K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 4 2022

undefined

17 tháng 4 2022

Bùi Thị Xuân là con của Bùi Đắc Chí, gọi Bùi Đắc Tuyên bằng chú, người thôn Xuân Hòa, một thôn nằm về phía đông Phú Phong (nay thuộc thôn Phú Xuân, xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).

Sinh trưởng trong một gia đình khá giả, Bùi Thị Xuân sớm được học văn và học võ. Tương truyền bà vừa có sức mạnh vừa có sắc đẹp, nữ công khéo, chữ viết đẹp, nhưng thích làm con trai, thích múa kiếm đi quyền. Nghe kể chuyện bà Trưng bà Triệu cỡi voi đánh giặc, Bùi Thị Xuân náo nức muốn được theo gương bà Triệu bà Trưng. Còn những chuyện Tô Tiểu Muội cùng chồng xướng họa, chuyện bà Mạnh Quang cử án tề mi thì Bùi Thị Xuân cho là nhảm nhí. Lúc nhỏ đi học thường mặc áo con trai. Lớn lên tự chế kiểu áo các nữ hiệp vẽ trong sách mà mặc.

Năm 12 tuổi, Bùi Thị Xuân đến trường học chữ. Bị đùa cợt, Bùi Thị Xuân cả thẹn, vung quyền đánh vào mặt hai người sanh sự rồi trở về nhà. Từ ấy bỏ học chữ, ở nhà chuyên học võ.

Từ khi bỏ học văn thì đêm đêm có một lão bà đến dạy. Dạy từ đầu hôm đến gà gáy lần thứ nhất thì bà lão lui gót. Không ai hiểu lai lịch ra sao. Suốt ba năm trời, trừ những khi mưa gió, đêm nào bà lão cũng đến cũng đi đúng giờ giấc. Dạy quyền, dạy song kiếm. Rồi dạy cách nhảy cao nhảy xa. Nhảy cao thì cột hai bao cát nơi chân mà nhảy, ban đầu bao nhỏ rồi đổi bao to dần, cuối cùng mới nhảy chân không. Còn nhảy xa thì ban đầu dùng sào, sau dùng tre tươi ngoài bụi, níu đọt uốn cong xuống thấp rồi nương theo sức bung của cây mà nhảy. Đêm học ngày tập, đến 15 tuổi thì tài nghệ đã điêu luyện. Theo cụ Bùi Sơn Nhi ở Xuân Hòa thì đó là bà cao tổ của ông Hương mục Ngạc, một võ sư trứ danh ở An Vinh thời Pháp thuộc.

Sau khi luyện tập võ nghệ thuần thục, Bùi Thị Xuân bèn rủ một số chị em khác trong vùng đến nhà mình luyện quyền múa kiếm. Đệ tử của bà ban đầu còn ít, dần dần lên đến vài chục người. Tài nghệ đã tinh mà cách đối xử, cách dạy dỗ lại đứng đắn nên Bùi Thị Xuân được chị em kính yêu, quý trọng. Trong số đệ tử xuất sắc có bà Bùi Thị Nhạn.

Năm 1771, Bùi Thị Xuân lúc 20 tuổi đã dùng kiếm để giải nguy cho Trần Quang Diệu khi vị tráng sĩ này bị một con hổ dữ tấn công. Và cũng từ lần gặp này mà hai người trở thành vợ chồng khi ông Diệu đến ở nhà người con gái Xuân Hòa để trị thương, rồi cùng nhau về tòng quân dưới ngọn cờ Tây Sơn ở chiến khu Phú Lạc.

6 tháng 12 2016

Là cháu của vị chúa Nguyễn cuối cùng ở Đàng Trong, sau khi gần như toàn bộ gia tộc bị quân Tây Sơn bắt giết năm 1777, Nguyễn Ánh phải trốn chạy và bắt đầu cuộc chiến 25 năm với Tây Sơn để khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc.

Sau nhiều thất bại lớn và phải cầu viện sự giúp đỡ của Xiêm La và Pháp, ông giữ vững được Nam Hà và đến năm 1802 thì đánh bại quân Tây Sơn, lên ngôi Hoàng đế, thống nhất Việt Nam sau nhiều thế kỷ nội chiến.

Triều đại của ông được đánh dấu bằng việc chính thức sử dụng quốc hiệu Việt Nam với cương thổ rộng lớn nhất cho đến thời đó, kéo dài từ biên giới với Trung Quốc tới vịnh Thái Lan; thay thế các cải cách có xu hướng tự do của triều Tây Sơn bằng nền giáo dục và điều hành xã hội theo Nho giáo khắc nghiệt hơn; định đô tại Phú Xuân. Ngoài ra, ông còn là người mở đường cho các ảnh hưởng của người Pháp ở Việt Nam qua việc mời họ giúp xây dựng các thành trì lớn, huấn luyện quân đội và khoan thứ cho việc truyền đạo Cơ đốc. Dưới triều đại của ông, Việt Nam trở thành một thế lực quân sự hùng mạnh ở Đông Dương, cùng Xiêm La phân chia ảnh hưởng đối với Chân Lạp.

Nói tới Nguyễn Ánh, không thể không nhắc đến vụ trả thù tàn khốc mà ông đã làm đối với gia đình vua Quang Trung và những người theo Tây Sơn.

Giữa năm 1802, Nguyễn Ánh tiến ra chiếm được Thăng Long, Quang Toản (con trai vua Quang Trung-Nguyễn Huệ) không chống nổi, bỏ chạy và sau đó bị bắt. Nguyễn Ánh đã xử gia đình Quang Toản và những người theo Tây Sơn vô cùng tàn bạo:

"Quang Tự, Quang Điện, Nguyễn Văn Trị rồi các con của Nguyễn Nhạc gồm Thanh, Hán, Dũng bị giết ngay sau khi bị bắt, 31 người có quan hệ huyết thống với Nguyễn Huệ đều bị xử lăng trì”.

"Quang Toản và những người con khác của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ là Quang Duy, Quang Thiệu và Quang Bàn bị 5 voi xé xác, đầu bị bỏ vào vò và giam trong ngục”.

"Nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái bị voi giày, chồng bà là Trần Quang Diệu do trước đó đã có lần tỏ ra khoan thứ cho quân Nguyễn nên xin được Nguyễn ánh tha cho mẹ già 80 tuổi trước khi bị xử chết...”.

Lăng mộ nhà Tây Sơn như các lăng của vua Thái Đức và vua Quang Trung bị quật lên, hài cốt bị giã nát quăng đi đầu ba vua Tây Sơn (Thái Đức, Quang Trung và Cảnh Thịnh) và bài vị vợ chồng Nguyễn Huệ thì bị giam trong ngục tối.

Các quan văn khác của Tây Sơn như Ngô Thì Nhậm và Phan Huy ích ra hàng thì cho đánh đòn và được tha về (riêng Ngô Thì Nhậm thì bị Đặng Trần Thường trước có thù riêng nên cho người đánh chết).

21 tháng 9 2021

chỉ có bạn mới biết thôii

8 tháng 11 2021

tôi sống ở Buôn ma thuột ai mà biết được

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

Word là một trong những phần mềm soạn thảo văn bản phổ biến với nhiều người. Nhưng nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về phần mềm này. Những điều cơ bản về Word mà bạn cần biết sẽ được bật mí trong bài viết sau. Cùng Điện máy XANH tìm hiểu thôi nào!

Microsoft Word là chương trình soạn thảo, xử lý văn bản phổ biến với tất cả mọi người dùng máy tính trên toàn thế giới, được phát triển bởi Microsoft và thuộc bộ ứng dụng Microsoft Office. 

Thông qua các công cụ định dạng Microsoft Word giúp bạn tạo ra các tài liệu có chất lượng chuyên nghiệp một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, Word còn bao gồm các công cụ chỉnh sửa và sửa đổi giúp bạn có thể cộng tác với mọi người một cách dễ dàng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 12 2023

a) Chuẩn bị (ví dụ với đề 2) 

- Xác định yêu cầu của đề: thuyết trình về lễ hội Ka-tê (Ninh Thuận). 

- Xem lại văn bản thuyết minh về lễ hội Ka-tê trong phần Thực hành đọc hiểu.

- Tim đọc thêm các tài liệu khác về lễ hội Ka-tê (sách, báo hoặc các bài viết trên trang Thông tin điện tử của Chính phủ; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận,..). Sưu tầm một số tranh, ảnh, video có liên quan.

b) Tìm ý và lập dàn ý 

- Tim ý theo các gợi dẫn sau:

+ Tên địa chỉ văn hoá là gì, ở địa phương / vùng miền nào?

→ Khu di tích đền Hùng, xã Huy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ.

+ Mục đích và nội dung chính sẽ trình bày là gì?

→ Ý nghĩa lễ hội, thời gian tổ chức, quá trình diễn ra lễ hội cụ thể theo từng đền 

+ Đặc điểm của địa chỉ văn hoá đỏ thế nào?

→ Quy mô tổ chức, những nét văn hóa đặc sắc của đền Hùng, Phú Thọ.

+ Ý nghĩa của địa chỉ văn hoá đó đối với cuộc sống, con người là sao?

→ Hội đền Hùng hay giỗ tổ Hùng Vương là ngày hội quần tụ, ca ngợi sự hưng thịnh của nòi giống, là biểu tượng của tinh thần cộng đồng. Người đến hội mang theo lòng ngưỡng mộ sâu đậm về quê cha đất tổ, một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức người Việt Nam cho dù họ sống ở bất cứ phương trời nào.

- Lập dàn ý cho bài thuyết trình:

Mở đầu

Giới thiệu khái quát về lễ hội Ka-tế của người Chăm ở Ninh Thuận và mục đích của bài thuyết trình. Ví dụ: Thông qua việc giới thiệu những nét đặc sắc của lễ hội Ka-tô, mọi người hiểu rõ về văn hoá, tín ngưỡng, đời sống tinh thần của người Chăm ở Ninh Thuận, từ đó, cũng góp phần gin giữ và phát huy những giá trị văn hoả tốt đẹp của dân tộc (mục đích).

Nội dung chính

+ Trình bày cụ thể các đặc điểm của lễ hội Ka-tệ, chẳng hạn: Tên gọi: thời gian, không gian tổ chức; phần lễ phân hội, ... Có thể đan cài các cảm nhận, đánh giá riêng của bản thân theo từng phần,

+ Trình bày ý nghĩa của lễ hội Ka-tế đối với cuộc sống, con người. Ví dụ: Qua lễ hội Ka-tê, người Chăm thể hiện sự tri ân đối với tổ tiên, các bậc tiền bối đã có công tạo dựng và bảo vệ cuộc sống cho họ. Đây cũng là khoảng thời gian những thành viên trong gia đình vui Tết đoàn viên, đến thăm họ hàng, bè bạn và cùng nhau tận hưởng những giây phút bình an, hạnh phúc.

Kết thúc

Khẳng định lại giá trị văn hoá chủ yếu của lễ hội Katê (giá trị về vật chất, tinh thần) đối với người Chăm nói riêng và với cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung.

c) Thực hành nói và nghe Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 37). 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 12 2023

* Bài nói mẫu tham khảo: 

     Truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của con người Việt Nam có từ nghìn xưa trở thành đạo lý và lẽ sống của các dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc nhưng ở đời nào, triều đại nào nhân dân ta đều không hề quên tổ chức lễ hội Đền Hùng. Đây là một lễ hội lớn mang tính quốc gia để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước. Như vậy phong tục giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành truyền thống văn hoá lâu đời ở nước ta. Đó là ngày hội toàn quốc, toàn dân và trong tâm thức dân gian Việt Nam nó mang tính thiêng liêng cao cả nhất. Vì thế mà lễ hội được tổ chức long trọng hàng năm với nghi thức đại lễ quốc gia, với sự hành hương "trở về cội nguồn dân tộc" của hàng chục vạn người từ khắp các nơi trong nước và kiều bào sống ở nước ngoài.

     Khu di tích đền Hùng là một quần thể kiến trúc đẹp trên núi Nghĩa Lĩnh, tức núi Hùng, thuộc xã Huy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ. Khởi thủy các ngôi đền này đều được làm bằng đá để thờ các vị thần núi và các vị vua Hùng. Và từ đó đến nay, trải qua mấy nghìn năm lịch sử, qua các triều đại, các ngôi đền đều được nhân dân địa phương trông coi, sửa chữa, tôn tạo hoặc xây dựng để chống lại sự phong hoá của thời gian và do các cuộc chiến tranh tàn phá. Để có được những ngôi đền với diện mạo bề thế khang trang như ngày nay là kỳ tích và công sức của bao thế hệ con cháu duy tu bảo dưỡng. Các di tích này từ lâu đã trở thành một di sản văn hóa quý giá và là bảo tàng lịch sử của dân tộc ta.

     Mỗi công trình kiến trúc của di tích đền Hùng đều hàm chứa nội dung huyền thoại hòa lẫn hiện thực, theo dòng lịch sử chảy trôi, làm cho người đi hội hôm nay như thấy quá khứ và hiện tại quyện vào nhau. Khí thiêng sông núi như tôn thêm cho ngày hội non sông thêm rạng rỡ. Từ cổng tiền lớn (Đai môn) dưới chân núi, bức đại tự phía trên mang dòng chữ "Cao sơn cảnh hàng" (Núi cao đường lớn) vui vẻ chào đón mọi người. Vượt 225 ác xi măng, khách tới đền Hạ, nơi bà Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm con trai. Có lẽ đây là sự tích về nguồn gốc của người Việt Nam được cùng sinh ra một bọc. Vì vậy mà trong ngôn ngữ của ta, dân gian vẫn dùng hai tiếng "đồng bào" (cùng một bọc) cho đến tận ngày nay. Khi Âu Cơ sinh bọc trăm trứng thì Lạc Long Quân dẫn 50 người về xuôi còn Âu Cơ dẫn 49 con lên ngược, để lại người con trưởng làm vua, xưng là Hùng Vương, định đô ở Phong Châu. Vượt 168 bậc nữa là tới đền Trung. Tương truyền nơi đền Trung là chỗ xưa kia các vua Hùng thường họp bàn việc nước với các quan đại thần trong triều. Đây cũng là nơi nghỉ ngơi thoải mái của các vua Hùng cùng các tướng lĩnh sau những cuộc viễn du săn bắn dài ngày. Nơi đền Trung còn liên quan đến sự tích "bánh chưng, bánh dày" và cuộc thi cổ do vua Hùng Vương thứ 6 tổ chức nhằm mục đích tìm người nối ngôi. Lang Liêu là con trai út vì lòng hiếu thảo đã chế ra được hai loại bánh từ gạo nếp thơm là bánh chưng và bánh dày. Lại vượt 102 bậc nữa là tới đền Thượng. Tục truyền rằng ở thời Hùng Vương, các vua Hùng thường cùng các vị tướng soái hay tổ chức tế trời trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, để cầu khấn trời phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân chúng được ấm no hạnh phúc. Cũng tại khu vực đền Thượng, vua Hùng Vương thứ 6 đã lập bàn thờ Thánh Gióng để tưởng niệm người anh hùng làng Phù Đổng. Và sự tích Thục Phán dựng hai cột đá thề, khi được vua Hùng Vương thứ 18 nhường ngôi cho và hứa tiếp tục sự nghiệp của các vua Hùng. Cạnh đền có ngôi mộ nhỏ, cổ kính được gọi là mộ Tổ. Đây chính là phần mộ của Hùng Vương thứ 6, dân gian dựa vào lời dặn của nhà vua lúc băng hà rằng: "Hãy chôn ta trên núi Cả, để đứng trên núi cao ta còn trông nom bờ cõi cho con cháu muôn đời về sau". Từ đền Thượng, phóng tầm mắt về phía trước, khách chiêm ngưỡng 99 ngọn núi lớn nhỏ, hình bầy voi quỳ hướng về núi Mẹ – Nghĩa Lĩnh – uy nghiêm – riêng một con quay lưng lại, "ăn ở ra lòng riêng tư", đã bị mất đầu mãi mãi phải xa lìa bầy đàn, nguồn cội. Bài học bằng đá cho tới nay vẫn có giá trị nhắc nhở hậu thế về lòng hiếu nghĩa ở đời.

     Trở xuống đền Hạ, chếch về phía Đông Nam là đền Giếng. Tục truyền rằng ở thời Hùng Vương thứ 18, có hai nàng công chúa tên là Tiên Dung và Ngọc Hoa, theo vua cha đi kinh lý qua đây thường hay đến giếng nước trong vắt trốn này để soi gương chải tóc. Cả hai nàng công chúa đều đẹp người, đẹp nết đã có công dạy dân trồng lúa, trồng dâu nuôi tằm, phát triển buôn bán trao đổi, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho muôn dân trăm họ. Nên để tưởng nhớ ơn hai vị công chúa, nhân dân đã xây dựng ngôi đền Giếng để thờ tự cúng lễ.

     Lễ hội đền Hùng là dịp giỗ tổ thiêng liêng. Bởi vì trong tâm thức của mỗi người dân đất Việt đều tự hào là dòng giống Lạc Hồng, con Rồng cháu Tiên. Để rồi cứ mỗi độ xuân về người Việt lại nô nức hành hương về đất Tổ để tưởng nhớ công lao to lớn trong sự nghiệp mở nước và dựng nước, khai sáng nền văn minh Lạc Việt và lập nên nước Văn Lang cổ đại.

     Hội đền Hùng kéo dài từ mùng 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch, mà mùng 10 là chính hội. Cũng như mọi lễ hội khác ở đồng bằng Bắc Bộ, ở lễ hội đền Hùng gồm có 2 phần: Phần lễ và phần hội. Phần tế lễ được cử hành rất trọng thể mang tính quốc lễ. Lễ vật dâng cúng là "lễ tam sinh" (1 lợn, 1 dê và 1 bò), bánh chưng, bánh dày và xôi nhiều màu, nhạc khí là trống đồng cổ. Sau khi một hồi trống đồng vang lên, các vị chức sắc vào tế lễ dưới sự điều khiển của chủ lễ. Tiếp theo đến các cụ bô lão của làng xã sở tại quanh đền Hùng vào tế lễ. Sau cùng là nhân dân và du khách hành hương vào tế lễ trong các đền thờ, tưởng niệm các vua Hừng. Sau phần lễ là đến phần hội. Ở lễ hội đền Hùng năm nào cũng tổ chức cuộc thi kiệu của các làng xung quanh. Với sự xuất hiện của các đám rước linh đình mà không khí lễ hội trở nên tưng bừng náo nhiệt hơn. Các cỗ kiệu của các làng phải tập trung trước vài ngày thì mới kịp cuộc thi. Nếu như cỗ kiệu nào đoạt giải nhất của kỳ thi năm nay, thì đến kỳ hội sang năm được thay mặt các cỗ kiệu còn lại, rước lên đền Thượng để triều đình cử hành quốc lễ. Vì vậy, cỗ kiệu nào đoạt giải nhất thì đó là niềm tự hào và vinh dự lớn lao của dân làng ấy. Bởi họ cho rằng, đã được các vua Hùng cùng các vị thần linh phù hộ cho nhiều may mắn, nhân khang, vật thịnh… Tuy nhiên, để có được đám rước các cỗ kiệu đẹp lộng lẫy phải chuẩn bị rất công phu và chu đáo từ trước. Những khó khăn vất vả của dân làng đã thôi thúc họ vượt qua được để đến với cái linh thiêng cao thượng và hướng về Tổ tiên giống nòi. Đó là đời sống tâm linh của dân chúng, được biểu hiện rõ nét qua một hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian cổ truyền mang tính cộng cảm với cộng mệnh sâu sắc. Sinh hoạt văn hóa dân gian này đã thành nhu cầu không thể thiếu được đối với các cộng đồng làng xã cư trú quanh đền Hùng.

     Mỗi một đám rước kiệu có 3 cỗ kiệu đi liền nhau. Được sơn son thiếp vàng, chạm trổ rất tinh xảo. Sự bày biện trang trí trên cỗ kiệu cũng rất khéo léo và đẹp mắt. Cỗ kiệu đi đầu bày hương hoa, đèn nhang, trầu cau, chén nước và bầu rượu. Cỗ kiệu thứ 2 có đặt hương án, bài vị của Thánh, có lọng và quạt với nhiều sắc màu trang hoàng tôn nghiêm. Cỗ thứ 3 rước bánh chưng và bánh dày, 1 cái thủ lợn luộc để nguyên, đi sau 3 cỗ kiệu này là các vị quan chức và bô lão trong làng. Các vị chức sắc thì mặc áo thụng theo kiểu các bá quan triều đình, còn các cụ bô lão cũng mặc áo thụng đỏ, hoặc mặc quần trắng, áo the, đầu đội khăn xếp. Trong hội đền Hùng, nhân ngày giỗ Tổ có tiến hành nghi lễ hát thờ (tục gọi là hát Xoan). Đây là một lễ thức rất quan trọng và độc đáo. Dân gian truyền rằng hát Xoan xưa kia gọi là hát Xuân và điệu múa hát Xoan có từ thời Hùng Vương và được lưu truyền rộng rãi trong dân cư của các làng xã quanh vùng. Điệu múa hát Xoan này được nhiều người ưa thích, đặc biệt là bà Lan Xuân, vợ của vua Lý Thần Tông. Bà đã cảm nhận được âm hưởng dân ca đặc biệt và độc đáo của nó, nên bà đã cho sưu tầm và cải biên thành điệu hát thờ tại một số đền, đình làng thờ các vua Hùng.

     Ở đền Hạ có hát ca trù (gọi là hát nhà tơ, hát ả đào). Đây cũng là loại hát thờ trước cửa đình trong dịp hội làng, do phường hát Do Nghĩa trình diễn. Ngoài sân đền Hạ, ở nơi thoáng đãng có đu tiên. Mỗi bàn đu có hai cô tiên (cô gái Mường trẻ mặc đẹp) ngồi. Đu quay được là do các cô luân phiên lấy chân đạp đất. Đu tiên là trò chơi đẹp mắt, nhịp nhàng của phụ nữ. Xung quanh khu vực dưới chân núi Hùng là các trò diễn và trò chơi dân gian cổ truyền, diễn ra rất sôi động, được nhiều người tham dự như trò chơi ném côn, chơi đu, đầu vật, chọi gà,… Những trò đánh cờ người và tổ tôm điếm được các cụ cao niên tâm đắc. Còn các đám trai gái tụm năm, tụm ba trên các đồi đó trổ tài hát ví, hát trống quân hoặc hát đối đáp giao duyên…Tối đến có tổ chức hát chèo, hát tuồng ở các bãi rộng ngay cửa đền Hạ hoặc đền Giếng… Không khí ngày hội vừa trang nghiêm phấn khởi, vừa hào hứng sôi nổi đã làm rung động tâm khảm trái tim bao người đến dự hội.

     Lễ hội Đền Hùng là phong tục đẹp trong truyền thống của người dân đất Việt. Và từ rất lâu đời trong tâm thức dân gian, vùng đất Tổ đã trở thành "Thánh địa linh thiêng" của cả nước, nơi phát nguyên nguồn gốc dân tộc. Trải qua bao thời đại lịch sử tuy có lúc thịnh, lúc suy nhưng lễ hội đền Hùng vẫn được tổ chức. Điều này đã thể hiện rõ bản lĩnh phi thường và nền văn hiến rực rỡ, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Người dân hành hương về đất Tổ không hề có sự phân biệt tôn giáo, chỉ cần là người Việt Nam thì trong tâm khảm họ đều có quyền tự hào là con cháu muôn đời của vua Hùng. Bởi vậy, hễ ai là người Việt Nam nếu có sẵn tâm thành và lòng ham muốn hành hương về đất Tổ thì tự mình có thể thực hiện ước nguyện chính đáng đó một cách dễ dàng và thuận tiện.

     Hội đền Hùng hay giỗ tổ Hùng Vương là ngày hội quần tụ, ca ngợi sự hưng thịnh của nòi giống, là biểu tượng của tinh thần cộng đồng. Người đến hội mang theo lòng ngưỡng mộ sâu đậm về quê cha đất tổ, một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức người Việt Nam cho dù họ sống ở bất cứ phương trời nào.

29 tháng 3 2022

Thâm khảo:
a. Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn : Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn như sau: - Giới thiệu cảnh chiều mùa xuân trên quê hương mình. - Tả bao quát cảnh mùa xuân ( Cây cối đua nhau khoe sắc thắm, mọi người nô nức, nhộn nhịp để chuẩn bị cho một năm mới tràn đầy, nhìn đâu đâu cũng thấy phấn khởi và tươi vui, con đường làng trải dài sắc xuân, gió xuân thổi nhè nhẹ, mơn man,... - Tả chi tiết cảnh mùa xuân (Mặt trời dần buông xuống, ánh hoàng hôn mang đến cho cảnh vật một màu ửng đỏ bao trùm, những giọt sương bắt đầu reo rắt trên những lá cây, những làn gió nhẹ tạt qua khiến cây cối khẽ rung rinh lá cành theo chiều gió, một vài hạt mưa xuân khẽ rơi, mọi người tụ tập nói chuyện sau một ngày làm việc mệt mỏi,….) + Nêu cảm nghĩ của em về cảnh vật trong buổi chiều mùa xuân. d. Sáng tạo : Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp.

BÀI TẬP VỀ NHÀ ĐẦY NHÂN VĂNĐó là bài tập về nhà cuối năm học của thầy Đỗ Đức Anh (giáo viên bộ môn ngữ văn Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM) dành cho học sinh lớp mình chủ nhiệm - 10A9. Đáng chú ý, bài tập về nhà này lại được thầy Đức Anh soạn và đựng trong những bao thư, gửi phụ huynh trong buổi họp cuối năm để phụ huynh trao cho học sinh. Bài tập về nhà đặc biệt gồm có 6 bài tập nhỏ,...
Đọc tiếp

BÀI TẬP VỀ NHÀ ĐẦY NHÂN VĂN

Đó là bài tập về nhà cuối năm học của thầy Đỗ Đức Anh (giáo viên bộ môn ngữ văn Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM) dành cho học sinh lớp mình chủ nhiệm - 10A9. Đáng chú ý, bài tập về nhà này lại được thầy Đức Anh soạn và đựng trong những bao thư, gửi phụ huynh trong buổi họp cuối năm để phụ huynh trao cho học sinh. Bài tập về nhà đặc biệt gồm có 6 bài tập nhỏ, đó không phải là những bài tập làm văn thầy Đức Anh vẫn thường ra mà là những lời dặn dò, nhắn nhủ của thầy dành cho học sinh lớp mình. Cụ thể, bài số 1: Hãy để ai đó trong gia đình ôm em nếu kết quả học tập vừa rồi không được như ý; bài số 2: Hãy tận hưởng mùa hè của mình với tất cả năng lượng tuổi trẻ; bài số 3: Hãy tranh thủ trau dồi ngoại ngữ và các kỹ năng mềm cần thiết; bài số 4: Các bạn nam hãy luôn biết cách vượt qua giông bão cuộc đời với tinh thần của một chiến binh. Các bạn nữ hãy đứng dậy, tô thêm son, mỉm cười và kiêu hãnh tiến về phía trước. Bởi vì, nếu em không phải là một cái cây thì chẳng lý gì chúng ta lại cứ phải đứng im một chỗ; bài số 5: Một buổi tối nào đó trong đời, nếu em cảm thấy cô đơn hay buồn tủi, hãy hồi tưởng lại những ký ức dịu dàng của thầy trò mình. Hoặc lúc nào đó muốn một ai đó lắng nghe nỗi thất vọng cùng cực của mình, hãy cứ gọi cho thầy, thầy vẫn luôn ở đây; bài số 6: Hãy luôn là một người tử tế và hạnh phúc, nghe.

Thời gian nộp bài dành cho bài tập về nhà đặc biệt này lại được thay bằng lời căn dặn:

“Em sẽ có rất nhiều thời gian để hoàn thành 6 bài tập về nhà đặc biệt này, hãy cứ thong thả, đừng vội nộp bài. Bởi thầy biết, có những bài tập mà các em phải mất cả tuổi trẻ, thậm chí cả cuộc đời mới có thể làm xong”.

Cuối bài tập về nhà, thầy Đức Anh không quên nhắn nhủ học sinh: “Người ta thường nói, trưởng thành không phải là lúc ta làm được những điều lớn lao mà là lúc ta hiểu được những điều nhỏ bé. Con đường trưởng thành sẽ luôn có sự rời xa theo cách này hay cách khác. Nhưng hãy tin, lời tạm biệt thực ra không phải là lời từ biệt mà là một lời hứa hẹn gặp lại. Thầy rất vui vì những năm tháng tuổi trẻ chúng ta đã gặp nhau”.

[...] Theo thầy Đức Anh, một năm học không chỉ kết thúc bằng một lễ tổng kết mà người giáo viên sẽ vẫn có thể dạy học sinh những bài học về sự tử tế và chân thành, bằng cách này hay cách khác. “Bài tập đầu tiên về cái ôm, tôi cũng chia sẻ với phụ huynh rằng hãy tạo điều kiện và cùng con hoàn thành bài tập đó. Phụ huynh đọc xong rất cảm xúc. Về phía học sinh, tôi tin rằng các em sẽ thực hiện những điều mình nhắn gửi”, thầy Đức Anh bày tỏ.

(Yến Hoa – Báo “Giáo dục” – Thứ tư, 3/6/2019)

Câu 1. Chỉ ra hai phép liên kết được sử dụng trong những câu in đậm ở đoạn trích.

Câu 2. Xác định lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn văn cuối.

Câu 3. Tìm và gọi tên một thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 4. Theo em, vì sao thầy Đức Anh không trực tiếp giao bài tập cho học sinh mà lại đựng bài tập trong những bao thư và gửi phụ huynh trong buổi họp cuối năm để phụ huynh trao cho học sinh?

Câu 5. Trong 6 bài tập của thầy Đức Anh, em tâm đắc với bài tập nào nhất? Vì sao? (Trả lời khoảng từ 3 – 5 dòng)

2

Tham khảo:

Câu 1

- Phép lặp: trưởng thành

- Phép nối: Nhưng

Câu 2

Lời dẫn trực tiếp: “Bài tập đầu tiên về cái ôm, tôi cũng chia sẻ với phụ huynh rằng hãy tạo điều kiện và cùng con hoàn thành bài tập đó. Phụ huynh đọc xong rất cảm xúc. Về phía học sinh, tôi tin rằng các em sẽ thực hiện những điều mình nhắn gửi”

Câu 3

Thành phần biệt lập thành phần phụ chú ( giáo viên bộ môn ngữ văn Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM) 

Câu 4

Đó là bởi thầy giáo muốn tạo bất ngờ cho học sinh, đồng thời để cho các phụ huynh có thể thấu hiểu con cái mình hơn và có những hành động tích cực, đúng đắn

Câu 5

Bài tập mà em ấn tượng nhất đó là bài tập số 1: Hãy để ai đó trong gia đình ôm em nếu kết quả học tập vừa rồi không được như ý. Bởi vì điểm số chỉ phả ánh nhất thời chứ không thể hiện hết quá trình học tập của con người. Chỉ cần mỗi người học sinh cố gắng hết sức mình, khi đó điểm số không còn là thứ quá to tát nữa. Và cũng bởi gia đình là nơi ta tìm về, là nơi ta sẻ chia, trao nhau những cái ôm, những lời động viên tinh thần. Gia đình sẽ là nơi chữa lành những tổn thương, nỗi buồn trong mỗi con người. 

5 tháng 3 2022

AI giúp em với ạ:((

 

12 tháng 2 2022

ghi "Tham khảo" vào

12 tháng 2 2022

Em tham khảo bài này nha:

Năm nào cũng thế, cứ mỗi dịp Tết đến, mẹ lại cho tôi tới chợ để sắm Tết. Những ngày này, chợ Tết bao giờ cũng rất đông vui , náo nhiệt. Nhưng chợ Tết năm nay để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất

Sáng sớm, hai mẹ con tôi đã đến chợ. Phía đông, mặt trời còn ngái ngủ sau lớp mây hồng phơn phớt. Vậy mà, chợ đã khá đông rồi. Có lẽ ai cũng muốn nhanh chân lựa những món hàng còn mới. Từng tốp, từng tốp người quang gánh kĩu kịt, tíu tít đổ về chợ. Tiếng trò chuyện râm ran khiến cả khu chợ ồn ào, náo nhiệt khác với ngày thường. Ngay lối vào chợ là hàng bán lá dong. Lá dong được xếp thành từng đống lớn gọn ghẽ, xanh mươn mướt. Cạnh đó là những bó ống dang để chẻ lạt, gói bánh chưng. Kế đó là dãy bán măng khô, nấm hương, mộc nhĩ,… và các loại cây thuốc quý như cam thảo, sa nhân, hồi, quế – những đặc sản mang hương vị của núi rừng. Các cô bán hàng, giọng ngọt như đường, đon đả chào mời khách mua hàng. Bên trái chợ là khu bán hoa quả. Những quả chuối vàng ruộm, mập mạp, đều đặn trông như những ngón tay đang khum khum xoè ra. Quả bưởi to, tròn màu nắng ấm, còn nguyen cuống lá xanh. Những rổ cam ngọt lành, quả hồng xiêm màu nâu xám. Còn nữa là chùm nho tím với những quả treo lúc lỉu, mọng nước… Tất cả đều được cô bán hàng sắp xếp nhìn thật vui mắt. Chếch sang một chút là nơi bán rau, đủ các loại cây nhà lá vườn. Củ su hào còn nguyên phấn trắng, cải bẹ mỡ màng. Cà chua đỏ ối, chín căng mọng xếp vào từng giỏ lớn cạnh những bó hành dọc xanh, củ trắng nõn nà. Tất cả đều tươi xanh roi rói. Đi tiến lên chút nữa là quầy bán bánh kẹo. Những hộp mứt, hộp kẹo, bánh được trang trí với nhiều hình dạng và màu sắc sặc sỡ trông thật bắt mắt. Những thỏi kẹo sôcôla hay những gói bánh trứng càng vì thế mà ngon lành hơn. Những lon bia, chai rượu cũng được tô điểm mới lạ, đẹp hơn mọi ngày. Mẹ tôi vào lựa hai chai rượu một gói bánh về chuẩn bị thắp hương. Bước ra khỏi quầy bánh kẹo, tôi và mẹ đến xem quần áo tại một cửa hàng đối diện. Những tấm thổ cẩm, những tấm vải dệt rực rỗ sắc màu làm tôi hoa cả mắtKẻ mua, người bán ồn ào, tấp nập. Mấy cô gái trẻ ướm thử những thứ mình định mua rồi quay ra nhìn nhau cười khúc khích. Mẹ chọn cho tôi và Đạt mỗi đứa một bộ để diện đi chơi Tết. Chen giữa dòng người, hai mẹ con tôi như bị cuốn đi trong nhuẽng tiếng chào mời tíu tít. Luồn lách mãi mới đến được hàng hoa. Vươn lên tán lá dày, xanh mát là hàng chục bông hồng đua nhau toả hương khoe sắc. Chúng khoác lên mmình bộ dạ hội đỏ thắm, cao sang cùng những viên kim cương điểm xuyết cho tà áo rực rỡ. Cạnh đó là những bông cúc gắn liền với mùa thu trong sáng, dịu êm. Những bông hoa vàng tươi, kiêu hãnh chao nghiêng theo làn gió nhẹ khoe những cánh vàng e ấp, mịn màng. Chúng như mời gọi các nàng ong, nàng bướm tụ hội. A, kia rồi! Cây bích đào duyên dáng với hàng ngàn, hàng vạn chồi non, lộc biếc như vô vàn những ánh nến lấp lánh ẩn hiện dưới nắng sớm. Nép sau tà áo xanh mơn mởn, những cánh hoa phơn phớt hồng đầu tiên đã hé nở, chào đón Tết đến. Cạnh đó là nơi bán đèn lồng. Những chiếc đèn lồng đỏ rực rỡ để trang trí nhà cửa, cầu cho mọi nguời năm mới tốt lành.

Chợ Tết từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam. Nó không chỉ là nơi để buôn bán mà còn là nơi để mọi người thêm gần gũi, gắn bó với nhau hơn. Năm nào em cũng mong được mẹ cho đi chợ tết để cảm nhận được hết nét đẹp quê hương.