K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 4 2021

*Giống nhau:

- Nguyên nhân:

+ Vấn đề ruộng đất….

+ Chính sách tô thuế nặng nề của nhà nước...

+ Sự thối nát, sa đọa của chính quyền phong kiến…

+ Thiên tai, mất mùa, đói kém,….

- Mục tiêu đấu tranh: xây dựng chính quyền phong kiến mới

- Đối tượng của phong trào: chính quyền phong kiến

- Động lực thúc đẩy sự phát triển của phong trào: Nông dân, dân nghèo

- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp trong xã hội

ð Phong trào nông dân Đàng Trong và Đàng Ngoài thế kỉ XVIII diễn ra trên quy mô rộng lớn, mang tính quyết liệt , mạnh mẽ hơn so với thế kỉ XVI, XVII.

- Vai trò, ý nghĩa: thể hiện truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường của nông dân VN, khi đất nước có ngoại xâm, truyền thống đó càng được phát huy cao độ.

 

19 tháng 4 2021

*Khác nhau

Tiêu chí so sánhPhong trào nông dân đàng Ngoài

Phong trào nông dân đàng Trong

Thời gianNửa đầu thế kỉ XVIIINửa sau thế kỉ XVIII

nguyên nhân
bùng nổ

Bắt nguồn từ sự mục nát của chính quyền phong kiến Đàng Ngoài…Bắt nguồn từ sự mục nát của chính quyền phong kiến Đàng Ngoài và Đàng Trong…
Quy mô phong 
trào
Rộng lớn, nổ ra ở hầu hết các địa phương ở Đàng Ngoài.Ban đầu mang tính địa phương, nhỏ hẹp, sau đó lan rộng và phát triển thành phong trào có phạm vị rộng lớn trong cả nước
Kết quảTrong quá trình đấu tranh đã giành được một số thắng lợi nhất định, một số cuộc khởi nghĩa đã tiến hành nhiều chính sách về kinh tế như khởi nghĩa của Lê Duy Mật, Hoàng Công Chất,..Nhưng cuối cùng đều thất bại, bị đàn ápĐã giành thắng lợi, thành lập được chính quyền riêng (vương triều Tây Sơn)
Ý nghĩaLàm lung lay tận gốc chính quyền họ Trịnh, tạo điều kiện cho những thắng lợi về sau của phong trào nông dân Đàng Trong (phong trào Tây Sơn)Đánh bại hoàn toàn các tập đoàn phong kiến thối nát, đối lập với nhân dân (vua Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn), chấm dứt tình trạng chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho sự thống nhất đất nước sau này. Ngoài ra còn làm nhiệm vụ chống ngoại xâm (quân Xiêm và quân Thanh)

 

16 tháng 4 2022
 Phong trào Cần VươngKhởi nghĩa Yên Thế
Về mục tiêuĐánh đổ đế quốc,giành lại độc lập dân tộc,khôi phục lại chế độ phong kiến Bảo vệ cuộc sống 
Về tầng lớp lãnh đạoVăn thân sĩ phu yêu nướcNông dân 

 

16 tháng 4 2022

hihihi thank you bnyeu

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Điểm giống nhau:

+ Bối cảnh lịch sử: đất nước mất độc lập, nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra cấp thiết.

+ Khuynh hướng chính trị: là các cuộc đấu tranh yêu nước theo khuynh hướng phong kiến.

Mục tiêu cao nhất: đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.

Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, động lực chính là nông dân.

Hình thức: Khởi nghĩa vũ trang.

Phương thức gây dựng căn cứ: dựa vào địa hình để xây dựng căn cứ chiến đấu.

Kết quả: thất bại

Ý nghĩa: làm tiêu hao một bộ phận quân Pháp; góp phần làm chậm quá trình bình định Việt Nam của Pháp; để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh yêu nước sau này.

- Điểm khác nhau:

 

Phong trào Cần vương

(1885 - 1896)

Khởi nghĩa Yên Thế

(1884 - 1914)

Tư tưởng

Chịu sự chi phối của chiếu Cần vương (ban ra ngày 13/7/1885).

Không chịu sự chi phối của chiếu Cần vương

Phương hướng đấu tranh

Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến chuyên chế.

Chống lại chính sách cướp bóc, bình định quân sự của Pháp, bảo vệ quê hương,… => chưa đưa ra phương hướng đấu tranh rõ ràng.

Lực lượng

lãnh đạo

Các văn thân, sĩ phu yêu nước chủ động đứng lên dựng cờ khởi nghĩa theo tiếng gọi Cần vương.

Các thủ lĩnh nông dân có uy tín, được nghĩa quân bầu lên.

 

Phạm vi,

quy mô

Diễn ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là ở Bắc Bì và Trung Kì; kéo dài 11 năm (1885 - 1896).

Diễn ra chủ yếu tại địa bàn huyện Yên Thế (Bắc Giang); kéo dài 30 năm (1884 - 1913).

17 tháng 3 2022

 Giống nhau: đều là phong trào yêu nước có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

đều bị thất bại

- Khác nhau:

Lãnh đạo: Phong trào Cần Vương gồm các Văn thân sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương.

Phong trào nông dân Yên Thế Nông dân đứng đầu là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám)

- Mục tiêu:

Phong trào Cần Vương là chống Pháp dành lại độc lập dân tộc

Khởi nghĩa Yên Thế là mong muốn xây dựng cuộc sống bình đẳng và sơ khai về kinh tế xã hội.

- Địa bàn hoạt động:

Phong trào Cần Vương hoạt động rộng khắp Bắc Kỳ và Trung Kỳ

Khởi nghĩa Yên Thế hoạt động ở vùng núi Yên Thế của tỉnh Bắc Giang

- Tính chất:

Phong trào Cần Vương là phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến

Khởi nghĩa Yên Thế là phong trào nông dan mang tính tự phát

Phong trà Cần Vương phát triển qua 2 giai đoạn và kết thúc sớm hơn phong trào nông dân Yên Thế

Phong trào nông dân Yên Thế phát triển qua 3 giai đoạn và kết thúc trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra.

Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa lớn, thời gian kéo dài nhất gần 30 năm quyết liệt nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến những năm đầu thế kỷ XX. Khởi nghĩa Yên thế không chịu sự chi phối của tư tưởng Cần Vương, mà là phong trào tự phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất giữ làng buộc kẻ thù phải 2 lần giảng hòa và nhường bộ một số điều kiện có lợi cho ta.

- Kết quả: ngày 10 tháng 2 năm 1913 Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

19 tháng 3 2023

Tìm lịch sử 8 rồi lướt xuống có câu hỏi tương tự và câu trả lời rồi bạn

 

6 tháng 6 2017

Đáp án C

Đáp án

Phong trào cần vương (1885-1986)

Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884-1913)

A

Đấu tranh vũ trang, không giảng hòa

Đấu tranh vũ trang kết hợp giảng hòa 2 lần (1894, 1897)

B

Các tỉnh Trung và Bắc Kì

Chủ yếu ở Yên Thế và một số tỉnh Bắc Kỳ

c

Đều là phong trào yêu nước, mang tính chất dân tộc chống Pháp (Phong trào cần vương thể hiện đậm nét hơn)

D

Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến.

Chống lại chính sách bình định của Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình

26 tháng 7 2018

Đáp án C

Đáp án

Phong trào cần vương (1885-1986)

Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884-1913)

A

Đấu tranh vũ trang, không giảng hòa

Đấu tranh vũ trang kết hợp giảng hòa 2 lần (1894, 1897)

B

Các tỉnh Trung và Bắc Kì

Chủ yếu ở Yên Thế và một số tỉnh Bắc Kỳ

C

Đều là phong trào yêu nước, mang tính chất dân tộc chống Pháp (Phong trào cần vương thể hiện đậm nét hơn)

D

Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến.

Chống lại chính sách bình định của Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình

30 tháng 4 2020

Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời đó là:

- Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình, không phải là khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời.

- Lãnh đạo: không phải các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.

- Lực lượng tham gia: đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.

- Địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc Kì.

- Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, giảng hòa khi cần thiết,...

- Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.

- Ý nghĩa: khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.

- Tính chất: là một phong trào yêu nước, không nằm trong phong trào Cần Vương.

30 tháng 4 2020

điểm giống nhau:

- đều là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân ta

- đều có sự tham gia đông đảo của tầng lớp nhân dân

-đều thất bại