K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2019

Vong Tiện? 

25 tháng 11 2019

là sao

Nữ nhân tìm chàng khắp thiên hạ !Chốn hồng trần thị phi chàng nơi đâu ?Một khúc biệt li lạc nhau mãi mãi.Câu hứa năm đó không thể thực hiện. Chàng nơi đâu? Nơi đâu !Hồi ức mãi là kỉ niệm Không duyên ! Không hận ! Không nợ! Không yêu.Chữ " duyên " trao tận cơn gió. Gió cuốn gió đi trôi dạt phương trời.Nữ nhân lặng lẽ bước vào mây.Mặt trời lóe sáng mây tan sương tàn Trang sách cuộc...
Đọc tiếp

Nữ nhân tìm chàng khắp thiên hạ !
Chốn hồng trần thị phi chàng nơi đâu ?
Một khúc biệt li lạc nhau mãi mãi.
Câu hứa năm đó không thể thực hiện.
Chàng nơi đâu? Nơi đâu !
Hồi ức mãi là kỉ niệm
Không duyên ! Không hận ! Không nợ! Không yêu.
Chữ " duyên " trao tận cơn gió.

Gió cuốn gió đi trôi dạt phương trời.
Nữ nhân lặng lẽ bước vào mây.
Mặt trời lóe sáng mây tan sương tàn
Trang sách cuộc đời dù vẫn vương đã mở sang trang mới .
Thiên hạ không hề u ám như hồi tưởng!
Phàm phu tục tử hảo hảo cầu.
Cầu nàng yêu cầu nàng hận
Cầu nàng vui vẻ cầu nàng hạnh phúc !
Nhẹ nhàng bước qua cây cầu ấy
Bước tới đón nàng ra từ mộng tưởng.
Cùng nàng bước cùng nàng đi .
Nữ nhân hận mình mộng trong mộng .
Lỗi lầm tiêu tan trước nhân gian .
Nàng sai nàng càng sai .
Nhân duyên sắp đặt chàng tới đây .
Nàng trân trọng trân trọng từng ngày từng ngày .
Một mai nắng sớm mưa ngớt nắng lại lên .
Bầu trời năm ấy vẫn còn đây
Chim mây cây cỏ ! Một bức tranh !
Hoàng hôn tận cuối chân trời .
Từng phút từng bước chàng theo rồi theo !
Vẫn vương mãi chẳng thể thay đổi.
Đi về phía trước cứ đi cứ đi.....

background Layer 1

1
24 tháng 9 2018

- Thạch Sanh

- Sọ Dừa

- Tấm Cám

- Lọ lem

-Nàng Bạch Tuyết và  7 chú lùn 

....-----

Biện pháp nói quá trong đoạn sau có tác dụng gì? Rồi Đăm Săn múa khiên. Một bước nhảy, chàng vượt qua mấy đồi tranh. Một bước lùi, vượt qua mấy đồi mía. Tiếng gió khiên rít vù vù như dông bão, cây cối nhà cửa ở xung quanh cũng nghiêng ngả... Múa trên cao, tiếng khiên kêu như gió lốc gào. Múa dưới thấp, tiếng khiên kêu như tiếng nhạc rung. Múa đi, múa lại, mỗi bước nhảy vượt qua ba...
Đọc tiếp

Biện pháp nói quá trong đoạn sau có tác dụng gì?

Rồi Đăm Săn múa khiên. Một bước nhảy, chàng vượt qua mấy đồi tranh. Một bước lùi, vượt qua mấy đồi mía. Tiếng gió khiên rít vù vù như dông bão, cây cối nhà cửa ở xung quanh cũng nghiêng ngả... Múa trên cao, tiếng khiên kêu như gió lốc gào. Múa dưới thấp, tiếng khiên kêu như tiếng nhạc rung. Múa đi, múa lại, mỗi bước nhảy vượt qua ba ngọn đồi, đồi sụt lở. Mỗi bước nhảy qua ba đồi tranh, tranh bị gió khiên thổi bật tung gốc. Chàng ném lao bên này, đỡ lao bên kia, tiến tới, thoái lui, mũi lao như những vệt sao băng chớp sáng...

(Sử thi Đăm Săn)

A. Tô đậm sức mạnh và sự khéo léo của Đăm Săn trong lúc múa khiên

B. Tô đậm vẻ đẹp hình thể của Đăm Săn trong lúc múa khiên

C. Tô đậm sự lợi hại của vũ khí trong tay Đăm Săn

D. Cả A, B, C đều sai

1
22 tháng 11 2017

Chọn đáp án: A

                                                                            CHIỀU BẰNG LĂNGThời học sinh nó yêu hoa tím.Yêu nhất bằng lăng.Phía sau trường nó học có một cây bằng lăng mọc lặng lẽ,trơ trụi cạnh bờ sông.Cũng chẳng biết có phải tại ai chẳng để ý hay chẳng ai yêu hoa bằng lăng mà chỉ có mỗi mình nó,thích ra ngồi dưới gốc cây bằng lăng và chỉ mỗi mình nó biết điều đó.Mùa hoa bằng...
Đọc tiếp

                                                                            CHIỀU BẰNG LĂNG

Thời học sinh nó yêu hoa tím.Yêu nhất bằng lăng.Phía sau trường nó học có một cây bằng lăng mọc lặng lẽ,trơ trụi cạnh bờ sông.Cũng chẳng biết có phải tại ai chẳng để ý hay chẳng ai yêu hoa bằng lăng mà chỉ có mỗi mình nó,thích ra ngồi dưới gốc cây bằng lăng và chỉ mỗi mình nó biết điều đó.

Mùa hoa bằng lăng nở.Giờ ra chơi,nó lặng lẽ bước ra khỏi lớp.Chẳng ai hỏi nó đi đâu?Không phải vì tiếc lời mà vì ai cũng biết nó vốn trầm lặng và ít nói...

Nó thích ngồi bên bờ sông hóng gió và sở thích này cũng đã trở thành thói quen của nó.Mà nó cũng chẳng biết thói quen này có từ khi nào nữa.Nó ngồi một mình dưới gốc cây bằng lăng,lắng nghe tiếng gió xì xào,rỉ vào ai nó những âm thanh thỏ thẻ,nó ngỡ như ai đang trò chuyện với nó.Thỉnh thoảng gió vẫn thổi lướt qua,nhè nhẹ vén mái tóc con trên trán nó về một phía,nghe thật mát mẻ và thoải mái.Dưới dòng sông,từng đợt sóng vỗ nhè nhẹ,những con sóng vỗ rờn rờn như một trò chơi rượt đuổi của trẻ con,phía xa xa vài vạt lục bình trổ hoa tím trôi bồng bềnh trên sông,bỗng dưng nó chạnh lòng,đôi mắt nhìn về phía chân trời xa và tự hỏi:"Chúng cứ bồng bềnh trôi mãi,liệu sẽ ra sao?Và đâu sẽ là bến dừng?"Nó vừa nghĩ về mình,và chợt hoài nghi cho số phận.          (còn tiếp)

3
16 tháng 1 2017

Tiếp đii bạn <3

16 tháng 1 2017

tiep di ban 

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của thi hào Đỗ Phủ tự nhiên tôi thấy gần gũi thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao! Đỗ Phủ sống vào thế kỉ thứ VIII, cách ngày nay đã 1200 năm, mà cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì hôm nay! Ai đã trải qua những cảnh gió...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới

Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của thi hào Đỗ Phủ tự nhiên tôi thấy gần gũi thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao!

Đỗ Phủ sống vào thế kỉ thứ VIII, cách ngày nay đã 1200 năm, mà cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì hôm nay! Ai đã trải qua những cảnh gió bão, đã nhìn thấy cảnh tàn phá của gió bão trên màn ảnh nhỏ đều dễ dàng nhận thấy, sự tàn phá của thiên nhiên từ xưa tới nay đều giống nhau. Mà đâu phải chỉ giống nhau! Với nhịp độ phá hoại môi trường, nhất là phá rừng diễn ra ngày càng nhanh, càng nhiều như hiện nay, bão lụt gần dây hoành hành càng thất thường, càng dữ dội.

Cảnh nhà dột, chăn ướt, không ngủ được trong bài thơ thật là chân thực. Đọc lên như thấy tình cảnh thê thảm hiện lên trước mắt. Chi tiết “Con nằm xấu nết đạp lót nát” rất thật. Trẻ con ngủ mê thường đạp lung tung, làm rách thêm cái chăn vốn đã cũ nát. Sự vô tâm của trẻ thơ cũng làm hư hỏng thêm cái gia sản vốn đã nghèo nàn của nhà thơ.

Nhưng tâm hồn nhà thơ thật cao thượng và giàu có biết bao. Ông ao ước:

Ước được nhà rộng muôn ngàn gian

Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan.”

Đỗ Phủ quả là nhà thơ lớn. Ông đã vượt lên tình cảnh bi thảm của riêng mình để nghĩ đến kẻ sĩ trong thiên hạ.

Nội dung của đoạn văn trên là: 

A. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của tác giả về bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu pháp của Đỗ Phủ 

B. Kể lại nội dung bài thơ 

C. Tái hiện lại những hình ảnh được miêu tả trong bài thơ 

D. Phân tích cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

1
16 tháng 3 2017

Đáp án: A

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của thi hào Đỗ Phủ tự nhiên tôi thấy gần gũi thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao! Đỗ Phủ sống vào thế kỉ thứ VIII, cách ngày nay đã 1200 năm, mà cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì hôm nay! Ai đã trải qua những cảnh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới

Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của thi hào Đỗ Phủ tự nhiên tôi thấy gần gũi thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao!

Đỗ Phủ sống vào thế kỉ thứ VIII, cách ngày nay đã 1200 năm, mà cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì hôm nay! Ai đã trải qua những cảnh gió bão, đã nhìn thấy cảnh tàn phá của gió bão trên màn ảnh nhỏ đều dễ dàng nhận thấy, sự tàn phá của thiên nhiên từ xưa tới nay đều giống nhau. Mà đâu phải chỉ giống nhau! Với nhịp độ phá hoại môi trường, nhất là phá rừng diễn ra ngày càng nhanh, càng nhiều như hiện nay, bão lụt gần dây hoành hành càng thất thường, càng dữ dội.

Cảnh nhà dột, chăn ướt, không ngủ được trong bài thơ thật là chân thực. Đọc lên như thấy tình cảnh thê thảm hiện lên trước mắt. Chi tiết “Con nằm xấu nết đạp lót nát” rất thật. Trẻ con ngủ mê thường đạp lung tung, làm rách thêm cái chăn vốn đã cũ nát. Sự vô tâm của trẻ thơ cũng làm hư hỏng thêm cái gia sản vốn đã nghèo nàn của nhà thơ.

Nhưng tâm hồn nhà thơ thật cao thượng và giàu có biết bao. Ông ao ước:

Ước được nhà rộng muôn ngàn gian

Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan.”

Đỗ Phủ quả là nhà thơ lớn. Ông đã vượt lên tình cảnh bi thảm của riêng mình để nghĩ đến kẻ sĩ trong thiên hạ.

Đọan văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? 

A. Miêu tả 

B. Tự sự 

C. Biểu cảm 

D. Nghị luận

1
18 tháng 7 2017

Đáp án: C

Quê hương! Hai tiếng ấy cất lên thật thiêng liêng trong lòng mỗi con người. Quả đúng như vậy, hình bóng quê hương yêu dấu thanh bình, yên ả đã hằn sâu vào kí ức tuổi thơ em. Càng lớn khôn trưởng thành em càng thấy quê hương mình có nhiều vẻ đẹp. Nhưng có lẽ thích nhất là được ngắm nhìn phong cảnh quê em vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời.Khi tiếng gà gáy râm ran vang vọng khắp...
Đọc tiếp

Quê hương! Hai tiếng ấy cất lên thật thiêng liêng trong lòng mỗi con người. Quả đúng như vậy, hình bóng quê hương yêu dấu thanh bình, yên ả đã hằn sâu vào kí ức tuổi thơ em. Càng lớn khôn trưởng thành em càng thấy quê hương mình có nhiều vẻ đẹp. Nhưng có lẽ thích nhất là được ngắm nhìn phong cảnh quê em vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời.

Khi tiếng gà gáy râm ran vang vọng khắp xóm làng như xé tan bầu không khí yên tĩnh của buổi sớm mai, gọi mọi vật tỉnh giấc sau một đêm dài yên lặng. Làn sương mùa xuân mỏng manh như tấm khăn voan khổng lồ bao trùm khắp không gian. Gió vẫn nhè nhẹ thổi. Những ngôi sao trên bầu trời thức dậy muộn hối hả chạy trốn. Từ trong các bếp ánh lửa bập bùng, ngọn khói lan xa. Đâu đó tiếng chó sủa văng vẳng, tiếng vo gạo sàn sạt, tiếng xoong nồi va vào nhau loảng xoảng vọng ra từ các gia đình. Tiếng gọi nhau dậy đi học, đi làm í ới. Em cũng đã trở dậy ăn sáng rồi chuẩn bị đến trường. Vừa bước chân ra đến đầu làng em đã thấy một bầu không khí trong lành và dễ chịu. Chao ôi! Tiết trời mùa xuân thật là đẹp từ phía đằng đông ông mặt trời từ từ nhô lên chiếu muôn vàn ánh hào quang xuống trần gian. Từ trong vòm cây vải, cây nhãn trong vườn nhà ông Tư đầu làng những anh chích choè đang luyện giọng hoà cùng muôn điệu tiếng chim khác tấu lên khúc nhạc không lời chào bình minh tươi đẹp. Em khoan khoái dạo bước trên con đường quen thuộc cùng các bạn trong xóm đến trường. Trên đường tấp nập, nhộn nhịp những bước chân, tiếng trò chuyện của người đi làm, đi chợ, tiếng các bạn học sinh cười nói vui vẻ, ríu ran...

Phóng tầm mắt ra xa nhìn cánh đồng quê hương trong buổi ban mai mới thấy sức sống mùa xuân đang dâng trào mãnh liệt. Cánh đồng lúa mượt mà như một tấm thảm bằng nhung xanh trải dài xa tít. Nắng sớm dìu dịu, làn gió mơn man làm cho cánh đồng hệt như một bức tranh thêu của một nghệ nhân khéo léo. Những giọt sương mai còn đọng trên lá cây ngọn cỏ láp lánh. Một đàn cò trắng bay ngang rồi đậu xuống một bờ cỏ xanh mượt. Hương lúa nồng nàn lan toả theo chiều gió, sóng lúa nhấp nhô, rì rào.

Xa xa là dòng sông quê hương hiền hoà chảy. Sông tốt bụng lắm, xin bao nhiêu nước cũng cho. Hai bên bờ những bãi dâu, vườn chuối xanh um. Vài con thuyền chầm chậm xuôi dòng. Tiếng máy hút cát trên thuyền xình xịch vang động mặt sông. Trên triền đê mấy chú bò thung thăng gặm cỏ. Luỹ tre ven đê vẫn đu mình trong gió, xanh biếc một màu xanh quê hương. Mặt trời đã lên cao, nắng vàng lan toả khắp muôn nơi. Em cùng các bạn đã đến trường từ lúc nào không biết. Em bước vào lớp học trong lòng trào dâng một cảm xúc khó tả.

Quê hương thật thân quen giản dị. Quê hương đã lưu giữ bao kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu. Dù có đi đâu xa, em cũng chẳng thể nào quên được vẻ đẹp của quê mình vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời. Bởi đó là những gì thiêng liêng thơ mộng nhất của tuổi thơ em.

0
18 tháng 5 2019

Chọn đáp án: C.

15 tháng 12 2017

A: F và G màu đen

B: F vàng lục, G đen

C: F đen , G vàng

D: F đen, G tím