K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bạn tham khảo ở đường link này nhé : http://thuthuat.taimienphi.vn/phan-h-bai-tho-con-son-ca-cua-nguyen-trai-41529n.aspx

27 tháng 8 2019

Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi - Thủ t..............

Tham khảo hoặc lên mạng 

.

15 tháng 7 2018

Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta năm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Về đi sao chẳng sớm toan,
Nửa đời vướng bụi trần hoàn làm chi.
Muôn chung chín vạc làm gì,
Cơm rau nước lã nên tuỳ phận thôi.
Đồng, Nguyên để tiếng trên đời,
Hồ tiêu ăm ắp, vàng mười chứa chan.
Lại kia trên núi Thú San,
Di, Tề nhịn đói chẳng màng thóc Chu.
Hai đàng khó sánh hiền ngu,
Đêu làm cho thoả được như ý mình.
Trăm năm trong cuộc nhân sinh,
Người như cây cỏ thân hình nát tan.
Hết ưu lạc đến bi hoan,
Tôt tươi khô héo tuần hoàn đổi thay,
Núi gò đài các đó đây,
Chết rồi ai biết đâu ngày nhục vinh.
Sào, Do bằng có tái sinh,
Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn.

(Bản dịch trong sách “Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi)

Trong các bản dịch “Côn Sơn ca” thì bản dịch này là thanh thoát hơn, thể hiện được hồn thơ Nguyễn Trãi đã nhiều năm ở ẩn tại động Thanh Hư thuộc Côn Sơn. Thời thơ ấu, Nguyễn Trãi từng sống với mẹ và ông ngoại tại đấy. Nguyễn Trãi đã xem Côn Sơn là “quê cũ” của mình. Trong “Ức Trai thi tập” và “Quốc âm thi tập”, ông có nhiều bài thơ Côn Sơn với bao tình thương mến, thắm thiết. Bao nhiêu lần nhờ hồn mộng mà tìm làng cũ: “Kỷ thác mộng hồn tầm cố lý” (Về Côn Sơn làm trong thuyền). Làng quê mới qua, như thấy chiêm bao đến: “Hương lý tài qua như mộng đáo” (Sau loạn đến Côn Sơn cảm tác).

“Quê cũ nhà ta thiếu của nào?
Rau trong nội, cá trong ao.

Cảnh thanh dường ấy về chăng nghỉ.
Lẩn thẩn làm chi áng mận đào?” (“Mạn thuật” – 13)

“Côn Sơn ca” là bài ca giao cảm với thiên nhiên, cũng là bài ca tâm trạng thời thế, triết lý về cuộc đời.

Phần đầu nói về vẻ đẹp lâm tuyền của Côn Sơn bằng bốn cảnh: Suối, đá, thông và trúc. Trong nguyên tác chữ Hán, tác giả viết bằng thơ bốn chữ và thơ năm chữ, nhằm miêu tả vẻ đẹp Côn Sơn tầng tầng lớp lớp xuất hiện:

“Côn Sơn hữu tuyền,
Kỳ thanh linh linh nhiên
Ngô dĩ vi cầm huyền
Côn Sơn hữu thạch
Vũ tẩy đài phô bích
Ngô dĩ vi đạm tịch…”

Cảnh đẹp thứ nhất là suối Côn Sơn, tiếng nước chảy róc rách như tiếng đàn cầm. Cảnh đẹp thứ hai là đá, mưa sạch rêu biếc như chiếu êm. Cảnh đẹp thứ ba là rừng thông, tán lá như những chiếc lọng rủ bóng đáng yêu gắn bó với tâm hồn nhà thơ. Suối, đá, trúc, thông là nơi nương tựa, nâng đỡ tâm hồn, là đối tượng để thi nhân cùng với thiên nhiên giao hòa giao cảm, để “Ta cho là đàn cầm”, để “Ta cho là đệm chiếu”, để “Ta nghỉ ngơi” trong rừng thông, để “Ta ngâm nga” bên rừng trúc. Hình ảnh thơ là âm thanh, là màu sắc găn liền với cảm giác, với tâm hồn nhà thơ bằng những liên tưởng vô cùng thiết tha, đằm thắm:

“Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn”.

Gắn bó, chan hoà với suối, đá, thông, trúc Côn Sơn, chính là biểu lộ tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với quê cũ yêu thương. Mấy chục năm trời loạn lạc, ly hương, không đêm nào ông không nằm mộng nhớ quê nhớ luống cúc vười cũ:

“Tưởng nhớ vườn nhà ba rặng cúc,
Hồn về đêm vẫn gửi chiêm bao” (“Ngày thu ngẫu nhiên làm”- Thơ dịch)

Quê cũ với tùng, với đá, với mai… biết bao thương nhớ bồi hồi:

“Thạch bạn tùng phong có thắng tưởng
Giản biên mai ảnh phụ thanh ngâm”.
(Tùng reo bậc đá ai nghe đấy?
Mai chiếu bên khe thú vịnh đâu?)

Giọng thơ trầm hẳn xuống: Nguyễn Trãi đang vui thú say sưa lắng nghe tiếng suối róc rách, đang say mê ngắm nhìn rêu đá, thông rủ bóng, trúc xanh mát, rồi trầm ngâm tự nói với mình, tự nhắc nhở mình:

“Về đi sao chẳng sớm toan
Nửa đời vướng bụi trần hoàn làm chi?”

Câu thơ chữ Hán nghĩa là: Hỡi người sao không về đi, nửa đời người giam buộc mình mãi trong cát bụi làm chi? Bốn chữ “Bất quy khứ lai” lấy cảm hứng từ bài “Quy khứ lai từ” của Đào Tiềm một danh sĩ cao khiết đời Tấn bên Trung Quốc đã coi thường danh lợi không chịu khom lưng uốn gối vì mấy đấu gạo lương bổng, đã treo ấn từ quan, trở về vườn cũ, cày ruộng, ương cúc, thảnh thơi với tháng ngày. Nguyễn Trãi làm quan, tài năng không được thi thố, bị bọn quyền thần, nịnh thần chèn ép. Có lúc ông tự than: “Dưới công danh đeo khổ nhục” (“Ngôn chí” -2), hoặc: “Được thua phú quý dầu thiên mệnh – Chen chúc làm chi cho nhọc nhằn” (“Mạn thuật”-5). Người anh hùng thuở “Bình Ngô” đã từng “Viết thư thảo hịch tài giỏi hơn hết mọi thời” thế mà giờ đây tự trách mình “Nửa đời vướng bụi trần hoàn làm chi?”, điều đó cho thấy Nguyễn Trãi đang sống những ngày tháng đầy bi kịch. Đó là tâm trạng thời thế. Năm 1429, Lê Thái Tổ đã sát hại Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo, hai đại công thần; còn Nguyễn Trãi cũng đã bị hạ ngục. Sau đó tuy được tha nhưng chỉ là một cô thần “thanh chức”. Nguyễn Trãi đã nhiều năm sống trong tâm trạng muốn trở về Côn Sơn làm bạn với cỏ hoa chốn lâm tuyền:

“Ngoài năm mươi tuổi ngoài chưng thế,
Ắt đã trong bằng nước ở bầu”.

Nguyễn Trãi có lúc tự dặn mình: “Vườn quỳnh dù có chim hót – Cõi trần có trúc đứng ngăn”. Nhưng trước áp lực của bọn nịnh thần, ông phải lui về Côn Sơn. Mấy năm sau Lê Thái Tôn lại xuống chiếu vời Nguyễn Trãira làm quan. Trong biểu tạ ân, ông hả hê nói: “Cảm mà chảy nước mắt, mừng mà sợ trong lòng”; ông tự cho mình là con ngựa già “còn kham rong ruổi”. là cây thông qua năm rét mà “còn dạn tuyết sương”. Chẳng bao lâu sau đó, Nguyễn Trãi đã về hẳn Côn Sơn… Cuộc đời Nguyễn Trãi đã phản ánh tâm trạng đầy bi kịch giằng xé, đúng như ông đã viết trong “Côn Sơn ca”:

”Về đi sao chẳng sớm toan,
Nửa đời vướng bụi trần hoàn làm chi?”

Nguyễn Trãi nhân nghĩa quá, trung thực qúa, thanh liêm qúa…” (Phạm Văn Đồng), và đó là nguồn gốc sâu xa bi kịch vô cùng đau thương của người anh hùng thuở “bình Ngô”.

“Côn Sơn ca” còn hàm chứa triết lý về cuộc đời của Ức Trai. Trước hết ông nói về giàu sang phú quí, bần tiện, vinh và nhục ở đời. Đổng Trác đời Đông Hán, Nguyên Tải đời Đường chức trọng quyền cao, phú quí đến cực độ, cuối cùng chết trong ô nhục, để lại tiếng dơ muôn đời:

“Muôn chung chín vạc làm gì,
Cơm rau nước lã nên tuỳ phận thôi.
Đổng, Nguyên để tiếng trên đời,
Hồ tiêu ăm ắp, vàng mười chứa chan”.

Tác giả nhắc lại cách ứng xử và cái chết của Bá Di, Thúc Tề đời Ân, Chu, từ đó suy ngẫm về “hiền ngu” ở đời, chung qui chỉ là “đều làm cho thoả được như ý mình”.

Kiếp người khác nào “cây cỏ”, đời người một trăm năm, mừng, buồn, lo, vui, cái nọ đi, cái kia đến, tốt tươi rồi khô héo, tuần hoàn nối tiếp nhau trong vòng một trăm năm hữu hạn. Sự chiêm nghiệm của nhà thơ thấm một nỗi buồn mênh mông, khi tóc đã bạc, chỉ còn biết làm bạn với mấy núi, trăng ngàn:

“Láng giềng một áng mây bạc,
Khách khứa hai ngàn núi xanh”.

Ý nghĩa cuộc đời là gì? Nguyễn Trãi mang màu sắc bi quan chưa hẳn đã sai? Đời người “Trăm năm còn có gì đâu? – Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì”(“Cung oán ngâm khúc”). Với Nguyễn Trãi lúc này thì chết là hết. Sự phủ định đầy ngao ngán:

“Núi gò đài các đó đây
Chết rồi ai biết đâu ngày nhục vinh”.

Nguyễn Trãi viết “Côn Sơn ca” trước bao lâu vụ án Lệ chi viên xảy ra? Tâm trạng thời thế, triết lý về cuộc đời mà Nguyễn Trãi nói đến trong phần hai bài ca là cả một nỗi buồn thấm sâu, toả rộng trong tâm hồn nhà thơ. Từ những chiêm nghiệm lịch sử phong kiến Việt Nam, nhất là ba triều đại Trần, Hồ, Lê, về cuộc đời ông ngoại (tướng công Trần Nguyên Đán), về cha mình (Nguyễn Phi Khanh), về những thăng trầm, vinh nhục, ngọt bùi cay đắng của đời mình, nên Ức Trai mới có suy ngẫm ấy. Về một phương diện khác, triết lý về cuộc đời của Nguyễn Trãi thể hiện sự cảm thông cho số kiếp của con người. Cái nhìn ấy, sự suy ngẫm ấy mang tính nhân bản sâu sắc. Bi kịch của Nguyễn Trãi là bi kịchcủa kẻ sĩ trong xã hội phong kiến, cũng là bi kịch lịch sử “Anh hùng di hận kỷ thiên niên”)(“Quan hải”).

Hai câu kết như một lời thiết tha nhắn gọi:

“Sao, Do bằng có tái sinh,
Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn”.

Sao Phủ và Hứa Do hai cao sĩ đời vua Nghiêu trong lịch sử truyền kỳ Trung Quốc không màng công danh, chỉ thích sống cuộc đời ẩn sĩ, coi trọng thanh cao, chan hoà với núi cao rừng thẳm. Nguyễn Trãi một mặt cảm thông, kính trọng tấm gương sáng của hai Người Hiền xa xưa, mặt khác tự hào biểu lộ niềm tự hào về tâm thế của mình: trở về Côn Sơn là để thoát vòng danh lợi, được chan hòa với suối rừng thiên nhiên, sống cuộc đời nhàn hạ, thanh cao. Đó là âm điệu trữ tình, là nội dung tư tưởng tình cảm của “Khúc hát bên ghềnh Côn Sơn” vậy.

Nếu Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo…là khúc ca thắng trận của người anh hùng thì thơ Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập là tấm lòng, là tâm thế của Ức Trai. “Côn Sơn ca” là bài hát về suối, đá, thông, trúc, là tình yêu quê hương, là những suy ngẫm buồn lo về cuộc đời, về kiếp ngươi hữu hạn trong dòng chảy vô hạn của thời gian. Cảnh sắc thiên nhiên Côn Sơn đã trở thành tâm hồn của Ức Trai. Triết lý về cuộc đời mà Nguyễn Trãi nói đến trong phần hai bài ca thật ra không có gì mới. “Thân cát bụi lại trở về cát bụi” (Kinh Thánh) “Sinh tồn hoa ốc xứ – Linh lạc qui sơn khưu (Sống ở nhà lộng lẫy, chết lại về núi gò – Tào Thực, đời Hán). “Xử thế nhược đại mộng- Hồ vị lao kỳ sinh?”(Sống ở đời như giấc mộng lớn – Tội chi vất vả đời mình – Lý Bạch … có điều, qua “Côn sơn ca”, ta thấy hồn thơ của Ức Trai rất đẹp. Nguyễn Trãi tự hào cuộc đời mình thanh cao, thương cuộc đời mình đầy bi kịch thương đời người cát bụi. Chất triết lý “Côn Sơn ca” giàu tính nhân văn để lại dấu ấn đậm đà trong lòng ta…

15 tháng 7 2018

Nguyễn Trãi nhà văn hóa, nhà thơ lớn của dân tộc. Ông để lại số lượng tác phẩm đồ sộ, phong phú. Bên cạnh những tác phẩm thể hiện lòng yêu nước, thương dân thiết tha còn có một mảng sáng tác khác thể hiện tâm hồn rất thi sĩ của ông đó là mảng đề tài sáng tác về thiên nhiên, qua đó thể hiện lòng yêu thiên nhiên, cảnh vật ở mỗi vùng quê khác nhau. Côn sơn ca là một bài thơ như vậy.

Nguyễn Trãi nhà văn hóa, nhà thơ lớn của dân tộc. Ông để lại số lượng tác phẩm đồ sộ, phong phú. Bên cạnh những tác phẩm thể hiện lòng yêu nước, thương dân thiết tha còn có một mảng sáng tác khác thể hiện tâm hồn rất thi sĩ của ông đó là mảng đề tài sáng tác về thiên nhiên, qua đó thể hiện lòng yêu thiên nhiên, cảnh vật ở mỗi vùng quê khác nhau. Côn sơn ca là một bài thơ như vậy.

 Côn Sơn đã được Nguyễn Trãi cảm nhận bằng sự hiểu biết, bằng tâm hồn thiết tha yêu quý, bởi vậy nó mang một vẻ đẹp sống động, đầy ắp âm thanh, đậm đà màu sắc, giàu chất nhạc, chất họa. Qua những cảm nhận đó ta còn thấy được những sáng tạo độc đáo của ông trong bút pháp thể hiện. Nhà thơ đã lấy âm thanh của con người để ví với âm thanh của tiếng suối, khiến cho âm thanh đó trở gần gũi, ấm áp hơn. Thiên nhiên còn đáp ứng tất cả các yêu cầu khác của con người: nghe, nằm, ngâm thơ,… kết hợp với đại từ ta, khẳng định tư thế làm chủ trước thiên nhiên của con người. Nhưng đằng sau đó vẫn là sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, đến với thiên nhiên để tìm lại cảm giác thanh tĩnh, yên bình cho bản thân.

Qua bức tranh phong cảnh Côn Sơn ta không chỉ thấy một Côn Sơn đẹp đẽ, trong lành mà còn thấy được tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với nơi đây. Ông là người có lòng yêu thiên thiên tha thiết, hơn nữa còn cho thấy tâm hồn thanh cao, giàu cảm xúc và mang trong mình nhân cách trong sáng của một nhà thơ lớn.

   Trong đoạn trích, tác giả đã vận dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật, vẽ nên bức tranh Côn Sơn thật đẹp đẽ, trong trẻo. Sử dụng biện pháp liệt kê, so sánh (như ngồi chiếu êm, như nêm,…). Nhịp thơ đa dạng như bản nhạc, khiến cho cả bức tranh trở nên tươi vui, tràn đầy sức sống.

   Bằng tình yêu thiên nhiên Côn Sơn tha thiết, Nguyễn Trãi đã khắc họa nơi đây thật trong trẻo, thanh bình. Con người và thiên nhiên hòa quyện làm một với nhau bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.

28 tháng 4 2018

• Điệp từ trong đoạn thơ: Côn Sơn : điệp 2 lần; ta: điệp 5 lần; trong: điệp 3 lần; có: điệp 2 lần.

• Tác dụng: Cách điệp từ trong các câu thơ có ý nghĩa rất đặc biệt nó tiết tấu nhịp nhàng của bài thơ, không gian như được mở rộng bao la và cả những hình tượng thơ sâu sắc đã làm cho tâm hồn của tác giả có những cảm nhận mới mẻ từ đó giúp cho nhân vật hiểu sâu sắc và có định hướng trong sáng tác.

6 tháng 12 2016

điệp từ “ta” được điệp lại nhiều lần nhấn mạnh vào sự sở hữu thiên nhiên của tác giả.

23 tháng 9 2016

Câu 1:bài văn có 5 từ ta tất cả. Ta đó chính lả Nguyễn Trãi, hình ảnh Nguyễn Trãi là một nhà thơ với tâm hồn và phong thái rất ung dung, yêu thiên nhiên, thích gẩn gũi v ới chúng, có cuộc sống tự do, tự tại.Cách ví von đó để nói lên tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung của tác giả

Câu 2:- Điệp từ trong đoạn thơ : Côn Sơn : điệp 2 lần ; ta : điệp 5 lần ; trong : điệp 3 lần ; có : điệp 2 lần. 

- Tác dụng : + Thể hiện sự phong phú đa dạng của cảnh. + Niềm say đắm của người ngắm cảnh.+ Tạo nên tiết tấu nhịp nhàng của bài thơ.

 
29 tháng 5 2022

tham khảo:

Từ xưa đến nay đã có biết bao văn nhân, thi sĩ nói lên niềm vui sống giữa thiên nhiên qua các tác phẩm ca mình. Nếu Nguyễn Trãi xưa đã từng đắm mình trong cảnh Côn Sơn đẹp, từng thả hồn trong tiếng suối, trong bóng trúc râm của cảnh thiên nhiên kì thú, thơ mộng; thì Hồ Chí Minh nay chưa ngủ được cũng vì cảnh khuya như vẽ với tiếng suối trong như "tiếng hát xa" và bóng trăng lồng vào cây, hoa lung linh huyền ảo, và khi bàn xong việc quân thì người nghệ sĩ ấy lại đắm mình trong ánh trăng bát ngát đầy thuyền. Còn Lý Bạch ngắm thác núi Lư mà tưởng như dòng thác treo giữa trời, như sông Ngân rơi tự chín tầng mây xuống.

Mỗi người đến với thiên nhiên theo cái cách riêng và thưởng thức thiên nhiên bằng tâm hồn của mình. Nguyễn Trãi gần như giao hoà tuyệt đối với cảnh trí Côn Sơn bằng tâm hồn nghệ sĩ; Hồ Chí Minh lại đắm say trong cảnh rừng khuya trăng sáng và đêm rằm tháng giêng trăng lồng lộng đầy trời với hồn thơ lai láng dâng trào; còn Lý Bạch ngắm thác núi Lư mà thấy được cái nét vừa hùng vĩ vừa thư mộng thì đó là cốt cách của một tâm hồn phóng khoáng, mạnh mẽ trước cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước. Cả ba thi nhân đều đem đến cho ta những bức tranh thơ dạt dào niềm vui sống giữa thiên nhiên.

Nhưng cũng từ các bức tranh thơ đó, ta có thể rút ra cái ý nghĩa đích thực và cao đẹp của niềm vui sống giữa thiên nhiên. Có phải Nguyễn Trãi giao hoà với thiên nhiên để quên cuộc đời không, và "ta ngân thơ nhàn" ở đây có phải là tiếng nói của một ẩn sĩ lánh đời, thoát tục? Có phải Hồ Chí Minh chỉ có đắm say trong cảnh trăng đẹp của rừng khuya và rằm tháng giêng giữa cuộc kháng chiến còn gian khổ lúc bấy giờ? Và đằng sau bức tranh thác núi Lư hùng vĩ, còn có nét đẹp gì của tâm hồn thơ Lý Bạch? Rõ ràng do hoàn cành bức bách mà Nguyễn Trãi phải lánh về Côn Sơn để vui sống giữa thiên nhiên chứ con người ấy có bao giờ là ẩn sĩ như chính ông đã nói:

Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.

Ở nhà thơ - chiến sĩ Hồ Chí Minh, niềm vui sống giữa thiên nhiên bao giờ cũng hài hoà thống nhất với nhiệm vụ cách mạng, với trách nhiệm cao cả vì nước vì dân của mình. Vì vậy, chưa ngủ vì cảnh khuya như vẽ, nhưng chưa ngủ còn vì lo nỗi nước nhà và đây mới là nét cao đẹp nhất của lãnh tụ. Và trong đêm Nguyên tiêu trăng sáng đầy trời, người chiến sĩ cách mạng ấy cũng chỉ thả hồn theo ánh trăng bát ngát đầy thuyền khi đã bàn bạc xong việc quân. Còn ở vị tiên thi kiếm khách Lý Bạch thì thác núi Lư đâu chỉ có nét phóng khoáng mạnh mẽ của một tâm hồn lãng tử tài hoa mà đằng sau đó là một tấm lòng yêu quê hương đất nước tha thiết của một thi nhân đã sớm phải xa nhà từ lức thiếu thời. Tất cả, phải chăng đã cho ta thấy: niềm vui sống giữa thiên nhiên là điều cần phải có của con người, nhưng không phải chỉ đơn thuần là hưởng thụ mà chính là để cho cuộc sống được hài hoà tốt đẹp hơn.

29 tháng 5 2022

Bài thơ này được viết vào những năm Nguyễn Trãi về quê ở ẩn. Những năm tháng ấy ông sống trong cảnh thiên nhiên của Côn Sơn. Bài thơ như những nốt nhạc thanh thản của Nguyễn Trãi sau khi cáo quan trường về sống với làng quê thiên nhiên. Bức tranh thiên nhiên Côn Sơn hiện lên thật đẹp qua cảm nhận của tác giả.

29 tháng 5 2022

bạn ấy bảo ko tham khảo mà