K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2017

Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. 

Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua. 

Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã. 

Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”. 

Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” 

Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.

25 tháng 11 2021

Nội dung : Nêu tình cảm ,tình "thương ng như thể thương thân"của 2 chị em.

25 tháng 11 2021

'.'

14 tháng 11 2021

Tả cảnh đẹp của rừng ng ta tả

HT

(sorry mik chỉ nhớ thế thôi)

14 tháng 11 2021

Nội dung bài kì diệu rừng xanh

Vẻ đẹp bí ẩn của rừng thẳm hiện lên qua mỗi bước chân. Những cây nấm đầy màu sắc như một lâu đài kiến trúc. Rừng chuyển động bởi những con vượn, con chồn sóc chuyền cành. Rừng lại từ âm u chuyển sang vàng rực bởi cây khộp. Rừng xanh thật kì bí.

→ Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng xanh; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Nếu em mở đầu một sáng tác ngôn từ có nội dung thể hiện nỗi nhớ của bản thân thì chủ thể của nỗi nhớ sẽ được nói đến trước hết vì em muốn người đọc hình dung được thứ tình cảm da diết mà nỗi nhớ muốn gửi gắm đến chủ thể đấy là thứ tình cảm gì.

12 tháng 5 2016

t...ư...l...a...m...n...h...a...

12 tháng 5 2016

Giúp mk vs

 

5 tháng 11 2021

Tham khảo!

Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.

Sáng hôm ấy, cô giáo Cương đang chuẩn bị viết bài học vần lên bảng thì thấy một cậu bé thập thò ngoài cửa. Cô bước ra, dịu dàng hỏi:

- Em muốn hỏi gì cô phải không?

Cậu bé khẽ nói:

- Thưa cô, em xin cô cho em vào học. Có được không ạ?

Cô giáo cầm tay Ký. Hai cánh tay em mềm nhũn, buông thõng, bất động. Cô giáo lắc đầu: Khó lắm em ạ. Em hãy về nhà. Đợi lớn lên ít nữa xem sao đã.

Cô thoáng thấy đôi mắt Ký nhòe ướt. Em quay ngoắt lại, chạy về nhà. Hình như em vừa chạy, vừa khóc.

Cô giáo trở vào lớp. Suốt buổi học hôm ấy, hình ảnh cậu bé với hai cánh tay buông thõng luôn hiện lên trước mắt cô.

Mấy hôm sau, cô giáo đến nhà Ký. Bước qua cổng cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động: Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết. Cậu cặp một mẩu gạch vào ngón chân và vẽ xuống đất những nét chữ ngoằn ngoèo. Cô giáo hỏi thăm sức khỏe của Ký rồi cho em mấy viên phấn.

Thế rồi, Ký lại đến lớp. Lần này em được nhận vào học. Cô giáo dọn một chỗ ở góc lớp, trải chiếu cho Ký ngồi tập viết ở đó. Em cặp cây bút vào ngón chân và tập viết vào trang giấy. Cây bút không làm theo ý muốn của Ký. Bàn chân em giẫm lên trang giấy, cựa quậy một lúc là giấy nhàu nát, mực giây bê bết. Mấy ngón chân Ký mỏi nhừ. Cô giáo thay bút chì cho Ký. Ký lại kiên nhẫn viết. Mấy ngón chân quắp lại giữ cho được cây bút đã khó, điều khiển cho nó viết thành chữ còn khó hơn, nhưng Ký vẫn gắng sức đưa bút theo nét chữ. Bỗng cậu nằm ngửa ra, chân giơ lên, mặt nhăn nhó, miệng xuýt xoa đau đớn. Cô giáo và mấy bạn chạy vội tới. Thì ra, bàn chân Ký bị chuột rút, co quắp lại, không duỗi ra được. Các bạn phải xoa bóp mãi mới ổn. Cái giống “chuột rút” làm khổ Ký rất nhiều. Nó đã rút một lần thì sau quen cứ rút mãi. Có lần đau tái người, Ký quăng bút vào góc lớp định thôi học. Nhưng cô giáo Cương an ủi, khuyến khích em hãy kiên nhẫn tập dần từng tí một. Các bạn cũng mỗi người nói một câu, giúp một việc. Lời khuyến khích dịu dàng của cô giáo, những cử chỉ thân thương của bè bạn tiếp sức cho Ký. Ký lại quắp bút vào ngón chân hì hục tập viết. Ký kiên nhẫn, bền bỉ. Ngày nắng cũng như ngày mưa, người mệt mỏi, ngón chân đau nhức, có lúc chân bị chuột rút liên hồi... nhưng Ký không nản lòng. Buổi học nào cũng vậy, trong góc lớp, trên mảnh chiếu nhỏ không bao giờ vắng mặt Nguyễn Ngọc Ký.

Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công. Hết lớp Một, Ký đã đuổi kịp các bạn. Chữ Ký viết ngày một đều hơn, đẹp hơn. Có lần Ký được 8 điểm, 9 điểm rồi 10 điểm về môn Tập viết. Bao năm khổ công, thế rồi Ký thi đại học, trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp.

Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngày Bác Hồ còn sống, đã hai lần gởi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy.

Hiện nay, ông Nguyễn Ngọc Ký là Nhà giáo Ưu tú, dạy môn Ngữ văn của một trường trung học ở Thành phố Hồ Chi Minh. Ông là tác giả bài thơ Em thương trong sách Tiếng Việt 3, tập hai.

6 tháng 11 2021

Bạn ơi theo lời cuả Nguyễn Ngọc Ký mà

6 tháng 2 2023

Cứ đến độ tháng 10, cái lão già mùa đông lại em đến cho người ta một sự lạnh lẽo tột độ, cây bàng cũng xơ xác trụi lá. Rồi bỗng một sáng thực dậy, chị gió bấc thổi qua man mát nhè nhẹ người cũng là lúc nàng tiên mùa xuân thay ca cho lão gia kia. Nàng dịu dàng, giọng nói của nàng trìu mến vô cùng đem đến cho người ta một thứ nhựa sống tràn trề. Lúc này cây bàng hồ hởi, vui vẻ. Xuân đến cũng như Tết đến với nó, nó tha hồ khoác lên mình bộ áo xanh lục xinh tươi đã cất đi ở mùa đông. Nó ca hát và hoàn toàn quên đi nhờ có mùa đông mà những con sâu, con bọ mới không làm tổn hại đến thân người nó. Có lẽ, sau này khi lớn lên tình yêu thương của nó sẽ dành trọn vẹn cho lão mùa đông và nàng mùa xuân hơn. 

7 tháng 2 2023

Lâm ơi, cảm ơn bạn nhiều nha tuy nhiên có nhân vật Mẹ đất nữa 

6 tháng 9 2016

:'' Trường học là cả thế giới kì diệu của kho tàn kiến thức của nhân loại, đó là nơi thắp sáng những ước mơ hoài bão là nơi sẽ giúp đỡ nâng bước chính bản thân tôi vượt qua mọi thử thách của cuộc sống ''. Qua đó em thấy điều kì diệu mà em tìm thấy nơi mái trường của mình là gì? Qua đó em thấy vai trò của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người ra sao?

   + Qua đó em thấy được sự diệu kì từ bạn bè thầy cô. Những người ở trong ngôi trường ấy giúp đỡ em và nâng bước em thành người. Mỗi khi vấp ngã họ đã động viên để em đứng dậy để đi tiếp trên con  đường của mình dù nó khó khăn ra sao.

+ Ai mà chả được học cùng thầy cô và bạn bè đặc biệt hơn nữa là học dưới mái trường mến yêu!. Nó là nơi cất cánh cho thế giới mới nó là chìa khóa để mở các cách công khác. Không có nó thì sẽ không có nền giáo dục như bây giờ và con người không thể làm chủ được bản thân , thành người có ích cho xã hội đặc biệt là các em học sinh.

Chúc bạn học tốt!

17 tháng 6 2017

hay cực

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
4 tháng 9 2018

Nghệ thuật chân chính có sức mạnh kì diệu, qua Bức tranh của em gái tôi và Cây bút thần, hãy làm sáng tỏ.

- Qua Bức tranh của em gái tôi, ta thấy nghệ thuật hay chính bức tranh đoạt giải của bé Thảo Phương đã cảm hóa và làm nhân vật tôi - người anh trai có sự chuyển biến trong nhận thức. Từ căm ghét, ghen tị, không quan tâm tới em gái, người anh trai đã thấy xúc động, nghẹn ngào, hối hận vì đã đối xử không tốt với em gái. Như vậy, nghệ thuật là cầu nối, là sợi dây nối dài tình cảm giữa hai anh em.

- Trong Cây bút thần, nhân vật Mã Lương là người có tài vẽ y như thật, đến nỗi những thứ cậu vẽ ra đều bay ra khỏi trang giấy. Cậu vẽ những dụng cụ lao động cho người nghèo và giúp đỡ họ. Tiếng tăm của cậu bay tới tai tên vua gian ác. Hắn bắt cậu phải vẽ cho hắn cả núi vàng. Cậu vẽ thành sóng thần, thủy triều và ngọn núi cao trừng trị tên vua. Như thế, nghệ thuật có sức mạnh kì diệu ở chỗ: không chỉ cảm hóa mà còn trừng trị, bênh vực cái thiện, trừng phạt cái ác. Truyện có sử dụng những yếu tố kì ảo để thể hiện ước mơ tự ngàn đời của nhân dân: thiện thắng ác. 

Như vậy chỉ qua 2 câu chuyện ta phần nào có thể thấy được sức mạnh kì diệu của nghệ thuật. Nghệ thuật không chỉ đem đến những rung cảm cho tâm hồn, khiến con người thêm yêu và trân trọng cuộc sống mà nghệ thuật còn có tác dụng cải biến nhận thức, giàu giá trị nhân đạo.