K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 2 2022

Tk :

Ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Người anh tham lam, khi chia gia tài liền chiếm hết nhà cửa, ruộng vườn cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. Người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho mảnh vườn và cây khế.

Năm ấy, cây khế trong vườn nhà người em ra quả rất sai. Từng chùm quả chín vàng nhưng nặng lúc lỉu trên cành. Người em nhìn cây khế mà vui mừng, tính đem bán để lấy tiền mua gạo.  Một hôm, có con chim lạ từ đâu bay đến ăn khế. Thấy cây khế bị chim ăn xơ xác người em ôm mặt khóc. Chim bỗng cất lời:

                                                                "Ăn một quả trả một cục vàng

                                                                May túi ba gang, mang đi mà đựng"

Người em nghe chim nói tiếng người lấy làm kinh ngạc, bèn về kể cho vợ nghe. Hai vợ chồng may một chiếc túi vừa đúng ba gang, chờ chim đến. Hôm sau, chim bay đến, bảo người em ngồi lên lòng mình. Chim bay rất xa, dên một hòn đảo đầy vàng bạc giữa biển khơi bao la. Người em lấy vàng bỏ đầy túi ba gang rồi lại theo chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có.

Người anh nghe thấy em giàu liền sang chơi và lân la hỏi chuyện. Em không giấu giếm kể lại cho anh tường tận mọi điều. Người anh nằng nặc đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy mảnh vườn và cây khế, người em dù không muốn nhưng thấy anh cương quyết quá cũng đành đổi cho anh.

Mùa năm sau, cây khế lại sai trĩu những quả vàng chín mọng, người anh khấp khởi mừng thầm, ngày ngày ngóng chờ con chim lạ tới. Thế rồi một hôm, chim tới ăn khế, người anh giả vờ khóc lóc, chim cũng nói:

                                                                                  "Ăn một quả trả một cục vàng

                                                                                 May túi ba gang, mang đi mà đựng"

Người anh nghe vậy, mừng như mở cờ trong bụng, vội vã cùng vợ may một chiếc túi to thật là to. Hôm sau chim tới đưa người anh đi lấy vàng ở hòn đảo xa lạ nọ. Nhìn thấy vàng bạc châu báu trên đảo, người anh vội vàng nhét đầy túi to, lại còn giắt khắp người. Khi người anh leo lên lưng chim, chim phải vỗ cánh mấy lần mới bay lên được. Vì quá nặng nên chim bay chậm, mãi vẫn ở trên biển. Chim bảo người anh vứt bớt vàng bạc đi nhưng anh ta không chịu. Chim nặng quá, nghiêng cánh, thế là người anh tham lam cùng túi vàng rơi xuống biển sâu, không bao giờ trở về được nữa.

11 tháng 2 2022

hay qua thanks nha

22 tháng 4 2018

 Trong một chương trình truyền hình có tên là “Điều ước thứ bảy”, tôi đã được nghe, được xem không biết bao câu chuyện xúc động. Câu chuyện mà tôi nhớ mãi đó chính là câu chuyện đầy nghị lực của cha con bé Bôm mang tên “Hòa tấu cha và con”.

      Gọi là bé Bôm bởi đó là cái tên thân thương mà gia đình và mọi người gọi. Cậu bé 15 tuổi, tên là Nguyễn Anh Tuấn, con trai ruột của diễn viên Quốc Tuấn. Ngay từ khi sinh ra, Bôm đã mắc phải căn bệnh xương cứng sớm cục bộ. Đó là căn bệnh hiếm gặp và đem đến một khuôn hình dị dạng trên cơ thể mỗi đứa trẻ mắc phải. Ngay khi thoáng nhìn thấy khuôn hình ấy, người cha nhói lên cảm giác sụp đổ. Nhưng người cha cũng là người mạnh mẽ hơn cả, cầm tay con trai và tự nhủ với mình “Bôm rồi sẽ ổn!” Và 15 năm là hành trình dài đằng đẵng mà cha con ông đã vượt qua để Bôm có được một cơ thể gần như nguyện vẹn.

      Cậu bé Bôm đã nằm trên bàn phẫu thuật hơn chục lần. Dù đau đớn, bé vẫn mỉm cười rạng rỡ. Nụ cười ấy đã đến với chương trình “Điều ước thứ bảy”, đem đến bao nỗi niềm xúc động khắp khán phòng và tới triệu người dân đất Việt đang xem truyền hình. Bé Bôm khoác trên mình bộ vest đen điển trai, trình diễn bản đàn piano nhẹ nhàng, du dương. Khi biểu diễn xong, cậu bé mỉm cười nói với người cha vĩ đại của mình “Anh Tuấn ơi! Anh lên đây” như để khoe với cha rằng mình đã thực hiện được ước mơ ấp ủ bấy lâu. Dù sinh ra với thân thể chẳng được bình thường như bao đứa trẻ khác, nhưng Bôm chưa bao giờ ngừng ước mơ cậu sẽ được mặc vest và biểu diễn đàn trên sân khấu. Cậu bé đã dần chạm tới ước mơ khi giờ đây, cậu đã trở thành học viên của Học viện Âm nhạc quốc gia.

      Cho tới bây giờ, những giọt nước mắt trên gương mặt người cha và nụ cười rạng rỡ trên đôi môi người con vẫn còn làm trái tim tôi nghẹn ngào. Thật đáng ngưỡng mộ nghị lực phi thường và tình thương bao la của hai cha con. Có lẽ, nghị lực và tình thương yêu ấy đã hòa tấu nên khúc nhạc tuyệt vời nhất của cuộc đời bé Bôm.

30 tháng 9 2018

Lý Tự Trọng

Lý Tự Trọng tên thật là Lê Văn Trọng. Quê gốc ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh nhưng lại sinh ra tại làng Bản Mạy, tỉnh NaKhon - Thái Lan trong một gia đình Việt kiều yêu nước có đông anh chị em. Cha ông là Lê Hữu Đạt, mẹ là Nguyễn Thị Sờm. Năm 1923, chỉ mới 10 tuổi, Lý Tự Trọng được sang Trung Quốc học tập, học giỏi, nói thạo tiếng Hán và tiếng Anh. Ông hoạt động trong Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.

Năm 1929, Lý Tự Trọng về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và làm liên lạc cho xứ uỷ Nam Kì với Đảng Cộng sản Việt Nam. Anh làm liên lạc cho các đồng chí cộng sản ở nước ngoài qua các chuyến tàu đến cảng Sài Gòn. Ngày 09/02/1931, trong buổi kỷ niệm một năm cuộc bạo động Yên Bái, tên thanh tra mật thám Lơ Gơrăng chực nhảy tới bắt người đang giương cờ và diễn thuyết, Lý Tự Trọng đã nhảy ra bắn chết Lơ Gơrang. Lý Tự Trọng bị địch bắt, bị tra tấn hết sức dã man.

Năm 1931, một ngày cuối xuân, thực dân Pháp đưa Lý Tự Trọng từ bót Catina đến tòa án để kết án anh tội tử hình. Người thanh niên cộng sản mới 17 tuổi ấy đã lấy vành móng ngựa để làm diễn đàn lên án bọn thống trị, kêu gọi nhân dân đứng dậy đấu tranh. Luật sư bào chữa cho anh xin tòa mở lượng khoan hồng vì anh chưa đến tuổi thành niên, đã hành động không có suy nghĩ.

Lý Tự Trọng dõng dạc nói: “Tôi hành động không phải là không suy nghĩ. Tôi hiểu việc tôi làm. Tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác. Tôi tin rằng nếu các ông suy nghĩ kĩ thì các ông cũng cần phải giải phóng dân tộc, giải phóng những người cần lao như tôi”.

Chánh án, một tên quan cai trị thực dân tuyên án xử tử anh Trọng. Lý Tự Trọng vẫn bình tĩnh. Tên thực dân Pháp hỏi anh có ăn năn gì không; Lý Tự Trọng đứng trước vành móng ngựa, mặt thẳng phía trước chỉ nói một câu: “Không ăn năn gì cả!”

Ở trong xà lim án chém khám lớn Sài Gòn, Lý Tự Trọng oanh liệt sống những ngày cuối cùng của cuộc đời mình. Mọi chi tiết về người tù án chém "Trọng con" được những tên gác ngục, tên chủ khám truyền ra ngoài với một lòng cung kính, khâm phục: “Ông nhỏ ngày nào cũng tập thể dục! Nhìn ông nhỏ sống không ai tưởng tượng được là người đợi đến ngày lên máy chém”.

Lý Tự Trọng yêu đất nước, yêu đồng bào, yêu đồng chí của mình, anh càng yêu cuộc sống, sống trọn vẹn những năm tháng ngắn ngủi của đời mình không hề lãng phí, không để mầm bi quan len lỏi vào tâm hồn mình mặc dù biết mình sắp bị giặc đem hành hình. Bọn thực dân tìm cách lung lạc ý chí gang thép của anh, nhưng tất cả những lời dụ dỗ của chúng đều bị anh đánh bại.

Bà Angđơrê Viôlít đã viết về giờ phút cuối cùng của Lý Tự Trọng: “Ngày 21/11/1931 thì Huy (tức là Trọng) bị đem xử tử. Sài Gòn hết sức xúc động. Hôm ấy phải ra lệnh thiết quân luật. Từ khám lớn vang ra ngoài đuờng phố, tiếng la hét của tù chính trị. Tiếng thét từ lồng ngực và từ trái tim của họ đã đi theo Huy ra trường chém. Phải điều quân đội và lính cứu hỏa để phun nước đàn áp họ. Trong những tường giam của khám lớn đã xảy ra những chuyện như thế. Trước máy chém, Huy định diễn thuyết, song hai tên sen đầm nhảy xô đến không cho anh nói. Người ta chỉ nghe thấy tiếng anh kêu “Việt Nam! Việt Nam!”.

Lý Tự Trọng trước khi lên máy chém mấy lần gọi “Việt Nam” thân yêu và đã hát nhiều lần bài “Quốc tế ca”: “Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian!” và anh đã giữ vững ý chí chiến đấu đến phút chót của đời mình. Ngày nay, giữa thành phố Hồ chí Minh, con đường mang tên Lý Tự Trọng, chạy qua nơi anh từng bắn chết tên mật tám Lơ Gơrăng, anh vẫn như còn đó ở tuổi 17 hiên ngang, với tâm hồn trong sáng tràn ngập lòng yêu đời...

8 tháng 7 2018

Ngày xưa, ở làng Gióng có một cậu bé kì lạ, đã lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, không biết nói, chỉ đặt đâu nằm đấy trơ trơ.

Giặc Ân từ phương Bắc tràn sang xâm lấn bờ cõi nước ta. Nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi, cầu người hiền tài đứng ra cứu nước. Nghe tiếng loa rao, cậu bé bỗng nhiên biết nói. Cậu nhờ mẹ gọi sứ giả vào rồi bảo: “ông hãy về tâu với nhà vua, đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một chiếc nón sắt. Ta sẽ đánh tan lũ giặc”.

Kể từ khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chẳng no, quần áo vừa may xong đã chật. Mẹ cậu không đủ thóc gạo, cả làng phải góp lương thực để nuôi cậu.

Khi nhà vua cho mang các thứ tới, Gióng vươn vai vụt trở thành một tráng sĩ dũng mãnh. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, đội nón sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên lưng ngựa sắt. Ngựa sắt hí vang, phun lửa, lao ra trận. Tráng sĩ dùng roi sắt quất túi bụi vào kẻ thù. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ từng bụi tre bên đường đánh tiếp. Giặc chết như ngả rạ.

Dẹp xong giặc nước, Gióng cởi áo giáp sắt, nón sắt, bỏ lại dưới chân núi, lưu luyến nhìn lại quê hương một lần cuối rồi cưỡi ngựa từ từ bay lên trời. Nhân dân trong vùng ghi nhớ công ơn to lớn của Gióng, lập đền thờ và suy tôn là Thánh Gióng.

8 tháng 7 2018

Lê Thánh Tông là con vua Lê Thái Tông và bà phi Ngô Thị Ngọc Dao.

Ông lên làm vua năm 18 tuổi, đã trị vì đất nước 38 năm, hai lần đổi niên hiệu. Quang Thuận và Hồng Đức.

Lê Thánh Tông là bậc minh quân, thánh đế. Nước Đại Việt dưới thời Lê Thánh Tông trở thành một quốc gia thịnh trị, thái bình. Được mùa liên tiếp nhiều năm, nhân dân sống ấm no, yên vui, hạnh phúc:

"Nhà nam nhà bắc đều no mật

Lừng lẫy cùng ca khúc thái bình.

(Vịnh năm canh)

Vua chia nước ta thành 12 đạo, sau gọi là 12 thừa tuyên; mỗi thừa tuyên có nhiều phủ, huyện, châu, tổng, xã. Việc quốc phòng, quân đội được đặc biệt: coi trọng. Thủy quân được đóng mới chiến thuyền, bộ binh được tăng cường thêm nhiều voi trận và chiến mã. Quân đội được chia thành 5 phủ đô đốc và 1 đạo: ngoại và nội. Quân đội vừa thay phiên nhau cày ruộng và tập luyện. Năm nào cũng tổ chức diễn tập trên quy mô lớn.

Nhà vua khuyến khích nghề nông, nghề chăn nuôi, phát triển nghề trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm dệt lụa và nhiều nghề thủ công khác. Sưu thuế được giảm nhẹ. 

Dưới triều đại Lê Thánh Tông, việc học được coi trọng và mở mang. 

Các khoa thi Tiến sĩ kén chọn được nhiều nhân tài lỗi lạc.

Tên tuổi Lê Thánh Tông gắn liền với Bộ luật Hồng Đức. Vua nói: "Pháp luật là phép công của Nhà nước, ta và các ngươi phải cùng tuân theo". Năm 1464, vua hạ chiếu minh oan cho vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi là một con người "lòng sáng tựa sao Khuê".

Lê Thánh Tông là một ông vua rất hiếu học và siêng năng, cần mẫn:

 "Trống dời canh, còn đọc sách,

Chiêng xế bóng, chửa thôi chầu". 

Vua để lại nhiều thơ văn chữ Hán và chữ Nôm rất đặc sắc. Vua đã sáng lập ra Hội thơ gọi là Tao Đàn, gồm có 28 thi sĩ, tôn vinh là "nhị thập bát tú" (28 ngôi sao) do nhà vua đứng đầu, tự xưng là "Tao Đàn nguyên súy".

Lê Thánh Tông là ông vua vĩ đại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài diễn ca "Lịch sử nước ta" có viết:

"Vua hiền có Lê Thánh Tôn,

Mở mang bờ cõi đã khôn lại lành".

29 tháng 3 2018

Treo biển

Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng:

"Ở ÐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI"

Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:

- Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ lại phải đề là "cá tươi"!

Truyen cuoi, Nhà hàng nghe nói, xoá ngay chữ "tươi" đi. Hôm sau, có người đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:

- Người ta chẳng nhẽ đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là: "Ở đây"!

Nhà hàng nghe có lý, xóa hai chữ "Ở đây" đi.

Cách vài hôm, lại có một người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:

- Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là "có bán"!

Nhà hàng nghe nói, lại bỏ ngay hai chữ "có bán" đi. Thành ra trên biển chỉ còn có mỗi chữ "cá"! Anh ta nghĩ bụng chắc từ bây giờ không ai còn bắt bẻ gì nữa. Vài hôm sau, người láng giềng sang chơi, nhìn cái biển nói:

- Chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần nhà thì đã thấy đầy những cá, ai mà chẳng biết là bán cá, còn đền biển làm gì nữa!

Thế là nhà hàng cất nối cái biển.

Em tham khảo:

1. Em đã từng xem phim nói về nỗi buồn mà nhân vật từng trải qua. Khi xem xong em có suy nghĩ: Nếu có thói hung hăng, kiêu ngạo, hống hách, không biết suy nghĩ, không biết đoàn kết và yêu thương người khác thì sớm muộn gì cũng mang vạ vào thân. Từ đó, em thấy mình cần phải biết sống nhân ái, đoàn kết với mọi người xung quanh. 

2. Chia sẻ một vài điều về bản thân: 

Điều em thấy hài lòng: Yêu thương, cố gắng chăm ngoan học giỏi, biết giúp đỡ ông bà, bố mẹ. Đoàn kết với bạn bè.

Điều em thấy chưa hài lòng: Chưa biết tự chăm sóc sức khỏe cho mình.

6 tháng 9 2021

Tham khảo:

1. Em đã từng xem phim nói về nỗi buồn mà nhân vật từng trải qua. Khi xem xong em có suy nghĩ: Nếu có thói hung hăng, kiêu ngạo, hống hách, không biết suy nghĩ, không biết đoàn kết và yêu thương người khác thì sớm muộn gì cũng mang vạ vào thân. Từ đó, em thấy mình cần phải biết sống nhân ái, đoàn kết với mọi người xung quanh. 

2. Chia sẻ một vài điều về bản thân: 

  • Điều em thấy hài lòng: Yêu thương, cố gắng chăm ngoan học giỏi, biết giúp đỡ ông bà, bố mẹ. Đoàn kết với bạn bè.
  • Điều em thấy chưa hài lòng: Chưa biết tự chăm sóc sức khỏe cho mình.

~ HT ~

22 tháng 4 2018

Trong những truyện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!

   Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.

   Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:

   - Anh có mang tiền không?

   Người mù đáp:

   - Có, nhưng đấy là tiền của tôi.

   - Cứ đưa đây!

   Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:

   - Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.

   Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.

   Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.

   Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.

   Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một người tài giỏi, liêm chính như ông.


 

4 tháng 12 2017

Sau khi giết được 2 tên độc ác, Mã Lương bỗng trở nên vô cùng tham lam. Cậu ta dùng bút vẽ bao nhiêu tòa nhà lớn, gia nhân tấp nập cho mình ở, lại vẽ bao nhiêu vàng bạc châu báu trong nhà. Cậu ta sống qua những ngày hả hê vui đùa trong danh lợi cùng với cây bút thần. Một hôm nọ, Mã Lương cầm bút trên tay, nghĩ :" Ta nên vẽ gì bây giờ nhỉ?" Rồi thấy bức tranh con phượng treo trên tường, cậu ta bỗng nảy ra 1 ý :" Được lắm, ta sẽ vẽ một con rồng thật." Sau đó, cậu ta vẽ rồng. Một con rồng thân màu vàng uy nghi đáp xuống sân. Bọn gia nhân không tin vào mắt mình, chạy trốn hết. Mã Lương thích thú trèo lên lên rồng.Con rồng đưa cậu ta đi khắp nơi, đến một khu rừng, trong lúc Mã Lương không để ý con rồng đã hất cậu ta xuống. Mã Lương chết, cây bút cũng biến mất. Người ta đồn rằng, ông tiên ngày xưa cho cậu cây bút đã lấy lại và trở về thiên cung rồi.

5 tháng 12 2017
bạn ơi kết thúc phải có hậu nha