K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bánh chưng, bánh giầy không chỉ là những món ăn đặc trưng cho ngày Tết Cổ truyền mà trong đó còn chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc, thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của cả một nền văn minh lúa nước thời cổ đại. Theo quan niệm của Tổ tiên người Việt, bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho “trời tròn, đất vuông”.

Bánh chưng được làm từ gạo nếp, đậu xanh nhuyễn, thịt lợn, hành... đều là những nguyên liệu nấu ăn truyền thống của người Việt. Tất cả được gói lại bằng những phiến lá dong xanh mướt có thể được hái ngay trong vườn nhà. Bánh giầy được làm từ gạo nếp đồ chín lên rồi giã tay cho nhuyễn mịn sau đó mới nặn cho thành hình.

Bánh chưng, bánh giầy xuất hiện vào ngày Tết Nguyên Đán không chỉ là cách mà người nông dân Việt Nam thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đem lại cuộc sống ấm no cho con người mà nó còn thể hiện được đạo lý "uống nước nhớ nguồn", thể hiện chữ hiếu của người con với cha mẹ. Phong tục dùng bánh chưng, bánh giầy làm quà biếu dâng lên cha mẹ ngày Tết cũng từ đó mà trở thành nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam, được nhiều bạn bè quốc tế yêu thích.

Hy vọng rằng, bài viết trên đây của chúng tui đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của phong tục gói bánh chưng, giã bánh giầy ngày Tết, qua đó góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc.

Cre:Internet

11 tháng 12 2017

ý nghĩa:

  • Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta.
  • Truyện cũng phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.
  • Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

hiện nay nhân ta vẫn làm bánh chưng để làm j thì ko bt

11 tháng 12 2017

Tự Biết nhé bạn 

TRONG HỌC TỐT NGỮ VĂN LỚP 6 CÓ

30 tháng 6 2018

Đáp án: A

→ Bánh trưng hình vuông, màu xanh tượng trưng cho đất, nhân đậu, thịt lợn tượng trưng cho muông thú, bên ngoài là lớp gạo nếp, và lá giong, thể hiện sự đoàn kết, đùm bọc.

12 tháng 5 2017

- Dân tộc Việt ta có một thứ thức ăn mang đậm tính truyền thống vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời. Đó chính là hai loại bánh xuất hiện từ ngàn đời nay: bánh chưng và bánh giầy. Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng Trái Đất. Bánh giầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời. Hai thứ bánh ấy thể hiện triết lý Vuông Tròn của người Việt Nam . Bánh chưng bánh giầy là thức ăn trang trọng để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

- Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, thờ cúng tổ tiên; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của bánh chưng, bánh giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.

15 tháng 8 2023

Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy:

- Lý giải nguồn gốc món bánh chưng, bánh giầy được ra đời từ đâu.

- Đề cao phong tục thờ kính tổ tiên

- Ca ngợi vẻ đẹp truyền thống sâu sắc, có giá trị tinh thần hơn những giá trị vật chất tầm thường.

- Thể hiện nên sự thay đổi phát triển của ngành nông nghiệp trong buổi đầu xây dựng nước ta.

29 tháng 8 2016

Bánh chưng,bánh giầy  gợi nhớ ngày Tết hay Tết gợi hương vị bánh chưng? Không biết tự bao giờ, món bánh truyền thống ấy đã trở thành thứ không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên, thành món ăn đặc trưng trong ngày Tết. Với nhiều gia đình, chiếc bánh chưng vuông nhỏ bé không còn đơn thuần là món ăn mà đã trở thành niềm vui, niềm hân hoan sum họp trong những ngày đầu năm mới.
Ngày Tết cổ truyền, nhà nào cũng có dăm ba cặp bánh chưng để cúng gia tiên. Bánh chưng là nét văn hóa lâu đời mà có lẽ mãi mãi về sau cũng không thể biến mất trong tâm thức người Việt.

29 tháng 8 2016

thanks bạn rất nhìu Ken Tom Trần

31 tháng 1 2018

Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy:

- Giải thích nguồn gốc của bánh chứng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu

- Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước

- Đề cao lao động, đề cao nghề nông

- Thể hiện sự thành tâm thờ kính Trời Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

14 tháng 2 2019

Ý nghĩa của truyền thuyết:

Truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy” vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao nông nghiệp, đề cao lao động, thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, thờ kính tổ tiên của nhân dân ta.

25 tháng 3 2018

Đáp án: D

15 tháng 8 2023

D nha

18 tháng 8 2016

Ý nghĩa của phong tục làm bánh chưng, bánh giầy của người Việt Nam:

+ Đề cao lao động người nông ,công sức lao động chăm chỉ, cần cù và thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra

+ Nhớ ơn công lao của chàng trai gắn liền với đồng ruộng Lang Liêu đã sáng tạo ra thứ bánh ý nghĩa này

+ Tưởng nhớ trời, đất thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên trong lối sống

18 tháng 8 2016

Tết Nguyên đán (Tết cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay. Ngày Tết là dịp để mọi người thể hiện sự ấm no hạnh phúc, là ngày gia đình sum vầy, quây quần bên nhau: gói chiếc bánh chưng, trông nồi nước luộc… hay đơn giản chỉ là ngồi với nhau trong bữa cơm gia đình ấm áp. Tết cũng là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, nguồn cội (Cúng lễ tổ tiên, Tết thanh minh…); và cũng là thời gian để giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và tình nghĩa xóm làng… Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Phương Đông nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.

Bánh chưng, bánh giầy là những loại bánh được dùng phổ biến rộng rãi tại Việt Nam, đặc biệt là những ngày lễ tết. Hai loại bánh này tượng trưng cho trời và đất cùng dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên với mâm ngũ quả để tỏ lòng thành kính với những người đã khứat. Khi ăn cái bánh chưng, bánh giày ta cảm nhận được vị ngọt, thơm, bùi của lúa, gạo, của cốm đọng lại trọng cổ họng chúng ta. Trong bánh chưng có thịt, có đỗ, có nếp, ngoài ra một số nhà còn cho hành vào tượng trưng cho mọi yếu tố quyết định sự thành công, thịnh vượng của họ trong năm mới. Còn bánh dày có màu trắng, ăn với cặp giò thì tuyệt vời , có ý nghĩa là mong cho mọi việc làm được tròn trịa và đầy đủ.

5 tháng 10 2016
Ấm cúng gia đình bên nồi bánh trưng ngày tết Bánh chưng trong ký ức tuổi thơ và niềm vui sum họp

Bánh chưng – món ăn độc đáo của dân tộc

Dân tộc nào cũng có thức ăn truyền thống. Song chưa thấy dân tộc nào có một thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời, lại vừa có nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh như bánh chưng, bánh dầy của Việt Nam.