K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 10 2017

– Văn học dân gian là một thành tố của văn hoá dân gian, tức là phôncơlo (trí tuệ nhân dân).

– Văn học dân gian còn gọi là văn học truyền miệng hoặc văn học bình dân.

– Văn học dân gian là những sáng tác tập thể truyền miệng của nhân dân, ra đời từ thời viễn cổ, phát triển qua các thời kì lịch sử, đến cả hiện nay và mai sau. Văn học dân gian có những đặc trưng riêng so với văn học viết; nó cùng với văn học viết hợp thành nền văn học dân tộc.

Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

1. Tính tập thể (trong sáng tạo, trong lưu truyền, trong sử dụng và cảm thụ…)

2. Tính truyền miệng.

3. Gắn với sinh hoạt xã hội (đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động…)

Giá trị và vai trò của văn học dân gian trong nền văn học dân tộc

1. Văn học dân gian là kho báu về trí tuệ, tâm hồn và thẩm mĩ cao đẹp của nhân dân.

2. Văn học dân gian là ngọn nguồn, là cơ sở kết tinh của văn học dân tộc.

Các thể loại văn học dân gian

1. Thơ ca dân gian: tục ngữ, câu đố, ca dao, hò, vè, truyện thơ.

2. Truyện dân gian: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.

3. Sân khấu dân gian: chèo, tuồng đồ.

k mình nha

29 tháng 10 2017

a. Phản ánh mối quan hệ với thiên nhiên

  • Các tác phẩm văn học Việt Nam đã khái quát lại quá trình ông cha ta nhận thức cải tạo và chinh phục thế giới tự nhiên.
  • Thiên nhiên bên cạnh những khía cạnh dữ dội và hung bạo, nó còn là người bạn tâm tình, tri kỉ.
    • Trong văn học dân gian: thiên nhiên tươi đẹp, đáng yêu: cây đa, bến nước, vầng trăng….
    • Văn học trung đại: hình tượng thiên nhiên gắn với lý tưởng đạo đức, thẩm mỹ: tùng, cúc….
    • Văn học hiện đại: thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống, đặc biệt là tình yêu đôi lứa.

Vì vậy, thiên nhiên hiện lên trong thơ văn thân thiết và gần gũi, tươi đẹp và thơ mộng. Nó đa dạng và cũng thay đổi theo quan niệm thẩm mỹ của từng thời.

b. Phản ánh mối quan hệ quốc gia dân tộc

  • Dòng văn học yêu nước đã phản ánh con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, dân tộc. Nhiều tác phẩm của dòng văn học này đã trở thành những kiệt tác văn chương bất hủ của dân tộc ta.
  • Nội dung tiêu biểu và xuyên suốt nền văn học nước ta: luôn phải đấu tranh chống lại các thế lực xâm lư­ợc để bảo vệ nền độc lập tự chủ của mình. Tình yêu nước trong văn học trung đại thể hiện chủ yếu qua ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc, về truyền thống văn hóa, truyền thống dựng nước và giữ nước, ...
    • Văn học dân gian thể hiện nổi bật qua tình yêu làng xóm, tình yêu đối với nơi chôn rau cắt rốn, hoặc qua thái độ căm thù các thế lực ngoại xâm giày xéo quê hương, ...
    • Văn học trung đại: ý thức sâu sắc về quốc gia dân tộc, về truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc.
    • Văn học hiện đại: yêu nước gắn liền với sự đấu tranh và lý tưởng XHCN.

c. Phản ánh mối quan hệ xã hội

  • Trong xã hội phong kiến, văn học Việt Nam cất lên tiếng nói tố cáo phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những người dân bị áp bức, bóc lột. Các tác phẩm thuộc mảng sáng tác này đã thể hiện ước mơ da diết về một xã hội dân chủ, công bằng và tốt đẹp cho nhân dân. Nhìn thẳng vào thực tại để phê phán, lên án và cải tạo xã hội là một truyền thống cao đẹp, là biểu hiện rực rỡ của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học nước ta.

d. Phản ánh ý thức về bản thân

  • Ở ph­ương diện này, văn học Việt Nam đã ghi lại quá trình lựa chọn, đấu tranh để khẳng định cái đạo lí làm ngư­ời của dân tộc Việt Nam trong sự kết hợp hài hoà hai phương diện: tâm và thân, phần bản năng và phần văn hoá, tư­ tư­ởng vị kỉ và tư tư­ởng vị tha, ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. Trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, văn học có thể đề cao mặt này hay mặt khác. Song nhìn chung xu hướng của sự phát triển văn học dân tộc là xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp của con người
18 tháng 11 2016

“Nếu tác giả không có lối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả. Nếu anh ta không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ.” (Sekhop)

“Thơ là thơ, đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng.” (Sóng Hồng)

“Có những đêm không ngủ, mắt rực cháy và thổn thức, lòng tràn ngập nhớ nhung…Khi đó tôi viết.” (Lecmôntop)

“Nếu những nỗi đau khổ từ lâu bị kiềm chế, nay sôi sục dâng lên trong lòng thì tôi viết.” (Nêkratxtop)

“Mỗi khi có gì chất chứa trong lòng, không nói ra, không chịu được thì lại cần thấy làm thơ.” (Tố Hữu)

.............................

18 tháng 11 2016

1- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng( tính truyền miệng)
Văn học dân gian tồn tại và lưu hành theo phương thức truyền miệng. Đây là điểm khác biệt rất cơ bản giữa văn học dân gian và văn học viết. Quá trình truyền miệng vẫn tiếp tục kể cả khi tác phẩm văn học dân gian đã được ghi chép lại.
Nói truyền miệng là nói đến quá trình diễn xướng dân gian hào hứng và sinh động. Người ta có thể kể , nói , hát, diễn tác phẩm văn học dân gian
Tính truyền miệng làm nảy sinh một hệ quả đó là tính dị bản của tác phẩm văn học dân gian.
Ngôn từ truyền miệng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên nội dung, ý nghĩa và thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian nhằm phản ánh sinh động hiện thực cuộc sống.
2- Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể ( tính tập thể)
Văn học viết là sáng tác của cá nhân, còn văn học dân gian lại là kết quả của quá trrình sáng tác tập thể.
Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như sau:
+ Lúc đầu một người khởi xướng, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận.
+Sau đó những người khác( có thể ở những địa phương khác nhau, hoặc ở những thời đại khác nhau) tiếp tục lưu truyền và sáng tác lại làm cho tác phẩm biến đổi dần phong phú hơn, hoàn thiện hơn cả về nội dung lẫn hình thức.
+ Văn học dân gian dần dần trở thành tài sản chung của tập thể. Mỗi người đều có thể tiếp nhận, sử dụng, sửa chữa, bổ xung tác phẩm văn học dân gian theo quan niệm và khả năng nghệ thuật của mình.
Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản , chi phối , xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
3- Văn học dân gian gắn với đời sống sinh hoạt của người lao động

- Văn học dân gian ra đời trong lao động
- Văn học dân gian là bức tranh toàn diện về cuộc sống lao động và đời sống tinh thần của người bình dân.
- Văn học dân gian gắn liền với đời sống lễ hội truyền thống của người lao động.

29 tháng 8 2018

Chọn đáp án: A.

10 tháng 5 2022

cái này là giáo dục địa phương nha do tronng này không cókhocroi

28 tháng 8 2017

Một số thể loại dân gian: kể về các thể loại nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo

Truyện thuyết thể hiện thái độ cách đánh giá của nhân dân với sự kiện, nhân vật lịch sử được kể

- Truyện cổ tích: loại truyện kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc ngếch, nhân vật là động vật.

   + Thường có yếu tố hoang đường thể hiện niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện trước cái ác, ccũng như sự công bằng trong xã hội

- Truyện cười: kể những câu chuyện đáng cười trong cuộc sống, nhằm tạo ra tiếng cười mua vui, phê phán thói hư tật xấu trong xã hội

- Truyện ngụ ngôn: kể bằng văn xuôi, văn vần, mượn lời kể về loài vật, chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học trong cuộc sống

- Ca dao, dân ca: thể loại trữ tình dân gian, kết hợp với lời, nhạc diễn tả nội tâm con người

- Tục ngữ: câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm sống của nhân dân về các mặt của đời sống, được đúc kết từ lao động, sản xuất, quan sát…

Tham Khảo

 Văn học:

+ Văn học chữ Hán: chiếm ưu thế

+ Văn học chữ Nôm: phát triển mạnh

+ Có nhiều tác phẩm nổi tiếng thể hiện lòng yêu nước sâu sắc niềm tự hào dân tộc.

- Nghệ thuật dân gian:

+ Nghệ thuật điêu khắc rất phát triển

+ Nghệ thuật sân khấu đa dạng, phong phú với nhiều hình thức

(2) Nhận xét:

- Các tác phẩm văn học thể hiện lòng yêu nước sâu sắc của nhân dân, khí phách anh dũng bất khuất, niềm tự hào dân tộc

- Nghệ thật dân gian phát triên mạnh chứng tỏ nhân dân lao động có ý chí mạnh mẽ với sức sống mạnh tinh thần không chịu khuất phục trước Nho giáo

31 tháng 3 2022

Tham khảo:

- Nguồn:Loigiaihay

a) Văn học:

- Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế.

- Văn học chữ Nôm rất phát triển với nhiều thể loại: thơ, truyện.

+ Nội dung sáng tác: viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội và bộ máy quan lại thối nát.

+ Nhà thơ nổi tiếng: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.

- Văn học dân gian phát triển mạnh mẽ, bên cạnh truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhị Độ Mai... còn có truyện Trạng Quỳnh, truyện Trạng Lợn...

Mục b

b) Nghệ thuật:

- Nghệ thuật dân gian như múa trên dây, múa đèn, ảo thuật, điêu khắc... nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng, hát ả đào... được phục hồi và phát triển. Nội dung các vở chèo, tuồng, hát ả đào:

+ Phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả những lạc quan của nhân dân.

+ Lên án kẻ gian nịnh và ca ngợi tình thương yêu con người.

            Đoạn thơ đã sử dụng đậm đặc chất liệu văn hóa dân gian trong đó có văn học dân gian. Từ các truyền thuyết vào loại xa xư­a nhất của dân tộc ta như­ Lạc Long Quân và Âu Cơ, Thánh Gióng, Hùng V­ơng đến truyện cổ tích, nh­ Trầu Cau, đặc biệt là nhiều câu ca dao, dân ca, của nhiều miền đất nư­ớc:

Ví dụ: “Cha mẹ th­ương nhau bằng gừng cay muối mặn” Là từ câu ca dao:

                                   Tay bư­ng chén muối đĩa gừng

                                   Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau

             “Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi” gợi nhớ đến câu ca dao:

                                   “Yêu em từ thuở trong nôi

                                    Em nằm em khóc anh ngồi anh ru”

“Biết quí trọng công cầm vàng những ngày lặn lội” là đư­ợc rút từ câu ca dao:

                                    Cầm vàng mà lội qua sông

                                     Vàng rơi chẳng tiếc, tiếc công cầm vàng.

             Chất liệu văn học dân gian đã đ­ược tác giả sử dụng vào đoạn thơ một cách linh hoạt và sáng tạo. Không lặp lại hoàn toàn các câu ca dao, dân ca, nhà thơ th­ờng chỉ dùng một hình ảnh hoặc một phần của các câu ca đó để đ­a vào tạo nên câu thơ của mình. Các truyền thuyết và truyện cổ tích cũng đư­ợc sử dụng theo cách gợi nhắc tới bằng một hình ảnh hoặc tên gọi. Tác giả vừa đ­a ngư­ời đọc nhập cả vào môi tr­ường văn hóa, văn học dân gian đồng thời lại thể hiện đ­ược sự đánh giá, cảm nhận đ­ược phát hiện của tác giả về kho tàng văn hoá tinh thần ấy của dân tộc.

 

14 tháng 1 2022

Câu 1:

- Truyện con Rồng cháu Tiên có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo, nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người việt.

- Nhắc nhở chúng ta nhớ về nguồn gốc cao quý của dân tộc : Con Rồng Cháu Tiên. Tinh thần tự hào và tự tôn dân tộc

- Nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong tình thân ruột thịt của hai tiếng “đồng bào” (có nghĩa là cùng một cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ) Truyền thống đoàn kết của dân tộc

- Sự phân bố địa bàn dân cư ở nước ta : 50 con theo mẹ Âu Cơ lên rừng trở thành đồng bào các dân tộc ở miền rừng núi, cao nguyên … 50 con theo cha Lạc Long Quân xuống biển là các dân tộc sinh sống ở miền đồng bằng. 

Tham khảo