K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong phút chốc, ngồi trước mặt chúng tôi lại vẫn là một người đàn bà lúng túng, đầy sợ sệt, nhưng có vẻ thông cảm với chúng tôi hơn. Mụ bắt đầu kể: - Từ nhỏ tuổi tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt, sau một bận lên đậu mùa. Hồi bấy giờ nhà tôi còn khá giả, nhà tôi trước ở trong cái phố này. Cũng vì xấu, trong phố không ai lấy, tôi có mang với một anh con trai một nhà hàng chài giữa phá hay...
Đọc tiếp

Trong phút chốc, ngồi trước mặt chúng tôi lại vẫn là một người đàn bà lúng túng, đầy sợ sệt, nhưng có vẻ thông cảm với chúng tôi hơn. Mụ bắt đầu kể: - Từ nhỏ tuổi tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt, sau một bận lên đậu mùa. Hồi bấy giờ nhà tôi còn khá giả, nhà tôi trước ở trong cái phố này. Cũng vì xấu, trong phố không ai lấy, tôi có mang với một anh con trai một nhà hàng chài giữa phá hay đến nhà tôi mua bả về đan lưới. Lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi. Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình: - Giá tôi đẻ ít đi hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối... cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính - bỗng mụ đỏ mặt - nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật. - Vậy sao không lên bờ mà ở - Đẩu hỏi. - Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó? Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được! - Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không? - Tôi hỏi. - Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu... Giá mà lão uống rượu... thì tôi còn đỡ khổ... Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão... đưa tôi lên bờ mà đánh... - Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! - Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên. - Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông... Phân tích hình tượng người đàn bà trong đoạn trích trên từ đó nhận xét cảm hứng thế sự của nguyễn Minh Châu

0
8 tháng 11 2019

Đáp án cần chọn: B

xin chào các bạn và admin của truyện ma có thật mình nghe truyện cũng nhiều rồi hôm nay mình xin góp một truyện Ðây là chuyện thật về cái chết người bạn thân nhất của mình . nếu không hay xin đừng ném đá mình xin bắt đầu câu chuyện.Trở lại năm năm về trước. Vào một buổi tối thứ 6, H. và tôi đang đi mua sắm tại cửa tiệm quần áo , lúc đó H. hỏi tôi có muốn đi chơi trên làng X...
Đọc tiếp

xin chào các bạn và admin của truyện ma có thật mình nghe truyện cũng nhiều rồi hôm nay mình xin góp một truyện Ðây là chuyện thật về cái chết người bạn thân nhất của mình . nếu không hay xin đừng ném đá mình xin bắt đầu câu chuyện.
Trở lại năm năm về trước. Vào một buổi tối thứ 6, H. và tôi đang đi mua sắm tại cửa tiệm quần áo , lúc đó H. hỏi tôi có muốn đi chơi trên làng X không, tôi nói đi nếu lúc đó tôi nói không thì mọi chuyện đã khác rồi.
Rồi chúng tôi sắp xếp mọi thứ, một tuần lễ sau chúng tôi lên đường.
Chúng tôi đến ngôi làng X khoảng 10:00 giờ sáng , chúng tôi đến gặp trưởng làng và xin trưởng làng ở đây chơi 1 tuần và trưởng làng vui vẻ đồng ý ,khoảng 1 tiếng sau H rủ tôi lên rừng chơi tôi đồng ý và hai đứa tôi đi , Chúng tôi mãi miết đi Bỗng chúng tôi nghe một tiếng rầm rất rùng rợn Tôi giựt mình hỏi:
– Tiếng gì vậy!?
– Hình như là tiếng của hổ
Vừa lúc đó, chúng tôi lại nghe tiếng rầm nhưng lần này gần hơn lần trước. Tôi nhìn chung quanh để xem có người nào ở đó nữa không nhưng không có ai khác ngoại trừ hai đứa tôi bỗng dưng H. thét lên, tôi vội quay lưng lại thì thấy một con Hổ nó rất lớn có răng nanh nhọn hoắt, nó chỉ cách xa chúng tôi khoảng 8 thước.
– Nhanh lên H.. Hãy chạy đi mau, tôi nói với một giọng run run.
Chúng tôi từ từ thụt lùi lại hy vọng con hổ đừng có theo chúng tôi nữạ Nhưng nó vẫn lầm lũi đi tới gần hơn và hai cặp mắt cứ nhìn chầm chập vào chúng tôị
– CHẠY! H. kêu lên.
– Ðừng, nó sẽ rượt bắt chúng mình. Tôi cãi lại
Nhưng H đã bỏ chạy mặc kệ tôi nói gì, và con Hổ đuổi theo saụ
– H.!!! Tôi la lớn.
Nhưng trễ rồi Con Hổ đã vồ chụp lấy H..
– Cứu chúng tôi với Tôi la thật lớn để dân làng nghe thấy và lập đi lập lại nhiều lần, nhưng không có ai nghẹ Còn con hổ đen thì cứ nhằm mặt của H. mà cấu xé.
– Cứu tôi với, M.! H nói với một giọng thỉnh cầu .
Lúc đó tôi sợ quá không biết làm gì hơn là ba chân bốn cẳng chạy .Tôi cố gắng chạy thật mau, vừa chạy tôi vừa nghe ở đằng sau lưng tiếng cầu cứu của H. văng vẳng:
– ÐỪNG… ! ÐỪNG ÐI…! HÃY Ở LẠI ÐÂY GIÚP H….
Khi tôi vừa chạy tới làng và la thật lớn:
– CỨU BẠN TÔỊ BẠN TÔI BỊ HỔ CẮN. HÃY CỨU BẠN TÔI, MAU LÊN!!!
Sau đó người dân trong làng cùng chạy ra ngoài với tôị Chúng tôi chạy đến nơi thì con hổ vẫn còn đang cắn xé H. Vài người thì lấy cái cây thật lớn đập mạnh vào con hổ, còn những người còn lại kia thì lượm đá ném liên tục vào con hổ có lẽ con hổ nghĩ rằng nó không thể chống cự lại được nên đành lủi thủi bỏ vào rừng.
– H…. Tôi vừa kêu vừa chạy đến nơi bạn đang nằm. H , ,Có sao không? Nhưng H không trả lờị Lúc đó, tôi ngồi xuống ôm H vào lòng và những giọt nước mắt của tôi đã lã tả rơi xuống thân thể đầy máu của H.
Tôi đã gọi tên của H nhiều lần, nhưng bạn ấy vẫn nằm im lìm, thân thể còn đó nhưng linh hồn của H đã ra khỏi thể xác đau đớn của mình từ lúc nào rồi, Tôi liền gọi điện thoại báo cho gia đình H biết chiều hôm ấy ba mẹ của H. và người anh của H đều đến. Bạn thân của tôi thật sự rời bỏ cõi đời.
Ðến ngày chôn cất H., ba của H. hỏi tôi chuyện gì thật sự đã xảy ra, nhưng tôi không thể nào kể cho ông biết, vì mặc cảm tội lỗi cứ ám ảnh tôi hoài Cho đến hai tuần sau ngày chôn cất của H. xong, tôi mới kể lại đầu đuôi câu chuyện cho cả nhà H nghe Tôi rất là hối hận trong lòng vì nếu tôi ở lại có thể H sẽ không có chết. Tôi nghĩ rằng H cũng hận tôi lắm. Sau khi an táng H. xong, tối hôm ấy tôi thấy H đến nhà tôi . đến không phải bằng thân thể mà bằng hồn ma lần đầu tiên tôi thấy bạn ấy hiện về. Lúc đó tôi thấy mặt mày của H. có nhiều vết thẹo còn quần áo thì dính đầy đất cát. Khi thấy H. tôi vui mừng hớn hở cứ ngỡ rằng H vẫn còn sống:
– H! Bạn không có chết! H. à, cho M. xin lỗi vì lúc đó sợ quá không biết làm gì nên đã bỏ H lại một mình.
– Tất cả đều là lỗi của mày, H. nói với một giọng thật lạnh lùng. Lúc đó tôi không thấy H mở miệng nói, nhưng tôi có thể nghe được.
– MHà! Cho M. xin lỗi vì đã bỏ H ở lại đó.
– Tất cả đều là lỗi của mày, nếu mày không chạy đi như một đứa hèn nhát thì tao đâu có chết. Nói xong H lấy vài món đồ trên bàn ném vào người tôi
– H.! Dừng tay lại! Bạn làm gì vậy hãy dừng tay lại! Vừa khóc tôi vừa nói
– Tất cả đều là lỗi của mày đồ hèn nhát!!! Bạn ấy vừa liệng đồ đạc vào tôi vừa nói nói xong thì bạn ấy biến mất.
Hầu như mỗi đêm H. đều đến nhà tôi để buộc tội và trách cứ tôi đã để bạn ấy chết. Tôi đã dọn nhà ba lần nhưng hồn ma của người bạn thân tên H. vẫn cứ hiện đến như thường

0
Mình bối rối quá bạn ơi Giúp mik với:Lần đầu tiên tôi bước vào cánh cổng trường THCS cũng là lần đầu tiên tôi gặp người ấy.Tôi được xếp chỗ ngồi trên người ấy.Vì lớp tôi con gái hay đánh con trai nên người ấy thường bị tôi bắt nạt.Thế rồi không biết từ lúc nào tôi đã yêu người ấy.Và một ngày người ấy bảo với người bạn thân nhất của tôi là người ấy rất yêu...
Đọc tiếp

Mình bối rối quá bạn ơi Giúp mik với:

Lần đầu tiên tôi bước vào cánh cổng trường THCS cũng là lần đầu tiên tôi gặp người ấy.Tôi được xếp chỗ ngồi trên người ấy.Vì lớp tôi con gái hay đánh con trai nên người ấy thường bị tôi bắt nạt.Thế rồi không biết từ lúc nào tôi đã yêu người ấy.Và một ngày người ấy bảo với người bạn thân nhất của tôi là người ấy rất yêu tôi nên tôi cảm thấy rất vui.và chúng tôi đã có những phút giây tuyệt vời.Nhưng đến năm lên lớp 7,trường chia lại lớp,tôi và người ấy không học cùng nhau nữa.Bây giờ tôi thấy thật cô đơn và nhớ da diết về người ấy.Mỗi khi nhìn thấy người ấy tôi đều cảm thấy rất vui nhưng khi chúng tôi gặp nhau thì lại ko nói với nhau câu nào.Nhưng khi nghe các bạn đồn thì người ấy đã yêu một người khác và cậu ấy lại là một trong những người bạn thân của tôi.tại sao con người lại có thể thay đổi nhanh đến vậy. Suốt ngày chỉ nghe bàn tán về người ấy đánh ghen,mua quà,bảo vệ cậu ấy là tôi lại ko chịu nổi.Xin hãy cho tôi lời khuyên.

Huhuhuhukhocroi

10
4 tháng 12 2016

Câu hỏi của Nguyễn Trần Thành Đạt - Toán lớp 6 | Học trực tuyến

 

6 tháng 12 2016

cái j v ta

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những truyện bà tôi đã kể, và nếu quên chỗ nào, tôi bảo chúng đợi, rồi chạy về nhà hỏi lại bà tôi. Thấy thế bà tôi thường rất hài lòng.
Tôi cũng kể cho chúng nghe nhiều về bà tôi; một hôm thằng lớn thở dài nói:
– Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt…
Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời… dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm.

(M. Go-rơ-ki, Thời thơ ấu)

a, Trong số nững từ ngữ hoặc câu được in đậm, đâu là lời dẫn trực tiếp, đâu là lười dẫn gián tiếp, đâu không phải là lời dẫn?

b, Vận dụng những phương châm hội thoại đã học, giải thích vì sao nhân vật "thằng lớn" phải dùng từ có lẽ trong lười nhận xét của mình.

1
28 tháng 7 2019

- Trong đoạn chỉ có một lời dẫn trực tiếp là phần lời thoại (được thể hiện bằng những gạch đầu dòng)

- Lời dẫn gián tiếp đặt sau dấu hai chấm

- Các phần in đậm còn lại là lời kể, không phải lời dẫn

- Nhân vật “thằng lớn” phải dùng từ có lẽ để thông báo cho người đọc biết những ý nghĩ, suy đoán khi không chắc chắn

Thông thường, ai cũng chỉ muốn cuộc đời mình gắn với những niềm vui, chẳng ai lại thích thú trước những nỗi buồn. Thế nhưng khi tất cả những điều vui buồn bỏ lại sau lưng, ta sẽ thấy nhớ và quý quá khứ dù quá khứ đó có cả nỗi buồn. Tuổi thơ đối với tôi không ngọt ngào như viên kẹo tròn, không mơ mộng như một miền cổ tích nhưng lại khiến trái tim ghi nhớ cả một đời....
Đọc tiếp

Thông thường, ai cũng chỉ muốn cuộc đời mình gắn với những niềm vui, chẳng ai lại thích thú trước những nỗi buồn. Thế nhưng khi tất cả những điều vui buồn bỏ lại sau lưng, ta sẽ thấy nhớ và quý quá khứ dù quá khứ đó có cả nỗi buồn. Tuổi thơ đối với tôi không ngọt ngào như viên kẹo tròn, không mơ mộng như một miền cổ tích nhưng lại khiến trái tim ghi nhớ cả một đời. Những vui buồn ngày ấy là những kỉ niệm tươi đẹp nhất trong đời tôi.

Ngày còn nhỏ, thấy các bạn thành thị xúng xính cặp sách, quần áo, đồ chơi đẹp, tôi thấy mình và những đứa trẻ vùng quê sao mà thiệt thòi thế. Chúng tôi chỉ có những bộ quần áo mới khi tết đến, đồ chơi cũng rất ít chủ yếu là những món vụn vặt mà chúng tôi nhặt được. Khi đủ khôn lớn tôi chợt thấy mình may mắn khi chúng tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê, nơi tôi có thể thỏa thích thả những cánh diều mơ ước. Tôi gửi những niềm vui nỗi buồn của mình trên những cánh đồng lúa bát ngát, hòa vào dòng nước mát rượi của dòng sông và lẫn bên trong từng trận cười giòn tan hay những giọt nước mắt của cô bé dỗi hờn. Ngày ấy, có một cô bé háo hức đợi cơn mưa đầu mùa để rủ đám bạn trong xóm chơi trò tạt nước, rồi theo những con kênh rạch cạn suốt ngày nắng hè để tìm những chú cá rô lên bờ. Niềm vui bắt được những chú cá vượt cạn, những con ốc, con cua đầy giỏ mà tôi cứ ngỡ như niềm vui của nàng Tấm khi nghĩ về chiếc yếm đào. Lũ trẻ đồng quê chúng tôi chẳng sợ bùn lầy cũng không ngại mưa gió như những đứa trẻ thành thị bây giờ. Có khi cả ngày lặn lội dưới ao xúc từng con tép hoặc những ngày nắng đầu trần đi câu cá mà vẫn không hề bị cảm. Chúng tôi giống nhau ở màu da sạm nắng và mái tóc cháy vàng, đôi chân trần vững chải duy chỉ có mỗi nụ cười vẫn hiện hữu trong đôi mắt.

Rồi những nỗi buồn bất chợt khiến tôi bao lần bật khóc. Đó là ngày cô bạn thân sát nhà chuyển sang lớp khác, chẳng còn ngồi chung bàn với tôi dù chúng tôi vẫn gặp nhau mỗi ngày sau giờ đi học. Cô bạn ấy là cả một miền kí ức với tôi. Chúng tôi cùng nhau lớn lên, cùng nhau xây ngôi nhà mơ ước dưới gốc me, gốc khế. Cùng nhau đi qua những tháng năm buồn vui của tuổi thơ và cùng hẹn ước mai sau lớn lên vẫn là những người bạn tốt. Hay những lần chơi trò rượt đuổi mải chẳng bắt được ai, cô bé hay hờn dỗi ấy đã khóc một mình bên đống rơm khô khiến cả đám bạn phải năn nỉ, chọc cười. Nỗi buồn của tuổi thơ tôi cũng có lúc vỡ òa trong thương nhớ. Đó là lần mẹ tôi về quê ngoại phụ ngoại thu hoạch vườn cây suốt một tháng trời. Tôi đếm từng ngày, mong từng đêm có khi còn mơ thấy mẹ về mang rất nhiều đồ chơi cho tôi. Nhưng những nỗi buồn ấy chẳng khác gì những bong bóng nước, nó dễ xuất hiện theo mỗi cơn mưa và cũng dễ tan vỡ đi trong phút chốc. Không giống như người lớn, những đứa trẻ chúng tôi sẽ cười thật to thật vui khi hạnh phúc và khóc òa khi buồn phiền. Chúng tôi chẳng biết gặm nhắm nỗi buồn vì ngày mai lại là một ngày mới.

Dù hôm nay tôi đã xa quê hương, xa những buồn vui tuổi thơ nhưng kí ức ấy vẫn nằm yên trong một góc tâm hồn. Mỗi khi gặp chuyện gì không vui tôi cố gắng nhớ lại những nụ cười đã mất và an ủi bản thân rồi sẽ vượt qua. Kí ức tuổi thơ dù vui hay buồn vẫn rất quan trọng trong đời mỗi con người, vì thế hãy để những đứa trẻ của chúng ta hôm nay được tự do trong vùng trời của ước mơ riêng chúng.

0
    Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp:   - Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đảm đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ...
Đọc tiếp

 

 

Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp:

 

- Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đảm đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chủ đừng bắt tôi bỏ nó!

 

Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mẹ chợt ửng sáng lên như một nụ cười - vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.

 

- Cả đời chỉ có một lúc nào thật vui không? - Đột nhiên tôi hỏi.

 

- Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no...

(Trích Chiếc thuyền ngoài ra, Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, Nxb Giáo dục 2019, tr 75 - 76)

Câu 9 : bạn có đồng ý với quan điểm :" để hưởng thụ thực sự, chúng ta cần phải học học hỏi và có hiểu biết nhất định về điều ta đang làm ,đang tận hưởng , đang hưởng thức?

3
29 tháng 8 2023

có đồng ý

29 tháng 8 2023

Em đồng ý với quan điểm "để hưởng thụ thực sự, chúng ta cần phải học hỏi và có hiểu biết nhất định về điều ta đang làm, đang tận hưởng, đang thưởng thức" bởi: khi chúng ta có hiểu biết nhất định về điều ta đang làm ta sẽ tận hưởng chúng một cách mãn nguyện nhất không vướng bận hay băn khoăn. Cái đích của sự hưởng thụ chính là cảm giác thỏa mãn của bản thân. Nếu ta không hiểu một chút gì về điều ta đang tận hưởng và thưởng thức, ta sẽ dễ rơi vào những "cái bẫy ngọt ngào" của kẻ thủ ác dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Ngược lại, ta có hiểu biết nhất định mới có thể hưởng thụ tối đa trọn vẹn xứng đáng với những gì mình bỏ ra.

Các bạn ơi, tôi kể cho các bạn 1 câu chuyện thật hay dành cho cuộc sốngMột cô gái giản đơn, bình thường như tôi đây lại bị một cô chị lớn hơn 5 tuổi hãm hại. Từ nhỏ, tôi không hiểu sao bà nội, ba, mẹ thứ hai  ( mẹ ruột của tôi đã bị đuổi khỏi nhà vì một lí do nhỏ ),  chỉ thương một mình chị của tôi. Chỉ có 1 người luôn bên tôi, yêu thương tôi, giúp đỡ tôi, đó chính là...
Đọc tiếp

Các bạn ơi, tôi kể cho các bạn 1 câu chuyện thật hay dành cho cuộc sống

Một cô gái giản đơn, bình thường như tôi đây lại bị một cô chị lớn hơn 5 tuổi hãm hại. Từ nhỏ, tôi không hiểu sao bà nội, ba, mẹ thứ hai  ( mẹ ruột của tôi đã bị đuổi khỏi nhà vì một lí do nhỏ ),  chỉ thương một mình chị của tôi. Chỉ có 1 người luôn bên tôi, yêu thương tôi, giúp đỡ tôi, đó chính là người anh trai khác bà nội của tôi. Tôi sống một cuộc sống đau khổ từ lúc nhỏ cho tới khi tôi 13 tuổi. Khi tôi tròn 14 tuổi, người anh của tôi phải đi học xa, đi tận 3 năm mới về. Và tôi không biết tôi lại đi thích chính người anh trai khác bà nội của mình. Tối cái hôm trước khi đi, tôi nói với anh là tôi đã thích anh, anh nói là anh cũng thích tôi vì tâm hồn  ngây thơ của tôi, anh còn bảo khi tôi lớn lên, anh sẽ làm một nửa của tôi. Sáng hôm ấy, anh đã đi khi tôi còn chưa tỉnh giấc. Kể từ đó trong nhà, ai cũng hất bỏ tôi, và cũng chả quan tâm tôi, chả hỏi thăm tôi một lời nào. 3 năm sau, anh tôi trở về. Anh có mua cho tôi một quả cầu tuyết, tôi cất vào tủ và khóa tủ lại. Nhưng chị ta nói với bà nội, bà nội liền đưa chìa khóa cho chị ta. Thế rồi chị ta đã phá vỡ nó. Ngay sau đó chị ta liền đem ra và nói với anh là tôi không trân trọng nó, đã đập phá nó. Lúc đầu anh tôi không tin, nhưng lát sau ba mẹ và bà nội của tôi đã bênh vực chị ta. Và thế là gia đình tôi đã đuổi tôi ra khỏi nhà. Cũng may là có dì tôi dẫn tôi về nhà, cho tôi ăn, cho tôi học hành. Trong khoảng thời gian tôi ở nhà dì, tôi đã kể cho dì nghe và dì đã cảm thông được cho nỗi khỗ của tôi. Khi tôi 18 tuổi, tôi quay trở về nhà đễ trả lại những nỗi khổ năm xưa của tôi và mẹ tôi, và tôi thấy trước mắt cảnh anh trai khác bà nội của tôi đang làm đám cưới với cô chị khác mẹ của mình. Ai cũng sững sốt nhìn tôi. Tôi hỏi anh: ' Anh ơi! Anh còn nhớ cái hôm của 4 năm trước ta đã nói gì với nhau không?? Anh còn nói là anh sẽ là 1 nữa của em kia mà?? '  Anh chỉ trả lời một câu : ' anh xin lỗi, là do anh bị.......' Lúc đó, người chị đưa tay lên định đánh tôi nhưng tôi dùng tay hất lại. Bà nội thấy thế liền kêu người đánh tôi, nhưng mọi chuyện đã khác. Vừa có 1 người ra thì tôi đã đánh cho mấy đấm. Thế là cả đám đó sợ khiếp. Không có dám đụng tới tôi. Thế là, người bà độc ác kia đứng hình, ko nói gì. còn cô chị tôi thì lên xe bỏ trốn . Chỉ còn ba, mẹ thứ 2 và anh ở lại. Tôi bảo với ba mẹ: ' Ông bà cút đi, mười mấy năm qua ông bà đã gây cho tôi nhiều đau khổ rồi, tôi không muốn nhìn thấy mặt ông bà nữa' Thế là ông bà ta lặng lẽ ra đi, để lại 1 căn nhà rộng lớn và nhiều mảnh đất. Chỉ còn tôi và anh trai. anh kể hết mọi chuyện cho  tôi. Thì ra là anh bị ép buột, rồi sau đó,anh nắm tay tôi, anh bảo anh muốn làm 1 nửa của tôi. Tôi gật đầu đồng ý. tiếp đó, tôi cùng anh đi đến nhà mẹ ruột, rước mẹ tôi và người dì đã bỏ công nuôi dưỡng. Và chúng tôi đã sống tới ngày hôm nay.........

 

 

Mong các bạn hãy sống thật mạnh mẽ, hãy tự tin vượt qua điều đau khổ và sẽ có người cảm thông bạn

 

Hãy sống là chính mình!!!

3
6 tháng 9 2018

hay lăm bạn ơi.

mk có ý kiến là mỗi ngày bạn đăng lên 1 truyện để bọn mk giải trí đầu óc nhé.

cảm ơn bạn nhiều. 

19 tháng 2 2019

hay lam

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi bên dưới:“… Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc. Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“… Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc. Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên. Tôi quyết định làm một việc mà tôi vẫn coi khinh: xem trộm những bức tranh của Mèo. Dường như mọi thứ có trong ngôi nhà của chúng tôi đều được nó đưa vào tranh. Mặc dù nó vẽ bằng những nét to tướng, nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn, sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh. Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến …” (Trích Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh – Ngữ văn 6, tập 2)
a. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 
b. Trong đoạn trích, người anh đã bộc lộ thái độ chưa tốt đối với em gái của mình? Em hãy viết một lời khuyên có ý nghĩa cho người anh trai này để anh ấy thay đổi.

1
22 tháng 2 2018

a biểu cảm

b Đây là biểu hiện của lòng tự ái và mặc cảm tự ti khi thấy người khác có tài năng nổi bật hơn mình. Sự đố kị ấy khiến cho người anh thấy không thể thân thiện được với em gái mình như trước nhưng cậu ta không thể không quan tâm đến những bức tranh do Mèo vẽ.

Tuổi học trò có biết bao chuyện buồn vui, hờn giận, nhớ nhung... rồi tất cả cũng trở thành những kỉ niệm đáng yêu đáng nhớ trong cuộc đời mỗi chúng ta. Với tôi, kỉ niệm không thể phai mờ trong tâm trí là ngày tổng kết năm học lớp Năm. Dường như đó cũng là một ngày tổng kết cấp học, để rồi từ đó, cuộc đời chúng tôi bước sang một trang mới. Ngày chia tay hội tụ bao tình...
Đọc tiếp

Tuổi học trò có biết bao chuyện buồn vui, hờn giận, nhớ nhung... rồi tất cả cũng trở thành những kỉ niệm đáng yêu đáng nhớ trong cuộc đời mỗi chúng ta. Với tôi, kỉ niệm không thể phai mờ trong tâm trí là ngày tổng kết năm học lớp Năm. Dường như đó cũng là một ngày tổng kết cấp học, để rồi từ đó, cuộc đời chúng tôi bước sang một trang mới. Ngày chia tay hội tụ bao tình cảm yêu mến xúc động dạt dào.
Tôi còn nhớ đó là chiều thứ ba. Hôm ấy, các bạn lớp tôi ai cũng đến dự đầy đủ. Ai nấy đều có vẻ mặt hớn hở vui tươi vàmặc đồng phục gọn gàng. Khi cả lớp đã đến hết, bạn lớp trưởng nhắc các bạn xếp lại bàn ghế ngay ngắn. Cô giáo bước vào lớp, chúng tôi đứng dậy chào. Cô mặc bộ quần áo thường ngày, nét mặt cô hiền hậu. Cô mời chúng tôi ngồi xuống và yêu cầu cả lớp trật tự để buổi lễ tổng kết được bắt đầu. Lúc nãy cả lớp còn ồn ào nhưng bây giờ đã im lặng ngay. Thoạt đầu, khi nghe cô khen ngợi thành tích chung của lớp ai cũng vui vẻ, hài lòng vì nghĩ rằng trong thành tích chung ấy có sự đóng góp của mình. Nhưng khi nghe cô chỉ ra những hạn chế còn tồn tại ai cũng cảm thấy xấu hổ vì chợt thấy bóng dáng mình trong đó. Một số bạn đã đứng lên nhận lỗi và hứa sẽ cố gắng sửa chữa để cô vui lòng. Nghe vậy cô giáo đã bớt lo lắng về chúng tôi, những học sinh trong mắt cô vẫn còn rất bé nhỏ ngây thơ, và cô nở một cụ cười rạng rỡ.
Tiếp đó, cô căn dặn chúng tôi một câu mà đến giờ tôi vẫn khắc ghi trong lòng: “Như vậy là năm học lớp Năm và cũng là năm năm dưới mái trường tiểu học đã trôi qua trong cuộc đời các em. Dù cô chỉ dạy các em một năm học cuối cấp nhưng cô nhận thấy các em đã rất cố gắng để đạt thành tích cao nhất trong suốt năm năm học. Tuy vẫn còn một sô bạn yếu kém chưa cố gắng nhưng cô tin các học sinh của cô sẽ có tự tin để bước vào một chặng đường vô cùng gian khổ, vất vả phía trước. Năm học tới, cô sẽ không còn dạy các em nữa nhưng cô hi vọng dù không có cô thì các em vẫn cố gắng trong học tập, lao động và nghe lời các thầy cô giáo mới. Cả lớp hãy hứa với cô đi!”. Nói đến đây thì cô dừng lại, những giọt nước mắt tràn ra trên hai má cô làm cho cả lớp không khỏi xúc động. Lớp chúng tôi là lớp đầu tiên mà cô làm chủ nhiệm. Với lớp, cô đã ân cần biết mấy, cô đã mang tất cả nhiệt huyết của tuổi trẻ để dạy dỗ và yêu thương chúng tôi. Bao nhiêu kỉ niệm về những ân nghĩa cô trò chợt ùa về. Vậy mà cô trò chúng tôi lại sắp phải xa nhau. Các bạn gái xúc động quá đã thút thít khóc. Tôi thì dù đã cố gượng cơn xúc động nhưng nước mắt cứ ứa ra ướt đẫm hai bên má. Cả lớp nghẹn ngào không ai nói được câu nào dù là để đáp lại lời cô. Cô giáo đã tin các học sinh yêu quý của cô sẽ có đủ vững vàng để tiến bước trên con đường này. Mai sau, khi lên cấp cao hơn, nếu gặp khó khăn, các em hãy về đây, cô sẵn sàng giúp đỡ các em và tiếp thêm sức mạnh để các em có thể vững tin trên con đường học tập. Cô tin ở các em!”. Những lời nói của cô thúc giục và làm cho chúng tôi vững tin hơn bao giờ hết. Tôi cảm thấy những lời ấy thật thấm thìa biết bao! Chúng như chiếc khăn mềm mại thấm nhanh những giọt nước mắt trên mỗi khuôn mặt chúng tôi. Rồi cô giáo tổ chức buổi liên hoan ngọt cuối cùng. Cô nói đây là buổi tổng kết nên mọi người hãy vui vẻ nói rồi cô hát tặng chúng tôi, kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện cười. Thế là các bạn vui vẻ hẳn lên. Nắng vàng tươi trên sân ngày cuối cùng chúng tôi là học sinh tiểu học, không bỏ lỡ khoảnh khắc đẹp đẽ đó, chúng tôi mời cô ra chụp ảnh kỉ niệm. Buổi tổng kết ai nấy đều lưu luyến và điều hứa sẽ thi tốt để cô vui lòng.
Ngày tổng kết năm học lớp Năm đã qua từ rất lâu nhưng nó chất chứa nhiều tình cảm xúc động trong tuổi học trò của em. Giờ đây đã lớn khôn, nghĩ về ngày ấy, tôi không khỏi tiếc nuối nhưng nhiều hơn vẫn là quyết tâm học tập để xứng đáng với những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.

Hu hu mình muốn tuổi học trò kéo dài mải mãi

0