K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi                                          Nửa năm hương lửa đương nồng,                               Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương                                         Trông vời trời bể mênh mang,                               Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong (Chí khí anh hùng) trích Truyện Kiều ( Nguyễn Du)1.Từ trượng phu trong văn bản chỉ ai? 2.Nêu chủ...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

                                          Nửa năm hương lửa đương nồng,

                               Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương

                                         Trông vời trời bể mênh mang,

                               Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong

 (Chí khí anh hùng) trích Truyện Kiều ( Nguyễn Du)

1.Từ trượng phu trong văn bản chỉ ai? 

2.Nêu chủ đề của văn bản 

3. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. 

4. Từ thoắt thể hiện điều gì? Lòng bốn phương ghĩa là gì? 

5. Hình ảnh thanh gươm yên ngựa được đặt trong không gian trời bể mênh mang gợi tả vẻ đẹp gì của hình tượng người anh hùng Từ Hải?

6. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7-10 câu), nêu cảm nhận của anh/ chị về khát vọng lên đường của Từ Hải.

Mọi người giúp mình với !!!! Mình cảm ơn ^_^

 

 

1
1 tháng 5 2020

1.từ trượng phu chỉ Từ Hải

2.Chủ đề: Đoạn trích là ước mơ công lí của Nguyễn Du gửi gắm qua hình tượng Từ Hải với dáng dấp tráng chí của một bậc đại trượng phu anh hùng cái thế, một tráng sĩ anh hùng tung hoành trong thiên hạ, vừa có chí khí phi thường vừa có tâm hồn khoáng đạt. Đồng thời đoạn trích còn thể hiện ngòi bút đầy sáng tạo của Nguyễn Du khi xây dựng hình tượng nhân vật Từ Hải với bút pháp ước lệ và cảm hứng vũ trụ gắn bó chặt chẽ với nhau, không thể tách rời.

3.Ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ đối thoại.

4.

-Từ thoắt giúp diễn tả hành động dứt khoát.

-Bốn phương ở đây có ý nghĩa chỉ thiên hạ, thế giới.

5

-thanh gươm yên ngựa: thể hiện tư thế oai phong , hào hùng của người anh hùng Từ Hải.

-Trời bể mênh mang : thể hiện ý chí lớn lao của Từ Hải.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi                                          Nửa năm hương lửa đương nồng,                               Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương                                         Trông vời trời bể mênh mang,                               Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong (Chí khí anh hùng) trích Truyện Kiều ( Nguyễn Du)1.Từ trượng phu trong văn bản chỉ ai? (0,5...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

                                          Nửa năm hương lửa đương nồng,

                               Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương

                                         Trông vời trời bể mênh mang,

                               Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong

 (Chí khí anh hùng) trích Truyện Kiều ( Nguyễn Du)

1.Từ trượng phu trong văn bản chỉ ai? (0,5 điểm)

2.Nêu chủ đề của văn bản (1,0 điểm)

3. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (1,0 điểm)

4. Từ thoắt thể hiện điều gì? Lòng bốn phương ghĩa là gì? (1,0 điểm)

5. Hình ảnh thanh gươm yên ngựa được đặt trong không gian trời bể mênh mang gợi tả vẻ đẹp gì của hình tượng người anh hùng Từ Hải? (2,5 điểm)

6. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7-10 câu), nêu cảm nhận của anh/ chị về khát vọng lên đường của Từ Hải.(4,0điểm)

1
5 tháng 5 2020

1. Trượng phu chủ Từ Hải.

2. Chủ đề: Hình ảnh người anh hùng Từ Hải lẫm liệt, oai phong gạt tình nhà ra đi vì nghĩa lớn.

3. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

4. Thoắt thể hiện sự nhanh nhạy, tức khắc.

Lòng bốn phương trong trường hợp này chỉ chí nam nhi ra đi vì nghĩa lớn làm việc lớn lao.

5. Tô đậm hình ảnh oai hùng lẫm liệt của Từ Hải.

7 tháng 10 2019

Chọn đáp án: D

14 tháng 2 2022

Tham khảo

Có thể nói, đây là những nét phác họa tài hoa của nhà thơ:“Đất nghèo nuôi những anh hùng/ Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên/ Đạp quân thù xuống đất đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”. Đất nước trong Việt Nam quê hương ta của Nguyễn Đình Thi là thế đó! Một đất nước yên bình, đẹp như bức tranh, con người thì hiền hòa, nhân hậu nhưng sẽ “rũ bùn đứng dậy sáng lòa” khi đất nước lâm nguy. “Đất nước đứng lèn” bằng bàn tay của những người anh hùng “áo vải”, chân đất, giản dị nhưng lại mang một sức mạnh phi thường. Những con người mà trong cuộc sông ngày thường lại quá đỗi hiền lành, chất phác song khi vào trận đánh họ lại hùng dũng vô cùng. Những con người ấy được Nguyễn Đình Thi phát hiện ra từ những mãnh đất nghèo.

29 tháng 2 2020

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vậy, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.

 

29 tháng 2 2020

Nhân vật dượng Hương Thư có thể xem là trung tâm của câu chuyện, quá trình vượt thác của dượng Hương Thư thật nguy hiểm, những con người không nao núng, sợ hãi trước thiên nhiên, tác giả tập trung khắc họa hình ảnh dượng Hương Thư đứng mũi chịu sào, đây cũng là cuộc chiến giữa con người với thiên nhiên.

Khi vượt thác được tác giả so sánh dượng Hương Thư “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ”, “như một pho tượng đồng đúc” thể hiện sức mạnh, tầm vóc của con người trước thiên nhiên khắc nghiệt, đây cũng là hình ảnh so sánh đầy thú vị khiến nhiều người liên tưởng đến những vị anh hùng xưa vốn có sức mạnh phi thường. Với sự so sánh đó không ai hơn con người mới đủ sức chế ngự và vượt qua được thiên nhiên.

Thêm một điểm nhấn trong vượt thác chính là sự so sánh của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà khác nhau hoàn toàn, điều này làm rõ nét sự mạnh mẽ, kiên cường, các hành động nhân vật rút sào, thả sào nhanh như cắt cho thấy sự dũng cảm, dày dạn kinh nghiệm khi vượt thác dữ.

Dượng Hương Thư chính là nhân vật làm nổi bật hình ảnh con người mạnh mẽ, kiên cường, sẵn sàng đánh bại thiên nhiên nhưng lại vô cùng giản dị, khiêm nhường. Đây cũng là đức tính của những con người lao động.

24 tháng 4 2020

Từ Hải - người anh hùng với ý chí , khát vọng vùng vẫy giữa đất trời.Chỉ cần nghĩ đến những khát khao, hoài bão lớn của đời người là chàng đã muốn lên đường ngay lập tức. Tư thế lên đường “trông vời” đó là cái nhìn thẳng về phía trước, thể hiện một thái độ tự tin, mạnh mẽ của con người có bản lĩnh kiên định, vững vàng. Các từ ngữ Nguyễn Du miêu tả quyết tâm của Từ Hải hết sức đắt giá: “trượng phu”, “động lòng bốn phương”, “trời bể mênh mông” cho thấy một không gian hoạt động rộng lớn, đó là không gian thiên nhiên, vũ trụ để Từ Hải thỏa sức vẫy vùng, thể hiện hùng tâm, tráng trí của mình.

24 tháng 12 2018

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
                                                                            nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
                                Kết quả hình ảnh cho hinh anime động