K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 4 2016

facebook

26 tháng 4 2016

Mat sach

15 tháng 6 2018

gương cầu lồi !

15 tháng 6 2018

gương cầu lồi

17 tháng 8 2021

giúp với

60 60 A B A' B'

Góc tạo bở ảnh và mặt gương là 60o

5 tháng 10 2017

B A A' B'

Góc tạo bởi ảnh và mặt gương là \(60^o\)

12 tháng 4 2019

Ngày còn nhỏ, tôi luôn ước mẹ mình là một cô giáo. Tôi muốn một lần được trải cảm giác có mẹ là giáo viên, được hãnh diện với các bạn trong lớp. Nhưng càng lớn, tôi càng yêu mẹ hơn, dù mẹ chỉ là một nông dân bình thường.
Mẹ tôi quanh năm lam lũ, vất vả, lúc nào cũng tất bật. Vì vậy, dù mới hơn ba mươi tuổi nhưng trông mẹ như già hơn tuổi rất nhiều. Nơi khóe mắt mẹ đã hằn những vết chân chim nhưng vẫn không làm mờ đi đôi mắt sáng với ánh nhìn hiền hòa. Mỗi lần anh em tôi mắc lỗi, đôi mắt ấy lại nhìn chúng tôi đầy nghiêm khắc. Và cũng đôi mắt ấy đã thức trắng bao đêm mỗi lần tôi bị ốm. 
Bao giờ cũng vậy, mẹ luôn dành tình yêu đong đầy cho chúng tôi. Đôi mắt ấy cũng là thứ duy nhất tôi được thừa hưởng từ mẹ. Mỗi lần có người khen tôi có đôi mắt giống mẹ, tôi cảm thấy vô cùng tự hào, hãnh diện. Tôi là con gái của mẹ mà! Trên da mặt mẹ còn có nhiều vết nám. Đó là dấu ấn của bao ngày dãi nắng dầm mưa. 
Nghe ngoại kể ngày trẻ, da mẹ đẹp lắm, má lúc nào cũng trắng hồng. Tôi cảm thấy đáng tiếc vô cùng vì tôi lại giống bố ở làn da ngăm ngăm. Nhưng cái mà mẹ luôn tự hào nhất, chăm chú nhất về bản thân lại là mái tóc. Dù vất vả từ ngày nhỏ nhưng mái tóc của mẹ dường như không có tuổi. Nó dài, đen, óng mượt mà ngay cả những thiếu nữ cũng phải mơ ước. 
Tôi rất thích ngắm mẹ hong tóc, nắng tràn lên mái tóc mẹ, nhảy nhót, lung linh. Mùi hương hoa bưởi cứ phảng phất, thơm nồng. Dáng người của mẹ nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn, hoạt bát. Lúc nào mẹ bước đi cũng vội vã, thoăn thoắt. Mọi người thường nói mẹ có dáng đi vất vả. Thì cũng phải thôi, bởi bố đi bộ đội xa nhà, một mình mẹ chăm sóc ông bà nội, nuôi nấng anh em chúng tôi. Bao gánh nặng dồn lên đôi vai bé nhỏ của mẹ, bao công việc để chăm sóc gia đình khiến mẹ không thể thông thả, khoan thai. 
Hai bàn tay của mẹ gầy gầy, xương xương. Nhưng với tôi nó đẹp như bàn tay cô giáo. Đôi bàn tay ấy đã lo cho tôi từng bữa ăn, giấc ngủ, ôm ấp tôi khi tôi còn ẵm ngửa, dắt tôi đi những bước chập chững đầu tiên. Mẹ tôi ăn mặc cũng rất giản dị. Bao nhiêu năm rồi, vẫn những chiếc áo bà ba đã sơn màu. Mẹ thường đùa rằng mặc như thế vừa thoải mái, vừa đẹp. Chỉ khi nào có dịp đặc biệt, mẹ mới mặc những chiếc áo mới bố mua tặng mỗi dịp về thăm nhà. 
Ngày nào cũng vậy, mẹ luôn là người dậy sớm nhất nhà. Mẹ chuẩn bị bữa sáng cho anh em tôi, cho lợn gà ăn và dọn nhà cửa. Mẹ chăm sóc cho chúng tôi từng li từng tí. Dù bận rộn đến đâu, mỗi buổi tối, mẹ vẫn dành thời gian để kèm anh em tôi học bài. Mẹ chính là cô giáo đặc biệt của chúng tôi. Mẹ còn dạy chúng tôi cách cư xử trong cuộc sống, dạy chúng tôi những bài đồng dao mà mẹ còn nhớ được.
Mẹ cứ lặng lẽ đi bên cuộc đời của tôi và anh tôi. Tôi lớn lên trong tình yêu thương bao la của mẹ. Trong câu hát mẹ ru tôi, có nước mắt của sự yêu thương và hi vọng. Tôi không thể nói hết được tình yêu dành cho mẹ. Chỉ biết rằng mình phải cố gắng thật nhiều để mẹ vui. Cô giáo nói: “Trong tất cả các kì quan thì trái tim người mẹ là kì quan vĩ đại nhất”. Tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt để mẹ luôn cười. Mẹ à! Con yêu mẹ.

12 tháng 4 2019

Hình như là bài văn tả người thân đang làm việc hoặc tả người thân em yêu quý nhất.

Chúc bạn học tốt

BỐ CỦA XI-MÔNGTrời ấm áp vô cùng, dễ chịu vô cùng. Ánh mặt trời êm đềm sưởi ấm bãi cỏ. Nước lấp lánh như gương. Và Xi-mông có những giây phút khoan khoái, có cái cảm giác uể oải thường thấy sau khi khóc, em rất thèm được nằm ngủ ở đây, trên mặt cỏ, dưới nắng ấm.[...] Thế là em nghĩ đến nhà, rồi nghĩ đến mẹ, và thấy buồn vô cùng, em lại khóc. Người em rung lên, em quỳ xuống và đọc kinh cầu...
Đọc tiếp

BỐ CỦA XI-MÔNG

Trời ấm áp vô cùng, dễ chịu vô cùng. Ánh mặt trời êm đềm sưởi ấm bãi cỏ. Nước lấp lánh như gương. Và Xi-mông có những giây phút khoan khoái, có cái cảm giác uể oải thường thấy sau khi khóc, em rất thèm được nằm ngủ ở đây, trên mặt cỏ, dưới nắng ấm.

[...] Thế là em nghĩ đến nhà, rồi nghĩ đến mẹ, và thấy buồn vô cùng, em lại khóc. Người em rung lên, em quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ. Nhưng em không đọc hết được, vì những cơn nức nở lại kéo đến, dồn dập, xốn xang, choán ngợp lấy em. Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài.

Bỗng một bàn tay chắc nịch đặt lên vai em và một giọng ồm ồm hỏi em: “Có điều gì làm cháu buồn phiền đến thế, cháu ơi?”.

Xi-mông quay lại. Một bác công nhân cao lớn, râu tóc đen, quăn, đang nhìn em với vẻ nhân hậu. Em trả lời, mắt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào:

– Chúng nó đánh cháu… vì… cháu… cháu… không có bố… không có bố.

– Sao thế – bác ta mỉm cười bảo – ai mà chẳng có bố.

Em bé nói tiếp một cách khó khăn, giữa những tiếng nấc buồn tủi:

– Cháu… cháu không có bố.

Bác công nhân bỗng nghiêm lại; bác nhận ra thằng bé con nhà chị Blăng-sốt, và tuy mới đến vùng này, bác cũng đã mong manh biết chuyện của chị.

– Thôi nào – bác nói – đừng buồn nữa, cháu ơi, và về nhà mẹ cháu với bác đi. Người ta sẽ cho cháu… một ông bố.

Hai bác cháu lên đường, người lớn dắt tay đứa bé, và bác lại mỉm cười, vì bác chẳng khó chịu được đến gặp chị Blăng-sốt, nghe đồn chị là một trong những cô gái đẹp nhất vùng; có lẽ trong thâm tâm, bác nhủ thầm rằng một tuổi xuân đã lầm lỡ rất có thể lỡ lầm lần nữa.

Họ đến trước một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ.

– Đây rồi – đứa trẻ nói, và em gọi to – Mẹ ơi!

Một thiếu phụ xuất hiện, và bác công nhân bỗng tắt nụ cười, vì bác hiểu ra ngay không bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà nơi chị đã bị một kẻ khác lừa dối. E dè, mũ cầm tay, bác ấp úng:

– Đây, thưa chị, tôi dắt về trả cho chị cháu bé bị lạc ở gần bờ sông.

Nhưng Xi-mông nhảy lên ôm lấy cổ mẹ, lại oà khóc và bảo:

– Không, mẹ ơi, con đã muốn nhảy xuống sông cho chết đuối, vì chúng nó đánh con… đánh con… tại con không có bố.

Đôi má thiếu phụ đỏ bừng và, tê tái đến tận xương tuỷ, chị ôm con hôn lấy hôn để, trong khi nước mắt lã chã tuôn rơi. Người đàn ông xúc động vẫn đứng đó, không biết bỏ đi thế nào cho phải. Nhưng Xi-mông bỗng chạy đến bên bác và nói:

– Bác có muốn làm bố cháu không?

Im lặng như tờ. Chị Blăng-sốt hổ thẹn, lặng ngắt và quằn quại, dựa vào tường, hai tay ôm ngực. Thấy người ta không trả lời mình, em bé lại nói:

– Nếu bác không muốn, cháu sẽ quay trở ra nhảy xuống sông chết đuối.

Bác công nhân cười đáp coi như chuyện đùa:

– Có chứ, bác muốn chứ.

– Thế bác tên là gì? – em bé liền hỏi – để cháu trả lời chúng nó khi chúng nó muốn biết tên bác?

– Phi-líp – người đàn ông đáp.

Xi-mông im lặng một giây, để ghi nhớ cái tên ấy trong óc, rồi hết cả hồn, em vươn hai cánh tay nói:

– Thế nhé! Bác Phi-líp, bác là bố cháu.

Bác công nhân nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào hai má em, rồi sải từng bước dài, bỏ đi rất nhanh.

Ngày hôm sau, khi em bé đến trường, một tiếng cười ác ý đón em. Và lúc tan học, khi thằng kia lại muốn trêu chọc, Xi-mông quát vào mặt nó những lời này, như ném một hòn đá: “Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi-líp”.

Khắp chung quanh bật lên những tiếng la hét thích thú:

– Phi-líp gì?… Phi-líp nào?… Phi-líp là cái gì?… Mày lấy đâu ra Phi-líp của mày thế?

Xi-mông không trả lời gì hết, và một mực tin tưởng sắt đá, em đưa con mắt thách thức chúng, sẵn sàng chịu hành hạ, còn hơn là bỏ chạy. Thầy giáo giải thoát cho em và em về nhà.

 

Câu 1. Qua đoạn trích trên, tính cách của nhân vật Xi-mông được thể hiện như thế nào? Hãy chỉ ra các yếu tố thể hiện tính cách đó.

Câu 2. Cho câu sau: "Một bác công nhân cao lớn, râu tóc đen, quăn, đang nhìn em với vẻ nhân hậu." Thành phần nào của câu được mở rộng bằng cụm từ? Việc mở rộng câu như vậy có tác dụng gì?

1
1 tháng 9 2023

Câu 1:

Qua đoạn trích trên, tính cách của nhân vật Xi-mông được thể hiện rõ ràng qua những hành động lời nói cử chỉ của cậu bé.

Yếu tố thể hiện tính cách đó:

- tự sự: kể lại việc Xi - mông bị bạn bè trêu chọc không có bố và sự tha thiết bác Phi-líp làm bố cậu.

- miêu tả: gợi tâm trạng nghĩ ngợi, buồn, khóc của cậu bé Xi - mông; em muốn đọc kinh cầu nguyện nhưng em không đọc hết được, vì những cơn nức nở lại kéo đến, dồn dập, xốn xang, choán ngợp lấy em.

Câu 2:

Thành phần chủ ngữ của câu được mở rộng bằng cụm từ.

Việc mở rộng câu như vậy có tác dụng miêu tả rõ hơn hình dáng, ngoại hình của nhân vật đang đề cập đến trong đoạn văn từ đó tăng giá trị diễn đạt hình ảnh, thông tin đến người đọc làm câu văn hay hơn hấp dẫn hơn.

Bố của Xi-môngTrời ấm áp vô cùng, dễ chịu vô cùng. Ánh mặt trời êm đềm sưởi ấm bãi cỏ. Nước lấp lánh như gương. Và Xi-mông có những giây phút khoan khoái, có cái cảm giác uể oải thường thấy sau khi khóc, em rất thèm được nằm ngủ ở đây, trên mặt cỏ, dưới nắng ấm.[...] Thế là em nghĩ đến nhà, rồi nghĩ đến mẹ, và thấy buồn vô cùng, em lại khóc. Người em rung lên, em quỳ xuống và đọc kinh cầu...
Đọc tiếp

Bố của Xi-mông

Trời ấm áp vô cùng, dễ chịu vô cùng. Ánh mặt trời êm đềm sưởi ấm bãi cỏ. Nước lấp lánh như gương. Và Xi-mông có những giây phút khoan khoái, có cái cảm giác uể oải thường thấy sau khi khóc, em rất thèm được nằm ngủ ở đây, trên mặt cỏ, dưới nắng ấm.

[...] Thế là em nghĩ đến nhà, rồi nghĩ đến mẹ, và thấy buồn vô cùng, em lại khóc. Người em rung lên, em quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ. Nhưng em không đọc hết được, vì những cơn nức nở lại kéo đến, dồn dập, xốn xang, choán ngợp lấy em. Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài.

Bỗng một bàn tay chắc nịch đặt lên vai em và một giọng ồm ồm hỏi em: “Có điều gì làm cháu buồn phiền đến thế, cháu ơi?”.

Xi-mông quay lại. Một bác công nhân cao lớn, râu tóc đen, quăn, đang nhìn em với vẻ nhân hậu. Em trả lời, mắt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào:

– Chúng nó đánh cháu… vì… cháu… cháu… không có bố… không có bố.

– Sao thế – bác ta mỉm cười bảo – ai mà chẳng có bố.

Em bé nói tiếp một cách khó khăn, giữa những tiếng nấc buồn tủi:

– Cháu… cháu không có bố.

Bác công nhân bỗng nghiêm lại; bác nhận ra thằng bé con nhà chị Blăng-sốt, và tuy mới đến vùng này, bác cũng đã mong manh biết chuyện của chị.

– Thôi nào – bác nói – đừng buồn nữa, cháu ơi, và về nhà mẹ cháu với bác đi. Người ta sẽ cho cháu… một ông bố.

Hai bác cháu lên đường, người lớn dắt tay đứa bé, và bác lại mỉm cười, vì bác chẳng khó chịu được đến gặp chị Blăng-sốt, nghe đồn chị là một trong những cô gái đẹp nhất vùng; có lẽ trong thâm tâm, bác nhủ thầm rằng một tuổi xuân đã lầm lỡ rất có thể lỡ lầm lần nữa.

Họ đến trước một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ.

– Đây rồi – đứa trẻ nói, và em gọi to – Mẹ ơi!

Một thiếu phụ xuất hiện, và bác công nhân bỗng tắt nụ cười, vì bác hiểu ra ngay không bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà nơi chị đã bị một kẻ khác lừa dối. E dè, mũ cầm tay, bác ấp úng:

– Đây, thưa chị, tôi dắt về trả cho chị cháu bé bị lạc ở gần bờ sông.

Nhưng Xi-mông nhảy lên ôm lấy cổ mẹ, lại oà khóc và bảo:

– Không, mẹ ơi, con đã muốn nhảy xuống sông cho chết đuối, vì chúng nó đánh con… đánh con… tại con không có bố.

Đôi má thiếu phụ đỏ bừng và, tê tái đến tận xương tuỷ, chị ôm con hôn lấy hôn để, trong khi nước mắt lã chã tuôn rơi. Người đàn ông xúc động vẫn đứng đó, không biết bỏ đi thế nào cho phải. Nhưng Xi-mông bỗng chạy đến bên bác và nói:

– Bác có muốn làm bố cháu không?

Im lặng như tờ. Chị Blăng-sốt hổ thẹn, lặng ngắt và quằn quại, dựa vào tường, hai tay ôm ngực. Thấy người ta không trả lời mình, em bé lại nói:

– Nếu bác không muốn, cháu sẽ quay trở ra nhảy xuống sông chết đuối.

Bác công nhân cười đáp coi như chuyện đùa:

– Có chứ, bác muốn chứ.

– Thế bác tên là gì? – em bé liền hỏi – để cháu trả lời chúng nó khi chúng nó muốn biết tên bác?

– Phi-líp – người đàn ông đáp.

Xi-mông im lặng một giây, để ghi nhớ cái tên ấy trong óc, rồi hết cả hồn, em vươn hai cánh tay nói:

– Thế nhé! Bác Phi-líp, bác là bố cháu.

Bác công nhân nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào hai má em, rồi sải từng bước dài, bỏ đi rất nhanh.

Ngày hôm sau, khi em bé đến trường, một tiếng cười ác ý đón em. Và lúc tan học, khi thằng kia lại muốn trêu chọc, Xi-mông quát vào mặt nó những lời này, như ném một hòn đá: “Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi-líp”.

Khắp chung quanh bật lên những tiếng la hét thích thú:

– Phi-líp gì?… Phi-líp nào?… Phi-líp là cái gì?… Mày lấy đâu ra Phi-líp của mày thế?

Xi-mông không trả lời gì hết, và một mực tin tưởng sắt đá, em đưa con mắt thách thức chúng, sẵn sàng chịu hành hạ, còn hơn là bỏ chạy. Thầy giáo giải thoát cho em và em về nhà.

Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em trước sự việc Xi-mông đột ngột đề nghị bác Phi-líp làm bố của mình

0