước họa vào thân.

Dế Mèn biết sống tự lập, biết phòng xa khi đào hang sâu, biết lo cho bản thân nhưng không nghĩ đến người khác, khoác lác, tự cao tự đại, với bản tính của mình chú đã gây hại cho người kẻ yếu hơn. Nhưng sau cùng cái chết của Dế Choắt đã làm cho Dế Mèn ân hận và tỉnh ngộ. Chính Dế Mèn đã hiểu bản tính của mình đã gây họa cho người vô tội. Sự phục thiện Dế Mèn trong phần cuối của đoạn trích chính là bài học đường đời đầu tiên đầy thấm thía với chú.

Ai cũng sẽ mắc sai lầm, Dế Mèn cũng vậy, nhân vật Dế Mèn trong truyện vừa đáng trách mà cũng đáng thương, khi vượt qua những bài học cuộc sống Dế Mèn sẽ trưởng thành và sống tốt đẹp hơn.

21 tháng 2 2019

Đề 2:

Hình ảnh chú bé Phrăng trong văn bản " Buổi học cuối cùng của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê đã để lại trong lòng em ấn tượng sâu sắc. Phrăng là một chú bé vô tư hồn nhiên. Tuy đã trễ giờ đến lớp, Phrăng lúc đó còn mải chơi, cậu có ý định trốn học và rong chơi ngoài đồng nội. Cậu vẫn là một đứa trẻ con ham cơi, vô tư, hiếu động, vô lo vô nghĩ. Tuy vậy, Phrăng là một người có lòng yêu nước tha thiết. Khi nghe thầy thông báo về buổi học cuối cùng, cậu cảm thấy sửng sốt, choáng váng và tức giận. Cậu ân hận vì đã bỏ phí thời gian học tập. Khi nghe thầy Ha-men giảng, Phrăng cảm thấy mình chưa bao giờ hiểu đến thế. Lúc này, tâm trạng của Phrăng có sự biến đổi sâu sắc, cũng là lúc mà tình yêu nước mà tác giả gửi gắm qua nhân vật được thể hiện rõ nhất.

Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ. Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ Duy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.

6 tháng 3 2020

thank và arigatou Gin 

mặc rầu dell bt Gin là tk nèo nhưng Gin cóa vẻ thik Văn á ~

Kb hêm ?

3 tháng 12 2016

Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ hiếm hoi trên thi đàn văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm được lưu truyền cho đến ngày nay. Với phong cách sáng tác hiện đại, cá tính, phong khoáng, Hồ Xuân Hương đã khiến người đọc khâm phục tài năng. Bà viết nhiều, viết sâu sắc về phụ nữ Việt nam thời kì phong kiến. Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ ẩn dụ về hình ảnh người phụ nữ.

Bài thơ “Bánh trôi nước’ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tứ thơ cô dọng nhưng có nội dung sâu xa. Có lẽ cũng chính vì thế mà người ta gọi bà là “Bà chúa thơ Nôm” với những câu thơ hàm súc nhưng ý kiến quá sắc sảo.

Hồ Xuân Hương đã lựa chọn “bánh trôi nước” làm hình ảnh trung tâm, biểu tượng cho người phụ nữ Việt nam trong xã hội phong kiến:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Chỉ với 1 câu thơ nhưng Hồ Xuân Hương đã miêu tả quá chi tiết hình dáng, màu sắc của chiếc bánh trôi. Bánh trôi là loại bánh dân dã, gắn liền với đời sống của nhân dân. Tác giả đã dùng từ “thân em” để chỉ chiếc bánh trôi có chăng là ẩn dụ về chính bản thân mình. Có rất nhiều cách để viết hay, viết đẹp hơn nữa nhưng Hồ Xuân hương lại chọn cách viết thật, viết đúng, viết sâu như thế này. “Vừa trắng lại vừa tròn” không phải là chuẩn mực của cái đẹp nhưng lại rất phúc hậu. Chiếc bánh trôi trắng và tròn cũng giống như hình dáng của người phụ nữ hiền lành, điềm đạm và khỏe mạnh.

  
3 tháng 12 2016

mk viết thiếu m, sorry, mk bổ sung ở dưới

Đến câu thơ thứ 2 là quá trình nấu bánh:

Bảy nổi ba chìm với nước non

Câu thơ đã khái quát được đầy đủ cách nấu chín bánh trôi trong dân gian. Nhưng hai từ “nổi” và ‘chìm’ dường như gợi nhắc sự bếp bênh, trôi nổi vô định của chiếc bánh trôi, hay của chính cuộc đời người phụ nữ. Số từ “ba, bày’ để ám chỉ nhưng sóng gió, những long đong, lận đận mà người phụ nữ phải trải qua.

Xã hội phong kiến đầy áp bức, bóc lột, hành hạ người phụ nữ đến thê thảm. Họ thấp cổ bé họng nên không dám kêu ai, không dám than ai vì có ai thấu, có ai hiểu đâu.

Câu thơ thứ 3 dường như là sư phó mặc vào người làm bánh, hay chính là phó mặc cho xã hội đầy bất công;

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến luôn lép vế, phải cam chịu và đầu hàng số phận. kệ người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám ké răng nửa lời. Họ không dám đấu tranh, không dám đòi công bằng. Từ “mặc” trong câu thơ như khẳng định một sự phó mặc đến não nề, và còn thấp thoáng sự bất cần. Vậy nhưng đọc câu thơ này, chúng ta vẫn nhận ra được một chút chống cự qua từ “mặc” nhưng nó không quá nổi bật. Chỉ là Hồ Xuân Hương là người phụ nữ không chịu khuất phục nên thơ bà cũng không chịu khuất phục như vậy.

Mặc dù bị chà đẹp, bóc lột nhưng tâm hồn người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn son sắt

Mà em vẫn giữ tâm lòng son

Dẫu cho cuộc đời nghiệt ngã, bạc bẽo và bất công như thế nào thì sự son sắt và thủy chung của người phụ nữ vẫn luôn là phẩm chât cao đẹp, đáng trân trọng. Hồ Xuân hương đã khám phá ra một nét đẹp hiếm thấy của phụ nữ Việt Nam. Tâm hồn thanh khiết, tấm lòng son không hề bị vướng bận.

Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngôn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.

 


haha
20 tháng 12 2021

Tham khảo

Chị Dậu phải dứt tình “bán con gái đầu lòng cùng đàn chó” để nộp sưu cho chồng, nào ngờ chị còn phải đóng thêm một suất sưu của chú Hợi- em chồng đã chết từ năm ngoái. Anh Dậu vẫn bị trói, đánh cho chết đi sống lại nhiều lần và bọn chúng đem trả cho chị Dậu trong tình cảnh “thập tử nhất sinh”. Sáng hôm sau, vừa tỉnh lại một lát. Run rẩy vừa kề bát cháo đến miệng thì bọn cai lệ, người nhà lý trưởng hùng hổ xông vào định trói anh Dậu giải ra đình. anh hốt hoảng “lăn đùng ra không nói được câu gì”.
Trong những lần chống trả lại thế lực đen tối của xã hội, đây là lần chống trả quyết liệt nhất. Một mình chị đánh trả lại cả một bọn “đầu trâu mặt ngựa”, “tay thước, tay đao”. Sức mạnh của lòng căm thù, tình yêu thương chồng tha thiết đã tiếp thêm nghị lực cho chị để chị chiến thắng kẻ thù áp bức chị.
Hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trong tiểu thuyết Tắt đèn đã làm sáng tỏ điều đó. Phải thấy rõ rằng chị Dậu là một phụ nữ rất yêu thương chồng. Trong hoàn cảnh chồng bị đau ốm, vừa tỉnh lại đã bị cai lệ và người nhà lý trưởng đến bắt, tình thế hiểm nguy, tính mạng chồng bị đe doạ chị đã hết lời van xin “hai ông làm phúc nói với ông lý cho cháu khất”. Chị tự kiềm chế, nín chịu, dằn lòng xuống để cầu khẩn thiết tha: “Xin ông dừng lại, cháu van ông, ông tha cho, ...” nhưng bọn chúng không chút động lòng, một mực không buông tha, chạy sầm sập đến trói anh Dậu.
Tức quá, không thể chịu được nữa, chị Dậu liều mạng cự lại: “chồng tôi đau ốm không được phép hành hạ”. Tình thế ấy buộc người đàn bà quê mùa, hiền lành như chị Dậu phải hành động để bào vệ tính mạng chồng, bảo vệ cuộc sống của chính mình và các con. Chị dùng lí lẽ đanh thép để cự lại, cách xưng hô đã thay đổi, tỏ thái độ ngang hàng, kiên quyết sau khi đã chịu đựng, nhẫn nhục đến cùng. Bị dồn vào thế chân tường, không còn con đường nào khác, chị phải đánh trả lại bọn chúng - cai lệ và người nhà lí trưởng.
Cái tát giáng vào mặt chị như lửa đổ thêm dầu, làm bừng lên ngọn lửa căn hờn, chị nghiến hai hàm răng: “ Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Chị vụt đứng lên trong tư thế của kẻ đầy tự tin, chị “túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa... “ làm hco hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất. Khi người nhà lí trưởng bước đến giơ gậy chực đánh, nhanh như cắt, chị Dậu nắm lấy gậy hắn, chỉ hai bàn tay không, người đàn bà con mọn ấy đứng thẳng dậy tuyên chiến với kẻ thù. Một trận đấu không cân sức nhưng chị đã chiến thắng bằng chính sức mạnh của tình yêu và lòng căn thù “chị túm lấy tóc, lẳng một cái làm cho nó ngã nhào ra thềm”
Hành động của chị Dậu tuy bột phát nhưng nó phản ánh một quy luật của cuộc sống “Tức nước vỡ bờ - có áp bức, có đấu tranh”. Chị Dậu vốn là người đàn bà nhu mì, hiền lành, chưa hề gây gổ để làm mất lòng ai nhưng với kẻ thù chị đã tỏ ra quyết liệt: “Thà ngồi tù chứ để cho chúng làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được”.
Trong tình cảnh bị áp bức quá sức chịu đựng, chị đã đứng dậy chống lại thế lực thống trị, áp bức tàn bạo, giành lại quyền sống. Cho dù sự phản kháng ấy hoàn toàn là sự đấu tranh tự phát, chưa giải quyết được tận cùng những mâu thuẩn đối kháng để rồi cuối cùng chị Dậu vẫn phải “chạy ra ngoài trời, trời tối như mực, như cái tiền đồ của chị Dậu” (Đoạn cuối tác phẩm).
Đoạn trích này miêu tả lại cảnh chị Dậu đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng, dám chống lại kẻ ác vẫn khiến cho người đọc hả hê.
Có thể nói, Ngô Tất Tố qua cách miêu tả thái độ phản kháng quyết liệt của nhân vật chị Dậu, nhà văn đã khẳng định sức mạnh phản kháng của người nông dân bị áp bức là tất yếu. Từ đó góp phần thổi bùng lên ngọn lủa đấu tranh cách mạng của người nông dân ta chống lại kẻ thù xâm lược và tay sai phong kiến sau này nhất là tư khi có Đảng lãnh đạo mà trong “Tắt đèn” chưa có ánh sáng của Đảng rọi chiếu.
Ngô Tất Tố chưa miêu tả những người đã giác ngộ mà chỉ mới miêu tả quá trình phát triển từ chỗ bị áp bức đến chỗ hành động tự phát nhưng ông đã hé mở cho thấy được tính quy luật trong sự phát triển của hiện thực xã hội Việt nam.

20 tháng 12 2021

ngắn gọn đc ko bạn

28 tháng 12 2018

Môi trường đã gắn liền với con người, từ khi Thế giới này tồn tại khái niệm con người. Nhưng hiện nay dường như con người ta chỉ biết đến mình mà quên mất đi mình đang sống, tồn tại cùng với môi trường. Đã có rất nhiều, rất nhiều những thứ mà con người ta đã làm để cho môi trường này tệ hại hơn.

Rác, rác và rác - đó là điều mà từng ngày đi trên con đường này tôi nhìn thấy.
ven đường, dưới gầm cầu, hay cả giữa đường, rác được vứt một cách táo bạo. Chẳng hiểu lúc cầm trên tay cả đống rác, tay cứ đung đưa và ném, trong đầu người ta đã nghĩ đến cái gì. "Nhà mình sạch hơn" - có lẽ thế.
Cái bản tính ích kỉ, chỉ quan tâm đến lợi ích bản thân đã khiến con người ta quên đi cái gọi là vì cộng đồng.
Tôi đã được học trên lớp cái bài môi trường. Nó cần được bảo vệ, khẩn cấp. Nhưng hình như những con người vô tâm ấy ko hề được đọc hay tệ hại hơn là có đọc mà ko tiếp thu.
Từ trên tivi, tôi nghe được đâu đây những con người đang oằn mình chống lại với con sông ô nhiễm nặng nề. Thương thay! Đến khi nào con người mới ngừng cái việc gây hại cho đồng loại và cho chính cuộc sống này.
Vấn đề này nó ko phải là mới, nó cũ rất cũ nhưng chưa bao giờ được giải quyết triệt để. Có thể là khó, rất khó. Nhưng mỗi người một tay, mỗi người 1 ý thức thì đã chẳng đến nỗi báo động như bây giờ.
Nếu như cứ với tình trạng này, con người ta sẽ đi về đâu. Rồi một ngày nào đó, Thế giwois này sẽ chẳng có chỗ nào trong lành cho con người ta yên ổn dấn thân. Đó là hậu quả ko thể tránh khỏi nếu như cứ cái đà "vô ý thức" đó.
.....
Phải làm sao, trên Thế giới đã đưa ra bao nhiêu là biện pháp. Thực thi được có, trên giấy cũng có.
Nhưng chẳng gì có thể tốt hơn là ý thức bảo vệ môi trường của con người ta được nâng lên , để cho môi trường này được bảo vệ như chính những gì nó có.
Học sinh, học tập, tiếp thu, và hành động.
Tuổi nhở làm việc nhỏ, góp một phần nhỏ nhắn của mình cho môi trường to lướn đang bị đe dọa.
....
Tôi đã được nghe người ta nói nhiều về môi trường ngày nay. Ngạc nhiên cũng có, nhưng nhiều hơn là thất vọng. Có lẽ con người ta sẽ pahir hối hận vì những hành động sai lầm mà mình đã làm để cho môi trường bị ô nhiễm như hiện nay. Đến một ngày nào đó thiên nhiên sẽ ko còn có thể chịu đựng nổi cái sự "chai lì" của con người.

28 tháng 12 2018

(đây là 1 số gợi ý)

  • Con người chúng ta chưa ý thức được những hậu quả mà ô nhiễm môi trường đã, đang và sẽ gây ra. Không chỉ chúng ta bị ảnh hưởng mà nặng nề hơn, thế hệ sau của chúng ta sẽ phải chịu những hậu quả nặng nề mà ko thể lường trước được.
  • (em có thể nêu cảm nghĩ dưới dạng câu hỏi >> thể hiện cảm xúc của mình mãnh liệt hơn) Với những gì mà môi trường mang lại, những điều chúng ta nhận được khi môi trường ko ô nhiễm thì tại sao chúng ta lại làm ngơ với môi trường như vậy?
  • Chúng ta có thể sạch sẽ mỗi ngày tại sao lại khiến cho môi trường phải bẩn, phải ô nhiễm?
  • ... (tùy vào suy nghĩ của em ).

6 tháng 11 2016

1.Mở đoạn
"Mặc dù gặp nhiều đau khổ và bất hạnh, người nông dân trước CMT8 vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình". Đó là điểm sáng trong những sáng tác về người nông dân của các nhà văn trong những năm 1930-1945. Đọc những tác phẩm ấy, người đọc không thể nào quên hình ảnh người nông dân trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" (Tắt đèn) của Ngô Tất Tố phải sống một cuộc sống nghèo khổ cùng cực nhưng vẫn rất mực yêu thương chồng con và có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Đó chính lá chị Dậu.

2.Thân đoạn
a, Hoàn cảnh của chị Dậu thật đáng thương
Bối cảnh của truyện là làng Đông Xá trong không khí ngột ngạt, căng thẳng của những ngày sưu thuế gay gắt nhất. Bọn cường hào, tay sai rầm rộ đi tróc sưu. Gia đình chị Dậu thuộc hạng nghèo khó "nhất nhì trong hạng cùng đinh". Chị phải bán gánh khoai, ổ chó và đứt ruột bán đứa con gái lên 7 tuổi cho vợ chồng Nghị Quế mới đủ nộp suất sưu cho chồng. Nhưng anh Dậu vẫn bị trói ở sân đình vì còn thiếu một suất sưu nữa của người em chồng đã chết từ năm ngoái. Anh Dậu đang bị ốm nặng, bị trói suốt ngày đêm, anh ngất xỉu đi như chết. Bọn cường hào cho tay chân vác anh Dậu rũ rượi như cái xác đem đến trả cho chị Dậu. Đau khổ, tai hoạ chồng chất và đè nặng lên tâm hồn người đàn bà tội nghiệp.
Trong hoàn cảnh đó ta vẫn thấy vẻ đẹp toả sáng từ tâm hồn của chị Dậu
b, chị Dậu là người vợ, người mẹ giàu tình yêu thương.
Trong cơn nguy kịch, chị Dậu đã lay gọi và tìm mọi cách cứu chữa cho chồng. Hàng xóm đã kéo đến, người an ủi, người cho vay gạo nấu cháo...Cháo chín, chị múc ra bát, lấy quạt quạt cho nguội để chồng "ăn lấy vài húp" vì chồng chị đã "nhịn xuông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì". Trong tiếng trống, tiếng tù và, chị Dậu khẩn khoản tha thiết mời chồng "Thầy em cố gắng dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột". Lời người đàn bà nhà quê mới chồng ăn cháo lúc hoạn nạn chứa đựng biết bao tình yêu thương, an ủi, vỗ về. Cái cử chỉ chị bế cài Tửu ngồi xuống cạnh chồng "cố ý chờ xem chồng ăn có ngon miệng không" đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của người vợ đối với người chồng đang đau ốm, tính mạng đang bị bọn cường hào đe doạ. Tình cảm ấy là hơi thở dịu dàng thức tỉnh sự sống cho anh Dậu. Dường như mỗi cử chỉ, hành động của anh Dậu đều có ánh mắt thấp thỏm, lo lắng của chị Dậu dõi theo. Yêu chồng, chị dám đánh lại bọn tay sai để bảo vệ chồng. Đó là biểu hiện đẹp đẽ nhất của tình yêu thương chồng trong chị. Chị quả là một người mẹ, người vợ giàu tình yêu thương.
Và có lẽ chính sự giàu tình yêu thương ấy của chị của chị mà trong chị luôn tiềm ẩn sức sống mạnh mẽ để khi bọn cai lện sầm sập tiến vào bắt trói anh Dậu chị đã dũng cảm đứng lên bảo vệ chồng.
c, Chị Dậu là người phụ nữ tiềm tàng tinh thần phản kháng
Khi bọn tay sai, người nhà lí trưởng "sầm sập" tiến vào với tay thước, roi song, dây thừng thét trói kẻ thiếu sưu, chị Dậu đã nhẫn nhục chịu đựng, cố van xin tha thiết bằng giọng run run cầu khẩn "Hai ông làm phúc bói với ông lí cho cháu khất". Cách xử sự và xưng hô của chị thể hiện thái độ chịu đựng. Chị có thái độ như vậy là vì chị biết thân phận bé mọn của mình, biết cái tình thế ngặt nghèo của gia đình mình. Trong hoàn cảnh này, chị chỉ mong chúng tha cho anh Dậu, không đánh trói, hành hạ anh. Nhưng tên cai lệ không những không động lòng thương mà lại còn chửi mắng chị thậm tệ. Tên cai lệ chạy sầm sập đến trói anh Dậu, tính mạng người chồng đang bị đe doạ, chị Dậu "xám mặt" vội vàng đỡ lấy tay hắn nhưng vẫn cố van xin thảm thiết "Cháu van ông! Nhà cháu mới tỉnh được một lúc, ônh tha cho". Nhưng cây muốn lặng mà gió chẳng đừng, chị Dậu càng nhẫn nhịn, tên cai lệ càng lấn tới. Hắn mỗi lúc lại lồng lên như một ***** điên "bịch luôn vào nhưng chị mấy bịch" rồi "tát vào mặt chị một cái đánh bốp" và nhảy vào trói anh Dậu... Tức là hắn hành động một cách dã man thì mọi sự nhẫn nhục đều có giới hạn. Chị Dậu đã kiên quyết cự lại. Sự cự lại của chị Dậu cũng có một quá trình gồm hai bước. Thoạt đầu, chị cự lại bằng lí lẽ "chồng tôi đâu ốm, các ông không được phép hành hạ". Lời nói đanh thép của chị như một lời cảnh cáo. Thực ra chị không chỉ viện đến pháp luật mà chỉ nói cái lí đương nhiên, cái đạo lí tối thiểu của con người. Lúc này chị đã thay đổi cách xưng hô ngang hàng, nhìn vào mặt đối thủ với thái độ quyết liệt ấy, một chị Dậu dịu dàng đã trở nên mạnh mẽ đáo để. Đến khi tên cai lệ dã thú ấy vẫn không thèm trả lời còn tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị đã vội đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt :chị nghiến hai hàm răng "mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Một cách xưng hô hết sức đanh đá của người phụ nữ bình dân thể hiện một tư thế "đứng trên dối thủ, sẵn sàng đè bẹp đối phương". Rồi chị "túm cổ tên cai lệ, ấn dúi ra cửa... lẳng người nhà lí trưởng ngã nhào ra thềm". Chị vẫn chưa nguôi giận. Với chị, nhà tù thực dân cũng chẳng có thể làm cho chị run sợ nên trước sự can ngăn của chồng chị vẫn chưa nguôi giận "Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình, làm tội mãi thế, tôi không chịu được".
Con giun xéo mãi cũng quằn, chị Dậu cũng vậy, bị áp bức dã man, tính mạng bị đe doạ, chị đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm. Nhà văn Nguyên Tuân đã có một nhận xét rất thú vị "Trên cái tối trời, tối đất của cái xã hội ngày xưa, hiện lên một chân dung lạc quan của chị Dậu...bản chất cuả chị Dậu rất khoẻ, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra...". Ngô Tất Tố rất hả hê khi tả cảnh chị Dậu cho tên cai lệ và người nhà lí trưởng một bài học thích đáng. Ông đã chỉ ra một quy luật trong xã hội "Có áp bức, có đấu tranh"

3. Kết đoạn
Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ rất sống và giàu tính hiện thực. Đoạn văn như một màn bi hài kịch, xung đột diễn ra căng thẳng đầy kịch tính. Chị Dậu được miêu tả rất chân thực, sống động và có sức truyền cảm. Tính cách của chị hiện lên nhất quán với diễn biến tâm lí thật sinh động. Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu đầy vị tha, giàu tình yêu thương, sống khiêm nhường biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng không hoàn toàn yếu đuối, chỉ biết sợ hãi mà trái lại, chị vẫn có một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng.
Như vậy, từ hình ảnh " Cái cò lặn lội bờ sông/gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non" và hình ảnh người phụ nữ trong thơ xưa đến hình ảnh chị Dậu trong "Tắt đèn", ta thấy chân dung người phụ nữ Việt Nam trong văn học đã có một bước phát triển mới về cả tâm hồn lẫn chí khí.

6 tháng 11 2016

Ngô Tất Tố lá một nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán. Tác phẩm của ông tập trung phản ánh sinh hoạt của người nông dân và cảnh ngộ của họ dận trước Cách mạng. Tắt đèn là tác phẩm đặc sắc của Ngô Tất Tố. Tiêu biểu của tác phẩm là đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
Qua đoạn trích tác giả đã phản ánh được hiện thực nông thôn Việt Nam trong giai đoạn trước năm 1945. Tức nước vỡ bờ có sức mạnh tố cáo mãnh liệt, nó phơi bày bản chất tham lam, tàn ác của bọn cường hào thống trị, đồng thời phản ánh tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng, nhất là những ngày “sưu thuế giới kì” trong xã hội đương thời.Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.Với nghệ thuật xây dựng và bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật, đoạn trích đã khắc họa tính cách điển hình của chị Dậu. Không chỉ thế, tác giả còn lên án, tố cáo xã hội phong kiến đã dồn đẩy người lao động đến chân tường khiến họ không có lối thoát.Hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện, ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng.