K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 4 2021

Trong xã hội hiện đại, các giá trị văn hóa truyền thống là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống của cộng đồng. Lịch sử Việt Nam mở đầu với thời kỳ Hùng Vương lập ra nhà nước Văn Lang. Cùng với việc phát triển kinh tế, xã hội thì đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của cư dân Văn Lang cũng vô cùng phong phú và có nhiều nét đặc sắc. Các giá trị văn hóa  đó đã dần thấm sâu vào tâm hồn con người Việt Nam, là chất keo gắn bó con người với con người và là cái cốt lõi tạo nên bản lĩnh của con người Việt Nam. Những giá trị văn hóa tinh thần ấy đã trở thành tinh hoa văn hóa của cả dân tộc đến nay còn được tồn tại và bảo lưu tới ngày nay.
Thời đại Hùng Vương có một ý nghĩa quan trọng trong lịch sử. Đây là thời đại hình thành nên những giá trị về văn hóa để rồi trở thành những tiền đề cơ bản trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam.
Qua các tài liệu, hiện vật khảo cổ học  và các tư liệu văn hóa dân gian đã cho thấy xã hội thời Hùng Vương là một xã hội đã khá phát triển. Cư dân Hùng Vương có đời sống vật chất và tinh thần phong phú và đa dạng. Thời Hùng Vương cư dân sống trong một ngôi làng. Làng có một đời sống lâu dài – hàng trăm thậm chí hàng ngàn năm như một ngôi làng đào được ở Minh Tân (Vĩnh Phú) hoặc ở Cam Thượng Hà Tây. Nơi xây làng thường là sườn đồi, chân núi và doi đất cao giữa đồng bằng, gần sông hồ, chung quanh là đầm cây ruộng nước.  Người sống và người chết ở gần gũi nhau ngay trong một khu đất của làng. Người sống chung cùng ở kề đó. Thời Hùng Vương về đời sống vật chất đã có nhà cửa khang trang, với kiểu nhà sàn độc đáo, thích hợp với hoàn cảnh rừng rú và lầy lội của thiên nhiên. Trên mặt trống đồng còn khắc những hình ảnh nhà sàn để trang trí. Nhà lúc đó có thể là nhà sàn có cầu thang ở giữa, hoặc có thể là nhà ở mặt đất. Hiện nay chưa tìm được các vật liệu cụ thể để làm nhà vì thời đó vật liệu chủ yếu là gỗ, tre, lá rừng nên theo thời gian đã bị phá hủy hoàn toàn. Tuy nhiên tại các di chỉ khảo cổ học đã tìm thấy các hố chân cột. Cạnh nhà của người Việt cổ thường có những kho dự trữ đồ ăn (lúa, gạo).
Về mặt ẩm thực, cư dân thời này đã biết trồng lúa. , thức ăn chủ yếu là lúa gạo, và chủ yếu là gạo nếp. Dấu vết hạt gạo đã tìm được, các vỏ trấu cũng còn vương lẫn trong đất làm khuôn đúc đồng. Họ cũng không chỉ biết trồng lúa tẻ mà cũng đã biết trồng lúa nếp. Bằng chứng là phát hiện các mảnh chõ đồ xôi trong khu mộ táng Làng Vạc. Chính sự có mặt của hạt gạo nếp cũng phù hợp với một truyền thuyết trong thời Hùng Vương là truyền thuyết bánh chưng, bánh dày. Ngoài ra họ còn ăn các loại củ, quả, thịt, cá, trâu bò, ...Thêm vào đó là các hương liệu như rượu, mắm, muối, ...
Đồ dùng hàng ngày thường thấy là chủ yếu bằng tre, gỗ, đất nung và đồng thau. Một số ít đồ được dùng bằng da và đá.  Đó là các đồ đan như phên, liếp, các đồ dùng lớn như máng, cối, , thuyền độc mộc, thuyền đi sông... Đồ dùng chủ yếu là các đồ đựng như nồi, bình, vò, bát đĩa...
Y phục thời Hùng Vương đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc và là một trong những yếu tố  nhằm chứng tỏ nền văn hiến của Việt Nam, bắt đầu từ thời đại của các vua Hùng. Trang phục của nam giới chủ yếu là đóng khố, cởi trần, nữ giới  mặc váy, nhiều phụ nữ có buộc thêm miếng đệm váy có trang trí ở trước bụng và sau mông.  Ngày hội ngày lễ có thêm chiếc mũ bằng lông vũ cắm bông lau và chiếc váy xòe bằng lông vũ hoặc bằng lá cây, Trang phục được thể hiện khá rõ nét trên mặt trống đồng Đông Sơn. Dưới thời Hùng Vương, ông cha ta đã có những y phục dân tộc tương tự như y phục phổ biến của người Việt còn tồn tại ở các vùng thôn quê Việt Nam .Qua đó chúng ta cũng nhận thức được rằng: Y phục trong xã hội thời Hùng Vương đã mang tính văn hoá đặc thù của dân tộc Việt và xã hội này phải có một nền văn minh phát triển để chế tác ra những cấu trúc y phục đó.
Dưới thời Hùng Vương con người đã rất thành thạo trong việc đúc đồng. Họ đã biết dùng hợp kim để đúc ra những chiếc trống đồng quan trọng nhất là hợp kim đồng-thiếc-chì. Họ đã đúc được những chiếc trống đồng Ngọc Lũ, Cổ Loa khá hoàn thiện, mà cho đến hiện nay, với các thợ thủ công lành nghề cũng vẫn chưa đúc thành công được những trống đồng theo đúng như xưa. 
 
 


Hình tượng cha lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ – Tổ tiên chung của người Việt Nam

 
Bên cạnh đời sống vật chất phát triển thời Hùng Vương cư dân Việt cổ có đời sống tinh thần cũng vô cùng phong phú. Xã hội thời Hùng Vương tương đối ổn định do đó đã định hình một số phong tục trong đời sống hàng ngày. Chế độ hôn nhân thời Hùng Vương đã có những phong tục mà sử sách sâu này ghi lại. Trong cuốn Lĩnh Nam chích quái đã viết “Hôn nhân nắm đất và gói muối làm đầu, lấy cơm nếp để nhập phòng cùng ăn” Lấy trầu cau làm sính lễ, tượng trưng cho tình yêu chung thủy.  Qua các câu truyện truyền thuyết còn lưu truyền trong nhân dân và một số ghi chép tuy có nhiều ý kiến trái chiều song chúng ta có thể hình dung về tục lệ cưới hỏi thời Hùng Vương, đó là chế độ hôn nhân một vợ một chồng và chế độ phụ quyền vào cuối thời Hùng Vương. Hình thức hôn nhân gồm hai bước: dạm và cưới.  Ngoài ra thời kỳ này còn có một số phong tục khác như tục ăn trầu cau với vôi được thể hiện trong chuyện “Sự tích trầu cau”. Đến nay tục lệ người Việt ăn trầu vẫn còn được sử dụng đặc biệt trầu cau trong việc cưới, hỏi vẫn được duy trì. Tục kết nghĩa giữa các làng với nhau và có những quy định thành tục lệ ở một số nơi vẫn còn như: một số làng quanh trong xã Hy Cương gần Khu vực Đền Hùng vẫn còn tục kết chạ. Đây chính là cơ sở đặt nền móng cho sự phát triển của phong tục cưới hỏi của người Việt khác với phong tục của các dân tộc khác. Sau này chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Bắc nhưng nét cơ bản trong tục cưới hỏi vẫn được bảo tồn , gìn giữ và phát triển tới ngày nay.
Thời kỳ Hùng Vương  con người không chỉ biết chế tạo ra các đồ dùng mà con biết trang trí cho các sản phẩm của mình và đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật và mỹ thuật tạo dáng. Mĩ thuật thời thời Hùng Vương mà đỉnh cao là giai đoạn văn hóa Đông Sơn với những tác phẩm tạo dáng, tạo hình, những chạm khắc trên các hiện vật bằng đá, gốm, đồ đồng còn lại đến ngày nay là bằng chứng hùng hồn, sinh động giúp chúng ta có thể tìm hiểu về xã hội thời Hùng Vương trên các lĩnh vực chính trị, khoa học, nghệ thuật... Các tác phẩm nghệ thuật rất phong phú về nội dung và hình thức. Người xưa đã biết tạo dáng đồ dùng sau đó mới trang trí mĩ thuật cho vật dụng thêm tinh xảo và đẹp mắt. Các tác phẩm được tạo dáng rất gần gũi gắn bó với thiên nhiên, một bước phát triển ở trình độ cao hơn là tái tạo lại cuộc sống hàng ngày như lao động sản xuất, vui chơi, hội hè...Chặng đường phát triển của mỹ thuật khá dài đến ngày nay vẫn được tiếp nối và phát triển. Mĩ thuật từ những đồ thường nhật hàng ngày như nồi, bình, bát bằng gốm, trên các công cụ bằng đồng cho đến mĩ thuật trang trí trên các công trình xây dựng lớn như nhà sàn, nhà ở có kiểu dáng đep.  Mỹ thuật thời Hùng Vương đã để lại cho các thế hệ sau này những gí trị độc đáo bởi đó là một nền nghệ thuật mang tính gốc rễ, bản địa, không mang dấu vết lai tạp một nền văn hóa nào. Mặc dù nó ra đời song song cùng với các nền văn hóa cổ đại của thế giới như Hy Lạp, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc.... Bên cạnh đó nền nghệ thuật này còn phản ánh sớm về ý thức cộng đồng. Đây chính là yếu tố cốt lõi, là linh hồn quyết định sự sống còn của dân tộc. Điều này đã được thể hiện rõ nét trên trang trí của mặt trống đồng Đông Sơn. Bên cạnh những hình chim, thú, ta còn thấy nổi lên là hình ảnh con người tập hợp thành nhóm. Đó  là cảnh con người cùng hát, múa, chèo thuyền, cùng phóng lao, cùng nhìn về hướng mặt trời...
Ở thời Hùng Vương nhiều loại hình nghệ thuật khác cũng rất phát triển trong đó phải kể đến âm nhạc và múa. Cho đến ngày nay rất nhiều loại hình nghệ thuật này còn để lại nhiều dấu ấn. Trống đồng là loại nhạc cụ độc đáo nhất. Đó là nhạc cụ tiêu biểu và điển hình nhiều mặt của đời sống xã hội. Người Hùng Vương sử dụng trống đồng trong các dịp hội hè hay trong dịp tập hợp bộ lạc.  Trống da là một nhạc cụ được sử dụng từ thời kỳ này. Hình ảnh của nó đã được khắc họa trên mặt trống đồng, những chiếc trống da xuất hiện trong các cuộc đua thuyền giống như trống khẩu ngày nay. Ngoài ra trống da còn sử dụng làm nhạc đệm trong múa hát giao duyên nam nữ và tín ngưỡng trong nhà sàn.
Cồng chiêng cũng là một loại nhạc cụ sử dụng phổ biến thời Hùng Vương, được sử dụng cả bộ gồm từ 6 đến 12 chiếc, cồng chiêng cũng được khắc họa miêu tả trên trống đồng, về sau cồng chiêng được đánh thành dàn nhiều người. Kiểu đánh này hiện nay đồng bào Mường Thanh Sơn ở Phú Thọ còn sử dụng.  Khèn và sáo nhị cũng là những loại nhạc cụ được sử dụng từ thời Hùng Vương. Trên mặt trống đồng  hình ảnh  khèn và sáo cũng được khắc họa. Ngoài ra khèn còn được khắc họa trên các khối tượng tìm được nhiều nơi khác nhau.
Múa hát thời kỳ này đã xuất hiện, ban đầu có thể từ những tiếng hú, tiếng rao gọi bầy sau đó được hình thành những tiếng hát ru, tiếng hát bên bếp lửa gia đình, rồi đến tiếng hát thờ, hát nghi lễ. Hát Xoan Phú Thọ là loại hình dân ca nghi lễ được hình thành từ thời Hùng Vương được thể hiện rõ trong các truyền thuyết liên quan đến Hùng Vương như truyền thuyết của làng Xoan Phù Đức nói về việc vua Hùng dạy trẻ mục đồng hát, đến truyền thuyết Bà Quế Hoa hát cho vợ Vua Hùng sinh nở dễ dàng của làng Cao Mại, làng An Thái. Đến nay hát Xoan đã trở thành di sản phi vật thể độc đáo chỉ có ở Phú Thọ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa cân bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.
Múa là hình thức sinh hoạt nghệ thuật phổ biến thời Hùng Vương . Trong múa có sử dụng nhạc cụ hoặc tay không. Những hình ảnh múa được thể hiện rất rõ trên trống đồng Đông Sơn. Hòa vào tiếng trống tiếng khèn, là những cặp người cùng nhau nhảy múa, thổi khèn. Nghệ thuật âm nhạc và múa đã có một vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt tinh thần và văn hóa của người  cư dân Hùng Vương. Qua đó chúng ta có thể thấy cộng đồng người Việt đã có một trình độ sáng tạo, tư duy thẩm mĩ và thưởng thức nghệ thuật. Những đặc trưng âm nhạc, vũ đạo khác nhau cùng hòa hợp ở thời Hùng Vương và được truyền lại đến sau này.
Hội làng là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian, không chỉ phản ánh các tập tục của làng mà còn là biểu hiện tập trung của các hình thức nghệ thuât truyền thống từ biểu diễn sân khấu tới nghệ thuật ca múa nhạc, nghệ thuật tạo tác thủ công, nghệ thuật trang phục, nghệ thuật ẩm thực cùng các trò chơi, trò thi tài đua khéo…vv. Hầu như các hình thức văn hóa dân gian đều có mặt ở hội làng. Cùng với các di tích đình, đền, miếu,..có thờ các nhân vật truyền thuyết thời Hùng Vương là những hình thức đa dạng phong phú của sinh hoạt văn hóa dân gian như tục lệ, kỵ hèm, hội lễ, diễn xướng sự tích, của kho tàng văn nghệ dân gian như các loại dân ca, dân nhạc, sân khấu, trò chơi, sân khấu dân gian, các trò bách nghệ, thi đấu thể thao...Những sinh hoạt văn hóa dân gian này mang đậm sắc thái của văn hóa thời kỳ Văn Lang. Đáng chú ý là những truyền thuyết, truyện cổ tích những loại sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian phản ánh sự nghiệp dựng nước và giữ nước  thời các vua Hùng.  Đó là việc khai phá, việc tập hợp các tộc người ngày càng nhiều hơn để xây dựng nước Văn Lang ngày càng lớn. Đó là việc ý thức về xây dựng ý thức về một cộng đồng lớn có tổ chức khá cao đứng đầu là các vua Hùng lớn có tổ chức cao, đứng đầu là các vua Hùng. Đó là sự hình thành Nhà nước từ buổi phôi thai ban đầu trải qua những bước trưởng thành để cùng dẫn tới việc Nhà nước đích thực Nhà nước An Dương Vương sau này.
Lễ hội dân gian thời Hùng Vương rất phong phú và đã dạng, là nét văn hóa tinh thần không thể thiếu của con người thời Hùng Vương. Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước lễ hội đã mang một giá trị to lớn đó là biểu thị tinh thần đoàn kết cộng đồng dân tộc. Thời kỳ này đã có nhiều hình thức lễ hội đã ra đời như: lễ hội cầu mưa, cầu mùa thể hiện qua các nghi thức rước nước, bơi chải của các làng ven sông Lô, sông Đà, sông Hồng. Đây là các lễ hội với mong ước cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu dân chúng no đủ. Hình ảnh bơi thuyền này hiện còn thấy qua các hình ảnh trang trí trên trống đồng Hùng Vương. Ngoài ra còn có các lễ hội thi tài, thi khéo như: nấu cơm thi, ném lao hoặc các lễ hội cầu thần sấm, thần mặt trời đều là các tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp. Lễ hội này đều được thể hiện qua việc dán giấy đỏ hình tượng mặt trời  các quả hình tròn như quả cầu (trong hội ném cầu giỏ, tục cướp phết ngày nay), quả còn (trong ngày hội ném còn của đồng bào dân tộc Mường vùng Thanh Sơn và Yên Lập ngày nay). Đánh trống đồng là hình thức rõ nét nhất trong tín ngưỡng cầu mặt trời và câu sấm. Trên mặt trống đồng có hình tròn ở giữa và có những tia xung quanh. Trong ngày hội còn có múa hát và cả hóa trang trong trang phục lông chim. Ngoài ra còn có hình thức giã cối, vừa là hình thức biểu diễn vừa là trò chơi, vừa là hình thức  giao duyên nam nữ với mong ước sản sinh , thịnh vượng.
Tiêu biểu nhất cho lễ hội thời Hùng Vương là lễ hội Đền Hùng. Từ bao đời nay, các thế hệ người dân Việt luôn hướng tới một điểm tựa lịch sử và tâm linh đó là thời đại Hùng Vương dựng nước và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên chung của cả dân tộc. Lúc đầu tín ngưỡng của cư dân Việt cổ là tín ngưỡng thờ tự nhiên, vật tổ, với những hình thức ma thuật, sau đó phát triển thêm nhiều hình thức tín ngưỡng khác: Tín ngưỡng tổ tiên, anh hùng với những kỳ tích khai phá trận mạc của họ, tín ngưỡng phồn thực của nền nông nghiệp lúa nước, ...Và tiếp đến sau này là thờ các thủ lĩnh sau khi lập nước Văn Lang sau đó cộng đồng đã tôn thờ các thủ lĩnh của mình là các vua Hùng. Tục thờ cúng tổ tiên nói chung và việc phụng thờ các vua Hùng nói riêng là một hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng tất yếu nảy sinh trong lòng xã hội.  Sự ra đời và tồn tại của lễ hội Đền Hùng đến ngày nay đã khẳng định niềm tin vào truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước, đạo lý cao đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Đền Hùng cúng với lễ hội Đền Hùng trở thành biểu tượng và điểm hội tụ tâm linh biểu hiện tinh thần đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương còn là một nét độc đáo trong văn hoá tinh thần của người Việt, là nguồn tiềm năng văn hoá có giá trị. Trong tâm thức dân gian của cộng đồng, Hùng Vương vừa là vị Thuỷ Tổ, vừa là thánh vương, người lập nước nhưng cũng là người chăm lo cuộc sống cho nhân dân, vừa thiêng liêng, vừa gần gũi. Người dân trong cả nước định kì hàng năm làm lễ giỗ Tổ để  nhớ ơn vị Thuỷ Tổ mở nước chính là nét độc đáo trong văn hoá tinh thần của người Việt Nam qua tín ngưỡng thờ Hùng Vương. Tín ngưỡng thờ Hùng Vương gắn liền với đạo đức của người Việt Nam cũng là tấm gương phản chiếu những niềm tin và phong tục cổ truyền của dân tộc. Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng gốc xuyên suốt quá trình lịch sử Việt Nam, nó là sợi dây tạo mối liên kết, tính thống nhất toàn dân tộc; đồng thời là cội nguồn của các phong tục, tín ngưỡng khác. Cả cộng đồng cư dân Việt Nam được củng cố bởi đức tin chung một cội nguồn, lấy đó làm cội nguồn sức mạnh tinh thần để dân tộc ta vững vàng trước mọi sự đe dọa của thiên tai và ngoại xâm.
Thời đại dựng nước của các Vua Hùng cũng là thời đại của văn hoá Hùng Vương mà đỉnh cao là nền văn minh Đông Sơn rực rỡ. Nền văn hoá thời dựng nước này là cơ sở ra đời của các giá trị văn hoá đặc sắc. Từ nền văn hoá ấy đã kết tinh thành bản sắc và truyền thống của dân tộc Việt Nam. Từ buổi sơ khai dựng nước đến nay, tri ân, tưởng nhớ, thờ cúng tổ tiên luôn là đạo lý, tín ngưỡng truyền thống của người Việt. Từ bao đời nay, nền văn hoá Hùng Vương luôn được các thế hệ nhân dân Việt Nam kế thừa, tiếp nối và trở thành nhân tố cốt lõi, tạo nên sức mạnh to lớn được hun đúc và phát triển đến ngày nay.

25 tháng 4 2021

Khi các nhà khảo cổ khai quật điểm khảo cổ Gò Bông, bên cạnh những di vật trong tầng văn hóa đã tìm thấy một số di vật bằng đồng lớn trong những trường hợp ngẫu nhiên như: Thạp Ðào Thịnh, Thạp đồng Vạn Thắng, trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Vũ Bị... Có thể xem những Thạp đồng và Trống đồng là những tác phẩm kỳ diệu nhất, biểu hiện đỉnh cao của kỹ thuật và nghệ thuật thời Hùng Vương.

Thời Hùng Vương - một thời rực rỡ của nền văn minh cổ đại mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam về một truyền thống văn hóa hơn bốn nghìn năm mà sự xuất hiện một số sản phẩm đã sánh ngang với những quốc gia cổ đại nhất của nhân loại.

Trống đồng Hùng Vương - sản phẩm đẳng cấp thời cổ đại với những giá trị trải qua chặng đường dài phát triển hàng nghìn năm. Ðiều đó được chứng minh trên hàng chục chiếc trống đồng: Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Cổ Loa, Sông Ðà, Miếu Môn... Mỗi chiếc trống đều được khắc ghi thể hiện khá đầy đủ về một giai đoạn của xã hội đương thời.

Bằng phương pháp chế tác điêu luyện, những người thợ đúc trống đồng thời Hùng Vương đã tạo nên những chiếc trống đồng vừa tinh xảo về kỹ thuật, vừa cân đối và hài hòa về thẩm mỹ. Ðáng tiếc, cho đến nay vẫn còn có người hỏi: Có đúng là ta làm được như thế không?... Khó biết người xưa điêu luyện thế nào mà đã làm ra được trống đồng? Giải đáp về vấn đề này ta hãy cùng quay về với những di chỉ khảo cổ để hiểu việc đúc trống đồng của người Việt cổ ta xưa.

Ðúc trống đồng có những đặc điểm kỹ thuật là: trống kín ba mặt, hoa văn trang trí khắp trống và có hai quai.

Mẫu trống có thể làm bằng gỗ hoặc bằng đất. Trước khi làm khuôn phải nghĩ đến phương pháp rót, vì phải phụ thuộc vào cách rót mà người ta tạo ra khuôn khác nhau. Tạo ra khuôn rồi phải cho vào sấy. Ðối với một số trống lớn (như trống đồng Ngọc Lũ, đường kính mặt trống 70 cm) thường phải rót đùn sấp và rót đùn ngửa.

Xem lại, các trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ... đều thấy các hoa văn sắc nét, rõ ràng, quanh thân trống và các chỗ tiếp giáp thân và mặt trống không để lại vết đúc của các đậu rót, đây chính là rót theo cách rót đùn. Muốn rót theo kiểu này nước đồng phải thật loãng, nhiệt độ từ 1.200oC đến 1.250oC. Có như vậy đậu hơi mới thoát hơi trên khuôn.

Cách làm khuôn và cách đúc đồng của những thợ thủ công thời Hùng Vương thế nào ? Có lẽ câu trả lời không chỉ là với 'ai đó' mà còn với cả tiến sĩ Wihemlm G.Solheim II - Giáo sư nhân chủng học ở Trường đại học Ha-vớt, người từng đặt ra vấn đề: 'Loài người biết trồng trọt và đúc đồng ở đâu trước?'. Ông cho rằng: 'Bước đầu tìm đến văn minh này có thể phát xuất từ Ðông - Nam Á'.

Cụ thể là ở Việt Nam, nơi những thợ thủ công thời Hùng Vương đã trực tiếp nấu đồng, chế tác ra những chiếc trống đồng nổi tiếng được tìm thấy ở các di chỉ Ðông Rền, Gò Bông, Ðồng Ðầu, Vinh Quang... nơi từng là địa bàn của các cư dân Văn Lang sống trên địa bàn ven sông Hồng vào giữa thế kỷ thứ ba trước Công nguyên. Việt Nam chính là quê hương của những chiếc trống đồng cổ và là cái nôi trống của vùng Ðông - Nam Á, bởi không có một quốc gia nào ở khu vực lại có số lượng trống đồng nhiều, lớn và đẹp như trống đồng ở nước ta.

Trống đồng thật sự là biểu tượng sáng chói văn hóa Việt!

Bạn ơi mình chỉ hỏi giá trị của trống đồng đối với đời sống tinh thần của nhân dân ta thôi mà
24 tháng 3 2016

- Đời sống vật chất:

+ Nước Văn Lang là một nước nông nghiệp, thóc lúa đã trở thành lương thực chính, ngoài ra, cư dân còn trồng khoai, đậu, cà, bầu, bí, chuối. cam...

+ Nghề trồng dâu, đánh cá, chăn nuôi gia súc và các nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt vải, xây nhà, đóng thuyền... đều được chuyên môn hoá.

+ Nghề luyện kim đạt trình độ kĩ thuật cao. Cư dân cũng bắt đầu biết rèn sắt.

- Thức ăn chính của người Văn Lang là cơm nếp, cơm tẻ: rau, cà, thịt, cá, biết làm mắm và dùng gừng làm gia vị. Họ ở nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.

- Làng. chạ thường gồm vài chục gia đình, sống ven đồi, ven sông, ven biển. Họ đi lại bằng thuyền. Về trang phục, nam đóng khố mình trần, nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực, tóc cắt ngắn hoặc bỏ xoã, búi tó, hoặc tết đuôi xam. Ngày lễ họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai, đội mũ cắm lông chim hoặc bông lau.

- Đời sống tinh thần:

+ Xã hội thời Văn Lang đã chia thành nhiều tầng lớp khác nhau : những người quyền quý, dân tự đo, nô tì. Sự phân biệt các tầng lớp còn chưa sâu sắc.

+ Thường tổ chức lễ hội, vui chơi (một số hình ảnh về lễ hội đã được ghi lại trên mặt trống đồng).

+ Cư dân Văn Lang có một số phong tục, tập quán (qua truyện “Tấm Cám'', bánh Chưng, bánh giầy''…

 

24 tháng 3 2022

Gợi ý trả lời:

- Nông nghiệp:

+ Săn bắt, hái lượm, trồng trọt, chăn nuôi.

+ Công cụ lao động được cải tiến đã đem lại hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp

 - Thủ công nghiệp:

+  Một số ngành nghề thủ công truyền thống: Nghề gốm, nghề chế tác đá, đúc đồng, nghề se sợi – dệt vải, nghề đan lưới, nghề mộc, nghề chế tác đồ xương, sừng,…

+ Một số nghề thủ công đạt trình độ kĩ thuật cao: Nghề gốm, nghề chế tác đá, nghề luyện kim.

-Thương nghiệp: Biết trao đổi, buôn bán hàng hoá với nhiều vùng đất khác.

=> Đời sống cư dân của cư dân Đồng Nai thời tiền sử, sơ sử được cải thiện, nâng cao

2 tháng 4 2021

tham khảo

Qua tác phẩm Sống chết mặc bay thì dường như Phạm Duy Tốn đã khác họa thành công và rõ nét nhất thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu, xây dựng chân thật nhất một tên quan"lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi những con dân của mình đang "chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu - người phải chăm lo việc này lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng của con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật đúng là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói: "Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng, thời ông bỏ tù …..! Có biết không?..." rồi đuổi ra. Thật đúng là một kẻ vô lương tâm, độc ác! Phải nói rằng, tác phẩm Sống chết mặc bay chính là một tác phẩm lên án cái xã hội phong kiến thối nát một cách triệt để nhất. 


 

2 tháng 4 2021

tham khảo

Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. từ già đến trẻ, tất cả đều sẵn sàng hy sinh vì đất nước Việt Nam. Những cô gái trẻ độ tuôi đôi mươi, cũng chấp nhận từ bỏ lứa tuổi đẹp nhất của đời người để ra trận. Những người mẹ tần tảo đã đau khổ biết mấy khi để những người con mà họ hết lòng yêu thương ra trận. Những người phụ nữ, bất chấp tất cả, cũng cùng các thanh niên trang bị cho cuộc chiến tranh sắp đến... Tất cả những công dân Việt Nam,họ biết họ đang đối mặt với sự sống và cái chết... nhưng họ gạt bỏ tất cả nỗi sợ hãi bị tật nguyền, bị mất đi đôi chân hoặc cánh tay, tệ hơn nữa, họ sẽ chết chìm trong biển lửa tàn khốc của chiến tranh. Nhưng lý do gì đã không ngừng thôi thúc họ không được từ bỏ, rằng dù có bị tật nguyền cũng phải dũng cảm chiến đấu vì tương lai sau này? Đó là vì tinh thần yêu nước của nhân dân ta quá sâu đậm. Dường như trong dòng máu của mỗi công dân Việt Nam đều đã có sẵn tinh thần bất khuất ầy. Nó sẽ không bao giờ chịu khuất phục bởi chiến tranh, luôn sống mãi trong tim mỗi con người, mỗi công dân Việt Nam.

10 tháng 5 2023

sgk

 

2 tháng 8 2023

THAM KHẢO
- Đời sống vật chất:
+ Cư dân Việt cổ sử dụng gạo nếp, gạo tẻ để làm thức ăn chính.
+ Nam mình trần, đóng khố; nữ mặc váy, có yếm che ngực.
+ Người Việt cổ ở nhà sàn và biết đóng thuyền di chuyển trên sông.
- Đời sống tinh thần:
+ Cư dân Việt cổ có tục thờ cúng tổ tiên và các vị thần trong tự nhiên như thần Sông, thần Núi, thần Mặt Trời,... và có tục ăn trầu, nhuộm răng.
+ Trong ngày lễ hội, người Việt cổ thường nhảy múa, thổi kèn, ca hát, đua thuyền,...

5 tháng 12 2021

Tham khảo

Biết ghè đẽo hòn cuội để chặt, đào,..bên cạnh có công cụ te, gỗ, nứa,...làm đồ gốm, nấu chín thức ăn.

5 tháng 12 2021

Tham khảo

Nêu đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Khánh Hòa thời nguyên thủy.

 

TL:Họ b

iết ghè đẽo hòn cuội để chặt, đào,..bên cạnh có công cụ te, gỗ, nứa,...làm đồ gốm, nấu chín thức ăn.

Tham khảo:

1) - Biện pháp liệt kê:

+ Cảnh người dân hộ đê với các hoạt động: người cuốc, người thuổng, đào đất, vác tre, đắp, cừ.

--> Tác dụng: miêu tả sinh động và chân thực tình cảnh khổ sở của người dân hộ đê trong đêm mưa lũ.

+ Sự xa hoa và ăn chơi của quan phụ mẫu trái ngược với nhân dân hộ đê: đèn thắp sáng trưng, nha lệ lính tráng, bát yến hấp đường phèn, trầu vàng, cau đậu, rễ tía, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng,...

--> Tác dụng: miêu tả sự xa hoa và ăn chơi của quan phụ mẫu. Từ đó, vạch trần bộ mặt thật và lòng lang dạ sói của quan phụ mẫu, thản nhiên ăn chơi trái nghịch hoàn toàn với tình cảnh của người dân

+ Tình cảnh của nhân dân: nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chốn

--> Tác dụng: miêu tả sự thảm thương và khổ sở đến tột cùng của nhân dân lao động khi thiên tai về và sự vô trách nhiệm, độc ác tận cùng của quan cha mẹ.

- Biện pháp so sánh:

+ ướt lướt thướt như chuột lột, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê

--> Tác dụng: miêu tả chân thực, sinh động tình cảnh khổ sở, thảm thương của người dân hộ đê + như thần như thánh, xứng đáng là vì phúc tinh

--> Tác dụng: mỉa mai, phê phán và lên án sự ăn chơi và độc ác của quan phụ mẫu thờ ơ trước tình cảnh của con dân 

2) - Nội dung chính của đoạn văn '' Lịch sử ta đã có nhiều ... một dân tộc anh hùng'' (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ): Tinh thần yêu nước của dân tộc ta trong quá khứ

- Biện pháp tu từ: + Liệt kê: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung

                             + Điệp ngữ: Chúng ta

- Tác dụng:

+ Điệp ngữ: nhấn mạnh những việc làm mà ta nên và phải làm: ghi nhớ công lao, tự hào về một đất nước anh hùng

 +Liệt kê theo trình tự thời gian để diễn tả đầy đủ và sâu sắc'' những trang lịch sử vẻ vang'' của đất nước 

3) Nội dung chính của đoạn văn ''Ấy, trong khi quan lớn ... kể sao cho siết! '' (Sống chết mặc bay ): nói lên hậu quả của việc vỡ đê và bộc lộ cảm xúc thương cảm đối với cảnh nghìn sầu muôn thảm đó