K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2018

Qua bài thơ ta thấy bày ong rất chăm chỉ,giúp cho hoa tươi tốt,giữ mật hộ con ng

mk lp 6 rồi nên chỉ nhớ thế thôi

28 tháng 11 2018

em thấy bầy ong rất chăm chỉ và em  còn học đc rằng cần chăm chỉ chứ ko đc lười biếng 

Bài làm

Bầy ong rong ruổi trăm miền
Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa.
Nối rừng hoang với biển xa
Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.
Nếu hoa có ở trời cao
Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm.

Chắt trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay.
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời.
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.

Qua hai dòng thơ, ta thấy công việc của bầy ong có ý nghĩa thật đẹp đẽ: Bầy ong rong ruổi khắp nơi để tìm hoa, hút  nhuỵ, mang về làm thành những giọt mật thơm ngon. Những giọt mật ong được làm nên bởi sự kết tinh từ hương thơm vị ngọt của những loài hoa. Do vậy, khi thưởng thức mật ong, dù hoa đã tàn phai theo thời gian nhưng con người vẫn cảm thấy những màu hoa được “giữ lại” trong hương thơm, vị ngọt của mật ong. Có thể nói: bầy ong đã giữ gìn được vẻ đẹp của thiên nhiên để ban tặng con người, làm cho cuộc sống của con người thêm hạnh phúc.

# Chúc bạn học tốt #

6 tháng 12 2018
mk ns vắng tắt nhé bn.cảnh khuya là 1 bài thơ hay và đặc sắc của Bác Hồ.trong 1 đêm bàn bạc việc nước,việc quân,...lo cho an nguy của đất nước mà ko bác ko ngủ đc.tuy lo cho đất nước nhưng bác vẫn say đắm trước vẻ đẹp của thiên nhiên.chứng tỏ bác có 2 tâm hồn 1 là tình yêu thiên nhiên,2 là tình iu nước sâu sắc của bác hồ
6 tháng 12 2018

ai giup mk voi

20 tháng 11 2019

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa." Cảnh thiên nhiên bỗng trở nên gần gũi, thân thiết với con người hơn nhờ biện pháp so sánh tài tình và độc đáo: tiếng suối trong như tiếng hát xa. Ta nghe như thấy âm thanh trong trẻo, du dương của tiếng suối. Và phải chăng suối cũng như một con người nên tiếng suối mới trong trẻo như tiếng hát? Tiếng suối làm nổi bật cảnh tĩnh lặng, sâu lắng trong đêm khuya, ánh trăng làm cho cảnh vật thơ mộng: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Trăng chiếu lên vòm cổ thụ, nhưng như lồng vào đó ánh sáng mát dịu của mình. Trăng rọi qua kẽ lá in xuống mặt đất tạo thành muôn vàn đốm sáng lung linh như hoa. Hoa sáng của ánh trăng lồng vào hoa trên mặt đất đang mở cánh uống sươn đêm. Cảnh vừa thực nhưng lại vừa ảo, mà nghiêng về ảo. Trăng sáng, cây cổ thụ, bóng hoa và hoa trên mặt đất tuy ở ba tầng bậc khác nhau mà như gắn bó, đan xen vào nhau, tôn vẻ đẹp của nhau. Sự gắn bó ấy chính là từ “lồng” nối trăng với cổ thụ, nối bóng cổ thụ với hoa.

Chúc bạn học tốt!

22 tháng 11 2019

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai

Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỉ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỉ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:

Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...
(Ngắm trăng)

Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

Một canh, hai canh, lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
(Không ngủ được)

Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác Hồ hơn.

21 tháng 1 2022

Tham khảo:

Có nhận định cho rằng "bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là một bài thơ đầy ánh sáng", vì vậy đó là bài thơ xuất sắc, tiêu biểu cho hồn thơ khỏe khoắn của Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám. Với khổ thơ đầu, tác giả đã mỏ ra một hình ảnh đẹp về đoàn thuyền ra khơi trong bức tranh thiên nhiên kì vĩ hùng tráng: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then, đêm sập cửa”. Khi sắc tối đang từ từ chiếm trọn không gian bao la, mặt trời được ví như một hòn lửa khổng lồ, sáng rực dần lặn xuống mặt biển. Màn đêm buông xuống như tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là chiếc then cài vững chắc. Hình ảnh so sánh kết hợp nhân hóa tạo nên nét huyền diệu, mĩ lệ của thiên nhiên vừa tạo ra sự nhanh chóng, gấp gáp kết thúc một ngày dài. Nhưng đó không phải ngày tàn, u ám như trong bức tranh của tác phẩm Hai đứa trẻ mà là một ngày mới mở ra cho những người con của biển cả: “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi/ Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Đoàn thuyền – tạo ra ấn tượng về sự tấp nập, nhộn nhịp, tinh thần lao động hăng say của những ngư dân. Chữ “lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động ổn định của người dân chài ngày qua ngày, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự lao động của con người.Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn và cũng chất chứa bao hi vọng về những khoang thuyền đầy ắp cá. Tác giả đã tạo nên một hình ảnh khỏe khoắn, tươi vui, căng tràn sức sống và tinh thần say mê lao động. Đoạn thơ là bức tranh khung cảnh thiên nhiên tráng lệ, hình ảnh đoàn thuyền ra khơi với khí thế hào hứng say mê, tràn đầy sức sống, với tâm hồn lãng  mạn của người làm chủ đất nước thật đáng trân trọng tự hào.

7 tháng 5 2019

Công cha, áo mẹ, chữ thầy

Gắng công mà học có ngày thành danh

Từ xưa tới nay, câu ca dao này vẫn được truyền từ đời này sang đời khác, nghề giáo đã vận dụng câu ca dao này vào bài giảng. Ở trường em đang học cũng thế. Trong các thầy cô giáo đã dạy em thì cô Kiều là người mà em yêu mến nhất. Mỗi tiết học đều vang lên giọng nói âu yếm của cô: “Có em nào chưa hiểu bài không”? Câu nói đó thật ấm áp biết dường nào.

Cô Kiều năm nay 40 tuổi. Thân hình khá cân đối với tà áo dài cô thường mặc mỗi khi đến lớp. Nhờ mang đôi giày cao gót màu đen bóng nên trông cô cao hơn, bắt mắt hơn. Mái tóc cô dài, đen mượt và luôn được buộc cao gọn gàng. Khuôn mặt hình trái xoan, nổ bật với làn da trắng. Mặc dù không cần phấn son nhưng mặt cô vẫn xinh đẹp và hiền hậu lạ thường. Đó là khuôn mặt hiền từ và được pha lẫn nét khôi hài. Vầng trán hơi cao để lộ sự thông minh với khí chất của một người giáo đã luôn khiến chúng em yêu thương và khâm phục hơn . Đôi mắt sáng thường thay đổi trông như một nhà ảo thuật. Khi vui đôi mắt ấy thường ánh lên những tia sáng hạnh phúc khi chúng em được điểm cao. Khi bạn nào không tập trung học thì nó trở nên nghiêm nghị thật khó tả. Cô chỉ nhìn thôi cũng đủ để cả lớp im lặng một cách nặng nề. Giọng nói lúc trầm, lúc bổng, lúc nhanh, lúc chậm của cô đã cuốn hút chúng em vào thế giới kiến thức của cô - một thế giới vẫn còn nhiều bí ấn đang chờ đợi chúng em khám phá. Cô rất hay cười, nụ cười tươi tắn và rạng rỡ như hoa. Cô nhìn càng cuốn hút hơn bởi hàm răng đều như những hạt bắp và trắng như muối biển. Cô rất thân thiện với học sinh. Cô luôn công bằng giữa bạn giỏi và bạn yếu.

Cô giảng dạy rất tận tình và chu đáo. Những phần nào khó, cô thường gợi mở những câu hỏi nhỏ giúp chúng em phát biểu và tìm hiểu bài một cách dễ dàng hơn. Cô hướng dẫn cho chúng em viết từng nét chữ. Mỗi khi cô kể chuyện hay đọc thơ, chúng em đều chăm chú lắng nghe. Cô luôn hết lòng giúp đỡ các thầy cô đồng nghiệp cùng dạy tốt. Cô là một giáo viên gương mẫu nên được tất cả học sinh chúng em yêu mến. Chúng em cũng rất vui khi học với cô. Học với cô thật thích biết bao.

Em rất yêu quý cô Kiều. Mặc dù giờ đây không còn học với cô nữa nhưng em luôn kính trọng và biết ơn cô. Em sẽ ghi nhớ lời cô dạy và cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng cô.

7 tháng 5 2019

Năm tháng rồi cũng qua đi, chỉ có thời gian là thước đo tình cảm của con người. Bây giờ tuy đã học lớp 5 – lớp cuối cấp của trường tiểu học, sắp sửa phải tạm biệt mái trường, thầy cô, bạn bè để tiếp bước vào bậc trung học. Nhưng quãng thời gian là năm năm học ở trường, em không sao quên được những kỷ niệm về cô giáo đã dạy em những năm đầu chập chững cắp sách tới trường.

Cô có cái tên rất hay và em cũng rất thích đó là Kim Oanh. Cô là người mẹ hiền dịu nhất trong những ngày em còn học lớp 1. Với dáng người đậm đà, mái tóc xoăn xoăn màu hạt dẻ thì ai cũng nói nhìn cô trông rất xinh. Cô thường mặc những bộ quần áo lịch sự, phù hợp với dáng người của mình. Ngày đó, em cứ nghĩ cô giáo phải dễ sợ lắm. Nhưng không, cô đã làm tan biến những ý nghĩ vẩn vơ đó của em. Cô vẫn là cô giáo hiền lành, tốt bụng. Với khuôn mặt tròn, phúc hậu, hai gò má cao cao, lúc nào cũng ửng hồng. Mắt cô đen láy, long lanh với hàng lông mi cong vút. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là ánh mắt nhìn trìu mến, bao dung mà cô dành cho chúng em. Mỗi lần không học bài, chỉ cần nhìn vào đôi mắt buồn buồn của cô là bạn ấy hối hận ngay về việc làm của mình. Có lẽ, chính cô là người khơi dậy lòng hăng say học tập của chúng em. Ẩn dưới vầng trán cao cao thông minh ấy là đôi lông mày vòng nguyệt cân đối, tạo cho khuôn mặt vẻ thanh tú.

Cô Oanh là một giáo viên hăng say trong công việc và hết lòng thương yêu học sinh. Tâm hồn cô là cả một khoảng trời chứa chan bao tình yêu cô dành cho chúng em: Nghe cô giảng bài thì thật là thú vị. Cô giảng rất dễ hiểu, dễ nghe nên chúng em luôn tiếp thu được bài. Vào những giờ ra chơi, cô luôn ngồi lại để viết mẫu và chấm bài cho chúng em. Có những hôm cô còn trao đổi cách giảng bài với bạn bè đồng nghiệp. Nếu bạn nào đọc chưa tốt hay viết chưa đúng thì cô luôn sẵn sàng giúp đỡ. Khi cô đã giảng cho bạn nào thì bạn ấy hiểu ngay. Vào những giờ sinh hoạt lớp, cô luôn nhận xét cho từng bạn và nói cho các bạn cách sửa lỗi sai đó. Có hôm cô nhận xét rất tốt về lớp em và em rất nhớ câu: “Tuần qua, các con đã rất cố gắng để nhận cờ Đội. Cô rất vui vì không những các con được nhận cờ tốt mà còn nhận cờ xuất sắc. Cô mong tuần nào các con cũng như vậy”. Và khi đó, lớp em vỗ tay rào rào. Giờ đây khi đã lên lớp năm, mỗi khi có việc cần đi qua lớp cô, cô lại gọi em lại hỏi han.

Khi đó, em lại nhớ những giây phút khi còn học lớp 1, được cô yêu thương dạy dỗ. Trong em vang lên lời bài hát: “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương…”.

Vâng! Đúng vậy em sẽ không bao giờ quên cô – người mẹ đã đưa em đón những tia nắng đầu tiên của cuộc đời.

3 tháng 12 2018

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”
Mỗi con người Việt Nam có ai lớn lên mà không gắn bó với những câu chuyện cổ tích. Khi còn bé, những câu chuyện cổ tích theo ta vào giấc ngủ, lúc trưởng thành, truyện cổ tích lại thành bài học theo ta suốt cuộc đời. Ta quên làm sao những nhân vật tuy chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng lại sống động lạ kì. Và trong tâm trí tôi, hình ảnh cô Tấm dịu hiền luôn để lại nhiều ấn tượng nhất.

Từ hồi còn nhỏ, câu chuyện cổ tích Tấm Cám đã luôn có sức hút đặc biệt đối với tôi. Tôi thương cô Tấm dịu hiền bao nhiêu thì căm ghét mẹ con Cám độc ác bấy nhiêu. Cô Tấm trong tâm trí tôi là một người con gái đoan trang, hiền lành, nết na. Cô có dáng người mảnh khảnh như cây mai, khuôn mặt tròn, đầy đặn, phúc hậu như trăng rằm. Làn da của cô thì trắng như trứng gà bóc. Đôi mắt cô đen láy, cái nhìn ánh lên sự dịu dàng, hiền từ, giọng nói nhẹ nhàng, thanh thoát như tiếng chim hót buổi sớm mai. Trên người cô chỉ là bộ quần áo nâu giản dị nhưng không hề làm mất đi vẻ xinh đẹp vốn có.

Tấm không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Từ nhỏ cô đã phải chịu nhiều thiệt thòi vì mẹ mất sớm, dì ghẻ thì chỉ yêu thương Cám và đối xử bất công với cô. Tấm phải làm việc vất vả từ sáng đến tối do dì ghẻ đầy đọa cùng đứa em ích kỉ đùn đẩy, tuy vậy, cô chẳng bao giờ thở than lấy một lời, cố nén tất cả nhẫn nhịn, uất ức vào trong lòng. Tấm vừa là người con hiếu thảo, vừa là cô gái chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Khi đã trở thành hoàng hậu, có một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy, hằng năm, Tấm vẫn nhớ tới ngày giỗ bố, biết bố thích ăn trầu, Tấm trèo lên cây hái một buồng cau để thắp hương bố. Bị mẹ con dì ghẻ hãm hại hết lần này đến lần khác nhưng Tấm vẫn tái sinh một cách kì diệu, có lúc Tấm hóa thân thành con chim vàng anh, có lúc lại biến thành cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Cuối, cùng, sau bao khó khăn, thử thách, Tấm cũng có được hạnh phúc viên mãn, mẹ con dì ghẻ bị trừng trị thích đáng. Câu chuyện về cuộc đời cô Tấm làm em thấm thía hơn triết lí ở hiền gặp lành của ông cha ta. Những người hiền lành như cô Tấm dẫu có phải trải qua nhiều bất công, thử thách nhưng đến cuối vẫn sẽ có được một cuộc sống xứng đáng với những gì cô đã phải trải qua.

Cô Tấm hiền lành, chăm chỉ tiêu biểu cho những người nông dân thật thà, chất phác. Hình ảnh cô Tấm đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, chiếm một vị trí quan trọng trong thời thơ ấu của mỗi người.

3 tháng 12 2018

1. Phần Mở bài

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”.

(Lâm Thị Mỹ Dạ)

- Quả đúng như vậy, truyện cổ dân gian nói chung, truyện cổ tích Thạch Sanh nói riêng đã đem đến cho thế giới tuổi thơ của em bao điều kì thú, bao giấc mơ đẹp bởi sự tuyệt vời và sâu xa của nó.

- Em yêu thích truyện Thạch Sanh từ thời em còn thơ bé. Hình ảnh người dũng sĩ Thạch Sanh đã in đậm trong tâm trí của em và lưu giữ mãi trong em cho đến tận bây giờ.

- Mỗi khi đọc truyện Thạch Sanh, em lại như thấy hiện lên trước mắt mình hình ảnh chàng dũng sĩ đang dương cung bắn đại bàng...

2. Phần Thân bài

a). Cảm nghĩ về nội dung tác phẩm

* Em yêu thích truyện trước hết bởi em cảm thương cho hoàn cảnh của Thạch Sanh.

- Cha mất khi Thạch Sanh chưa chào đời. Mẹ mất khi Thạch Sanh vừa khôn lớn. Thạch Sanh sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. Cả gia tài chí có một lưỡi búa của cha để lại. Thạch Sanh sống bằng nghề đốn củi.

- Thạch Sanh không có ai là người thân. Khi có Lý Thông muốn kết nghĩa anh em với mình, Thạch Sanh hiền lành, thật thà, chât phác đã cảm động và vui vẻ nhận lời. Thật tội nghiệp cho một Thạch Sanh hiền lành và chất phác mà không nơi nương tựa.

* Em yêu thích truyện Thạch Sanh vì câu chuyện lên án những kẻ gian xảo, mưu mô, độc ác.

Truyện lên án Lý Thông, một kẻ tham lam, mưu mô và độc ác.

- Lý Thông kết nghĩa với Thạch Sanh không phải để anh em yêu thương, đùm bọc lẫn nhau mà chí để lợi dụng sức khỏe của Thạch Sanh mà thôi. Hắn nghĩ “Người này khỏe như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”.

- Đến lượt Lý Thông đi nộp mình cho chằn tinh nhưng lại lừa Thạch Sanh đi thay. Khi Thạch Sanh giết được chằn tinh thì Lý Thông lại tìm cách đuổi Thạch Sanh đi và cướp công của Thạch Sanh. Lý Thông thật là một kẻ mưu mô và đáng ghét.

- Khi nhà vua sai Lý Thông đi tìm công chúa bị mất tích, Lý Thông lại tìm cách lợi dụng Thạch Sanh. Hắn cho dân mở hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng tin về Thạch Sanh. Khi gặp Thạch Sanh, Lý Thông nói về việc tìm công chúa. Thạch Sanh thật thà kể lại cho hắn nghe. Và hắn đã nhờ Thạch Sanh giúp đỡ. Lý Thông đúng là một kẻ mưu mô xảo trá.

- Khi Thạch Sanh đã cứu được công chúa, Lý Thông liền lấp cửa hang nhằm giết chết Thạch Sanh để cướp công. Điều đó chứng tỏ Lý Thông là một kẻ vô cùng độc ác.

- Qua một loạt những lời nói, hành động của Lý Thông, tác giả dân gian đã vạch trần bản chất xấu xa, mưu mô, xảo quyệt, độc ác của mẹ con nhà hắn. Đó cũng chính là lời tố cáo của những người dân lao động đối với những kẻ xấu xa trong xã hội.

* Em yêu thích truyện Thạch Sanh vì truyện ca gợi tài năng và lòng vị tha của người lao dộng.

- Truyện ca ngợi tài năng của Thạch Sanh. Tài năng ấy được đem ra trừ diệt bọn yêu quái yêu tinh, nhằm bảo vệ cuộc sống cho dân được yên bình.

+ Chằn tinh là con yêu quái có nhiều phép lạ, có sức mạnh ghê gớm. Nó thường ăn thịt người. Người người đều khiếp sợ. Quan quân đã nhiều lần bổ vây định diệt trừ nhưng không thể làm gì được. Vậy nhưng chỉ một mình, Thạch Sanh đã giết được chằn tinh “Chằn tinh hóa phép, thoắt biến, thoát hiện. Thạch Sanh không nao núng, dùng võ thuật đánh con quái vật. Chỉ một lúc, lưỡi búa của chàng đã xé xác nó làm hai..."

+ Đại bàng là một con yêu tinh có nhiều phép lạ nhưng cũng chết thảm hại bởi sức mạnh và tài năng của Thạch Sanh: “Nó vùng ngay dậy, vung cánh, chĩa vuốt lao đến. Thạch Sanh dùng cung tên vàng bắn mù hai mắt, vung búa chật đứt vuốt sắc, bổ vỡ cái đầu con quái vật.. ".

+ Tài năng của Thạch Sanh còn thế hiện qua tiếng đàn. Bằng tiếng đàn, chàng đã chinh phục được quân của mười tám nước chư hầu.

- Truyện ca ngợi lòng vị tha của Thạch Sanh.

+ Lý Thông tìm mọi cách để hãm hại Thạch Sanh. Nhưng khi nhà vua cho Thạch Sanh toàn quyền xử tội hai mẹ con nhà Lý Thông, Thạch Sanh đã không giết mà tha cho hai mẹ con hắn về quê làm ăn. Trời đã không tha cho kẻ xấu xa, độc ác. Mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết, bị hóa kiếp thành bọ hung, suốt đời chui nhủi trong bẩn thỉu. Hành động tha tội cho mẹ con Lý Thông của Thạch Sanh thế hiện đức độ lượng, lòng nhân ái bao dung cao đẹp của chàng dũng sĩ cũng là của nhân dân ta.

+ Hoàng tử mười tám nước chư hầu đã từng bị công chúa từ hôn rất tức giận khi nghe công chúa được gả cho Thạch Sanh, người trai nghèo làm nghề đốn củi thì kéo quân sang đánh. Thạch Sanh không dùng mũi tên vàng, búa thần để giao tranh với quân mười tám nước mà chỉ dùng tiếng đàn để đẩy lui quân giặc. Tiếng đàn phân tích phải trái, đúng sai. Tiếng đàn đã làm cho quân mười tám nước phải cúi đầu xin hàng. Tiếng đàn của Thạch Sanh là tiếng đàn của chính nghĩa, tiếng đàn của hòa bình.

+ Khi quân mười tám nước chư hầu xin hàng, Thạch Sanh còn sai thết đãi những kẻ thua trận một bửa cơm. Chỉ một niêu cơm nhỏ thôi mà quân mười tám nước ăn không sao hết được. Cơm cứ vơi lại đầy. Niêu cơm thần chính là niêu cơm của lòng vị tha, lòng nhân đạo của ông cha ta đối với kẻ thù khi chúng đã đầu hàng.

b). Cảm nghĩ về nghệ thuật của tác phẩm

- Truyện được kết cấu theo trình tự thời gian. Việc gì xảy ra trước kể trước. Việc gì xảy ra sau kể sau. Cách kể theo trình tự thời gian giúp người nghe dễ nhớ dễ hiểu.

- Truyện có nhiều yêu tà kì ảo hoang đường. Đó là con chằn tinh, yêu tinh, bộ cung tên vàng, cây đàn, niêu cơm thần, các phép biến hóa thần thông.... Yêu tà kì ảo hoang đường này làm cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn và lí thú...

- Những hình ảnh quen thuộc của cuộc sống lao động trong tác phẩrn góp phần làm cho câu chuyện gần gũi, gắn bó hơn với người lao động. Có lẽ vì thế mà không chỉ tuổi thơ chúng em mà người lớn cũng mãi nhớ về chàng dũng si Thạch Sanh giết chằn tinh, yêu tinh, đánh đuổi giặc ngoại xâm để bảo vệ nhân dân, bảo vệ đất nước.

3. Phần Kêt bài

- Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng, cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa, mưu mô độc ác và chống giặc ngoại xâm.

- Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin và đạo đức, công lí xã hội, lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.

- Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa.

Em yêu thích truyện cổ tích Thạch Sanh bởi vẻ đẹp lung linh về nội dung cũng như về nghệ thuật có nhiều yếu tố thần kì độc đáo của tác phấm.

tim phep nhan hoa trong cac doan van sau.cho biet chung thuoc kieu nhan hoa nao .neu tac dung cua chung.a)CHI COC THOAT NGHE TIENG HAT TU TRONG DAT VANG VANG LEN,ko hieu nhu the nao . giat nay hai dau canh , muon bay .den khi dinh than lai chi moi tron tron mat, giuong canh len , nhu sap danh nhau.chi lo do ve phia cua hang toi:hoib)moi chiec la rung co mot linh hon rieng , mot tam tinh rieng,mot cam giac rieng.co chiec la nhe nhang khoan khoaidua gion, mua may voi lan gio thoang,nhu tham bao...
Đọc tiếp

tim phep nhan hoa trong cac doan van sau.cho biet chung thuoc kieu nhan hoa nao .neu tac dung cua chung.

a)CHI COC THOAT NGHE TIENG HAT TU TRONG DAT VANG VANG LEN,ko hieu nhu the nao . giat nay hai dau canh , muon bay .den khi dinh than lai chi moi tron tron mat, giuong canh len , nhu sap danh nhau.chi lo do ve phia cua hang toi:hoi

b)moi chiec la rung co mot linh hon rieng , mot tam tinh rieng,mot cam giac rieng.co chiec la nhe nhang khoan khoaidua gion, mua may voi lan gio thoang,nhu tham bao rang su dep cua van vat chi o hien tai .co chiec la nhu so hai nganngai rut re, roi nhu gan toi mat dat , con cat minh muon bay tro lai canh . co chiec la day au yem roi bam vao mot bong hoa thom ;hay den mon tron mot ngon co xanh mem mai .

c)gay tre, chong tre chong lai sat thep cua quan thu . tre xung phong vao xe tang, dai bac. tre giu lang , giu nuoc, giu mai nha tranh .giua dong lua chin. tre hi sinh de bao ve con nguoi . tre, anh hunh lao dong. tre , anh hung chien dau!

mn tl dum em voi em dang can gap  mn tl dum em voi a em se tick va like cho a em cam on

1
12 tháng 3 2020

mn tl dum em voi a em dang can gap mn lam dum em voi ai lam duoc em k cho

6 tháng 12 2017

Mình kể về người thân nha bạn

                               Bài làm

"Sinh con ra trong bao nhiêu khó nhọc. Mẹ ru yêu thương con tha thiết".

Khi nghe ca khúc này, tôi chợt nhớ đến hình dáng đấng sinh thành, người đã sinh ra tôi, đã không ngại khổ nuôi tôi khôn lớn. Và đó chính là mẹ, người luôn đứng vị trí quan trọng nhất trong tâm trí tôi.

Thật vậy, trong gia đình, tôi thương nhất là mẹ vì mẹ đã luôn dành riêng cho tổ ấm này một tình thương bao la, không sao tả xiết. Thân hình nhỏ bé chăm chỉ làm việc cùng đôi bờ vai gầy gầy đã gánh bao nhiêu cực khổ khiến tôi thương mẹ lắm. Tôi yêu nhất đôi bàn tay hằng ngày khám bệnh cho bệnh nhân, tối về lại phải chăm sóc gia đình, nấu những bữa cơm nóng hổi rồi về đêm khi ánh trăng tròn lên cao, đôi bàn tay ấy chưa được yên giấc, tiếp tục vỗ vỗ quạt quạt ru chị em tôi chìm vào giấc ngủ và từ khuôn miệng xinh xắn của mẹ cất lên lời hát ru ngọt ngào mà tha thiết, đậm đà tình thương bao la cửa người mẹ dành cho những đứa con.

Mặc dù vất vả đến thế nhưng mẹ tôi chẳng than lấy một lời, mẹ quả thật là người cứng rắn, biết cam chịu một cách đáng khâm phục. Mẹ luôn cẩn thận trong mọi việc, hoàn thành tốt và biết chịu trách nhiệm từ những việc mình làm để làm gương tốt cho con cái. Tuy nhiên trong việc dạy dỗ con, mẹ là người rất nghiêm túc. Mẹ luôn chỉ bảo cho chị em tôi những cái hay cái tốt, từ những việc nhỏ nhặt như công việc nhà đến việc lớn như cách ăn nói sao cho đúng mực, thái độ và cách cư xử với mọi người sao cho phù hợp. Mẹ quan tâm đến mọi việc tôi làm, nếu có việc gì không vừa lòng mẹ liền trách và phân tích rõ cho tôi hiểu vì sao tôi không nên làm như vậy, tuy vậy tôi cũng không giận mẹ mà ngược lại, tôi thấy kính trọng mẹ nhiều hơn. Trong gia đình là thế nhưng ngoài xã hội, mẹ là người hiền lành, dễ hòa đồng, biết cách ứng xử trong mọi tình huống và điều đặc biệt ở mẹ khiến nhiều người quý mến là mẹ rất biết cách ăn nói cho vừa lòng mọi người.

 Tôi thấy mình thật may mắn khi được làm con của mẹ.Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng mẹ

11 tháng 12 2017

Sao ko có kể về bạn thân đi, sao ko có tả ông già ăn xin!!!!!