K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 10 2019

Bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp là vấn đề đang được cả thế giới quan tâm. Có rất nhiều hội nghị tầm cỡ toàn cầu hoặc khu vực đã được tể chức để bàn bạc và tìm ra hướng giải quyết nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hiện nay. Trong mấy năm gần đây, những thiên tai ghê gớm, khủng khiếp như động đất, sóng thần, cháy rừng, lũ lụt... xảy ra liên miên, chứng tỏ bà mẹ thiên nhiên đang nổi giận và trừng phạt loài người vì những hành vi cố tình xâm phạm và phá vỡ quy luật cân bằng sinh thái.

Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường sống cũng là một vấn đề nan giải vì nó gây ra hàng loạt hậu quả nghiêm trọng. Có thể lấy hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh làm dẫn chứng để chứng minh cho vấn đề này.

Điều đáng buồn là hiện tượng vứt rác, xả rác ra đường, ra những nơi công cộng rất phổ biến. Đó là hành động thể hiện ý thức bảo vệ môi trường quá kém, thể hiện nếp sống thiếu văn hóa, văn minh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do lối sống lạc hậu, ích kỉ, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân. Người ta nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch là được, còn những chỗ khác thì mặc kệ. Cho nên rác rưởi, đồ phế thải, xác súc vật chết... cứ "vô tư" ném toẹt ra đường vì đã có đội vệ sinh dọn dẹp. Cách nghĩ như thế là vô cùng thiển cận. Nhiều người nghĩ sai, làm sai sẽ dẫn đến tình trạng rác rưởi đầy đường, đầy vườn hoa, sông hồ, kênh rạch... gây mất mĩ quan thành phố và vô tình tiếp tay cho các dịch bệnh có điều kiện thuận lợi để phát triển, làm suy yếu sức khỏe của con người.

Nếu có dịp đặt chân tới thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, chắc du khách sẽ rất ấn tượng về một thành phố của cây xanh, nhưng đồng thời cũng là thành phố của rác. Rác hiện diện khắp nơi: trên đường phố, trên cả những thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Gươm, Hồ Tây, hồ Trúc Bạch và lan tràn cả đến những nơi tôn nghiêm như Văn Miếu – Quốc Tử Giám cùng các ngôi chùa cổ kính. Còn bến tàu, bến xe, công viên... thì không chỗ nào mà không có rác.

Ở thành phố Hồ Chí Minh, vài năm trở lại đây tình hình có khá hơn. Tệ nạn vứt rác ra đường đã giảm bớt, tuy vậy ở các khu nhà dân ven kênh rạch hoặc gần chợ búa ở ngoại thành thì tình hình ô nhiễm vẫn đáng sợ. Rác chất thải "sống chung" với người hết năm này qua năm khác. Chính quyền thành phố đã phải tốn nhiều công sức, tiền bạc để giải quyết vấn đề nhức nhối này nhưng vẫn chưa thể dứt điểm.

Tệ nạn thứ hai là khí thải, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong nội thành cũng thường xuyên gây ô nhiễm nghiêm trọng. Khói bụi, tiếng ồn, mùi hôi thối... ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cả cộng đồng. Tình trạng này cũng đang được cải thiện bằng cách di dời các nhà máy, xí nghiệp... ra vùng ngoại vi thành phố, xa hẳn khu vực dân cư sinh sống và xây dựng hệ thống lọc nước thải công nghiệp đúng tiêu chuẩn an toàn.

Một vấn đề nhức nhối khác là nạn "lâm tặc" phá rừng và việc đồng bào vùng cao khai hoang làm rẫy cũng góp phần không nhỏ vào việc phá rừng. Chủ trương đóng cửa rừng, giao rừng cho dân quản lí... hầu như rất ít hiệu quả. Nhiều người chỉ nhìn thấy nguồn lợi trước mắt là lâm sản khai thác được từ rừng mà không nhận thức được hậu quả lâu dài. Tàn phá rừng đồng nghĩa với tàn phá cái nôi của sự sống, tàn phá chính cuộc sống của mình. Nạn lũ lụt, núi lở, lũ quét, lũ ống hàng năm cướp đỉ sinh mạng của bao người. Đất đai bạc màu, xói mòn... vì không được rừng bảo vệ. Nguồn dưỡng khí từ rừng càng ngày càng ít đi, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người.

Khai thác rừng để phục vụ nhu cầu cuộc sống là cần thiết, nhưng muốn được hưởng lợi ích lâu dài thì chúng ta phải biết bảo vệ rừng. Bên cạnh việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng rừng. Trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng để tái tạo môi trường sống cho nhiều loài chim quý, thú quý; trồng rừng để tạo vành đai phòng hộ bảo vệ đất đai, mùa màng...

Bảo vệ rừng đi đôi với việc bảo vệ hệ thống sông ngòi và biển cả. Hiện tượng cố tình biến kênh rạch, sông ngòi thành những cống lộ thiên có sẵn để chuyên chở nước thải công nghiệp cần phải chấm dứt để trả lại vẻ đẹp vốn có và sự sống cho chúng. Hiện tượng dùng chất nổ để khai thác thủy hải sản phải bị nghiêm cấm và trừng phạt vì đó là tội ác hủy diệt thiên nhiên.

Rừng vàng, biển bạc không phải là của kho vô tận, khai thác mãi thì cũng vơi, cũng cạn. Con người nếu không biết bảo vệ thiên nhiên thì cũng có nghĩa là không biết bảo vệ chính mình. Cho nên, việc cần làm trước mắt là chúng ta hãy tự giác và nhiệt tình tham gia phong trào làm cho thành phố hoặc địa phương nơi ta ở trở nên xanh – sạch – đẹp. Nếu ai cũng có ý thức bảo vệ môi trường sống thì tin chắc rằng ngôi nhà chung của cả nhân loại là Trái Đất sẽ ngày càng tươi đẹp.

Kick cho mk đi
Please

11 tháng 10 2019

Kính thưa các thầy cô và các bạn thân mến!

Chủ đề của bài phát biểu của tôi là môi trường. Môi trường ở xung quanh nơi chúng ta đang sống. Đó là cội nguồn của sự sống. Toàn bộ cuộc sống của chúng ta phụ thuộc vào môi trường. Nó định hướng cuộc sống của chúng ta và xác định sự trưởng thành và phát triển đúng đắn của chúng ta. Chất lượng cuộc sống xã hội tốt hay xấu phụ thuộc vào chất lượng môi trường tự nhiên. Nhu cầu của con người đối với thực ăn, nước, nơi trú ẩn và những thứ khác phụ thuộc vào môi trường xung quanh chúng ta. Có một chu kỳ cân bằng tự nhiên tồn tại giữa môi trường và cuộc sống của con người, thực vật và động vật. Xã hội loài người đóng vai trò quan trọng trong việc làm suy thoái môi trường tự nhiên, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống trên hành tinh này. Tất cả các hành động của con người trong thế giới hiện đại này đều tác động trực tiếp đến toàn bộ hệ sinh thái.

Tất cả các hành động đã mang lại một thay đổi lớn trong hành tinh này dẫn đến nhiều vấn đề về môi trường. Nhu cầu ngày càng tăng của công nghệ và công nghiệp trong thời hiện đại ảnh hưởng đến tự nhiên. Các phát minh mới về công nghệ ngày càng nhiều đã thay đổi sự tương tác của những người có môi trường cho phép dân số tăng trưởng nhiều hơn. Các công nghệ hiện đại có sức mạnh to lớn đã thay đổi toàn bộ môi trường theo một cách không tưởng. Việc ứng dụng bừa bãi vào môi trường là gốc rễ của cuộc khủng hoảng sinh thái. Sự gia tăng liên tục trong công nghệ và hành vi của con người rất nghiêm trọng. Những công nghệ tuyệt vời như vậy đã trở thành lý do của tăng trưởng kinh tế trong thế kỷ 20, tuy nhiên nó đã ảnh hưởng đáng kể đến tài nguyên thiên nhiên.

Một số vấn đề môi trường đang gia tăng nhanh chóng trong dân số thế giới, suy giảm tài nguyên thiên nhiên, cạn kiệt rừng và đất ngập mặn, xói mòn đất và các rặng san hô, cạn kiệt nước ngầm, thiếu nước uống sạch, sự biến mất của các loài thực vật, xâm nhập mặn ở châu Phi, châu Á, châu Mỹ Latinh và Trung Đông. Một số vấn đề khác bao gồm mất đa dạng sinh học, sự tuyệt chủng nhanh chóng của một số loài động vật quan trọng, sự sụp đổ của ngành thủy sản, ô nhiễm không khí và nguồn nước, tăng nhiệt độ khí quyển, làm mỏng tầng ôzôn, tàn phá những dòng sông, biển cả và ác tài nguyên dưới lòng đất.

Mặc dù khoa học và công nghệ đã thay đổi triệt để các điều kiện thích ứng với thiên nhiên, chúng ta vẫn cần phải thích nghi với môi trường. Xã hội loài người gắn liền với môi trường. Chúng ta không được phép quên rằng con người là loài động vật đầu tiên và tầng cao nhất của giới động vật, chia sẻ không gian sống với các loài động vật khác trong môi trường mà chúng phụ thuộc lẫn nhau. Đó là trách nhiệm của chúng ta để bảo vệ môi trường và trái đất; và tạo ra cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc ở đây.

Cảm ơn bạn!

Kick cho mk đi 

Please

10 tháng 3 2022

em tham khảo nhé:

Môi trường là nơi chúng ta sinh sống, phát triển hàng ngày, là không gian để sinh tồn của rất nhiều những loại động vật, thực vật trong tự nhiên. Tuy nhiên, ngày nay do ý thức không tốt của con người mà môi trường đang ngày càng trở nên ô nhiễm nặng nề. Sự ô nhiễm này không chỉ gây suy giảm chất lượng môi trường sống mà còn đe dọa đến chính sự sống của con người trên trái đất.

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, đời sống xã hội tuy đã được cải thiện rất nhiều. Nhưng song song với nó là những tác hại vô hình nhưng lại để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người. Đó chính là thực trạng suy giảm môi trường sống, môi trường tự nhiên. Sự phát triển của công nghiệp kéo theo một loạt các mặt trái như: rác thải trong quá trình sản xuất, khói bụi thải ra từ các nhà máy, rồi để phục vụ cho sản xuất, cho phát triển kinh tế mà con người đã khai thác quá mức cho phép các nguồn lực tự nhiên, từ đó gây suy giảm sinh thái, gây ô nhiễm môi trường. Môi trường sống ở đây có thể hiểu là bao gồm các yếu tố tự nhiên như: nước, không khí, cây cối, đất đai…là những yếu tố có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người. Mà khi những yếu tố này bị nguy hại, nó sẽ đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của con người cũng như của các loài sinh vật, thực vật trong tự nhiên.

10 tháng 3 2022

bổ sung kết bài cho hay nè:

Bởi vì thế , chúng ta ai ai cũng phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường từ những việc nhỏ nhất . Chúng ta nên chung tay bảo vệ , chăm sóc cho ngôi nhà chúng ta đang ở và biết ơn vì điều đó . Đừng phá hoại môi trường sinh sống của loài vật , thực vật và của chúng ta bạn nhé.

16 tháng 12 2020

mn giúp mik vs,mik cần gấp lắm ạ xin luôn đó mn

 

 

Thác Đray Nur hay còn viết là Thác Dray Nur nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột 25 km đi theo quốc lộ 14, qua thủy điện Buôn Kuốp‎ gần 3 km và đây là một ngọn thác hùng vĩ mà thiên nhiên đã ban tặng cho Đăk Lăk. Thác Đray Nur là thác trung nguồn nằm trong hệ thống 3 thác: Gia Long - Đray Nur - Dray Sáp của sông Serepôk, tỉnh Đăk Nông. Đray Nur nghĩa là thác cái. Vì thế thác còn có tên thông tục là thác Vợ, thác này cũng được gọi Đray Nur thượng như thác Gia Long phần Đray Nur hạ nằm ở tỉnh Đắk Nông. Thác có chiều dài trên 250m, chiều cao trên 30m, trải rộng khoảng 150m, nối liền địa bàn hai tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông. Bọt tung trắng xóa, hơi nước ngập tràn khiến quang cảnh xung quanh thác nên thơ. Ngoài ra thác còn đặc biệt bởi vì phía sau làn nước đổ xuống có một hang động lớn vì thế người ta có thể đi vào phía trong của dòng nước đổ xuống từ bên này sang bên kia mà không bị ướt áo. Nhưng hấp dẫn nhất không phải là việc chiêm ngưỡng thác mà là khám phá, tìm kiếm cảm giác mạnh trong hang động gần 3.000m2 phía sau thác.Nhìn màn nước mạnh mẽ, ào ạt đỗ từ trên cao xuống, không ít người rùng mình. Nhưng đối với những người yêu cảm giác mạnh, có thể trải qua cảm giác phiêu lưu khi lao thẳng người qua màn nước, cảm nhận cái rát của nước khi dội vào đầu, vào vai. Cảm giác từ một nơi tràn ngập ánh sáng, chìm trong bóng tối của hang động. Độ an toàn của việc lao vào màn nước được đảm bảo khá cao với những chiếc áo phao cho du khách mặc vào người và những tay bơi chuyên nghiệp được bố trí gần đó. Chuyện kể rằng, ngày xưa có một đôi trai gái của hai bản khác nhau yêu nhau tha thiết nhưng do hai bản có xung đột với nhau nên tìm đủ mọi cách ngăn cấm. Không nhận được sự cảm thông của dân làng, không thể hòa giải xung đột giữa hai bản, vào một đêm trăng, cả hai đã nhảy xuống sông để trọn đời bên nhau. Tức giận vì sự ích kỷ của dân làng dẫn đến quyết định sai lầm của đôi trẻ, trời nổi cơn giông bão, nước cuồn cuộn dâng cao, chia sông thành hai nhánh, ngăn cách đường đi của 2 dòng tộc. Và tạo thành hai ngọn thác kì vĩ là Đray Nur và Dray Sáp. Trong lòng hang là điểm tham quan thú vị nhất ở thác Dray Nur. Hệ thống hang động ở đây rộng hơn 3.000 m2, từ trong lòng thác nhìn ra cả một màn nước trắng xoá. Trong hang còn có những tảng đá đủ mọi hình thù lấp loáng sau ánh sáng mờ ảo, làm cho cảnh nước non thêm lung linh. Một lần tới Tây Nguyên, đến thác Dray Nur không chỉ để biết mảnh đất này nổi tiếng có hương vị cà phê nồng say, mà ẩn dấu sau tên gọi của mỗi dòng thác, cánh rừng còn là những huyền thoại về tình yêu, về mảnh đất, con người Tây Nguyên mến khách và giàu truyền thống văn hoá.

11 tháng 12 2018

Gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ phải. Là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm vui hạnh phúc, là nơi mà ngay cả những món ăn đơn sơ cũng trở nên mĩ vị, là nơi mà trên trái đất thì đó là nhà máy cung cấp o xi khổng lồ cho sự sống bình yên và trong lành của mỗi người. Mái ấm gia đình giúp ta có nơi ăn, chốn ở không còn là kẻ bơ vơ, lang thang vật vờ như cô hồn không nơi nương tựa. Mái ấm gia đình là nơi giúp ta sống mà có một điểm tựa và niềm tin vững chãi hơn vào cuộc sống. tình cảm gia đình là tình cảm ruột thịt nồng nàn, chân thật và ấm áp, thiêng liêng. Ngoài kia trong xã hội nhộn nhịp, đầy rẫy những cạm bậy toan tính kia sẽ không bao giờ cho bạn sựu hiền lành và an toàn như vậy đâu. Nếu không người ta đã không ví thương trường như chiến trường, và cuộc sống là cuộc đấu tranh bất tận, rằng cuộc đời là một giấc mộng kê thôi, như một cuộc hí trường. gia đình là nơi đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ phải, là nơi ửng hồng gò má ta, là nơi ta cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, là nơi rừng cho hoa con đường cho những tấm lòng. Chính vì thế, gia đình chính là quê hương thân thiết và thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Duy chỉ có gia đình người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại những ta ương của số mệnh. Tình cảm gia đình là nguồn sức mạnh nâng đỡ ta trong những phút yếu lòng, là điểm tựa cho ta phát triển bền vững và ngay thẳng. tình cảm ấy giống như một thứ thần dược chữa lành mọi vết thương trong tâm hồn.Có một nơi để về đó là nhà, có những người để yêu thương đó là gia đình, có được cả hai là hạnh phúc, khi đang được sống trong “hạnh phúc” hãy trân trọng nó bạn nhé.

– Đi qua mùa thu tàn úa sẽ là mùa đông lạnh lẽo nhưng con chớ lo, mùa xuân ấm áp vĩnh cửu lại luôn chờ con ở phía trước! Gia đình ta sẽ luôn bên co, cùng con đi qua bóng tối để vươn tới ánh sáng, con có biết?

Một gia đình, hạnh phúc, đó cũng là yêu cầu của xã hội, của cộng đồng. Bởi xét đến cùn, khi một gia đình hạnh phúc thì các thành viên trong gia đình đó mới có thể tập trung theo đuổi sự nghiệp của cá nhân mình, để kiến tạo, để sáng tạo ra những giá trị phục vụ cho đời sống cá nhâ, rộng hơn là đời sống gia đình và vươn tới đời sống xã hội. Gia đình là tế bào của xã hội và vì vậy khi gia đình hạnh phúc, ta mới mong có một xã hội văn minh, tốt đẹp.

Nhưng hạnh phúc không phải là điều tự có. Để có một gia đình hạnh phúc, mỗi chúng ta trước hết phải làm trong bổn phận và trách nhiệm của mình với gia đình. Không chỉ vậy, ta cũng cần biết quan tâm, lắng nghe, chia sẻ, mở rộng trái tim và tấm long của mình và không ngừng giữ gìn, đắp xây mái ấm đó!

Bài thuyết trình của tôi đến đây xin được kết thúc. Qua bài thuyết trình này, tôi mong tất cả lớp mình hãy làm trong bổn phận của những người con để vì một gia đình hạnh phúc! Hãy không ngừng nỗ lực và vươn tới làm điểm tựa cho mọi người trong gia đình! Đời song của mỗi cá nhân cần phải vin vao gia đình thì cá nhân đó mới mong phát triển bản thâ, kiến tạo ra những giá trị phục vụ cộng đồng! Các bạn nghĩ thế nào? Cảm ơn tất cả mọi người vì đã lắng nghe!

6 tháng 1 2022

giúp mình

 

 

6 tháng 1 2022

cam ơn

 

2 tháng 11 2018

Thiên nhiên quanh ta


 

Gió lọt qua khe cửa 
Cứ thế mà bay đi 
Thoảng nghe lời của đất 
Với mầm cây thầm thì. 


Chỉ lòng ta vắng lặng 
Chưa nghĩ ra điều chi ! 


Đất trời không cần nghĩ 
Đất trời chẳng cần suy 
Mà mùa xuân vẫn tới 
Trên ngàn lá xanh rì. 


Ta vẫn đang chuyển động 
Vô thức theo chân đi. 

 

Bài thơ là hình ảnh nhân hóa thu ví dành cho thiên nhiên cuộc đời phiêu bạt chỉ mong có thiên nhiên làm bạn từng lời thì thầm của thiên nhiên hay đất trời đang chuyển mình sang xuân bất giác tác giả đều cảm nhận được

 
2 tháng 11 2018

                                                                          Thiên nhiên quanh ta

Gió lọt qua khe cửa 
Cứ thế mà bay đi 
Thoảng nghe lời của đất 
Với mầm cây thầm thì. 

Chỉ lòng ta vắng lặng 
Chưa nghĩ ra điều chi ! 

Đất trời không cần nghĩ 
Đất trời chẳng cần suy 
Mà mùa xuân vẫn tới 
Trên ngàn lá xanh rì. 

Ta vẫn đang chuyển động 
Vô thức theo chân đi.