K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Đó là lời tâm sự của một em bé … Tết gần về…

- Ta vui mừng … đến Ai Cập.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Anh hát em nghe khúc hát đồng quê Cho lắng lại vui buồn muôn thuở Cho mẹ thương con, cho chồng thương vợ, Người không thương nhau có rất ít ở trên đời!Anh hát em nghe về những con người Sống với đất chết lẫn vào cùng đấtChỉ để lại nụ cười chân thật, Như hoa đồng cỏ nội nở rồi quên. Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em Ăn hạt gạo không quên...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Anh hát em nghe khúc hát đồng quê 

Cho lắng lại vui buồn muôn thuở 

Cho mẹ thương con, cho chồng thương vợ, 

Người không thương nhau có rất ít ở trên đời!

Anh hát em nghe về những con người 

Sống với đất chết lẫn vào cùng đất

Chỉ để lại nụ cười chân thật, 

Như hoa đồng cỏ nội nở rồi quên. 

Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em 

Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc... 

Bao vất vả gian lao đã có gì được hưởng, 

Ai quên ai khuya sớm nhọc nhằn?

                   (Khúc hát đồng quê, Chử Văn Long, Baocantho.com.vn, ngày 29/05/2010)                                                                          

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên.

Câu 2. Câu thơ “ Anh hát em nghe khúc hát đồng quê” thuộc kiểu câu gì? (xét theo mục đích nói)

 Câu 3. Nêu nội dung của các dòng thơ sau:

Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em 

Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc... 

Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các dòng thơ:

Anh hát em nghe khúc hát đồng quê 

Cho lắng lại vui buồn muôn thuở 

Cho mẹ thương con, cho chồng thương vợ, 

Người không thương nhau có rất ít ở trên đời!

0
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Lắng nghe là để hiểu, để hành động và hướng tới những điều tốt đẹp: cảm nhận chân thực và biết trân quý hơn những giá trị sống quanh mình…

- Lắng nghe bằng cả tâm hồn, ta sẽ cảm nhận những gửi trao đầy ắp yêu thương.

- Đó là sợi dây vô hình kết nối con người với nhau và con người với thế giới xung quanh.

8 tháng 9 2017

Lắng nghe là nhu cầu thiết thực của cuộc sống. Nỗi đau nếu được ai đó lắng nghe nó sẽ nhẹ thêm, nỗi thống khổ nếu được người khác sẻ chia nó sẽ vơi đi. Biết lắng sẽ giúp nhau dắt dìu bước qua những ngày tháng vất vả. Biết sẻ chia giúp những người xung quanh vượt qua tháng ngày gian nan. Vì thế, ngại ngùng gì ta không dừng lại để sẻ chia với người thân cận, mất mát chi không lắng mình xuống để nghe người xung quanh. Hiểu được tận cùng ý nghĩa của lắng nghe, ta sẽ thấy cuộc đời vẫn đẹp, trên vách đá vẫn có cành nở hoa đẹp tươi.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Thiên nhiên quanh ta cũng có tiếng nói.

- Mỗi người cần lắng lòng lại để suy nghĩ đối diện với mẹ thiên nhiên vĩ đại.

- Những âm thanh ấy giúp con người giao hòa cùng thiên nhiên.

Đoạn văn sau đây trình bày luận điểm gì và sử dụng các luận cứ nào? Hãy nhận xét về cách sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt của đoạn văn.Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cành buồm giương”, như...
Đọc tiếp

Đoạn văn sau đây trình bày luận điểm gì và sử dụng các luận cứ nào? Hãy nhận xét về cách sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt của đoạn văn.

Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cành buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ra vào một thế giới rất gần  gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật: sự mỏi mệt say sưa của con thuyền lúc trở về bên, nỗi khổ đau chất chứa trên toa tàu nặng trĩu, những vui buồn sầu tủi của một con đường.

(Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam)

1
8 tháng 10 2019

- Luận điểm: Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm.

    - Tác giả đã trình bày các luận cứ:

    + Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.

    + Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới gần gũi với mỗi con người.

    - Hai luận cứ trên được trình bày theo một trật tự hợp lý. Tác giả xuất phát từ sự thấu hiểu Tế Hanh (tinh tế, có thể nghe những điều không hình sắc, âm thanh).

    + Nhận định cũng rất chính xác về chất thơ Tế Hanh: đưa ta vào thế giới gần gũi mà ta chỉ cảm thấy một cách mờ mờ.

    + Luận cứ thứ hai là hệ quả của luận cứ thứ nhất, điều này tạo được sự logic, hợp lý

Luận điểm của đoạn văn sau là gì? “Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cành buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi...
Đọc tiếp

Luận điểm của đoạn văn sau là gì? “Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cành buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật: sự mỏi mệt say sưa của con thuyền lúc trở về bên, nỗi khổ đau chất chứa trên toa tàu nặng trĩu, những vui buồn sầu tủi của một con đường.”
(Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam)

A. Tế Hanh là người tinh lắm.

B. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi.

C. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.

D. Cả A,B,C đều đúng.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Lắng nghe trước hết thể hiện sự tập trung tiếp nhận âm thanh từ bên ngoài.

- Lắng nghe còn có nghĩa là thấu hiểu, đồng cảm.

- Biết lắng nghe có nghĩa là có khả năng sẻ chia với những nghĩ suy, tâm tư khát vọng của người khác…

- Bàn luận về sức mạnh của tình yêu thương  + Giúp người nhận được lắng nghe, thấu hiểu và sẻ chia để vượt qua những  khó khăn, hoạn nạn. → Lấy dẫn chứng cụ thể  + Giúp người cho sống an yên, hạnh phúc, cảm nhận được ý vị của cuộc sống.  → Lấy dẫn chứng cụ thể  + Giúp con người tránh xa lối sống vô cảm, thờ ơ, vị kỉ.  → Lấy dẫn chứng cụ thể  + Giúp cộng đồng được gắn kết,...
Đọc tiếp

- Bàn luận về sức mạnh của tình yêu thương  

+ Giúp người nhận được lắng nghe, thấu hiểu và sẻ chia để vượt qua những  khó khăn, hoạn nạn. 

→ Lấy dẫn chứng cụ thể  

+ Giúp người cho sống an yên, hạnh phúc, cảm nhận được ý vị của cuộc sống.  → Lấy dẫn chứng cụ thể  

+ Giúp con người tránh xa lối sống vô cảm, thờ ơ, vị kỉ.  

→ Lấy dẫn chứng cụ thể  

+ Giúp cộng đồng được gắn kết, tăng sức mạnh tập thể.  

→ Lấy dẫn chứng cụ thể  

- Nêu phản đề  

+ Cần ban phát tình yêu thương đúng nơi, đúng đối tượng để tránh bị lợi  dụng bởi những kẻ xấu.  

→ Lấy dẫn chứng cụ thể  

+ Ngoài tình yêu thương cũng cần phải sống một cách khoa học, kỉ luật để  tránh thói ỷ lại, xuề xoà, …  

→ Lấy dẫn chứng cụ thể  

- Bài học nhận thức và hành động  

+ Thực hiện các công việc thiện nguyên.  

+ Đối xử bằng lòng từ tâm, nhẫn nại.  

+ Yêu thương nhưng cần sáng suốt.  

GIÚP MÌNH VỚI MAI MÌNH THI R Ạ

0
9 tháng 2 2019

“Bạn có biết chìa khóa để mở cánh cửa tâm hồn mỗi người, để mở cánh cửa hạnh phúc trong gia đình, để mở cánh cửa thành công trong xã hội là gì không? Đó là lắng nghe. Khi bàn về mục đích của lắng nghe, không phải ai cũng giải đáp được: “Mục đích cuối cùng của lắng nghe là để thấu hiểu hayv cảm thông?”. Theo tôi, để mỗi người sẵn sàng lắng nghe người khác đã khó, để lắng nghe với thái độ chân thành càng khó và muốn lắng nghe để thấu hiểu tâm tư của người khác càng khó hơn. Vì để hiểu được một người không phải chuyện dễ dàng, càng khó khăn hơn nếu chúng ta thiếu trải nghiệm để có thể có thể ngồi lại lắng nghe, chia sẻ làm thỏa mãn người khác. Vậy nên, chúng ta đừng tự làm khó mình, hay chê trách mình không đủ khả năng thấu hiểu họ. Mà khi lắng nghe ai đó chia sẻ việc cần hơn là ta bình tâm lắng nghe với thái độ chân thành. Có thể ta không đủ khả năng để thấu hiểu hết được những điều mà họ chia sẻ. Ai cũng thế thôi, họ hiểu điều đó chứ. Nếu không thể hiểu điều này hãy tự đặt mình vào tình huống để hiểu những gì tôi đang chia sẻ. Vậy nên, chỉ cần lắng nghe, san sẻ với thái độ thật chân thành là đủ. Khi ấy người được lắng nghe sẽ tìm thấy được sự đồng điệu, đồng cảm về tâm hồn rồi. Vậy là chúng ta đã có câu trả lời: Mục đích cuối cùng của lắng nghe là thấu hiểu và cảm thông, nếu không thể thấu hiểu ta có thể cảm thông, san sẻ với họ. Nhưng cũng cần tránh kiểu lắng nghe hình thức – lắng nghe cho có lắng nghe. Như vậy, không những người chia sẻ bị tổn thương, lạc lõng mà chúng ta còn lãng phí thời gian hay thậm chí có thể mất họ. Vậy đó, cho nên mỗi người cần lắng nghe với thái độ chân thành. Đó là chìa khóa để mở cửa tâm hồn người khác, để mở cửa hạnh phúc gia đình và mở cánh cửa thành công trong cuộc sống.”Bước thứ nhất để đạt tới sự thông thái là im lặng, thứ hai là biết lắng nghe người khác nói”.

9 tháng 2 2019

* Gợi ý :

undefined