K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2023

“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”

Bánh chưng là một trong những món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam mỗi dịp Tết đến xuân về. Từ bao đời nay, bánh chưng đã như một món ăn gắn bó, sum vầy, mang đậm hương vị Tết cổ truyền dân tộc.

Truyện xưa kể rằng, từ đời Hùng Vương thứ 6, hoàng tử Lang liêu đã được vua cha lựa chọn để truyền ngôi với món bánh chưng, một thức bánh làm từ lúa gạo, do chính con người làm ra. Bánh chưng thường đi liền với bánh dày, nếu như bánh dày hình tròn, tượng trưng cho trời thì bánh chưng lại hình tượng trưng cho đất, con người luôn phải biết ơn mảnh đất đã sinh ra và nuôi sống chúng ta. Bánh chưng bao gồm những nguyên liệu rất đơn giản: Lá dong dùng để gói bánh, gạo nếp làm vỏ bánh và đỗ xanh, thịt lợn, hành làm nhân bánh. Để chuẩn bị gói bánh chưng, ta phải chuẩn bị những lá dong với nhiều kích cỡ, rửa sạch. Gạo nếp và đỗ xanh phải được ngâm sẵn, thịt lợn thái miếng và hành thái lát mỏng. Sau đó đến công đoạn gói bánh chưng. Ngày trước ông bà ta gói bánh chưng thuần túy bằng tay, nhưng bây giờ thường có khuôn để gói bánh được vuông vắn và dễ dàng hơn. Đầu tiên là đặt hai chiếc lạt biên dưới khuôn, sau đó xếp một lớp lá dong vuông vắn lên bốn mép khuôn. Tiếp theo là một lớp gạo nếp. Sau khi đã đổ gạo nếp lần thứ nhất, ta sẽ cho nhân bánh chưng gồm có đỗ, thịt và hành vào, xan đều ra giữa bánh rồi lại đổ thêm một lớp gạo nếp nữa. Cuối cùng là gói bánh lại và dùng lạt để cố định bánh cho chắc chắn. Khi gói bánh ta không nên xê dịch để tránh bị góc lệch. Những chiếc bánh chưng được coi là đạt tiêu chuẩn khi phần gạo và nhân bánh được nằm vuông vắn trong lớp lá, khi gói bánh chưng, không được cho lớp lá quá mỏng hay rách bởi nếu vậy khi luộc ruột bánh sẽ bị bung ra ngoài. Sau khi gói xong bánh chưng, ta cần chuẩn bị một nồi lớn để luộc bánh, thường thì sẽ luộc bánh chưng bằng bếp củi vì mất khá nhiều thời gian, xếp lần lượt bánh chưng vào nồi sau đó đổ nước vào, để lửa cháy âm ỉ trong khoảng 6-10 tiếng. Bánh chưng cần luộc lâu để chín đều và mềm thơm. Sau khi luộc xong bánh chưng cần được ép cho vuông vắn. Lúc ấy một chiếc bánh chưng mới hoàn chỉnh.

Bánh chưng thường được dùng để cúng ông bà tổ tiên, mang làm quà biếu tặng mỗi dịp Tết đến xuân về, vừa gần gũi lại vừa lịch sự. Bóc bánh chưng, màu bánh phải xanh màu lá dong, gạo phải mềm và chín tới mới ngon. Bánh chưng không cắt bằng dao mà dùng chính lạt gói bánh để cắt rất dễ dàng. Lớp vỏ bánh dính chặt và thơm mùi gạo nếp, mùi lá dong, đỗ bở tới, quyện với thịt lợn và hành tươi tạo nên một hương vị độc đáo và riêng biệt. Bánh chưng thường được ăn kèm với hành muối và dưa món,… Những chiếc bánh chưng trong mâm cơm ngày Tết vừa là món ăn thân thuộc vừa là mong chờ và niềm chúc cho những điều tốt đẹp trong năm mới sẽ đến với mỗi gia đình.

Cho dù xã hội có phát triển đến đâu, những món ăn mới và ngon như thế nào có ra đời, vị trí của bánh chưng trong mỗi dịp lễ trọng đại của dân tộc vẫn không thể thay thế. Món bánh chưng mộc mạc giản dị mà đầy ý nghĩa, vừa là sự biết ơn với ông cha ta, vừa là nét đẹp văn hóa không thể phai mờ.

1 tháng 2 2019

Hồ sen được bao quanh bởi một con đường nhỏ. Dưới hồ, lá sen xanh mát trông như những chiếc ô nhỏ xinh xắn. Xen lẫn trong hàng ngàn chiếc ô xanh là những bông hoa hồng tươi thắm tựa những gương mặt rạng ngời. Đài sen, nhị sen với những chấm phấn vàng tươi như trang điểm thêm cho gương mặt ấy thêm đáng yếu. Thật là thú vị mỗi khi chiều hè, được ngâm mình trong hồ sen mát lạnh và tận hưởng hương sen ngan ngát.

27 tháng 2 2019

Mình cũng phải làm đề này

Xã Hùng Lô (TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) là nơi có nhiều làng nghề truyền thống lâu năm được duy trì và phát triển như: Làng nghề mì gạo, làng nghề rượu xốm… nhưng được biết tới nhiều hơn cả vẫn là làng nghề gói bánh chưng.

Bánh chưng tại xã Hùng Lô có tiếng là ngon vì được lựa chọn kỹ từ thịt, gạo, lá dong và được nấu "mộc" bằng bếp than. Theo lời kể của những người dân sinh sống lâu năm cho biết, làm bánh quan trọng nhất là cách chọn nguyên liệu, cách gói và cách luộc. Bánh chưng luộc suốt đêm. Bí quyết để luộc bánh mau nhừ rất đơn giản, khi luộc bánh cứ sau khoảng 1 giờ lại pha thêm một ít nước lã vào nồi nước đang sôi.

Bánh chưng Hùng Lô - Thương hiệu mang đậm hồn quê Việt - Ảnh 1

Bánh chưng tại xã Hùng Lô ngon có tiếng vì được lựa chọn kỹ từ thịt, gạo, lá dong và được nấu "mộc" bằng bếp than.

Bánh chưng Hùng Lô - Thương hiệu mang đậm hồn quê Việt - Ảnh 2

Được biết, xã Hùng Lô được coi là cái nôi của nghề gói bánh chưng truyền thống dâng Vua Hùng vào dịp giỗ Tổ Hùng Vương.

Tiếp tục dò hỏi những người làm bánh chưng lâu năm trong làng, chúng tôi được biết xã Hùng Lô được coi là cái nôi của nghề gói bánh chưng truyền thống dâng Vua Hùng vào dịp giỗ Tổ Hùng Vương. Ngày nay, hàng chục hộ dân trong xã vẫn duy trì nghề gói bánh chưng quanh năm suốt tháng.

Nếu cách đây vài năm, trong làng chỉ có khoảng 30 hộ gói bánh chưng truyền thống nhưng đến nay số hộ gói bánh đã lên đến 70 hộ. Những ngày giáp Tết cổ truyền của dân tộc, xã Hùng Lô lại nhộn nhịp hơn bao giờ hết, từ ngoài ngõ vào sân, trong nhà bạt ngàn màu xanh của lá dong, màu trắng của gạo, màu vàng của đỗ.

Từ người già, người trẻ đều hối hả rửa lá, vo gạo, gói bánh. Khi trời về chiều cũng là lúc mọi công đoạn gói bánh hoàn tất, bánh được xếp vào những nồi to đặt lên bếp. Bếp lửa rực sáng suốt đêm luộc bánh. Gần sáng, bánh được vớt ra ép cho sạch nước. Có lẽ vì sự cầu toàn và tỉ mỉ trong từng chiếc bánh mà bánh chưng Hùng Lô là hương vị không thể thiếu trong những dịp quan trọng như cỗ bàn, cưới hỏi, quà biếu, lễ Tết.

Bánh chưng Hùng Lô - Thương hiệu mang đậm hồn quê Việt - Ảnh 3

Bánh chưng Hùng Lô không chỉ riêng của đất Phú Thọ mà đã trở thành đặc sản yêu thích của cộng đồng người Việt.

Nhiều du khách thập phương đến vùng đất này, nhất định không về tay không mà phải xách thêm năm mười chiếc bánh về làm quà. Từ đó, mà bánh chưng Hùng Lô không còn là “độc nhất” của đất Phú Thọ mà đã trở thành đặc sản yêu thích của cộng đồng người Việt.

Trao đổi với PV Thương hiệu và Pháp luật, ông Nguyễn Tiến Đức, Chủ tịch UBND xã Hùng Lô cho biết: "Sự tích bánh chưng, bánh dày có từ thuở lập quốc mở làng. Bánh chưng xanh của Lang Liêu gắn với lịch sử Việt Nam trong việc chọn người trị vì đất nước.

Có lẽ vì trân trọng ý nghĩa đó nên trong Tết Nguyên đán nghìn đời nay, không chỉ riêng gì con em Phú Thọ mà khắp mọi nơi đều có bánh chưng. Đặc biệt, bánh chưng Hùng Lô vinh dự được tỉnh nhà chọn là sản phẩm phục vụ ngành du lịch của tỉnh. Đây sẽ là điểm đột phá để đưa Hùng Lô phát triển toàn diện cả về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng...".

6 tháng 3 2018

Bánh chưng tại xã Hùng Lô có tiếng là ngon vì được lựa chọn kỹ từ thịt, gạo, lá dong và được nấu "mộc" bằng bếp than. Theo lời kể của những người dân sinh sống lâu năm cho biết, làm bánh quan trọng nhất là cách chọn nguyên liệu, cách gói và cách luộc. Bánh chưng luộc suốt đêm. Bí quyết để luộc bánh mau nhừ rất đơn giản, khi luộc bánh cứ sau khoảng 1 giờ lại pha thêm một ít nước lã vào nồi nước đang sôi.Bánh chưng tại xã Hùng Lô ngon có tiếng vì được lựa chọn kỹ từ thịt, gạo, lá dong và được nấu "mộc" bằng bếp than.Được biết, xã Hùng Lô được coi là cái nôi của nghề gói bánh chưng truyền thống dâng Vua Hùng vào dịp giỗ Tổ Hùng Vương. Tiếp tục dò hỏi những người làm bánh chưng lâu năm trong làng, chúng tôi được biết xã Hùng Lô được coi là cái nôi của nghề gói bánh chưng truyền thống dâng Vua Hùng vào dịp giỗ Tổ Hùng Vương. Ngày nay, hàng chục hộ dân trong xã vẫn duy trì nghề gói bánh chưng quanh năm suốt tháng.

Nếu cách đây vài năm, trong làng chỉ có khoảng 30 hộ gói bánh chưng truyền thống nhưng đến nay số hộ gói bánh đã lên đến 70 hộ. Những ngày giáp Tết cổ truyền của dân tộc, xã Hùng Lô lại nhộn nhịp hơn bao giờ hết, từ ngoài ngõ vào sân, trong nhà bạt ngàn màu xanh của lá dong, màu trắng của gạo, màu vàng của đỗ.

Từ người già, người trẻ đều hối hả rửa lá, vo gạo, gói bánh. Khi trời về chiều cũng là lúc mọi công đoạn gói bánh hoàn tất, bánh được xếp vào những nồi to đặt lên bếp. Bếp lửa rực sáng suốt đêm luộc bánh. Gần sáng, bánh được vớt ra ép cho sạch nước. Có lẽ vì sự cầu toàn và tỉ mỉ trong từng chiếc bánh mà bánh chưng Hùng Lô là hương vị không thể thiếu trong những dịp quan trọng như cỗ bàn, cưới hỏi, quà biếu, lễ Tết.Bánh chưng Hùng Lô không chỉ riêng của đất Phú Thọ mà đã trở thành đặc sản yêu thích của cộng đồng người Việt.

Nhiều du khách thập phương đến vùng đất này, nhất định không về tay không mà phải xách thêm năm mười chiếc bánh về làm quà. Từ đó, mà bánh chưng Hùng Lô không còn là “độc nhất” của đất Phú Thọ mà đã trở thành đặc sản yêu thích của cộng đồng người Việt.

Trao đổi với PV Thương hiệu và Pháp luật, ông Nguyễn Tiến Đức, Chủ tịch UBND xã Hùng Lô cho biết: "Sự tích bánh chưng, bánh dày có từ thuở lập quốc mở làng. Bánh chưng xanh của Lang Liêu gắn với lịch sử Việt Nam trong việc chọn người trị vì đất nước.

Có lẽ vì trân trọng ý nghĩa đó nên trong Tết Nguyên đán nghìn đời nay, không chỉ riêng gì con em Phú Thọ mà khắp mọi nơi đều có bánh chưng. Đặc biệt, bánh chưng Hùng Lô vinh dự được tỉnh nhà chọn là sản phẩm phục vụ ngành du lịch của tỉnh. Đây sẽ là điểm đột phá để đưa Hùng Lô phát triển toàn diện cả về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng...".

18 tháng 2 2019

Đến với mỗi vùng miền khác nhau của đất nước, ta lại được thưởng thức những cái riêng mà chỉ có vùng đất ấy mang lại.Ai đã qua miền Tây Nam Bộ, không thể quên những vườn cây trĩu trái, những món cá sông nước đặc sản của vùng miền.Ai đã một lần tới với Hà Nội không thể không thưởng thức món bún chả nổi tiếng nhất nhì cả nước.Còn đến với Thái Bình - một tỉnh đồng bằng nhỏ ở miền nông thôn Bắc Bộ, chúng ta không thể bỏ qua món bánh cáy làng Nguyễn đã sớm vang danh khắp cả nước.

Khi nhắc tới Thái Bình, hẳn ai cũng sẽ nhớ ngay tới chùa Keo, một trong những ngôi chùa với lối kiến trúc đẹp và cổ kính bậc nhất Việt Nam hay vùng đồng bằng với những cánh đồng lúa rộng bát ngát, thẳng cánh cò bay. Nhưng đến với Thái Bình, người ta không chỉ biết và thương nhớ riêng chùa Keo mà còn thương nhớ cả một món ăn - món đặc sản - nét văn hóa ẩm thực đặc sắc nhất mà người Thái Bình vô cùng tự hào, đó là món bánh cáy làng Nguyễn.

Bánh cáy đã xuất hiện từ lâu đời, khoảng hai trăm tới ba trăm năm trước, từ thời đất nước ta còn trong chế độ phong kiến. Loại bánh này đã trở thành một món ăn truyền thống và trở thành đặc sản vùng miền để dâng lên vua chúa ngày xưa. Chính sự lan tỏa rộng rãi của món bánh này đã giúp hình thành nên một làng nghề làm bánh cáy nổi tiếng ở Thái Bình, đó là làng Nguyễn, Đông Hưng, Thái Bình. Và cũng chỉ ở tại ngôi làng này, người ta mới có thể được thưởng thức hương vị nguyên chất nhất của chiếc bánh cáy từ thời xưa.

Đối với nhiều bạn, có thể món bánh cáy này còn khá lạ lẫm.Món bánh cáy được làm từ những nguyên liệu chính là gạo nếp, nhưng lại tạo nên một nét hương vị riêng không nơi nào có thể làm ra được. Để làm ra một chiếc bánh cáy thơm ngon, người ta cần dùng rất nhiều nguyên liệu, không thể thiếu trong số các nguyên liệu chính là gạo nếp, mỡ lợn, lạc, gấc, vừng, dừa, ... và điều quan trọng không thể thiếu đó là phải chọn lựa nguyên liệu thật cẩn thận. Vậy nên, ngay từ trước khi chuẩn bị làm bánh khoảng nửa tháng, người thợ làm bánh đã phải chọn ra những lạng mỡ lợn tươi ngon nhất để đem muối.Mỡ lợn được cho là ngon phải có độ tươi, dẻo, đàn hồi và có độ trắng nhất định, được lấy từ con lợn ngon nhất.Sau đó, mỡ lợn được đem ướp muối và đường trong vòng nửa tháng để tạo nên thành phần ngon nhất của chiếc bánh cáy.Đến khi mỡ lợn đạt được độ chín nhất định, người ta mới lấy ra mà bắt đầu công đoạn làm một chiếc bánh cáy.Ngoài mỡ lợn, việc chọn các nguyên liệu khác cũng là một công đoạn cực kì quan trọng. Gạo nếp được chọn để làm bánh phải là loại gạo nếp cái hoa vàng - một loại nếp đặc sản của vùng đồng bằng, được xay xát và vo cẩn thận. Người ta sẽ vo gạo nếp từ đêm hôm trước,ngâm trong nước lạnh qua một đêm để gạo có được độ mềm và nở. Sau đó, gạo nếp được vớt lên để ráo nước, một phần được cho lên chảo bung lên thành các hạt bỏng gạo.Trong bước này, người làm bánh sẽ cẩn thận loại bỏ hết các lớp vỏ trấu còn sót lại trên những hạt gạo, để có được những hạt bỏng gạo trắng và sạch sẽ nhất.Phần còn lại của gạo nếp sẽ được nấu thành xôi, gồm xôi gấc và xôi nghệ. Trong lúc nấu xôi, người nghệ nhân làm bánh phải canh giờ để xôi vừa chín tới sẽ được mang ra ngay, sau đó được cho vào cối đá giã đều tay cho thật nhuyễn và mịn. Xôi sau khi được giã sẽ được đem đi cán mỏng thành từng miếng nhỏ rồi đem sấy cho thật khô. Trong thời gian chờ xôi được sấy, người thợ bánh sẽ bắt tay ngay vào việc chuẩn bị nốt những nguyên liệu còn lại của chiếc bánh cáy. Đó là những thành phần phụ tạo nên mùi thơm cũng như nét đặc trưng của chiếc bánh. Không thể thiếu trong chiếc bánh cáy mà mùi thoang thoảng của vỏ quýt thơm, mùi gừng đậm đà nồng nồng, vị ngọt mát của đường mía, cái giòn giòn của cà rốt. Bởi vì từ gừng, người thợ bánh đã khéo léo giã nát, rồi pha thành một thứ nước gừng, cùng với đó là nước đường pha đặc, được cho lên bếp đảo đều cùng với cà rốt và vỏ quýt. Chắc hẳn ai đã từng được nếm thử bánh cáy sẽ không thể quên được hương vị của những nguyên liệu độc đáo này.

Tiếp theo, khi đã được sấy khô, những lát xôi lại được đem đi nghiền nát thành bột mịn. Còn mỡ lợn được đem ra từ thùng muối, thái thành miếng kiểu hạt lựu rồi cho lên bếp xào cùng đường cho đến khi mỡ chuyển màu và vàng giòn thì người ta sẽ trút hết bột xôi vào đó, khuấy thật đều tay để tạo nên mùi thơm. Tiếp đó, tất cả các nguyên liệu sẽ được trộn đều cùng. Trong bước này, người thợ bánh phải là người có đôi tay thật dẻo, thật khéo léo thì mới có thể tạo nên được một chiếc bánh với màu sắc và độ sánh thật đẹp được.

Cuối cùng trong các công đoạn là rắc vừng và lạc. Lạc và vừng sau khi được người thợ làm bánh khéo léo rang vàng lên, tỏa ra một mùi thơm bùi béo đặc trưng thì được đem rải thật đều vào mặt đáy của khuôn bánh. Người thợ làm bánh cứ vậy mà trút những nguyên liệu đã được làm tỉ mỉ ở trên vào khuôn rồi dùng tay ấn bánh xuống cho thật chặt. Để chờ cho tới khi bánh trong khuôn nguội và kết dính lại với nhau, đem ra ngoài, ta đã có được món bánh cáy truyền thống - đặc sản của người dân Thái Bình.

Ngày xưa, trong lớp nguyên liệu còn có cả trứng của loài cáy biển nữa.Vậy nên, bánh mới có cái tên rất đặc biệt - bánh cáy. Sau này, nguyên liệu này dần không còn phổ biến và không còn được sử dụng nữa, nhưng cái tên bánh cáy đã trở thành một món bánh ngon không thể thiếu của người dân quê hương Năm Tấn.Bánh cáy của Thái Bình chỉ có một loại duy nhất làn nên thương hiệu cho đặc sản của xứ này. Đó là bánh cáy được làm ra từ làng Nguyễn.Loại bánh này đã được phổ biến rộng rãi khắp cả nước, tạo nên một thương hiệu riêng mang tên bánh cáy làng Nguyễn nổi tiếng khắp cả nước ta.

Kì công là vậy để tạo nên một chiếc bánh cáy, nhưng để thưởng thức cho đúng cái vị bánh thì không phải ai cũng rành. Để có thể thưởng thức được trọn vẹn hương vị và độ ngon của bánh, người ta phải cắt thành từng miếng nhỏ, vừa ăn vừa nhâm nhi một chén trà nóng thì quả thực mới nếm hết được cái hồn của bánh cáy Thái Bình. Bánh cáy xưa kia chỉ được làm mỗi dịp tết đến, đón xuân về, người ta mới được dịp ngồi lại cùng nhau thưởng thức nó. Nhưng ngày nay, khi cuộc sống càng ngày càng đủ đầy, người ta lúc nào cũng có thể thưởng thức được món bánh ngon này.Và không thể thiếu trong túi quà của những ai đã từng tới Thái Bình là món bánh cáy truyền thống này để làm quà cho mọi người. Bánh cáy cũng là món bánh được những người con Thái Bình xa xứ thương nhớ gửi làm quà cho các bạn từ phương xa.

Bánh cáy từ lâu đã trở thành một phần văn hóa tinh thần của người dân Thái Bình. Đi tới đâu, gặp bất cứ ai, khi hỏi về những món ăn ngon của quê hương mình, mỗi người con Thái Bĩnh sẽ tự hào nói tên món bánh cáy. Không chỉ trong đời sống hàng ngày của người dân, bánh cáy đã trở thành món đặc sản không thể thiếu của những ai đã từng một lần tới thăm mảnh đất này.Bởi vì trong đó chứa đựng tất cả những tinh hoa, những phong tục, và nét văn hóa ẩm thực riêng, không nơi nào có của vùng đất đồng bằng này.

Giờ đây, khi tới với Thái Bình, các bạn sẽ không chỉ thăm quan những cảnh đẹp, những thắng cảnh tuyệt sắc mà chắc chắn sẽ không thể nào quên thưởng thức món bánh cáy truyền thống ở nơi đây. Trải qua bao thăng trầm, bao biến cố, món bánh này sẽ mãi là một món quà đặc biệt, một nét văn hóa ẩm thực, một đặc sản không thể nào quên của quê hương Thái Bình.

25 tháng 3

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yên Nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động ,ý nghĩ của mỗi con người. từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng Như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo ...Nhưng đó là ở thời điểm chiến tranh cũng bây giờ đến thời kỳ  bình yên, thời kỳ hiện đại hòa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. xã hội đang ngày một tiến lên mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai trong cuộc sống những tư tưởng việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước. (tham khảo thuii  nha đừng chép đó à! Sợ mấy bạn cùng lớp đọc đc rồi  chép thế là mai lại bị giống nhau là chết thật luônn

25 tháng 4 2022
    • Bài này em chỉ đc kham khảo thôi nhé :
         
  • Ngót hơn một trăm năm qua, người làng Sơn Đồng không chỉ tài tình trong nghề sơn, tạc, tạo ra được những bức tượng Ông Hoàng Bảy, Ông Hoàng Mười, Đức Thánh Trần, Văn Thù Bồ Tát, Tam Thế Phật,  Phật Thích Ca, Phật A di đà, Phật bà nghìn tay nghìn mắt, tượng ông Thiện, ông Ác, tượng La Hán, Kiệu bát cống, ô sa, cửa võng….cùng vô số loại đồ thờ thủ công mỹ nghệ nổi tiếng trong cả nước, mà từ cái thời xa xưa ấy, người Sơn Đồng đã biết nhắc nhau phải luôn kính trọng nghề tổ tiên ban tặng cho mình: Nghề sơn, tạc tượng thờ – nghề đã tạo nên cho làng quê Sơn Đồng biết bao nghệ nhân có đôi tay tài hoa, được vua Khải Định ban thưởng; được người Pháp phong tặng danh hiệu nghệ nhân.Từ vùng đất tổ Hùng Vương đến Nam thiên đệ nhất động – chùa Hương, bất cứ đâu trong cả nước, người ta cũng thấy có tượng phật, đồ thờ do chính bàn tay thợ gỗ Sơn Đồng chế tác. Một điều rất đặc biệt ở những người thợ làng gỗ này là mặc dù không có dấu hiệu gì trên các pho tượng, song ở đâu đâu người Sơn Đồng cũng dễ dàng nhận ra được những đường nét không thể lẫn của sản phẩm tượng gỗ làng mình. Họ đã nhìn vào đó để tự hào có nghề quý được kết tinh trong đôi bàn tay người thợ quê nhà mà người vùng khác muốn học cũng khó lòng theo được và còn để “khắc cốt ghi tâm” phải giữ tròn chữ tín cho nghề tổ.
Thuyết minh về làng nghề nón lá xứ Huế

Chiếc nón lá - hình ảnh thân thuộc, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam không biết tự bao giờ đã âm thầm lặng lẽ đi vào thơ ca, được nhiều bạn đọc yêu thích. Nón lá từ lâu không chỉ là vật dụng chỉ để che mưa, che nắng, mà nó còn là biểu tượng truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Để có được những chiếc nón ấy, người thợ thủ công đã bỏ ra không ít công sức. Những làng nghề làm nón lá xuất hiện, được nhiều người ưa chuộng, yêu thích. Huế là nơi nổi tiếng hơn cả.

"Gió cầu vương áo nàng thôn nữ
Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ."
(Đông Hồ)

Nghề làm nón ở Huế đã tồn tại và phát triển hàng trăm năm qua với nhiều làng nghề thủ công: Dạ Lê, Phú Cam, Đốc Sơ, Triều Tây,....Mỗi năm sản xuất hàng triệu chiếc nón đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Những bàn tay nghệ nhân khéo léo đan từng chiếc nón, trải qua nhiều công đoạn khác nhau để hoàn thành sản phẩm.

Các công đoạn gồm: chọn khung, uốn vành, lợp lá,cắt hoa văn, chằm và đánh bóng bảo quản, cuối cùng đưa ra thị trường. Vì gồm nhiều công đoạn như thế, nghề làm nón cũng chia ra làm nhiều thợ, mỗi người một việc: Thợ làm khung, thợ chuốt vành, thợ chằm nón,...

Để định hình chiếc nón,người nghệ nhân bắt đầu làm khung. Công đoạn đầu tiên là chuốt vành, công đoạn này yêu cầu người thợ phải khéo léo, chuốt sao cho các vành đều nhau, vừa vặn, không quá to hay quá nhỏ làm mất vẻ đẹp của nón. Vành nón được làm bằng gỗ nhẹ, mảnh, các vành ghép lại tạo cho chiếc nón lá có độ khum, độ tròn và có hình dáng nhất định. Mỗi chiếc nón thường có từ 15-16 vành, đường kính khoảng 50cm, làm từ gỗ cây lồ ô, câu mung có nhiều ở Thừa Thiên - Huế. Vành nón có tuổi thọ khoảng vài chục năm tùy thuộc vào người sử dụng. Có thể xem đây là công đoạn quan trọng nhất, quyết định rõ hình dạng chiếc nón lá, 16 vành nón còn được người dân nơi đây đặt cho cái tên ấn tượng nhưng dễ nhớ: "16 vành trăng".

Tiếp theo là công đoạn lợp lá - một công đoạn quan trọng không kém. Lá dùng để lợp nón là loại lá nón bình thường, nhưng chúng phải trải qua các giai đoạn chọn lọc tỉ mỉ và trải qua nhiều khâu: hấp, sấy, phơi sương, ủi phẳng. Người nghệ nhân phải cân nhắc, cẩn thận sao cho lá nón giữ được màu trắng xanh mới đạt tiêu chuẩn. Những chiếc lá nón được xếp đều lên vành, không bị chồng chéo nhau, tạo nên hình ảnh chiếc nón thanh mảnh, đầy nữ tính. Những người nghệ nhân sẽ đính những chiếc lá này cố định lên vành nón bằng một loại "chỉ" đặc biệt, cốt làm cho chiếc nón đẹp hơn, bền chắc hơn. Bình thường,mỗi vành nón xếp khoảng 24-25 chiếc lá đều nhau. Đến đây, chiếc nón lá đã phần nào được định hình, các bộ phận đều khá đầy đủ.

Sau công đoạn lợp lá là công đoạn đặt hoa văn. Biểu tượng giữ hai lớp nón lá thường là hình ảnh cầu Trường Tiền, núi Ngự Bình, cầu Ngói,.... được đặt hài hòa trong không gian nón, để khi soi dưới ánh nắng mặt trời, ta có thể nhìn thấy những hình ảnh tuyệt đẹp ấy. Chưa hết, những bài thơ nổi tiếng viết về Huế cũng được in cạnh bên, những bài thơ này thường được làm từ giấy bòng bảy màu, in nổi bật trên nền xanh trắng của lá nón. Nón lá với hoa văn đẹp mắt, tinh tế đã cuốn hút không biết bao nhiêu người dân hướng về quê hương Huế mộng mơ đầy yêu thương.

 

 

Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn quan trọng nhất: chằm nón. Công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của người nghệ nhân, chính vì lí do này mà thợ chằm nón đa số đều là nữ. Từng đường kim mũi cước mềm mại uốn cong theo vành nón, nhanh thoăn thoắt mà đều tăm tắp, đẹp biết bao nhiêu. Những đường cước mỏng viền quanh vành nón không làm mất đi vẻ đẹp vốn có mà nó còn tô điểm thêm cho nón lá, đồng thời, cũng giúp làm tăng độ bền cho nón. Nón lá sau khi hoàn tất sẽ được quét lên một lớp nhựa thông pha cồn để tăng độ bóng, không thấm nước. Cuối cùng, những sản phẩm đặc biệt này sẽ có mặt trên thị trường, ở các chợ, các cửa hàng lưu niệm.

Ở Huế đâu đâu cũng có các hàng nón lá: chợ Đông Ba, Bến Ngự,...đến chợ Sịa, Phò Trạch,.... Với vẻ ngoài hấp dẫn, chiếc nón đã trở thành một món hàng được nhiều người dân ưa chuộng, nhiều khách du lịch yêu thích. Ai đã từng đến Huế, đều tự mua cho mình chiếc nón bài thơ - một dấu ấn mang đậm nét riêng của người dân nơi đây. Hình ảnh chiếc nón lá được quảng bá khắp thị trường, các cô, các chị, ai cũng chuộng món hàng này, vừa đơn giản, vừa đậm đà bản sắc dân tộc.

Cầm chiếc nón lá trên tay, ta không chỉ yêu từng đường kim mũi chỉ, từng đường nét hoa văn, mà còn yêu thêm xứ Huế tình nghĩa đầy mộng mơ, yêu thêm những vẫn thơ mộc mạc đậm chất trữ tình:

"Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu..."
(Thu Bồn)

Nón bài thơ không chỉ là loại nón đơn thuần mà thực sự đã trở thành thương hiệu đặc sắc của dân tộc. Đây là sản phẩm thủ công mĩ nghệ đầu tiên được Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học Công nghệ) cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lí 8/2010.

Nón lá, đặc biệt là nón bài thơ đã đi sâu vào lòng người qua các bài thơ mộc mạc, yêu thương, trở thành một nét riêng của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là nhân dân xứ Huế. Dẫu cho hiện tại, bóng dáng chiếc nón lá không còn rợp bóng các con phố như ngày xưa, nhưng hình ảnh của nó vẫn tồn tại mãi mãi trong lòng người dân. Yêu thêm chiếc nón lá, yêu thêm con người Huế, yêu thêm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam..... Và một điều chắc chắn rằng, dù thời gian có trôi đi vô tận, hình ảnh chiếc nón lá cùng chiếc áo dài truyền thống mãi tồn tại sâu sắc trong tâm khảm người dân. Chiếc nón lá mãi là biểu tượng của một dân tộc đầy yêu thương và sâu sắc.

 

 

5 tháng 4 2022

Giúp mik với

14 tháng 6 2022

Làm gốm( ở Bát Tràng): 

- Cốt gốm được tạo thành dáng bằng tay và bàn xoay, hoàn toàn là dựa vào kinh nghiệm và cảm nhận của mỗi cá nhân người thợ gốm, và sản phẩm cuối cùng cho ra luôn mang đặc điểm cốt đầy, dày và khá nặng tay.

- Men được tráng là men tự nhiên, an toàn và thường có màu ngà, hơi đục.

*Làm lụa ( Ở Vạn Phúc):

 Lụa ở làng Vạn Phúc được đánh giá là đẹp và bền. Hoa văn trên lụa rất đa dạng, trang trí đối xứng với nhau, đường nét không rườm ra, phức tạp mà luôn tạo cảm giác phóng thoáng, dứt khoát.

16 tháng 12 2022
  • -Một số làng nghề truyền thống ở quận Cầu Giấy là:
  • 1. Làng Gốm Bát Tràng - Làng Nghề Cổ Tại Hà Nội 
  • 2. Làng Lụa Vạn Phúc – Làng Nghề Truyền Thống Ở Hà Nội
  • 3. Làng Nón Chuông - Làng Nghề Truyền Thống Tại Hà Nội 
  • 4. Làng Quạt Chàng Sơn - Làng Nghề Cổ Truyền Tại Hà Nội 
  • 5. Làng Rối Nước Đào Thục - Làng Nghề Truyền Thống Tại Hà Nội 
  • 6. Làng Nghề Tăm Hương Quảng Phú Cầu Hà Nội 
  • 7. Làng Nghề Thêu Ren Quất Động - Làng Nghề Cổ Truyền Tại Hà Nội 
  • 8. Làng Mây Tre Đan Phú Vinh - Làng Nghề Cổ Tại Hà Nội 
  • 9. Làng Đúc Đồng Ngũ Xã - Làng Nghề Cổ Ở Hà Nội
  • 10. Làng Nhạc Cụ Dân Tộc Đào Xá - Làng Nghề Cổ Truyền Hà Nội
  • 11. Làng Nghề Kim Hoàn Định Công - Làng Nghề Cổ Ở Hà Nội
  • 12. Làng Chuồn Chuồn Tre Thạch Xá
  • Cái tên đầu tiên không thể vắng mặt trong các làng nghề truyền thống tại Hà Nội đó là Làng Gốm Bát Tràng. Tọa lạc bên bờ tả ngạn sông Hồng, làng gốm Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm. Làng gốm Bát Tràng đã tồn tại với tư cách một làng nghề khoảng hơn 500 năm tuổi là thiên đường của các đồ vật bằng gốm, gốm ở đây vừa rẻ vừa đẹp, đặc biệt khách tham quan có thể tự làm gốm theo sở thích của mình. 
  • - Chúng ta cần tuyên truyền, chia sẻ với mọi người xung quanh về nghề truyền thống, sử dụng các sản phẩm của nghề truyền thống, tham gia các lớp học làm sản phẩm truyền thống. - Mỗi người cần phải trang bị một thái độ trân trọng, tích cực tìm hiểu về những làng nghề truyền thống.