K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 2 2019

Để làm yên lòng mẹ, anh chiến sĩ dùng cách nói so sánh:

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Mưa phùn ướt áo tứ thân

Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu!

Ý anh muốn nói những việc con đang làm không sao sánh được với những vất vả, khó nhọc của mẹ nơi quê nhà, mẹ yên tâm, đừng lo nhiều cho con nữa.

22 tháng 6 2018

a, Nhân tiện đây xin hỏi: khi người nói muốn hỏi về một vấn đề không đúng đề tài đang trao đổi, tránh người nghe hiểu mình không tuân thủ phương châm quan hệ

b, Cực chẳng đã tôi phải nói, tôi nói điều này có gì không phải mong anh bỏ qua, biết là làm anh không vui, nhưng…; xin lỗi anh có thể không hài lòng nhưng thành thực mà nói… để giảm nhẹ sự đụng chạm, tuân thủ phương châm lịch sự

c, Đừng nói leo, đừng ngắt lời như thế, đừng nói cái giọng đó với tôi… báo hiệu cho người đối thoại biết là họ không tuân thủ phương châm lịch sử

Thông qua việc tìm hiểu các văn bản như Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?a) Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?b) Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có...
Đọc tiếp

Thông qua việc tìm hiểu các văn bản như Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?

a) Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?

b) Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có lòng yêu nước và căm thù giặc nồng cháy là có thể dễ dàng tìm ra những cách nói như: "Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả..." hay "uốn lưỡi cú diều..."? Để viết được những câu như thế, người viết cần phải có phẩm chất gì khác nữa.

c) Có bạn cho rằng: Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng.

Ý kiến ấy có đúng không? Vì sao?

1
7 tháng 5 2018

Phương pháp phát huy tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận:

    - Người viết ngoài việc suy nghĩ về luận điểm, lập luận còn phải thực sự xúc động trước những điều mình đang nói tới.

    - Không chỉ cần rung cảm, mà cần phải có tình cảm, cảm xúc thực sự trước những vấn đề mà mình trình bày.

    - Không phải bài văn cứ sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm và câu cảm thán thì giá trị biểu cảm tăng vì những yếu tố này chỉ là phụ trợ. Cảm xúc, sự rung động thực sự chứ không phải sự đưa đẩy bóng bẩy bằng ngôn từ.

4 tháng 6 2020

học giỏi !hihi thế thôi ^_^

29 tháng 6 2020

Học giỏi rôi nhưng phải làm gì nữa?Kết quả hình ảnh cho hình khó hiểu

Mấy hôm sau, Niệm Kha cũng không đến làm phiền Yên Chi.Đến cuối tuần, anh bất ngờ đến nói muốn đưa cô đi làm thủ tục ly hôn. Một tuần qua, anh đã nghĩ thông suốt, chấp nhận hiện thực là cô sẽ không tha thứ cho mình, nên anh quyết định buông tay.- Yên Chi, em không muốn nuôi Miu sao?Yên Chi lạnh nhạt ừ một tiếng. Sợ anh lại hỏi nhiều, cô còn bổ sung thêm một câu.- Miu là do anh đem về...
Đọc tiếp

Mấy hôm sau, Niệm Kha cũng không đến làm phiền Yên Chi.

Đến cuối tuần, anh bất ngờ đến nói muốn đưa cô đi làm thủ tục ly hôn. Một tuần qua, anh đã nghĩ thông suốt, chấp nhận hiện thực là cô sẽ không tha thứ cho mình, nên anh quyết định buông tay.
- Yên Chi, em không muốn nuôi Miu sao?
Yên Chi lạnh nhạt ừ một tiếng. Sợ anh lại hỏi nhiều, cô còn bổ sung thêm một câu.
- Miu là do anh đem về thì anh đem đi đi.
- Em sẽ không sao chứ? Em yêu con như vậy...
- Tôi chưa bao giờ yêu con bé. Suốt ngày quấn lấy tôi, phiền chết đi được. Còn nữa, nếu tôi mang con bé bên mình sẽ làm những người đàn ông sợ chạy mất. Như vậy thì sao tôi kết hôn được đây?
Yên lặng lắng nghe, Niệm Kha không nói gì, duy trì tư thế lái xe, gương mặt anh không có biểu hiện gì bất thường, vẫn thâm trầm như anh trước đây.
Không khí trong xe lắng xuống. Đến tận khi xe rẽ vào nhà, Yên Chi chuẩn bị mở cửa đi xuống, Niệm Kha mới mở miệng.
- Em để Miu ở đây một thời gian nữa, anh sẽ từ từ nói chuyện với con, anh sẽ sớm mang con đi không làm phiền em nữa.
Yên Chi lười mở miệng, chỉ khẽ gật đầu.
Cả hai đều hiểu, Vị Thanh còn nhỏ, mẹ ruột mất chưa lâu. Khó khăn lắm mới có lại được tình thương của mẹ. Nếu nó biết một lần nữa nó không có mẹ, nó sẽ đau buồn đến dường nào?
- A, mẹ về! Ơ, mà ba đâu rồi? Ba không về cùng mẹ sao?
Vị Thanh chạy ra đón cô, mặt mày hớn hở. Nhìn quanh không thấy ba ba, mặt nó liền xìu xuống.

- Có việc, đi trước rồi.

- Mẹ, có phải ba mẹ làm hòa rồi không?

- Trẻ con đừng hỏi nhiều.

- Con không phải trẻ con, con lớn rồi mà.

- Thấp hơn mẹ thì vẫn là trẻ con.

Hai người một lớn một nhỏ, lớn một câu, nhỏ một câu đến tận khi vào trong nhà.

......

Vị Thanh không biết chuyện ba mẹ ly hôn. Nó vẫn vui vẻ cười đùa. Còn cố ý trước mặt Yên Chi nói tốt cho ba ba.

Con bé không biết, tình cảm Yên Chi dành cho Niệm Kha sớm đã hóa thành thù hận. Thù hận đó tự cô còn không thể hóa giải, huống hồ là con bé.

Yên Chi dành khoảng thời gian ngắn cuối cùng đối xử tốt với Vị Thanh. Cô không lạnh nhạt, cũng không đặc biệt ân cần. Cô sợ mình cho đi quá nhiều tình cảm, lúc con bé rời đi rồi cô sẽ đau lòng.

- Miu, mẹ thực sự rất yêu con, chính vì yêu con, sợ con theo mẹ sẽ không vui, sợ con thiếu tình thương của ba, nên mẹ mới chọn từ bỏ... Con đừng giận mẹ, cũng đừng buồn, rồi ba sẽ tìm cho con một người mẹ mới, người đó sẽ thay mẹ yêu thương con. Mẹ xin lỗi, rất xin lỗi...

Yên Chi ôm chặt con gái ở trong lòng, khẽ vuốt mái tóc mềm như tơ của con bé. Con bé ngủ say trong lòng cô, đôi môi hình như đang cười.

Cô để Vị Thanh đi với Niệm Kha, không phải vì cô không yêu con bé, mà cô sợ quyết định không kết hôn của mình sẽ làm con bé thiếu đi tình thương của ba.

Cô nói với Niệm Kha không yêu thương Vị Thanh là nói dối. Nói với anh muốn cùng người đàn ông khác kết hôn cũng là nói dối.

Cô đã dành thời gian hai mươi năm để gặp, để quen và để yêu anh. Yêu một người thật lâu, để quên một người chắc cũng phải lâu như vậy. Huống hồ, có người đàn ông nào biết cô không thể sinh con mà còn muốn kết hôn cùng cô?

Cô đã định không kết hôn nữa, cũng không muốn yêu ai nữa. Một mình sống đơn độc đến già, có khi lúc chết đi cũng có một mình. Đơn độc như chính cái cách cô đã đến với thế giới này vậy.

......

Yên Chi đã chuẩn bị tâm lý rời xa Vị Thanh. Nhưng không ngờ, lúc con bé thật sự rời đi, cô lại rơi vào trầm cảm nghiêm trọng.

Ngày hôm đó, cô có hẹn với Mỹ Nhân đi xem một chỗ tốt để thuê mở tiệm bánh.

Cô định sau này sẽ dùng tiệm bánh này để sống. Còn tiền Niệm Kha cho cô gọi là phí hôn nhân kia cô đều trả cho anh, cả căn nhà đứng tên cô.

Lúc cô trở về nhà, gọi Vị Thanh mấy lần đều không nghe con bé trả lời, tìm khắp nhà đều không thấy. Cô nóng ruột định gọi điện thoại cho Niệm Kha thì thấy tin nhắn anh gửi "Anh mang Miu đi rồi, em yên tâm"

Không biết đứng lặng người bao lâu, Yên Chi tay cầm điện thoại, thẫn thờ đi lên lầu.

Tất cả đồ đạc của Vị Thanh đều không còn. Trong một buổi chiều, hai cha con dọn dẹp cũng nhanh thật, nói đi liền đi, một lời từ biệt cũng không có.

Không phải đây là kết quả cô mong muốn sao? Bọn họ đều đi cả rồi, cô nên vui mới phải.

Đèn trong nhà không bật, trong góc phòng, Yên Chi ngồi ôm gối, mắt vô hồn nhìn xuống nền nhà, nửa giây chớp mắt cũng không có.

"- Mẹ xem, hoa cẩm tú cầu nở màu hồng kìa. Đều nhờ ba hóa phép cho đó. Mẹ, mẹ thấy đẹp không?

- Ừ.

- Ừ là sao? Con hỏi mẹ đẹp không thì mẹ phải trả lời là đẹp hoặc không đẹp! Mẹ hiểu rồi chứ?"

"- Mẹ ơi mẹ, có phải lúc nhỏ mẹ dùng cái vòng tay như thế này để cầu hôn với ba không?

- Nói bậy!

- Là ba nói với con mà. Ba còn dạy con đan nữa đó nha. Mẹ thấy con làm có đẹp không?

- Tạm được.

- Con có làm tặng mẹ một cái, để con đeo vào giúp mẹ"

"- Mẹ, có mèo con ở ngoài kia không có mèo mẹ, nhìn rất đáng thương, mẹ cho con nuôi nó nhé?

- Không.

- Cho con nuôi đi mà mẹ, đi mà!"

"- Mẹ, mẹ có biết con giống mẹ ở chỗ nào không?

- Không biết.

- Là đôi mắt. Ba nói lúc con cười, mắt con sẽ giống như mắt mẹ. Mẹ con mình cùng cười lên xem thử đi.

- Không muốn.

- Đi mà mẹ, cười lên một cái thôi!"

Từng góc nhà đều văng vẳng tiếng Vị Thanh. Yên Chi bị những hình ảnh kia làm cho ngơ ngẩn, có lúc cô còn đáp lại. Đêm nằm ngủ, cô còn mơ thấy con bé. Lúc tỉnh lại, chỉ có mình cô trong căn nhà rộng lớn, không có hơi ấm, không có vui vẻ, chỉ có không khí lạnh lẽo bao trùm.

Cô ở trong tình trạng đó hơn một tuần liền. Nếu không có cô bạn Mỹ Nhân kéo cô ra, chắc cô vẫn còn tin Vị Thanh vẫn chưa rời đi.

......

Trong suốt một tuần đó, Niệm Kha cũng không lấy gì thoải mái.

Anh đưa Vị Thanh sang Mỹ để ba mẹ nuôi chăm sóc, mẹ nuôi rất thích con bé, cưng còn hơn bảo bối.

Anh cũng sẽ về Mỹ, nhưng không phải bây giờ. Anh còn công việc cần bàn giao lại, anh đang sắp xếp người thay mình điều hành công ty. Anh vùi đầu vào làm việc, cố gắng không nghĩ đến Yên Chi, tập quên đi cô.

Không nghĩ tới, vào một buổi tối, anh nhận được điện thoại Yên Chi gọi tới.

- Anh bây giờ có thể đến quán bar X đem Yên Chi về được không? Cô ấy... tôi không quản được nữa rồi.

1
20 tháng 5 2021

Để ghi nhớ công ơn của các liệt sĩ , địa phương em đã tổ chức những hoặt động là : đến thăm viếng mộ các anh hùng liệt sĩ

Là học sinh tiểu học, em đã làm những gì để tỏ lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ là: phải là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, là một người công dân tốt

22 tháng 4 2019

Để tạo ra cách nói có hàm ý còn tùy thuộc vào ngữ cảnh mà người nói sử dụng một cách thức hoặc phối hợp nhiều cách thức với nhau

Lựa chọn ý D

13 tháng 5 2019

- Thiếu đi những phương tiện vật chất tối thiểu lại là một cơ hội để người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lao của họ, đặc biệt là lòng dũng cảm, tinh thần bất chấp khó khăn, gian khổ.

a. Trước hết là tư thế hiên ngang, sự ung dung, bình tĩnh giữa chiến trường hiểm nguy.

- Những câu thơ tả thực, chính xác đến từng chi tiết. Không có kính chắn gió, bảo hiểm, xe lại chạy nhanh nên người lái phải đối mặt với bao khó khăn nguy hiểm: nào là “gió vào xoa mắt đắng”, nào là “con đường chạy thẳng vào tim”, rồi “sao trời”, rồi “cánh chim” đột ngột, bất ngờ như sa, như ùa- rơi rụng, va đập, quăng ném.... vào buồng lái, vào mặt mũi, thân mình. Dường như chính nhà thơ cũng đang cầm lái, hay ngồi trong buồng lái của những chiếc xe không kính nên câu chữ mới sinh động và cụ thể, đầy ấn tượng, gợi cảm giác chân thực đến thế.

- Cảm giác, ấn tượng căng thẳng, đầy thử thách. Song người chiến sĩ không run sợ, hoảng hốt, trái lại tư thế các anh vấn hiên ngang, tinh thần các anh vẫn vững vàng.... “ung dung.... nhìn thẳng. Hai câu thơ “ung dung.... thẳng” đã nhấn mạnh tư thế ngồi lái tuyệt đẹp của người chiến sĩ trên những chiếc xe không kính. Đảo ngữ “ung dung” với điệp từ “nhìn” cho ta thấy cái tư thế ung dung, thong thả, khoan thai, bình tĩnh, tự tin của người làm chủ, chiến thắng hoàn cảnh. Bầu không khí căng thẳng với “Bom giật, bom rung”, vậy mà họ vẫn nhìn thẳng, cái nhìn hướng về phía trước của một con người luôn coi thường hiểm nguy. Nhịp thơ 2/2/2 với những dấu phẩy ngắt khiến âm điệu câu thơ trở nên chậm rãi, như diễn tả thái độ thản nhiên đàng hoàng. Với tư thế ấy, họ đã biến những nguy hiểm trở ngại trên đường thành niềm vui thích. Chỉ có những người lính lái xe với kinh nghiệm chiến trường dày dạn, từng trải mới có được thái độ, tư thế như vậy.

⇒ Vậy đấy, hai khổ thơ mở đầu tả thực những khó khăn gian khổ mà những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn đã trải qua. Trong khó khăn, các anh vẫn ung dung, hiên ngang bình tĩnh nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm gan góc chuyển hàng ra tiền tuyến. Không có kính chắn gió, bảo hiểm, đoàn xe vẫn lăn bánh bình thường. Lời thơ nhẹ nhõm, trôi chảy như những chiếc xe vun vút chạy trên đường.

b. Thái độ bất chấp khó khăn, coi thường gian khổ, tinh thần lạc quan hồn nhiên, yêu đời của người lính trẻ.

- Nếu như hai khổ trên là những cảm giác về những khó khăn thử thách dù sao cũng vẫn mơ hồ thì đến đây, thử thách, khó khăn ập tới cụ thể, trực tiếp. Đó là “bụi phun tóc trắng” và “mưa tuôn xối xả” (gió, bụi, mưa tượng trưng cho gian khổ thử thách ở đời). Trên con đường chi viện cho miền Nam ruột thịt, những người lính đã nếm trải đủ mùi gian khổ.

   + Trước thử thách mới, người chiến sĩ vẫn không nao núng. Các anh càng bình tĩnh, dũng cảm hơn. “mưa tuôn, mưa xối xả”, thời tiết khắc nghiệt, dữ đội nhưng đối với họ tất cả chỉ “chuyện nhỏ”, chẳng đáng bận tâm, chúng lại như đem lại niềm vui cho người lính.Chấp nhận thực tế, câu thơ vẫn vút lên tràn đầy niềm lạc quan sôi nổi: “không có kính ừ thì có bụi, ừ thì ướt áo”. Những tiếng “ừ thì” vang lên như một thách thức, một chấp nhận khó khăn đầy chủ động, một thái độ cứng cỏi. Dường như gian khổ hiểm nguy của chiến tranh chưa làm mảy may ảnh hưởng đến tinh thần của họ, trái lại họ xem đây là một dịp để thử sức mình như người xưa xem hoạn nạn khó khăn để chứng tỏ chí làm trai.

   + Sau thái độ ấy là những tiếng cười đùa, những lời hứa hẹn, quyết tâm vượt gian khổ hiểm nguy:”Chưa cần rửa.... khô mau thôi”. Cấu trúc câu thơ vẫn cân đối, nhịp nhàng theo nhịp rung cân đối của những bánh xe lăn. Câu thơ cuối 7 tiếng cuối đoạn có đến 6 thanh bằng “mưa ngừng gió lùa khô mau thôi” gợi cảm giác nhẹ nhõm, ung dung rất lạc quan, rất thanh thản. Đó là khúc nhạc vui của tuổi 18 – 20 hoà trong những hình ảnh hóm hỉnh: “phì phèo châm điếu thuốc – nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” ... ý thơ rộn rã, sôi động như sự sôi động hối hả của đoàn xe trên đường đi tới. Những vần thơ ít chất thơ nhưng càng đọc thì lại càng thấy thích thú, giọng thơ có chút gì nghịch ngợm, lính tráng. Ta nghe như họ đương cười đùa, tếu táo với nhau vậy. Có lẽ với những năm tháng sống trên tuyến đường Trường Sơn, là một người lính thực thụ đã giúp Phạm tiến Duật đưa hiện thực đời sống vào thơ ca – một hiện thực bộn bề, một hiện thực thô tháp, trần trụi, không hề trau chuốt, giọt rũa. Đấy phải chăng chính là nét độc đáo trong thơ Phạm Tiến Duật. Và những câu thơ gần gũi với lời nói hàng ngày ấy càng làm nổi bật lên tính cách ngang tàng của những anh lính trẻ hồn nhiên, yêu đời, trẻ trung. Đó cũng là một nét rất ấn tượng của người lính lái xe Trường Sơn. Cái cười sảng khoái vô tư, khác với cái cười buốt giá trong bài thơ “Đồng chí”, nụ cười hồn nhiên ấy rất hiếm khi gặp trong thơ ca chống Pháp, nụ cười ngạo nghễ của những con người luôn luôn chiến thắng và tràn đầy niềm tin.

c. Tình đồng chí, đồng đội thắm thiết.

- Sau mỗi trận mưa bom bão đạn cùng với những chiếc xe bị tàn phá nặng nề hơn, họ lại gặp nhau trong những phút dừng chân ngắn ngủi tạo thành một “tiểu đội xe không kính” – tiểu đội những chàng trai lái xe quả cảm, hiên ngang mà hồn nhiên tinh nghịch. Hình tượng người chiến sĩ lái xe thêm một nét đẹp nữa về tâm hồn và tình cảm. Đấy là tình cảm gắn bó, chia sẻ ngọt bùi của những chàng trai vui vẻ, sôi nổi, yêu đời. Cái bắt tay độc đáo là biểu hiện đẹp đẽ ấm lòng của tình đồng chí, đồng đội đầy mộc mạc nhưng thấm thía : “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”, cái bắt tay thay cho lời nói. Chỉ có những người lính, những chiếc xe thời chống Mĩ mới có thể có những cái bắt tay ấy, một chi tiết nhỏ nhưng mang dấu ấn của cả một thời đại hào hùng.

- Lúc cắm trại, các anh trò chuyện, ăn uống, nghỉ ngơi thoải mái, xuềnh xoàng, nhường nhịn nhau như anh em ruột thịt: chung bát,chung đũa, mắc võng chông chênh... chỉ trong một thoáng chốc. Tình cảm gia đình người lính thật bình dị, ấm áp thân thương tạo nên sức mạnh, nâng bước chân người lính để rồi các anh lại tiếp tục hành quân: “Lại đi lại đi trời xanh thêm”, đi đến thắng lợi cuối cùng.Trong tâm hồn họ, trời như xanh thêm chứa chan hi vọng lạc quan dào dạt. Câu thơ bay bay, phơi phới, thật lãng mạn, thật mộng mơ. Nhịp điệu câu thơ vừa sôi nổi, vừa nhịp nhàng cùng với điệp từ “lại đi” được lặp lại hai lần gợi tả nhịp sống chiến đấu và hành quân của tiểu đội xe không kính mà không một sức mạnh đạn bom nào có thể ngăn cản nổi. Sự sống không chỉ tồn tại mà còn tồn tại trong một tư thế kiêu hãnh, hiên ngang – tư thế của người chiến thắng.

d. Khổ cuối dựng lên hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính, rất bất ngờ và thú vị khái quát nội dung cả bài thơ.

- Hai câu đầu là hình ảnh những chiếc xe không còn nguyên vẹn về phương tiện kĩ thuật, dồn dập những mất mát, khó khăn do quân địch gieo xuống, do đường trường gây ra: những chiếc xe bị hư hỏng nhiều hơn “không kính, không mui, không đèn, thùng xe có xước...” và biết bao chiến sĩ đã dũng cảm hi sinh. Ấy vậy mà những chiếc xe mang trên mình đầy thương tích đó lại như những chiến sĩ kiên cường vượt lên trên bom đạn, hăm hở lao ra tiền tuyến với một tình cảm thiêng liêng:

“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước. Chỉ cần trong xe có một trái tim”

- Vậy là đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở tiến ra phía trước, hướng ra tiền tuyến lớn với một tình cảm thiêng liêng “vì Miền Nam”, vì cuộc chiến đấu giành độc lập thống nhất đất nước đang vẫy gọi. Bởi vì trong những chiếc xe đó lại nguyên vẹn một trái tim dũng cảm. Hình ảnh trái tim là một hình ảnh hoán dụ tuyệt đẹp gợi ra biết bao ý nghĩa. Trái tim là hình ảnh hội tụ vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người chiến sĩ lái xe. Trái tim nồng cháy một lẽ sống cao đẹp và thiêng liêng: tất cả vì Miền Nam thân yêu, trái tim chứa đựng bản lĩnh hiên ngang, lòng dũng cảm tuyệt vời. Trái tim mang tinh thần lạc quan và một niềm tin mãnh liệt vào ngày thống nhất Bắc Nam. Thì ra cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rễ, phẩm chất anh hùng của người cầm lái tích tụ, đọng kết lại ở cái “trái tim” gan góc, kiên cường, giàu bản lĩnh và chan chứa tình yêu thương này. Nhà văn đã tô đậm những cái “không” để làm nổi bật cái “có” để làm nổi bật chân lí của thời đại: bom đạn, chiến tranh có thể làm méo mó những chiếc xe, huỷ hoại những giá trị vật chất nhưng không thể bẻ gẫy được những giá trị tinh thần cao đẹp….để rồi một nước nhỏ như Việt Nam đã chiến thắng một cường quốc lớn.

⇒ Điệp ngữ “không có”, các từ ngữ tương ứng “vẫn … chỉ cần có” đã làm cho giọng thơ, ý thơ trở nên mạnh mẽ, hào hùng. Vẫn là cách nói thản nhiên ngang tàng của lính nhưng câu thơ lại lắng sâu một tinh thần trách nhiệm và có ý nghĩa như một lời thề thiêng liêng. Quyết tâm chiến đấu và chí khí anh hùng của người lính không có đạn bom nào của kẻ thù có thể làm lay chuyển được.