K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 9 2019

Dân tộc là gì ? “Dân tộc” là khái niệm đa nghĩa, nhưng có hai nghĩa chính, chỉ cộng đồng dân cư của một quốc gia hoặc chỉ một cộng đồng dân cư của một tộc người sử dụng chung một ngôn ngữ, có đặc điểm chung về văn hoá và ý thức tự giác tộc người, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa. Thế nào là dân tộc thiểu số? Dân tộc thiểu số chiếm số ít so với dân tộc chiếm số đông nhất trong một quốc gia đa dân tộc. Những đặc điểm dân tộc thiểu số ảnh hưởng đến truyền thông dân tộc ? Phần lớn các cộng đồng thiểu số Việt Nam cư trú phân tán, xen kẽ tại vùng núi, địa hình chia cắt, phức tạp tại nhiều địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh, có tầm quan trọng đặc biệt về môi trường sinh thái. Đời sống người dân ở đây còn nhiều khó khăn, trình độ phát triển không đồng đều. Vì vậy, truyền thông dân tộc cần đầu tư thích đáng nguồn nhân lực, vật lực. Theo số liệu thống kê năm 2009, ở vùng dân tộc có một nửa dân số độ tuổi từ trung niên trở lên chưa đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông. Truyền thông bằng tiếng dân tộc là một lợi thế. Thực tế cho thấy, truyền thông trực tiếp, đối thoại ở vùng dân tộc là phù hợp và hiệu quả hơn so với truyền thông gián tiếp. Các dân tộc thiểu số Việt Nam đều có bản sắc văn hóa riêng, độc đáo. Tín ngưỡng và tôn giáo cũng khác biệt. Tận dụng được lợi thế về truyền thống văn hóa, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, quan hệ xã hội của mỗi dân tộc thì truyền thông dân tộc sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Hiếu khách, yêu văn nghệ là đặc tính nổi trội, phổ biến ở các cộng đồng thiểu số. Yếu tố này cần được sử dụng triệt để khi thực hiện các sản phẩm truyền thông. HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC 9 Một đặc điểm khá nổi trội trong các cộng đồng thiểu số, đó là vai trò dẫn dắt, then chốt của những người tiên phong, người có uy tín. Truyền thông dân tộc đem lại kết quả tốt khi đối tượng hóa một cách mạnh mẽ và hướng về cơ sở, đến từng nhóm đối tượng và nhắm đến các đối tượng này. Các phương thức truyền thông dân tộc cần mang đặc trưng thôn bản, dựa trên sự tôn trọng đa dạng văn hóa và sự tham gia tích cực của người dân. Tính gắn kết cộng đồng cao là tác nhân quan trọng để lan tỏa và duy trì các thực hành mới làm tăng hiệu quả truyền thông; Truyền thông sẽ hiệu quả khi tạo được dư luận tích cực. Người dân tộc thiểu số thường có tâm lý tự ti, bảo thủ, mẫn cảm. Vì thế, sự lan tỏa các thực hành mới trong cộng đồng thiểu số là quá trình mang tính lựa chọn, cần một khoảng thời gian nhất định. Quá trình lan tỏa các thực hành mới cần thực hiện từng bước, tạo cơ hội để người dân kiểm chứng và học hỏi từ thực tế. Để truyền thông hiệu quả cần thông qua các kênh khác nhau, từ người tiên phong đến các thành viên khác thông qua mối liên hệ gia đình, dòng họ, sinh hoạt cộng đồng cũng như tất cả các lực lượng truyền thông như trực tiếp, báo in, phát thanh, truyền hình, công nghệ thông tin mới. Ở một số vùng dân tộc hiện nay, du lịch phát triển mạnh, internet, mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong hoạt động truyền thông. Thiếu thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin vẫn là tình trạng khá phổ biến ở vùng dân tộc. Đẩy mạnh truyền thông dân tộc, đưa thông tin mạnh mẽ về cơ sở, thúc đẩy tiếp cận bình đẳng về thông tin, thúc đẩy sự trao quyền cho các cộng đồng thiểu số, giúp họ chủ động tham gia vào các chương trình phát triển. Quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển vùng dân tộc thiểu số Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các dân tộc, bảo vệ sự đa dạng văn hoá, tạo điều kiện cho các dân tộc phát huy bản sắc văn hoá, Nhà nước đã thực hiện chính sách phát triển toàn diện vùng dân tộc. Điều này được ghi rõ trong Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trên thực tế, Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu tiên nhằm phát triển toàn diện vùng dân tộc thiểu số về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, thông tin, truyền thông, phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số.

18 tháng 11 2021

D

9 tháng 11 2021

giúp e vs ,mn ơi

 

NG
10 tháng 8 2023

Tham khảo
Tìm hiểu truyền thống nhà trường thông qua các nguồn thông tin khác nhau
Thực hiện những việc làm phù hợp để góp phần xây dựng và phát triển truyền thống nhà trường
Tuyên truyền về truyền thống của nhà trường

9 tháng 1 2022

Truyền thống đáng tự hào của dân tộc ta là đoàn kết ,tương trợ. Tại sao lại nói như vậy. Có thể chắc rằng hầu hết học sinh chúng ta đã nghe qua câu. 

                        "Một cây làm chẳng nên non

                       Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

Một cây có nghĩa là một người , và nếu một người làm một việc lớn gì thì không thể làm được. Nhưng nếu có nhiều người đoàn kết lại, tương trợ lẫn nhau. Sự đoàn kết làm cho một tập thể trở nên mạnh mẽ hơn. Nó góp phần tạo nên sự vẻ vang của dân tộc. Dân tộc ta cx vì đoàn kết mới thắng được giặc xâm lăng. Đó là những thữ tạo nên sự tự hào của dân tộc ta.

26 tháng 12 2021

D

3 tháng 2 2023

1 số việc cần làm như hạn chế rác thải, trồng cây gây rừng, bảo vệ động vật hoang dã, tiết kiệm các tài nguyên điện nước,...

8 tháng 12 2017

1. Nội dung:

a) Ví dụ về truyện ca ngợi truyền thống hiếu học: Ông tổ nghề thêu (Tiếng Việt 3, tập hai), Văn hay chữ tốt (Tiếng Việt 4, tập một), Bông sen trong giếng ngọc (Truyện đọc lớp 4).

b) Ví dụ về truyện ca ngợi truyền thống đoàn kết: Câu chuyện bó đũa (Tiếng Việt 2, tập một), Đôi bạn (Tiếng Việt 3, tập một), Vì muôn dân (Tiếng Việt 5, tập hai).

2. Tìm câu chuyện ở đâu?

- Những câu chuyện em đã được nghe.

- Báo, truyện đọc xưa và nay. Chú ý truyện của Nhà xuất bản Kim Đồng, sách Truyện đọc lớp 5 của Nhà xuất bản Giáo dục.

3. Giới thiệu tên câu chuyện và kể lại nội dung câu chuyện đã nghe (hoặc đã đọc):

- Mở đầu câu chuyện thế nào?

- Diễn biến của câu chuyện ra sao? (Kể rõ trình tự các việc xảy ra, hành động của nhân vật; chú ý nhấn mạnh những chi tiết liên quan đến đức tính hiếu học hoặc tinh thần đoàn kết.)

4. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.