K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5

Nguyên nhân làm suy giảm sự đa dạng sinh học ở Bình Định:
- Mất môi trường sống:
+ Do khai thác rừng, phá rừng làm rẫy, chuyển đổi đất rừng sang đất trồng cây công nghiệp, đất ở.
+ Do khai thác khoáng sản, xây dựng các khu công nghiệp, khu du lịch.
+ Do biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, xâm nhập mặn.
- Ô nhiễm môi trường:
+ Do sử dụng hóa chất độc hại trong nông nghiệp, khai thác khoáng sản.
+ Do rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp chưa được xử lý.
+ Do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chưa được xử lý.
- Khai thác quá mức:
+ Khai thác gỗ, động vật hoang dã quá mức để phục vụ nhu cầu tiêu dùng.
+ Khai thác thủy sản quá mức dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi thủy sản.
- Sự xâm lấn của các loài ngoại lai:
+ Các loài ngoại lai cạnh tranh thức ăn, nơi sống với các loài bản địa.
+ Các loài ngoại lai có thể mang theo mầm bệnh gây hại cho các loài bản địa.
loading...
loading...
loading...
loading...
Biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học ở Bình Định:
- Bảo vệ rừng:
+ Trồng rừng mới, bảo vệ rừng hiện có.
+ Nghiêm cấm các hành vi khai thác rừng trái phép.
+ Nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của rừng.
- Bảo vệ môi trường:
+ Xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường.
+ Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp.
+ Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, giảm thiểu sử dụng hóa chất độc hại.
- Khai thác bền vững:
+ Khai thác gỗ, động vật hoang dã ở mức độ cho phép, đảm bảo tái tạo.
+ Áp dụng các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Kiểm soát sự xâm lấn của các loài ngoại lai:
+ Ngăn chặn sự xâm nhập của các loài ngoại lai.
+ Diệt trừ các loài ngoại lai đã xâm nhập.

1. Em có nhận xét gì về sự đa dạng của động vật có xương sống? Điều đó ảnh hưởng như thế nào đối với tự nhiên và đối với đời sống con người? Em hãy đề xuất các biện pháp bảo vệ và phát triển đông vật có xương sống?2. trình bày vai trò của vật nuôi đối với đời sống con người? Cần làm gì để nâng cao lợi ích của vật nuôi mang lại và giảm tác hại của chúng?3. Em có...
Đọc tiếp

1. Em có nhận xét gì về sự đa dạng của động vật có xương sống? Điều đó ảnh hưởng như thế nào đối với tự nhiên và đối với đời sống con người? Em hãy đề xuất các biện pháp bảo vệ và phát triển đông vật có xương sống?

2. trình bày vai trò của vật nuôi đối với đời sống con người? Cần làm gì để nâng cao lợi ích của vật nuôi mang lại và giảm tác hại của chúng?

3. Em có nhận xét gì về sự đa dạng của động vật? Điều đó có lợi hay có hại đối với đời sống con người? Nêu nguyên nhân của sự suy giảm đa dạng động vật và đề ra biện pháp bảo vệ sự đa dạng đó?

4. Đa dạng sinh học là gì? Em hãy cho biết tình hình đa dạng sinh học ở địa phương? Nêu nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học và biện pháp bảo vệ sự đa dạng đó?

Giúp mình với nha!ngaingung

8
8 tháng 5 2016

k giúp nha mọi người okok

8 tháng 5 2016

2. bảo vệ con người, tài sản

+ Cung cấp thực phẩm

+Làm cảnh

+ Đem lại nguồn lợi về kinh tế

+ Cung cấp nguyên liệu cho một số nghành công nghiệp

Trang nguyễn chỉ làm được một câu thôi còn lại để tớ suy nghĩ đã nha

8 tháng 9 2021

Sự suy giảm đa dạng di truyền

Được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng cho việc suy giảm đa dạng sinh học trên thế giới, theo thống kế trên toàn thế giới hiện nay có khoảng 492 quần thể khác biệt và loài cây di truyền, sự suy giảm về đa dạng sinh truyền này trên thế giới có thể đẩy đông nghiệp vào tình trạng nguy hiểm, trong đó ở một số nước từ sự mất suy giảm đa dạng di truyền này cũng là nguyên nhân gây nên sâu bệnh ở một số loại cây nông nghiệp và việc bùng nổ bệnh dịch thực vật có thể xảy ra bất kì lúc nào với những loài thực vật có ích cho nông nghiệp.

Cuộc chiến giữa các loài bản địa và nhập nội

Bên cạnh đó tìm hiểu về nguyên nhân mất đa dạng sinh học là gì trên thế giới chính là việc phổ cập toàn cầu Châu Âu các giống vật nuôi hay cây trồng gia tăng đã khiến cho các dịch bệnh gia tăng và đồng thời làm suy giảm thực vật động vật trên các đảo và thêm mối đe dọa với các loài trên lục địa, bên cạnh đó việc người Châu Âu đặt trên đến các hòn đảo vô hình chung lảm ảnh hưởng đến tính nhạy cảm của các loài động thực vật với minh chứng là các loài chim hay loài bò sát đã biến mất và sự hủy diệt của những loài chim hồng tước biết bay.

Loài người cũng là nguyên nhân góp phần vào sự tuyệt chủng của các loài

Trện thực tế con người không hoàn toàn là nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài nhưng với hàng nghìn năm qua đã gây ra những biến đổi quan trọng sinh cảnh với nhiều dộng và thực vật bản địa. Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng với nguyên nhân từ con người là do sự phá hủy đất để canh tác nông nghiệp cũng như gây xáo trộn trong việc nhập nội các loài đã tính đa dạng đồng thời còn săn bắn và giết thịt, việc loài người định cư cũng là một trong những nguyên nhân chính cho sự tuyệt chủng của những loài động vật và chim đã tồn tại từ nhiều năm trước đây!

Tốc độ tuyệt chủng hàng loạt giống nòi trong quá khứ

Sự suy giảm đa dạng sinh vật bao gồm thực vật và động vật cũng bao gồm nguyên nhân chủ yếu từ nguồn cơn trong quá khú với tốc độ tuyệt chủng nhanh chóng và hàng loạt theo chu kì lịch sử sự sống trên trái đất.

Sự tuyệt chủng hoàng loạt trầm trọng nhất được ước lượng trong khoảng 77 đến 96%  đối với số loài xảy ra vào thế kỷ cuối của 250 triệu năm trước đây, và cũng tương tự như vậy, đa dạng sinh vật ở biển cũng đạt đỉnh so với vài triệu năm trước đó.

 Nguyên nhân

- Các loại cây có giá trị kinh tế bị khai thác bừa bãi như : bạch đàn , keo , xưa ,...

- Sự tàn phá tràn lan các khu rừng nhằm phục vụ nhu cầu đời sống.

 Biện pháp bảo vệ sự đa dạng

- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật

- Hạn chế khai thác rừng bừa bãi để bảo vệ số lượng cá thể của loài.

- Xây dựng vườn thực vật, vườn quốc gia, các khu bảo tồn để bảo vệ thực vật trong đó có thực vật quý hiếm.

- Cấm buôn bán, xuất khẩu các loại thực vật quý hiếm.

- Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi để mọi người cùng tham gia bảo vệ rừng.

- Tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng và bảo vệ môi trường sống của thực vật, có ý thức yêu thiên nhiên.

1 tháng 5 2021

Nguyên nhân vì người dân địa phương em đã gần như chặt hết cây cối trong phường để bảo vệ sự đa dạng này em sẽ khuyên mọi người tại sao ko đc làm như vậy và nêu ra lợi ích của đa dạng thực vật 

 

7 tháng 5 2021

Đa dạng sinh học được xem xét theo 3 mức độ:

Đa dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm.

Ở cấp quần thể, đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể.

Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà các loài sinh sống và các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau.

Việt Nam được ghi nhận là một trong 16 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới, với nhiều kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật.

nguyên nhân do những hành động vô nhân tính của con người như

săn bắn động vật hoang dã 

thải các chất thải sinh học ra môi trường vừa làm rừng cây bị hủy hoại vừa làm động vật hoang dã mất đi nới sinh sống 

biện pháp

 

lên  tiếng kêu gọi mọi người tẩy chay những hành động vô nhân đạo ấy

lên án những hành vị hủy hoại môi trường  sinh học

 

Nguyên nhân:

+ Nạn phá rừng,khai thác gỗ và các lâm sản,du canh,di dân khai hoang nuôi trồng thủy sản,đô thị hóa,...

+Nạn săn bắt buôn bán động vật hoang dã

+Ô nhiễm môi trường,sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu,chất thải các nhà máy,...

Hậu quả:

+Mất cân bằng sinh thái

+Ảnh hưởng đến môi trường sống của con người

+Ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước

 

Biện pháp:

+Cấm đốt phá rừng,khai thác rừng bừa bãi

+Cấm săn bắt và buôn bán động vật hoang dã,nhất là động vật quý hiếm vào mùa sinh sản

+Chống ô nhiễm môi trường

+Thuần hóa lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học

2 tháng 5 2022

- Một số nguyên nhân gây giảm thiểu đa dạng sinh học:

+ Khí trang bị từ các nhà máy, xí nghiệp, phương tiện đi lại → ô nhiễm môi trường không ảnh hưởng đến sự sống của các loài sinh vật.

+ Các hoạt động khai thác rừng quá mức → Mất rừng các loài động vật không có thức ăn, nơi sinh sống, số lượng các loài động vật cũng sẽ suy giảm.

+ Săn bắt động vật hoang dã → Giảm bớt các loài động vật hoang dã, ảnh hưởng đến các thức ăn.

+ Xả rác → Rác thải môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của các loài sinh vật.

- Hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học:

+ Thư viện ảnh hưởng đến môi trường sống của con người và các loài sinh vật khác nhau.

+ Ảnh hưởng đến nguồn lương thực, thực phẩm, dược liệu,…

+ Tẩy nguy hại, tuyệt đối một số loài sinh vật quý hiếm.

- Em có thể làm:
+ Không xới xáo, trồng nhiều cây xanh, làm tuyên truyền viên nhỏ tuổi nhắc nhở mọi người trong môi trường bảo vệ

- 2 loài suy giảm số lượng: voi và tê giác

=> biện pháp: đưa họ vào nuôi dưỡng và thiết lập trong các thú nuôi, vườn quốc gia để ngăn họ khỏi bị bắn, trồng rừng để họ có môi trường sống tự nhiên.

Đa dạng sinh học là sự phong phú,đa dạng về nguồn gen,giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.

Nguyên nhân làm giảm đa dạng sinh học:

+Đốt rừng

+Khai thác quá mức

+Chặt, phá cây

+Hủy diệt thủy sản

+Ô nhiễm môi trường

Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:

+Xây dựng khu bảo tồn

+Cấm buôn bán và xuất khẩu trái phép

+Ngăn chặn phá rừng

+Hạn chế khai thác bừa bãi 

30 tháng 4 2016

1. “ĐDSH là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những Hệ sinh thái (HST) vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”

 

28 tháng 4 2016

Cái này trong sách giáo khoa có đây bạn

3 tháng 5 2019

1. Tài nguyên rừng

- Suy giảm tài nguyên rừng: Độ che phủ rừng ở nước ta năm 1943 là 43%. Năm 1983, giảm xuống còn 22 %. Đến năm 2006, tăng lên đạt 39%. Mặc dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng không ngừng bị giảm sút.

- Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng:

   + Theo quy hoạch, phải nâng độ che phủ rừng của cả nước lên 45 - 50%, vùng núi dốc phải đạt 70 - 80%.

   + Những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với ba loại rừng:

  • Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có, gây trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
  • Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên về rừng và khu bảo tổn các loài.
  • Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

   + Giao quyền sử dụng đất và bảo vộ rừng cho người dân.

   + Nhiệm vụ trước mắt là quy hoạch và thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010, nâng độ che phủ rừng lên 43%.

Sử dụng và bảo vệ đa dạng sinh vật

Suy giảm đa dạng sinh vật

   + Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, đổng thời còn làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.

   + Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguổn hải sản của nuớc ta cũng bị giảm sút rõ rệt.

- Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh vật

   + Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tổn thiên nhiên

   + Ban hành "Sách đỏ Việt Nam".

   + Quy định khai thác về gỗ, động vật và thuỷ sản.

31 tháng 3 2017

a) Tài nguyên rừng

- Suy giảm tài nguyên rừng: năm 1943, độ che phủ rừng ở nước ta là 43,09% và giảm xuống còn 22,0% vào năm 1983, sau đó tăng lên 38,09% (năm 2005). Mặc dù tổng diện tích rừng đang lăng dần lên, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi (70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi).

- Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng:

+ Theo quy hoạch, phải nâng độ che phủ rừng của cả nước hiện lại từ gần 40% lên đến 45 - 50%, vùng núi dốc phải đạt độ che phủ khoảng 70 - 80%

+ Thực hiện những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với 3 loại rừng:

Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi trọc.

Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

Đối với rừng sản xuất đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đât rừng.

+ Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.

+ Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, đồng thời làm nghèo tính đa dạng của sinh vật.

+ Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguồn lợi hải sản của nước ta cũng bị giảm sút rõ rệt.

- Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:

+ Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. Đến năm 2007, đã có 30 vườn quốc gia, 65 khu dự trữ thiên nhiên, bảo tồn loài - sinh cảnh, trong đó có 6 khu được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới.

+ Ban hành Sách đỏ Việt Nam (để bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng, đã có 360 loài thực vậl và 350 loài động vật thuộc loại quý hiếm được đưa vào sách đỏ Việt Nam).

+ Quy định trong việc khai thác (như: cấm khai thác gỗ quý, khai thác gỗ trong rừng non; cấm gây cháy rừng:-cấm săn bắt động vật trái phép; cấm dùng chất nổ đánh bắt cá và các dụng cụ đánh bắt cá con, cá bột; cấm gây độc hại cho môi trường nước).

31 tháng 3 2017

* Suy giảm đa dạng sinh học
– Giới sinh vật tự nhiên ở nước ta có tính đa dạng cao (thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm) nhưng đang bị suy giảm.
– Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, đồng thời còn làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.
– Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguồn hải sản của nước ta cũng bị giảm sút rõ rệt. Đó là hậu quả sự khai thác tài nguyên quá mức và tình trạng ô nhiễm môi trường nước, nhất là vùng cửa sông, ven biển.
* Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học
– Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Năm 1986 có : 87 khu với 7 vườn quốc gia.
+ Đến năm 2007 có : 30 vườn quốc gia, 65 khu dự trữ thiên nhiên, bảo tồn loài – sinh cảnh, trong đó có 6 khu được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới.
– Ban hành “Sách đỏ Việt Nam”. Để bảo vệ nguồn gen quí hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng, đã có 360 loài thực vật và 350 loài động vật quí hiếm được đưa vào Sách đỏ Việt Nam.
– Quy định việc khai thác :
+ Cấm khai thác gỗ quý, khai thác gỗ trong rừng cấm, rừng non.
+ Cấm gây cháy rừng.
+ Cấm săn bắn động vật trái phép.
+ Cấm dùng chất bổ đánh bắt cá và các dụng cụ đánh bắt cá con, cá bột.
+ Cấm gây độc hại cho môi trường nước.