K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2020

Câu 1:
Dùng ròng rọc có lợi gì?
Lấy 1 ví dụ về ròng rọc có trong vật dụng và thiết bị thông thường ? Muốn được lợi cả hướng và độ lớn của lực thì khi sử dụng ròng rọc ta nên làm thế nào?
Câu 2:
Khi tăng nhiệt độ, khi giảm nhiệt độ thì thể tích của các chất thay đổi như thế nào?
Lấy 3 ví dụ về các chất rắn, lỏng, khí khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn và cách khắc phục.
Câu 3: Khi quả bóng bàn bi móp, làm thế nào để quả bóng phồng lên. Giải thích tại sao?
Câu 4: Tại sao khi nhúng nhiệt kế vào nước nóng thì mực chất lỏng trong nhiệt kế hạ xuống một ít rồi sau đó mới dâng cao hơn mức ban đầu ?
Câu 5:
Trong các chất sắt, đồng, rượu, thủy ngân, khí oxy, khí hiđrô chất nào nở vì nhiệt giống nhau, chất nào nở vì nhiệt khác nhau?
Lấy 3 ví dụ về các chất rắn, lỏng, khí khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn và cách khắc phục.
Câu 6: Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi ta nên mở nút bằng cách nào? Vì sao lại làm như vậy?
Câu 7: Một bình cầu thủy tinh chứa không khí được đậy kín bằng nút cao su, xuyên qua nút thủy tinh là một thanh thủy tinh hình chữ L (hình trụ hở hai đầu). Giữa ống thủy tinh nằm ngang có một giọt nước màu như hình vẽ. Hãy mô tả hiện tượng xảy ra khi hơ nóng bình cầu?
Câu 8: Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng ? Làm thế nào để tránh hiện tượng vỡ cốc như trên?
Câu 9:Tại sao các tấm tôn lợp có dạng lượn sóng?
Câu 10:Tại sao khi đun nước ta không đổ nước thật đầy ấm?
Câu 1:
a) Nêu được tác dụng của ròng rọc là giảm lực kéo hoặc đổi hướng của lực kéo.
bLấy 1 ví dụ về ròng rọc có trong vật dụng và thiết bị thông thường: Máy tời ở công trường xây dựng (hoặc ròng rọc kéo gầu nước giếng)
- Muốn được lợi cả hướng và độ lớn của lực thì khi sử dụng ròng rọc ta nên kết hợp cả ròng rọc cố định và ròng rọc động, thiết bị này gọi là palăng.
Câu 2:
a) Thể tích của các chất tăng khi tăng nhiệt độ, giảm khi giảm nhiệt độ.
b) Ví dụ 1: Chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt nếu sát vào nhau thì khi nhiệt độ tăng hai thanh ray dãn nở sẽ bị ngăn cản lẫn nhau nên chúng đẩy nhau, kết quả là cả hai thanh đều bị cong. Cách khắc phục là tạo ra một khe hở hợp lí giữa hai thanh.
Ví dụ 2: Khi đun nước nếu ta đổ nước đầy ấm thì khi sôi, nước nở nhiều hơn ấm nên nước bị cản trở, vì vậy nước đẩy vung bật lên và trào ra ngoài. Cách khắc phục là khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm.
Ví dụ 3: Nếu ta bơm xe đạp quá căng thì khi nhiệt độ tăng, khí trong xăm xe dãn nở nhiều hơn xăm bị xăm ngăn cản nên tác dụng lực lớn vào xăm gây nổ xăm. Cách khắc phục là không nên bơm xe đạp quá căng.
Câu 3: - Ta bỏ quả bóng bàn vào nước nóng . Quả bóng sẽ phồng lên.
- Vì không khí chứa trong quả bóng khi nóng lên sẽ nở ra làm phồng quả bóng .
Câu 4: - Khi nhúng nhiệt kế vào nước nóng thì lúc đầu mực chất lỏng trong nhiệt kế giảm xuống vì thuỷ tinh nở ra nhưng chất lỏng chưa kịp nở.
- Sau đó chất lỏng nở ra, và nở nhiều hơn chất rắn nên mực chất lỏng trong nhiệt kế dâng lên cao hơn mức ban đầu.
Câu 5: Chất nở vì nhiệt giống nhau là chất khí oxy, khí hiđrô, chất nở vì nhiệt khác nhau là chất sắt, đồng, rượu, thủy ngân.
Ví dụ 1: Chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt nếu sát vào nhau thì khi nhiệt độ tăng hai thanh ray dãn nở sẽ bị ngăn cản lẫn nhau nên chúng đẩy nhau, kết quả là cả hai thanh đều bị cong. Cách khắc phục là tạo ra một khe hở hợp lí giữa hai thanh.
Ví dụ 2: Khi đun nước nếu ta đổ nước đầy ấm thì khi sôi, nước nở nhiều hơn ấm nên nước bị cản trở, vì vậy nước đẩy vung bật lên và trào ra ngoài. Cách khắc phục là khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm.
Ví dụ 3: Nếu ta bơm xe đạp quá căng thì khi nhiệt độ tăng

13 tháng 4 2020

Câu 7:

-Lấy ví dụ về ròng rọc được sử dụng trong đời sống: 

+Máy tời ở công trường xây dựng 

+ Ròng rọc gầu nước giếng 

- Muốn được lợi cả hướng và độ lớn của lực thì phải dùng cả ròng rọc động và ròng rọc cố định. Bộ máy kết hợp giữa hai loại ròng rọc đó được gọi là pa-lăng.

Câu 8:

1. Thể lỏng :

Đóng chai nước ngọt thật đầy :

Khi để nước ngọt trong chai ngoài trời nắng, nước trong chai nóng lên, nở ra, thể tích tăng và dâng lên gặp nút chai cản trở gây ra lực lớn làm bật nút chai.

Cách khắc phục : Đóng chai nước ngọt vừa phải, không đầy.

2. Thể rắn :

Giữa các thanh ray không có khe hở :

Khi trời nóng, các thanh ray sẽ nóng lên, nở ra, thể tích tăng gặp các thanh khác cản trở gây ra lực lớn làm cong đường ray.

Cách khắc phục : Giữa các thanh ray để khe hở.

3. Thể khí :

Bơm bánh xe đạp quá căng :

Vào mùa hè, không khí trong bánh xe sẽ nóng lên, nở ra, thể tích khí tăng gặp ruột bánh xe cản trở gây ra lực lớn làm nổ bánh xe.

Cách khắc phục : Bơm bánh xe đạp vừa phải, không bơm quá căng.


Câu 9:

Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong đẩy ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài cũng nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.

Câu 10:

Nhiệt kế thủy ngân : Đo nhiệt độ trong phòng thí nghiệm

Nhiệt kế rượu : Đo nhiệt độ khí quyển

Nhiệt kế y tế : Đo nhiệt độ cơ thể người

29 tháng 6 2021

THAM KHẢO

câu 1

Đòn bẩy là một trong các loại máy cơ đơn giản được sử dụng nhiều trong đời sống để biến đổi lực tác dụng lên vật theo hướng có lợi cho con người. Đòn bẩy là một vật rắn được sử dụng với một điểm tựa hay  điểm quay để làm biến đổi lực tác dụng của một vật lên một vật khác.

câu 2

– Điểm tựa O là điểm nằm trên đòn bẩy mà tại đó đòn bẩy có thể quay quanh n

– Đòn bẩy có hai đầu, đầu nào có vật tác dụng lên nó thì đầu đó có điểm O1. Còn đầu kia tay ta cầm để tác dụng lực lên đòn bẩy là có điểm O2.

   Ví dụ 1: Khi chèo thuyền, điểm tựa là chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền, điểm tác dụng của lực F1 là chỗ nước đẩy vào mái chèo, điểm tác dụng của lực F2 là chỗ tay cầm mái chèo.

   Ví dụ 2: Khi vận chuyển vật liệu bằng xe cút kít, điểm tác dụng của lực F1 là chỗ giữa mặt đáy thùng xe cút kít chạm vào thanh nối ra tay cầm , điểm tác dụng lực F2 là chỗ tay cầm xe cút kít.

câu 3

Ròng rọc cố định: Làm thay đổi hướng của lực tác dụng vào nó,cường độ lực: F bằng P=> Không được lợi về lực nhưng được lợi về chiều.

+ Khi sử dụng ròng rọc cố định thì nó có tác dụng làm thay đổi hướng của lực kéo, nhưng không làm giảm độ lớn lực kéo vật. Ví dụ: dùng ròng rọc kéo gầu nước từ dưới giếng lên; kéo lá cờ lên trên cột cờ bằng ròng rọc.

Ròng rọc động: Giúp kéo vật lên cao với 1 lực nhỏ hơn trọng lượng của lực;cường độ lực;F

Không được lợi về chiều,nhưng được lợi về lực.

+ Ròng rọc động giúp chúng ta giảm được lực kéo vật và thay đổi hướng của lực tác dụng. Ví dụ: Trong xây dựng các công trình nhỏ, người công nhân thường dùng ròng rọc động để đưa các vật liệu lên cao.

Dùng ròng rọc đế kéo những vật nặng ở các nơi như: công trường xây dựng, bến cảng, các kho hàng, xưởng sữa chữa ôtô,... 

câu 4

VD về ròng rọc cố định:

- kéo cột cờ

- kéo 1 thùng nước từ dưới lên

Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp

VD về ròng rọc động:

- kéo 1 kênh hàng lớn( dùng ròng rọc động hay palăng để giảm độ lớn của lực kéo vật lên)

Ròng rọc động giúp lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lực của vật

Dùng đòn bẩy khi nào ta được lợi về lực và khi nào được lợi về đường đi?

Câu 1: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể thay đổi đồng thời cả độ lớnvà hướng của lực?A. Đòn bẩy và ròng rọc cố định.B. Ròng rọc cố định và ròng rọc động.C. Mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy.D. Ròng rọc động và mặt phẳng nghiêng.Câu 2: Người ta dùng một palăng gồm một ròng rọc động và một ròng rọc cốđịnh để đưa một vật có khối lượng 50kg từ mặt đất lên cao 8m....
Đọc tiếp

Câu 1: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể thay đổi đồng thời cả độ lớn
và hướng của lực?
A. Đòn bẩy và ròng rọc cố định.
B. Ròng rọc cố định và ròng rọc động.

C. Mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy.
D. Ròng rọc động và mặt phẳng nghiêng.
Câu 2: Người ta dùng một palăng gồm một ròng rọc động và một ròng rọc cố
định để đưa một vật có khối lượng 50kg từ mặt đất lên cao 8m. Hãy chọn câu trả
lời đúng:
A. Lực kéo vật là 250N và đầu sợi dây phải di chuyển xuống dưới 8m.
B. Lực kéo vật là 250N và đầu sợi dây phải di chuyển lên trên 8m.
C. Lực kéo vật là 25N và đầu sợi dây phải di chuyển lên trên 16m.
D. Lực kéo vật là 50N và đầu sợi dây phải di chuyển xuống dưới 16m.
Câu 3: Khi nói về sự dãn nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là

A. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.
B. Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
C. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
D. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Câu 4: Khi nói về sự nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là
A. Các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau
B. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
C. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
D. Các chất khí nở vì nhiệt ít hơn chất lỏng.
Câu 5: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?
A. Khối lượng của vật tăng.
B. Khối lượng riêng của vật tăng.
C. Thể tích của vật tăng.
D. Cả thể tích và khối lượng riêng của vật đều tăng
Câu 6: Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng dựa trên:
A. sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn.
B. sự dãn nở vì nhiệt của chất khí.

C. sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.
D. sự dãn nở vì nhiệt của các chất.

PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 7: (1,5 điểm). Lấy 1 ví dụ về ròng rọc có trong vật dụng và thiết bị thông
thường? Muốn được lợi cả hướng và độ lớn của lực thì khi sử dụng ròng rọc ta
nên làm thế nào?
Câu 8: (2 điểm). Nêu ví dụ về hiện tượng các chất rắn, lỏng, khí khi nở vì
nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn và cách khắc phục.
Câu 9: (2 điểm). Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày lại dễ vỡ hơn
khi rót vào cốc thủy tinh mỏng?
Câu 10: (1,5 điểm). Nêu ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm,
nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế?

1
8 tháng 4 2020

giúp mình nha. cảm ơn 

1 tháng 5 2021

– Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp (không cho ta lợi về lực và cũng không cho ta lợi về đường đi)

– Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật (lợi về lực nhưng lại thiệt về đường đi).

Ví dụ: Múc nước dưới giếng lên,kéo cờ lên treo ở cột cờ, kéo vật liệu xây dựng lên tầng trong xây dựng.

11 tháng 3 2016

+Máy tời ở công trường xây dựng 
+ Ròng rọc gầu nước giếng 

11 tháng 3 2016

trong việc xây nhà

Câu 2:Nêu tác dụng của ròng rọc động khi đưa một vật nặng lên cao? Tìm một ví dụ thực tế về sử dụng ròng rọc ? Câu 3: a) Sử dụng ròng rọc động có gì lợi hơn so với ròng rọc cố định ? b)Một người thợ xây dựng có sức kéo tối đa là 500 N .Hỏi anh ấy sử dụng ròng rọc động hay ròng rọc cố định thì đưa bao xi măng nặng 50 kg lên cao dễ dàng hơn? Câu 4: a)Nêu các máy cơ đơn...
Đọc tiếp

Câu 2:Nêu tác dụng của ròng rọc động khi đưa một vật nặng lên cao? Tìm một ví dụ thực tế về sử dụng ròng rọc ? Câu 3: a) Sử dụng ròng rọc động có gì lợi hơn so với ròng rọc cố định ? b)Một người thợ xây dựng có sức kéo tối đa là 500 N .Hỏi anh ấy sử dụng ròng rọc động hay ròng rọc cố định thì đưa bao xi măng nặng 50 kg lên cao dễ dàng hơn? Câu 4: a)Nêu các máy cơ đơn giản thường gặp?Cho ví dụ từng loại máy?Công dụng máy cơ đơn giản? b)Để kéo 1 thùng bê tông lên cao để đổ trần nhà người ta thường dùng loại máy cơ đơn giản nào? Câu 5: a)Thế nào là sự bay hơi,sự ngưng tụ? b)Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí của một chất gọi là gì? c)Nêu 2 đặc điểm khác nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ ? d)Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? e)Sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi tăng hay giảm nhiệt độ? Câu 6:Tại sao? Khi vào mùa xuân thời tiết trời ẩm ướt (còn gọi là nồm ) tại sao chúng ta càng mở cửa ,nền nhà càng ướt? Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng ?Tại sao khi mặt trời mọc thì sương mù lại tan?

1

câu 1 

– Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp (không cho ta lợi về lực và cũng không cho ta lợi về đường đi)

– Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật (lợi về lực nhưng lại thiệt về đường đi).

Ví dụ: Múc nước dưới giếng lên,kéo cờ lên treo ở cột cờ, kéo vật liệu xây dựng lên tầng trong xây dựng.

5 tháng 12 2019

Chọn B

Vì ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực còn ròng rọc động giúp làm thay đổi hướng và lực kéo nên đáp án B là không đúng

30 tháng 3 2021

- Có 2 loại ròng rọc:

+ Ròng rọc cố định.

+ Ròng rọc động.

- Tác dụng:

+ Ròng rọc cố định: giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp, giúp có lợi về đường đi. Ví dụ muốn kéo vật từ dưới đất lên lầu cao ta phải dùng lực kéo thẳng đứng. Khi lắp ròng rọc cố định ta có kéo theo hướng xiêng từ trên xuống. 

+ Ròng rọc động: giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật, giúp có lợi về lực. Ví dụ vật có trọng lượng 10N, ta phải dùng lực lớn hơn hoặc bằng 10N mới kéo được vật lên. Khi lắp ròng rọc động ta chỉ cần tác dụng lực.

Một số ứng dung : kéo vật nặng lên cao , kéo một thùng bê tông lên cao , kéo lá cờ lên đỉnh cột cờ , kéo nước từ giếng lên .....

3 tháng 9 2017

1. Máy cơ đơn giản làm thay đổi độ lớn của lực (11 ô): RÒNG RỌC ĐỘNG.

2. Dụng cụ đo thể tích (10 ô): BÌNH CHIA ĐỘ.

3. Phần không gian mà vật chiếm chỗ (7 ô):THỂ TÍCH.

4. Loại dụng cụ giúp con người làm việc dễ dàng hơn ( 12 ô): MÁY CƠ ĐƠN GIẢN.

5. Dụng cụ giúp con người làm việc dễ dàng hơn (15 ô): MẶT PHẲNG NGHIÊNG.

6. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật (8 ô):TRỌNG LỰC.

7. Thiết bị gồm cả ròng rọc động và ròng rọc cố định( 6 ô): PALĂNG.

Từ hàng dọc là: ĐIỂM TỰA.

25 tháng 3 2021

Trong các câu sau đây câu nào là đúng:

A. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng và độ lớn của lực.

B. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.

C. Ròng rọc động không làm thay đổi hướng của lực.

D. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.

Trong các câu sau đây câu nào là đúng:

A. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng và độ lớn của lực.

B. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.

C. Ròng rọc động không làm thay đổi hướng của lực.

D. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.