K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 11 2018

Tấm Cám là một truyện cổ tích nằm trong kho tàng văn học truyện cổ dân gian nước ta. Truyện cổ tích Tấm Cám nổi tiếng và được nhiều người biết đến truyền miệng từ đời này sang đời khác hàng trăm năm nay.

Sở dĩ truyện Tấm Cám hấp dẫn người đọc người nghe bởi nó phản ánh suy nghĩ, tâm tư tình cảm của con người Việt Nam thời xưa tới nay đó là luôn mong muốn cái thiện sẽ chiến thắng cái ác.

Những người hiền lành lương thiện thì sẽ được trời thương giúp đỡ dù trải qua nhiều khó khăn, thử thách nhưng tới cuối cùng những người tử tế sẽ có được hạnh phúc, còn những kẻ độc ác nham hiểm mưu mô xảo quyệt thì nhất định sẽ phải gặp bất hạnh, phải trả giá cho tội ác của mình.

Truyện Tấm Cám xoay quanh hai chị em cùng cha khác mẹ là cô Tấm và cô Cám. Tấm hiền lành, ngoan ngoãn nhưng số phận chịu nhiều éo le bất hạnh. Mẹ Tấm qua đời từ rất sớm, khi cô còn nhỏ. Sau đó, cha Tấm kết hôn với kế mẫu rồi sinh ra một người con gái khác là Cám. Rồi chẳng bao lâu cha Tấm cũng qua đời để Tấm sống chung với mẹ kế và em cùng cha khác mẹ.

Cuộc sống của Tấm vì thế mà chịu nhiều thiệt thòi cay đắng, khi ngày ngày cô chịu nhiều sự mắng mỏ, hành hạ của mẹ kế. Dì ghẻ chỉ thương con ruột của mình, còn với Tấm đối xử chẳng khác gì người hầu kẻ hạ trong nhà.

Một hôm dì bảo hai chị em đi mò cua bắt tép về nấu cơm. Tấm sợ mẹ kế mắng nên vô cùng chăm chỉ làm việc cô bắt được đầy một giỏ tôm cá. Còn Cám thì mải chơi nên chẳng bắt được con nào.

Đến cuối ngày, Cám mới nghĩ ra kế bảo Tấm xuống ao tắm cho sạch còn mình trên bờ lấy hết tôm cá của Tấm đổ vào giỏ mình rồi về nhà lấy thành tích với mẹ trước.

Tấm lên bờ thấy cái giỏ của mình trống trơn, sợ về nhà dì mắng nên khóc lóc rất thảm thiết. Rồi có một ông lão râu tóc bạc phơ hiện lên giúp đỡ Tấm. Truyện cổ tích thường hấp dẫn người đọc bởi tính siêu nhiên ly kỳ của nó.

phát biểu cảm nghĩ về tấm cám

phát biểu cảm nghĩ về tấm cám

Nhờ có sự giúp đỡ của ông Bụt mà Tấm đã vui vẻ trở lại, Tấm mang chú cá bống còn sót lại trong giỏ của mình về thả xuống giếng để nuôi. Hàng ngày, Tấm thường lấy phần cơm của mình mang ra giếng cho cá bống ăn.

Cá bống chính là hy vọng là người bạn thân thiết của Tấm nên cô thương nó lắm. Những hành động của Tấm không qua được mắt Cám và mẹ Cám. Hai người rình rập thấy Tấm mang cơm cho cá ăn, nhìn con cá béo tốt nên họ nảy ý định lừa Tấm đi chợ xa để ở nhà bắt cá Bống lên giết thịt.

Tấm là nhân vật vô cùng đáng thương cả cuộc đời cô thường chịu thiệt thòi, thiếu tình thương yêu của cha mẹ. Lại thường xuyên sống trong cảnh bị chèn ép ức hiếp nhưng trái tim Tấm vẫn luôn nhân hậu, lương thiện biết yêu thương người khác.

Mùa hội làng năm đó đến, Tấm thấy Cám được mẹ kế mua cho quần áo đẹp đi chơi hội Tấm cũng náo nức trong lòng muốn đi lắm. Nhưng mẹ kế không muốn Tấm đi nên nghĩ ra mưu kế, bà ta trộn một đấu thóc và một đấu gạo vào lẫn nhau rồi bảo cô ở nhà nhặt gạo ra gạo, thóc ra thóc, xong xuôi thì mới được đi dự hội làng.

Tấm buồn lắm ngồi nhặt thì bao giờ mới xong, nên cô khóc thương cho số phận mình. Lúc này ông Bụt hiện lên và giúp đỡ Tấm, rồi ông hóa phép từ xương của chú cá bống năm xưa thành quần áo đẹp, hài, mũ cho Tấm đi chơi hội.

Trong lễ hội Tấm gặp được nhà vua hai người có tình cảm với nhau, nhưng Tâm sợ chơi hội lâu về nhà dì mắng nên vội vàng chạy về nhà chẳng may bị rơi chiếc hài xuống sông. Nhà vua cho người xuống sông mò được chiếc hài rồi đưa tin ai mà đi vừa chiếc hài thì vua sẽ lấy làm vợ.

Thông tin nhà vua tuyển vợ nhanh chóng vang xa, những cô gái chưa có gia đình đã nhanh chóng tới thử giày nhưng không ai vừa. Quân lính cho người đi từng nhà, nhà nào có con gái trên 18 tuổi chưa có gia đình đều được thử, khi quân lính tới nhà Tấm và Cám cả hai người cùng ra thử, Tấm nhìn thấy chiếc hài biết ngay là của mình bởi cô còn đang giữ một chiếc khác trong nhà.

Sau khi thử giày Tấm và nhà vua kết hôn, Tấm thành hoàng hậu có quyền lực trong tay khiến cho mẹ con nhà Cám vô cùng căm tức. Họ bày mưu hãm hại Tấm cướp ngôi vị hoàng hậu của nàng.

Ngày giỗ cha Tấm về nhà để lo cúng giỗ, do nhà vua bận trăm công nghìn việc nên Tấm muốn đi một mình. Khi về nhà mẹ con Cám giả vờ niềm nở, tử tế với Tấm, dì ghẻ sai Tấm trèo lên cây cau hái quả rồi ở dưới bà ta chặt gốc cau làm cây cau đổ xuống ao Tấm chết đuối.

Sau đó, mẹ con Cám cùng nhau vào cung chăm sóc nhà vua, lấy cớ là em thay thếTấm làm tròn phận vợ hiền, nhưng thực chất là âm mưu quyến rũ vua để lên làm hoàng hậu thay Tấm.

Hồn của Tấm vì bị chết oan không siêu thoát lại được thế giới siêu nhiên giúp đỡ nên cô hóa thân thành chim vàng anh quanh quẩn trong cung vua, nhưng Cám hết lần này tới lần khác hãm hại Tấm.

Cám giết chim vàng anh, Tấm biến thành cây xoan đào. Cám chặt cây xoan làm khung dệt vải, rồi đốt khung dệt vải, thì hồn Tấm biến thành cây thị, Tấm ẩn mình trong quả thị và được một người phụ nữ bán nước mang về nhà sống chung.

Trải qua nhiều biến cố cuối cùng người tốt vẫn luôn gặp may mắn Tấm gặp lại nhà vua và được đón vào cung. Còn Cám và dì ghẻ vì sợ tội mà lăn đùng ra chết.

Truyện Tấm Cám chính là cuộc chiến đấu giữa cái thiện và cái ác. Nó nói lên mơ ước của người dân thời xưa muốn cái thiện luôn gặp may mắn hạnh phúc còn cái ác dù âm mưu sảo quyệt như thế nào rồi cũng phải trả giá.



15 tháng 11 2018

Truyện cổ tích là một món quà không thể thiếu với bất kỳ một đứa trẻ nào. Đặc biệt là với những em bé Việt Nam, thì truyện cổ tích chính là món ăn tinh thần quen thuộc, không thể nào bỏ qua.

Trong những câu chuyện cổ tích em đã được nghe thì chuyện cổ tích "Cây khế" là câu chuyện để lại nhiều ấn tượng sâu sắc với người đọc bởi nó tố cáo tội ác của những kẻ tham lam và hướng con người tới cuộc sống lương thiện. Truyện cổ tích "Cây khế" là một câu chuyện chứa nhiều tình tiết ly kỳ hấp dẫn, khiến cho các bạn trẻ vô cùng thích thú, yêu mến câu chuyện này.

Chuyện kể về một gia đình nó có hai anh em, cha mẹ qua đời để lại tài sản cho hai anh em. Khi hai anh em lớn lên, đến tuổi lập gia đình và phải ra ở riêng, thì người anh quyết định phân chia tài sản cha mẹ để lại.

Người anh cho rằng mình là anh cả trách nhiệm cúng giỗ cha mẹ nên nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò, lợn gà cái gì quý giá thì người anh được hưởng. Chỉ chia cho người em một mảnh vườn nhỏ có một túp lều chui ra chui vào, và một cây khế.

Người em khi nghe anh phân chia cho vợ chồng mình như vậy cũng cảm thấy hợp lý nên vui vẻ đồng ý rồi dọn ra ở riêng. Ngày ngày, người em đi làm thuê cuốc mướn cho người ta, tối về nhà ngủ ở chiếc lều nhỏ cạnh cây khế.

Một hôm người em đang ngủ say thì nghe tiếng quạ kêu rất to "Quạ!Quạ!" người em tỉnh giấc thấy có một con chim rất to đang ăn khế của mình. Người em cầm cây đuổi chú chim đi, mồm van xin "Chim ơi! mày đừng ăn khế của tao, cả gia tài của tạo có mỗi cây khế này thôi. Mày ăn hết tao biết lấy gì tao sống"

Chim thần nghe người em nói vậy liền đáp "Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang đem đi mà đựng". Nói rồi chú chim thần bay đi. Người em nghe vậy lấy làm lạ lắm, không biết chim thần có nói thật không. Nhưng anh vẫn thử xem sao, nghĩ vậy anh lấy mảnh vải may một chiếc túi ba gang.

Đúng như lời chim thần đã nói, ngày hôm sau chim thần lại tới ăn khế, rồi bảo người em ngồi lên lưng mình nó cõng người em vượt biển cả tới một hòn đảo toàn vàng là vàng. Người em đựng đầy túi ba gang rồi chim thần lại cõng chàng bay về nhà.

Từ ngày có vàng cuộc sống của người em khấm khá hơn trông thấy. Hai vợ chồng người anh không hiểu chuyện gì xảy ra, rồi một hôm người anh sang gặp người em dò hỏi vì sao chú giàu nhanh thế?

Người em thật thà kể lại câu chuyện ăn khế trả vàng của chim thần. Thế là người anh nghe xong thích quá bèn nói với người em rằng "Chúng ta hãy đổi vị trí cho nhau" từ nay em lấy nhà lớn, vườn tược, trâu bò, con anh dọn ra túp lều và lấy cây khế.

Ngày hôm sau, người em cũng đang ngủ dưới gốc khế thì chim thần tới ăn khế, người anh giả vờ khóc lóc than nghèo chim thần lại nói "Ăn một quả trả một cục vàng may túi ba gang đem đi mà đựng"

Người anh tham lam may hẳn chiếc túi mười hai gang tay cho to đựng được nhiều vàng. Ngày hôm sau chim thần lại tới như đã hẹn nó cắp người em ra đảo vàng, người anh nhìn thấy vàng lóa cả mắt, rồi vơ vét rất nhiều đựng đầy túi, nhét vào người, nhưng khi đi qua biển chim thần gặp cơn bão người em to béo nặng cân, lại thêm số vàng lớn nên sức chim thần không cõng nổi nó hất người anh ngã rơi xuống biển chết mất xác.

Hậu quả mà người anh nhận được đó chính là sự trả giá của người anh khi quá tham lam, không làm theo lời chim thần căn dặn, may một chiếc túi lớn đựng nhiều vàng, khiến chim thần kiệt sức.

Chú chim thần trong câu chuyện này là một chú chim trọng chữ tín biết giữ lời hứa. Khi đã hứa ăn khế trả vàng chú chim thần đều thực hiện nghiêm túc không nuốt lời, thể hiện chú chim là người biết giữ lời hứa của mình.

Qua truyện cổ tích Cây khế người xưa muốn nhắc nhở con người chúng ta đừng để lòng tham che mờ đi đôi mắt của mình, hãy tỉnh táo để phân tích tình hình để biết phân biệt trước sau, đúng sai trong cuộc đời này.

Tình cảm anh em trong gia đình là tình cảm thiêng liêng cao quý, không nên vì một chút của cải vật chất mà làm mất đi tình cảm gia đình gắn bó, keo sơn.

Hãy luôn nhớ rằng "ở hiền gặp lành còn ác giả ác báo" con người sống ở đời đều có luật nhân quả của mình, không nên vì một chút tham lam, tiền bạc tài sản mà đánh mất nhân cách, lương tri của con người mình, biến mình thành nô lệ của đồng tiền một cách ngu ngốc.

Câu chuyện này cũng dạy chúng ta một bài học về sự đền ơn đáp nghĩa. Chú chim thần ăn khế biết lấy vàng để trả cho con người, thể hiện tấm lòng của chú chim dành cho người nuôi trồng cây khế. Chúng ta là những con người được hưởng những thành quả tốt đẹp từ bố mẹ, thầy cô… cần phải có thái độ biết ơn và trả ơn, đó mới là đúng đạo lý.


13 tháng 3 2018

Bà em là một người phụ nữ tuyệt vời. 

13 tháng 3 2018

Bài tham khảo 1: Cảm nghĩ về người bà

Bà ngoại – Hai tiếng gọi thân thương đã, đang và sẽ theo tôi đi suốt một đời. Dù thời gian có làm nhạt nhòa kí ức cũng không thể nào chạm đến góc nhỏ trái tim tôi – nơi tôi dành trọn tình cảm cho bà dù bà đã đi xa tôi mãi…

Nhắc đến bà ngoại là nhắc đến một miền kí ức tuổi thơ tôi đầy nắng gió. Mẹ tôi kể rằng: Hoàn cảnh gia đình lúc sinh tôi rất khó khăn, cha mẹ phải chạy vạy cật lực, làm hết nghề này đến nghề khác, đi hết nơi này đến nơi khác để kiếm từng đồng lo cơm từng bữa. Ngoại đã nhận trông nom tôi để cha mẹ đỡ vướng bận. Từ lúc còn đỏ hỏn trên tay, tôi đã sống cùng bà, được bà bón cho từng giọt sữa, chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ. Có lẽ vì vậy mà ngoại đã chiếm hầu hết kí ức tuổi thơ tôi và để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc.

Ngoại tôi là một người phụ nữ truyền thống, bà có những đường nét rất riêng của phụ nữ Á Đông. Bà ngoại không cao người, gầy và có làn da chi chít những nốt đồi mồi. Mũi của ngoại không cao, mặt của ngoại cũng không trái xoan, trái táo như cái chuẩn đẹp tôi thường nghe, tôi thấy ngoại đẹp một nét đẹp bình dị, nét đẹp của làng quê, của con người lao động. Tóc bà không bạc phơ như bà tiên trong những câu chuyện cổ tích tôi vẫn thường hay đọc mà đen một màu đen nhánh có điểm vài sợi bạc. Đặc biệt nhất, nói đến bà ngoại, chắc chắn tôi không thể không nhắc đến đôi bàn tay kì diệu hình như có thể vì tôi làm được mọi thứ trên đời. Hình ảnh người bà với đôi bàn tay chai sạn, nhăn nhúm do một thời tảo tần hết sống vì con rồi lại lo cho cháu bỗng dưng trở thành hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí tôi ngày ấy và cả bây giờ.

Thời gian cứ lặng lẽ trôi, tôi lớn lên trong tình yêu thương và sự đùm bọc, chở che của ngoại. Nhưng chưa được bao lâu thì tôi phải tạm sống xa người bà đáng kính…Khi cuộc sống mưu sinh đã không còn là gánh nặng, khi nỗi lo cơm áo gạo tiền đã vơi đi phần nào, cha mẹ tôi đã tìm được việc làm ổn định ở thành phố và đón tôi lên đấy. Đêm trước ngày đi, tôi ngủ cùng bà, được bà ôm tôi vào lòng dặn dò đủ thứ: Nào là lên trên đó phải nghe lời cha mẹ, cố gắng học hành, nào là không được học đòi chúng bạn ăn chơi trác táng, đi sớm về khuya, nào là phải ăn uống đầy đủ, đi ngủ đúng giờ,…Hằng hà sa số những điều mà ngoại đã dặn tôi trong đêm đó cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in. Lúc tiễn tôi bà đã khóc, bịn rịn vén tóc tôi mà nghẹn ngào: “Đi đường mạnh giỏi nghen con, khi nào nghỉ hè thì về thăm ngoại”…

“Tổ cha mày, đi bao lâu rồi mới về?”. Đó là câu nói cửa miệng của ngoại mỗi khi tôi về thăm. Câu nói bình dân nhưng nghe sao tình nghĩa quá, thi vị quá. Ngoại vẫn cứ hay mắng yêu tôi như thế, rồi xoa đầu, ôm tôi hôn lấy, hôn để như thể sợ người khác sẽ giành mất đứa cháu gái của bà…Ngoại cứ như trẻ lại khi tôi về quê nghỉ hè, ngoại luôn miệng nói cười và tíu tít “khoe” thành tích học của tôi với những người hàng xóm, láng giềng. Những lúc ấy, tôi thấy ánh lên trong mắt ngoại sự tự hào và cả niềm hãnh diện…Điều đó là tôi cảm thấy vui xiết bao!!! Tôi tự nhủ với mình rằng càng phải cố gắng nhiều hơn nữa…

Nhưng mấy ai sống mãi với thời gian? Ngoại đã xa tôi mãi mãi khi tôi vừa lên cấp hai…Tôi như người mất hồn khi hay tin ngoại mất. Ngoại đi thật rồi sao? Không! Ngoại chỉ ngủ thôi, một giấc ngủ dài để nghỉ ngơi sau một đời giông bão. Ngoại đã đi vào cõi vĩnh hằng để trở thành bất tử trong tôi. Không còn ngoại, tôi mất đi một nơi để bám víu, để tìm về sau những buồn vui trong cuộc sống. Rồi mai đây, ai sẽ là người chờ đợi tôi, đỡ nâng tôi trước những va chạm, vấp ngã trong đời? “Ngoại ơi! Sao ngoại vội ra đi khi con chưa thể đền đáp công ơn dưỡng dục, dạy dỗ của ngoại…”.

Dù bà ngoại đã không còn hiện diện bên cạnh tôi nhưng tôi tin chắc rằng, ở đâu đó, ngoại vẫn đang dõi theo từng bước chân tôi. Tôi tự nhủ với mình phải sống thật tốt, học thật giỏi để mãi là niềm tự hào của ngoại. Xin mượn lời một bài hát để nói thay tấm lòng con:“Giờ đây con khôn lớn/ Bà biền biệt trời xa/ Gai đời đâm nhức buốt/ Biết về đâu tìm bà/ Bà ngoại ơi, bà ngoại/ Trọn đời thương nhớ Người/ Trong tâm hồn thơ dại/ Mãi bóng hình ngoại tôi”…

Bài tham khảo 2: Cảm nghĩ về người bà

Bà em đã gần 70 tuổi. Dáng bà cao và tóc vẫn còn đen lắm. Bà luôn quan tâm đến em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Sáng nào bà cũng dạy sớm chuẩn bị bữa sáng cho em, hôm thì cơm rang, hôm lại xôi hoặc bánh mì. Buổi trưa, bà lại nấu ăn chờ em đi học về.

Bà ngoại em là người rất nghiêm khắc. Bà luôn nhắc em phải đi học và ăn ngủ đúng giờ, giờ nào làm việc ấy. Có những lúc em đi xin bà đi chơi nhưng về muộn, bà nhắc nhở em và yêu cầu em viết bản kiểm điểm sau đó đọc cho bà nghe. Bà không bao giờ mắng hay nói nặng lời với em, bà bảo em là con gái nên chỉ cần bà nói nhẹ là phải biết nghe lời. Có những lúc em được điểm kém, bà giận lắm, bà bảo em phải luôn cố gắng học để bố mẹ ở xa yên tâm làm việc. Cuộc sống tuy thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, nhưng bù lại em lại nhận được tình yêu thương chăm sóc của bà ngoại, điều đó làm cho em cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Những buổi chiều cuối tuần, được nghỉ học, em lại giúp bà công việc gia đình như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát và nhổ tóc sâu cho bà. Buổi tối hai bà cháu cùng xem phim, và bà lại kể cho em nghe về lịch sử và có rất nhiều những kỉ niệm trong quá khứ của bà. Bà là người dạy em tất cả mọi điều trong cuộc sống từ nết ăn, nết ở sao cho vừa lòng mọi người. Chính vì điều này nên dù ở trên trường hay ở nhà, em vẫn luôn được mọi người khen là con ngoan, trò giỏi. Mỗi lần đi họp phụ huynh cho em, bà vui lắm, vì thành tích học tập của em luôn đứng nhất, nhì lớp. Khi về tới nhà, bà thường gọi điện báo tin cho bố mẹ em biết về kết quả học tập của em, và bố mẹ lại khen ngợi em.

Em luôn trân trọng và biết ơn bà ngoại của em, bởi bà là người đã vất vả nuôi dạy em nên người. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà và bố mẹ luôn cảm thấy hài lòng và tự hào về em.

Bài tham khảo 3: Cảm nghĩ về người bà

Nếu có ai hỏi tôi rằng một trong những người mà tôi yêu thương nhất là ai thì tôi sẽ trả lời rằng đó là bà nội .

Bà tôi là người nhân hậu và hiền từ nhưng gần như suốt cuộc đời của bà chỉ là những khó khăn và bệnh tật. Tôi thương bà lắm! Tôi thương cái mái tóc xoăn xoăn điểm bạc của bà, thương cái dáng đi chầm chậm mà khập khễnh của bà. Bảy mươi tuổi mà tôi trông bà có vẻ già hơn so với người cùng tuổi .

Tôi có được nghe bố kể rất nhiều về bà – một con người chăm chỉ và chất phác. Bà đã tần tảo nuôi hai người con trai khôn lớn trong khi ông tôi đi bộ đội. Đến khi bố tôi có con thì bà lại vất vả trông cháu nhưng bố tôi nói bà lại thấy đó chính là niềm vui của bà.

Khi chưa ngã bệnh, bà tôi còn đi làm lao công cho một cơ quan nhỏ để mong sao kiếm được chút tiền giúp đỡ phần nào cho gia đình tôi khi khó khăn. Bà còn hay mua quà cho anh em tôi, những món quà dù là nhỏ nhưng đầy ý nghĩa như cái đồng hồ báo thức để cho tôi đi học hay những gói kẹo, gói bánh… Từ việc ấy cũng đã đủ để tôi hiểu bà yêu thương anh em chúng tôi đến chừng nào!

Tôi còn biết có lúc đi ra chợ bà nhìn thấy một người ăn xin nghèo khổ thì không bao giờ bà quay lưng lơ đi mà bà sẵn sàng rút ra một tờ tiền trong ví của mình, gấp gọn làm đôi rồi bỏ vào nón của người ăn xin đó. Tôi thật cảm phục trước tấm lòng yêu thương vô hạn và trái tim rộng mở của bà luôn rộng mở đối với bất kì ai!

Bà tôi còn là một người rất yêu thiên nhiên nữa. Trong khoảng hiên nhỏ trước nhà bà lúc nào cũng chật đầy những chậu hoa nhài toả hương thơm ngát, những cây ớt nhỏ chi chít những quả xanh, vàng … Bởi vì bà tôi từng bảo: “Thiên nhiên giúp tâm hồn ta trong sáng hơn, giúp tinh thần ta thoải mái hơn.”

Lần nào về thăm bà tôi cũng ngả đầu vào vai bà và tâm sự mọi chuyện của mình. Có lúc tôi ôm bà khóc thút thít rồi bà cũng xoa đầu tôi an ủi. Những khi ấy tôi bỗng cảm thấy bà như đang truyền một hơi ấm tinh thần cho tôi, giúp tôi có thêm nghị lực để vượt qua chuyện buồn.

Nhưng rồi một tin sét đánh đã đến với gia đình chúng tôi. Trời ơi! Bà tôi bị ung thư giai đoạn cuối và sẽ không chữa khỏi được. Sao mà ông trời lại bất công với bà đến thế ạ!

Mỗi lần tôi đến chơi, tôi đều thấy bà cười nhưng trong lòng tôi luôn lo lắng rằng ẩn sau nụ cười đó là nỗi đau về thể xác đang dằn vặt bà tôi. Bà vẫn lạc quan và yêu đời quá! Bà chỉ đang cố gắng tỏ ra vui vẻ cho tôi đỡ buồn. Tôi biết cơn đau đó đã hành hạ bà tôi suốt hàng tháng trời. Bà ơi! Mỗi khi nhìn thấy bà lên cơn đau quằn quại cháu chỉ còn biết chạy lại mà xoa bóp cho bà và chỉ biết oà khóc như một bé lên ba. Giá mà khi đó cháu có thể làm gì hơn những việc ấy để cho bà đỡ đau để cho bà đỡ khổ bà ạ!

Và đến ngày giáng sinh cách đây hai năm, bà tôi đã vĩnh viễn ra đi, đi về một nơi rất xa mà không bao giờ quay trở lại. Đây là lần đầu tiên cháu biết đến sự mất mát. Sự mất mát làm thành khoảng trống trong con tim cháu. Sự mất mát mới to lớn làm sao khi cháu phải cách xa một người mà cháu yêu thương nhất. Bà nội ơi! Sao bà lại bỏ cháu mà đi vậy bà?

Bây giờ, mỗi khi nhớ đến bà, cổ họng cháu lại thấy tắc nghẹn và mắt cháu lại cay xè bà ạ! Bà đã cho cháu bài học thật quí giá: Ta hãy trân trọng từng phút giây dù là nhỏ nhất khi ở cạnh người mà minh yêu thương.

Cháu muốn nói hàng ngàn lần rằng: Cháu yêu bà! Hình ảnh bà sẽ mãi mãi nằm trong tim cháu.

P/S : đây là 1 số bài văn mậu , bn tham khảo nhé ^^

HỌC TỐT NHA !!!!

NK
13 tháng 1 2021

Em tham khảo dàn bài sau nhé:

I. Mở bài

- Giới thiệu về mẹ.

II. Thân bài

1. Nói về hình dáng của mẹ

- Có thể nói năm nay mẹ bao nhiêu tuổi? Mẹ có dáng hình như thế nào?.

- Miêu tả khuôn mặt, làn da, mái tóc của mẹ.  (Mẹ em có khuôn mặt tròn và làn da trắng mịn. Đôi mắt mẹ đen, dịu hiền. Mẹ có lông mày cong và đẹp như những nét vẽ...).

- Có thể miêu tả về đôi tay của mẹ. Từ đó nói lên sự vất vả của mẹ để chăm sóc cho con mỗi ngày.

2. Tính tình của mẹ

- Mẹ là một người hiền dịu và nhẹ nhàng nhất với em.

- Mẹ tận tụy với công việc và hòa nhã với đồng nghiệp.

- Mẹ nấu ăn rất ngon.

- Mẹ luôn dành tình yêu thương cho mọi người.

- Mẹ sẵn sàng giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. mẹ dạy cho em bài học đầu đời đó là bài học về "lòng nhân ái".

3. Ý nghĩa

- Mẹ luôn là nguời yêu thương con cái nhất.

- Mẹ làm tất cả, dẫu có vất vả, khó nhọc cũng luôn mong có được những điều tốt đẹp nhất.

III. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ và tình cảm của em dành cho mẹ.

Hãy viết bằng những cảm xúc thật nhất mà em dành cho mẹ. Chúc em học tập thật tốt!

13 tháng 1 2021

em cảm ơn cô a

Bài 2 :

Gióng sinh ra trong 1 hoàn cảnh đặc biệt : Đôi vợ chồng hiếm muộn nay đã 80 tuổi , Bà mẹ đưa chân ướm thử vào 1 dấu chân lạ khổng lồ , bà thụ thai 12 tháng rồi sinh ra Gióng . Cậu bé sinh ra trong sự vui mừng và bất ngờ của cha mẹ . Kì lại và buồn thay ! Gióng lên 3 tuổi không biết nói , không biết cười , không giống như những đứa trẻ khác, cậu không thể bày tỏ đc những nỗi niềm với cha mẹ mình . Gióng sống trong hoàn cảnh nghèo khó , dân làng phải góp gạo nuôi cậu . Qua những chi tiết đó thể thiện Gióng là biểu tượng của nhứng người nghèo khổ , đại diện cho những người nông dân trong Xã hội xưa , tàn ác , dã man , hung tợn , không có tình thương giữa con người với con người . Cùng là người với nhau tại sao những con người tàn bạo , xâm chiếm lãnh thổ của những người dân nghèo lại không thể hiểu đc tình cảnh khốn cùng của họ . Gióng đc sinh ra và nuôi lớn trong tình yêu thương của những người nông dân cùng cực , những bát gạo nuôi sống cậu hằng ngày tiếp thêm sức mạnh , sự can đảm để cậu đứng lên dành độc lập . Gióng yêu dân làng , nhân dân , cha mẹ , từ 1 cậu bé không may mắn đã trở nên 1 chàng thanh niên cường tráng với vũ khí , chiến giáp đứng ra bảo vệ đất nc , vùng quê nơi những tình cảm đc vun đắp , tình cảm của những con người . Thánh Gióng tượng trung cho hoà bình , là biểu hiện của tình yêu thương , can đảm dám đấu tranh giành lại độc lập dân tộc . 

# Viết hơi vội ~~

24 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !

Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những lúc gặp hoạn nạn, khó khăn. Biết yêu thương người khác là sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm sẻ chia, biết tha thứ, hi sinh cho người khác. Ai cũng cần có lòng yêu thương con người bởi đó là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy. Người sống biết yêu thương luôn được mọi người kính nể, quý trọng, có được cuộc sống thanh thản và hạnh phúc. Họ luôn là người có giàu nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách đạt đến thành công. Ngược lại, những ai sống vô cảm, ích kỉ, chỉ biết đến bản thân không những bản thân không hạnh phúc mà người khác cũng xa lánh, khinh bỉ. Học sinh rất cần hình thành, rèn luyện và bồi dưỡng tình yêu thương con người, sống chan hòa, thân ái, yêu thương, cảm thông, tương trợ và giúp đỡ người khác. Không tham lam, đố kị, khinh ghét người khác, đặc biệt là những người nghèo khó, hoặc đang trong khó khăn hoạn nạn. Cuộc sống có thể khó khăn hơn khi ta sống vì người khác nhưng chắc chắn sẽ tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Chính lòng yêu thương con người mang lại cho chúng ta những giá trị chân thực của cuộc sống, hoàn thiện bản thân mình và có được một cuộc sống ý nghĩa.

24 tháng 3 2021

Tham khảo:

Tình yêu thương sẽ như ánh nắng ấm áp của mùa xuân mang đến cho mọi người. Nếu như bạn không cảm nhận được năng lượng của nó thì việc bạn cần chỉ là để ý thêm một chút là có thể nhận ra được. Nó chính là tình cảm thiêng liêng của đấng sinh thành với con cái, là tình cảm khăng khít của anh em, tình làng nghĩa xóm, sự chân thành của những người bạn hay cũng chính là tình thương giữa người với người. Suy cho cùng, yêu thương lại chính là loại vũ khí lợi hại nhất của con người. Bởi nó có khả năng chuốc say gã xấu xa trong tâm can ta, nó có khả năng thức tỉnh một trái tim đong đầy yêu thương, và nó còn có khả năng dìu bước con người ta hướng thiện nữa! Một Chí Phèo được mệnh danh là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại ngày ấy”, sau cuộc gặp gỡ định mệnh và nhận được tình thương của Thị Nở, với bát cháo hành nồng nàn yêu thương của Thị đã cảm hóa Chí. Ấy chẳng phải là sức mạnh của tình yêu thương hay sao! Đừng biến cuộc sống của bạn trở nên vô vị và cằn cỗi như mảnh đất bị bỏ hoang! Hãy thử gieo lên mảnh đất tâm hồn mình những hạt giống yêu thương, rồi ánh ban mai sẽ khẽ hôn nhẹ để chúng vươn mình và lan tỏa yêu thương đi muôn nơi. Bạn biết không, được yêu thương là một hạnh phúc nhưng yêu thương người khác lại càng hạnh phúc hơn.

4 tháng 11 2016

BẠN CHÚ Ý ĐẾN CÂU HỎI PHÍA DƯỚI MÌNH ĐÃ NÓI RỒI

30 tháng 11 2017

Thạch sanh là một dũng sĩ xuất thân từ gia đình nghèo có cuộc sống và số phận đời gần gũi với nhân dân lao động. Chàng có tài năng xuất chúng và phẩm chất tốt đẹp được tiên trời phú để chiến đấu với lũ quái vật bảo vệ dân lành với lòng dũng cảm. Sự khoan dung trước tội ác của Lý Thông, nhân đạo và thể hiện sự hòa bình dân tộc trước tiếng vó ngựa của quân xâm lăng. Thạch Sanh là một con người tưởng tượng của nhân dân thể hiện niềm tin,mơ ước về đạo đức,công lí xã hội lí tưởng nhân đạo yêu hào bình của con người Việt Nam.

Olympia is one of my favorite TV show. This is a television knowledge contest for high school students. It is always shown on VTV 3 at 13 o'clock every Sunday. Candidates are the best students in the country. MC is quite charming and beautiful lady. The program also has a team of consultants who are experienced teachers. In the program, there are 4 competitions, which in turn is the start, the obstacle, accelerate and the goal. Every competition is very interesting and exciting, it requires students not only knowledge from books but also social knowledge. Contestants do not only have knowledge but also must have both brave and self-confidence. The students, parents go cheer for the contestants are very enthusias. In the contestants, competitor that I most is Lam Vu Tuan, he is very talented and funny. My biggest dream is to study well and paripate in the program compete for knowledge.

Dịch
Đường lên đỉnh Olympia là một trong những chương trình TV yêu thích của mình. Đây là một cuộc thi kiến thức trên truyền hình dành cho học sinh trung học phổ thông. Nó được chiếu trên VTV3 lúc 13 giờ chủ nhật hàng tuần. Thí sinh tham gia chương trình đều là những học sinh giỏi nhất trên toàn quốc. Chị MC khá duyên dáng và xinh đẹp. Chương trình có một đội ngũ tư vấn là các thầy cô giáo giàu kinh nghiệm. Trong chương trình gồm 4 phần thi đấu, đó lần lượt là khởi động, vượt chướng ngại vật, tăng tốc và về đích. Mỗi cuộc tranh tài đều rất hấp dẫn và thú vị, nó đòi hỏi học sinh không chỉ có kiến thức sách vở mà cả kiến thức xã hội. Thí sinh dự thi không chỉ có kiến thức mà phải hội tụ cả bản lĩnh và sự tự tin. Các bạn học, cha mẹ đi cổ vũ cho thí sinh rất nhiệt tình. Trong các thí sinh dự thi, em thích nhất anh Lâm Vũ Tuấn, anh rất giỏi và vui tính. Ước mơ lớn nhất của em là học tập thật giỏi và tham gia chương trình, tranh tài kiến thức.

15 tháng 2 2019

Chúc bạn học giỏi!

Chúc bạn học tốt!

Chúc bạn học nhanh!

Chúc bạn học siêu!

20 tháng 9 2018

1)MỞ BÀI

Sức hấp dẫn của truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” đối với tuổi thơ (càu chuyện lí thú, li kì; cuộc đọ sức tranh tài quyết liệt giữa hai vị thần…).

THÂN BAI

1) Vua Hùng kén rể

Vua Hùng Vương thứ 18 có người con gái tên là Mị Nương sắc đẹp tuyệt trần, hiền thục nết na. Nhà vua muốn kén cho nàng người chổng thật xứng đáng.

2) Vua Hùng định lệ

a) Hai chàng trai đến cầu hôn:

– Sơn Tinh: Chúa miền non cao (núi Tản Viên), có tài lạ: chỉ vẫy tay về hướng nào, hướng ấy có thề nổi cồn băi, hoặc mọc lên từng dãy núi đồi.

Thủy Tinh sẽ mãi mãi thất bại vì có chúng ta luôn bên cạnh Sơn Tinh

– Thủy Tinh: Chúa vùng nước thẳm (miền biển), có tài lạ: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về.

b) Tình huống khó chọn:

– Hai thần đều tài giỏi, phép thuật cao cường.

– Vua Hùng băn khoăn, khó chọn bèn cho vời các Lạc hầu vào bàn bạc.

c) Vua Hùng định lên:

– Ngày mai, ai đem sính lễ đến trước sẽ được cưới công chúa.

– Hai chàng hỏi sính lễ gồm những gì. Vua đáp: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nẹp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”.

3) Chàng rể quý của vua Hùng

Sơn Tinh dã đến trước (từ mờ sáng hôm sau) đem đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi.

4) Cuộc giao tranh giữa hai vị thần

– Thửy Tinh đến sau, không lấy được vợ, nổi giận đem quân đòi cướp Mị Nương. Thủy Tinh hóa phép trời giông đất bão, thủy thần thủy tộc ra bao vây núi Tản đánh Sơn Tinh (lũ lụt khắp nơi).

– Sơn Tinh bình tĩnh, dùng phép lạ dời đổi, chụyển núi, dựng thành đất, ngăn chặn Thủy Tinh (dòng lũ lụt), nước sông dâng cao, đồi núi cũng dâng cao.

– Hai bên đánh nhau mấy tháng ròng, Sơn Tinh chiến thắng, Thủy Tinh kiệt sức đành rút quân.

5) Cuộc trả thù hàng năm của Thủy Tinh

Oán nặng, thù sâu, hàng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt đánh Sơn Tinh, nhung năm nào cũng thất bại, đành rút quân về.

KẾT LUẬN

Thủy Tinh sẽ mãi mãi thất bại vì có chúng ta luôn bên cạnh Sơn Tinh, với một ước mơ chinh phục thiên nhiên táo bạo hơn.

20 tháng 9 2018

1.

Trong những câu chuyện truyền thuyết, câu chuyện mà em thích nhất là “Sơn Tinh Thủy Tinh”, đây là câu chuyện lí giải hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm ở nước ta và là một câu chuyện hay, hấp dẫn.

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền. Tương truyền rằng, công chúa có làn da trắng như tuyết, mái tóc dài mượt thướt tha như nước suối chảy, đôi mắt sáng long lanh như những vì tinh tú trên bầu trời cao. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng xứng đáng. Khi công chúa đến tuổi gả chồng, nhà vua truyền lệnh đi khắp nơi mở hội kén chồng cho công chúa. Những anh hung từ khắp nơi đổ về, toàn là người tài hoa tuấn tú mong được kết duyên cùng công chúa nhưng đã mấy tháng trời mà chẳng có lấy một người lọt vào mắt xanh của nhà vua.

Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người cao to, vạm vỡ, giọng nói như sấm vang rừng xanh, đôi mắt như cái nhìn của chim ưng, tự xưng là Sơn Tinh, người cai quản vùng núi Tản Viên. Một người mình toát lên khí thế của vạn con sóng tràn, vai năm tấc rộng, thân mười tấc cao, tự xưng là Thủy Tinh, là người cai quản cả đại dương rộng lớn. Hai chàng xin phép trước mặt vua Hùng để thi tài cao thấp. Sơn Tinh thì tài dời non chuyển núi, chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Thủy Tinh cũng không chịu thua kém, chàng hô một tiếng, muốn mưa có mưa, muốn gió có gió, chàng vung tay một cái, dù đang có bão cũng phải mưa tạnh mây tan. Hai chàng ai ai cũng tài năng, ai ai cũng thân phận cao quý, cũng đều xứng đáng làm rể nhà vua, không biết phải xử trí thế nào, vua Hùng suy nghĩ một lúc rồi phán:
- Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái,biết gả cho người nào? Thôi thì mai ai mang sính lễ đến trước ta sẽ gả con gái cho.
Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ sắm những gì thì vua Hùng bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựu, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi không thể thiếu thứ gì.”
Hôm sau, tới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đem lễ vật tới trước nên được rước Mị Nương về, Thủy Tinh đến sau, không cưới được Mị Nương bèn đem quân đánh Sơn Tinh hòng đòi lại Mị Nương.
Thần hô những tiếng vang trời làm mưa gió ùn ùn kéo đến mỗi lúc một lớn làm rung chuyển cả đất trời. Nước song dâng lên cuồn cuộn chảy làm ngập ruộng đồng, nhà cửa, nhấm chìm mọi đất đai, dâng lên lưng chừng đồi. Cả thành Phong Châu ngập trong biển nước. Từ dưới mặt nước, những con thủy quái, bạch tuộc, thuồng luồng, cá sấu,… bắt đầu hiện lên trực chờ, chúng va vào chân núi, phun nước trắng xóa như khiêu khích đối thủ. Sơn TInh không hề nao núng, chàng bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, sơ tán nhân dân. Nước của Thủy Tinh dâng cao đến đâu, núi của Sơn Tinh lại dâng cao đến đấy. Chàng đưa tay ngang miệng huyết một hồi sáo dài, từ trong rừng thẳm, nào là voi, hươu, hổ, báo, gấu,… nườm nượp kéo tới, chúng kéo những hòn đá nặng tảng một ném xuống đè chết lũ thủy quân bên dưới. Hai bên đánh nhau lâu mà sức Sơn Tinh vẫn vững, trong lúc sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân, phần thắng thuộc về Son Tinh và nhân dân lại được ấm no như trước. Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm, Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng năm nào cũng vậy, Thủy Tinh lại phải thất bại quay về.

Câu chuyện đã theo nhân dân ta cả nghìn đời nay, là sự chứng minh cho chiến thắng của nhân dân hàng năm, cho dù lũ lụt xảy ra nhưng vẫn phải rút, giống như Thủy Tinh có đem nước đánh Sơn Tinh bao nhiêu lần vẫn không thể đánh thắng.

2.

Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức, nhưng lại không có con. Họ buồn lắm. Một hôm, bà lão ra đồng thấy một vết chân to khác thường. Thấy lạ, bà lão đặt bàn chân mình vào để ước chừng bàn chân mình nhỏ hơn bao nhiêu. Thấm thoát thời gian trôi đi, bà lão có thai, rồi mười hai tháng sau bà sinh được một bé trai khôi ngô tuấn tú. Hai vợ chồng già mừng lắm. Nhưng lạ thay, đứa bé đã lên ba mà không biết nói, không biết cười, không biết đi, đặt đâu thì nằm đấy. Vợ chồng ông lão đâm lo?

Bấy giờ giặc Ân thế mạnh như chẻ tre tràn vào xâm lược nước ta. Nhà vua túng thế, bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng loa của sứ giả, bỗng cựa mình và cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả lấy làm kinh ngạc và cũng tỏ ý vui mừng, vội về tâu với vua. Nhà vua chấp nhận và sai người ngày đêm làm đủ những vật mà chú bé yêu cầu.

Từ hôm gặp sứ giả, chú bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn không biết no, áo vừa mới mặc đã chật. Hai vợ chồng làm lụng cực nhọc mà không đủ nuôi con. Bà con xóm làng thấy thế, bèn xúm vào kẻ ít người nhiều nuôi chú bé.

Giặc Ân đã đến chân núi Trâu, tình thế đất nước như ngàn cân treo sợi tóc. AI nấy đều lo lắng, sợ sệt. Vừa lúc, sứ giả mang đủ các thứ mà chú bé đã dặn. Chú bé vươn vai, trong phút chốc đã trở thành tráng sĩ thật oai phong, thật lẫm liệt. Tráng sĩ vỗ mạnh vào mông ngựa sắt, ngựa hí vang dội cả một vùng. Tráng sĩ mặc áo giáp cầm roi sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa phi nước đại, phun lữa xông thẳng vào quân giặc hết kớp này đến lớp khác. Bỗng roi sắt bị gãy, tráng sĩ liền nhổ những bụi tre ven đường quất vào quân giặc. Thế giặc hỗn loạn, tan vỡ. Đám tàn quândẫm đạp lên nhau mà tháo chạy. Tráng sĩ đuổi quân giặc đến chân núi Sóc (Sóc Sơn) thì dừng lại, rồi một mình, một ngựa lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt để lại ngựa sắt và tráng sĩ bay lên trời.

Để tưởng nhớ người tướng sĩ có công đánh tan giặc Ân xâm lược. Nhà vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà.

Hiện nay vẫn còn dấu tích đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Hàng năm, đến tháng tư là làng mở hội tưng bừng để tưởng nhớ người tráng sĩ Thánh Gióng. Và để ngắm nhìn những dấu tích mà tráng sĩ và ngựa sắt đã đánh tan giặc Ân, đó là tre đằng ngà, những ao hồ liên tiếp…

3 tháng 12 2018

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”
Mỗi con người Việt Nam có ai lớn lên mà không gắn bó với những câu chuyện cổ tích. Khi còn bé, những câu chuyện cổ tích theo ta vào giấc ngủ, lúc trưởng thành, truyện cổ tích lại thành bài học theo ta suốt cuộc đời. Ta quên làm sao những nhân vật tuy chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng lại sống động lạ kì. Và trong tâm trí tôi, hình ảnh cô Tấm dịu hiền luôn để lại nhiều ấn tượng nhất.

Từ hồi còn nhỏ, câu chuyện cổ tích Tấm Cám đã luôn có sức hút đặc biệt đối với tôi. Tôi thương cô Tấm dịu hiền bao nhiêu thì căm ghét mẹ con Cám độc ác bấy nhiêu. Cô Tấm trong tâm trí tôi là một người con gái đoan trang, hiền lành, nết na. Cô có dáng người mảnh khảnh như cây mai, khuôn mặt tròn, đầy đặn, phúc hậu như trăng rằm. Làn da của cô thì trắng như trứng gà bóc. Đôi mắt cô đen láy, cái nhìn ánh lên sự dịu dàng, hiền từ, giọng nói nhẹ nhàng, thanh thoát như tiếng chim hót buổi sớm mai. Trên người cô chỉ là bộ quần áo nâu giản dị nhưng không hề làm mất đi vẻ xinh đẹp vốn có.

Tấm không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Từ nhỏ cô đã phải chịu nhiều thiệt thòi vì mẹ mất sớm, dì ghẻ thì chỉ yêu thương Cám và đối xử bất công với cô. Tấm phải làm việc vất vả từ sáng đến tối do dì ghẻ đầy đọa cùng đứa em ích kỉ đùn đẩy, tuy vậy, cô chẳng bao giờ thở than lấy một lời, cố nén tất cả nhẫn nhịn, uất ức vào trong lòng. Tấm vừa là người con hiếu thảo, vừa là cô gái chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Khi đã trở thành hoàng hậu, có một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy, hằng năm, Tấm vẫn nhớ tới ngày giỗ bố, biết bố thích ăn trầu, Tấm trèo lên cây hái một buồng cau để thắp hương bố. Bị mẹ con dì ghẻ hãm hại hết lần này đến lần khác nhưng Tấm vẫn tái sinh một cách kì diệu, có lúc Tấm hóa thân thành con chim vàng anh, có lúc lại biến thành cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Cuối, cùng, sau bao khó khăn, thử thách, Tấm cũng có được hạnh phúc viên mãn, mẹ con dì ghẻ bị trừng trị thích đáng. Câu chuyện về cuộc đời cô Tấm làm em thấm thía hơn triết lí ở hiền gặp lành của ông cha ta. Những người hiền lành như cô Tấm dẫu có phải trải qua nhiều bất công, thử thách nhưng đến cuối vẫn sẽ có được một cuộc sống xứng đáng với những gì cô đã phải trải qua.

Cô Tấm hiền lành, chăm chỉ tiêu biểu cho những người nông dân thật thà, chất phác. Hình ảnh cô Tấm đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, chiếm một vị trí quan trọng trong thời thơ ấu của mỗi người.

3 tháng 12 2018

1. Phần Mở bài

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”.

(Lâm Thị Mỹ Dạ)

- Quả đúng như vậy, truyện cổ dân gian nói chung, truyện cổ tích Thạch Sanh nói riêng đã đem đến cho thế giới tuổi thơ của em bao điều kì thú, bao giấc mơ đẹp bởi sự tuyệt vời và sâu xa của nó.

- Em yêu thích truyện Thạch Sanh từ thời em còn thơ bé. Hình ảnh người dũng sĩ Thạch Sanh đã in đậm trong tâm trí của em và lưu giữ mãi trong em cho đến tận bây giờ.

- Mỗi khi đọc truyện Thạch Sanh, em lại như thấy hiện lên trước mắt mình hình ảnh chàng dũng sĩ đang dương cung bắn đại bàng...

2. Phần Thân bài

a). Cảm nghĩ về nội dung tác phẩm

* Em yêu thích truyện trước hết bởi em cảm thương cho hoàn cảnh của Thạch Sanh.

- Cha mất khi Thạch Sanh chưa chào đời. Mẹ mất khi Thạch Sanh vừa khôn lớn. Thạch Sanh sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. Cả gia tài chí có một lưỡi búa của cha để lại. Thạch Sanh sống bằng nghề đốn củi.

- Thạch Sanh không có ai là người thân. Khi có Lý Thông muốn kết nghĩa anh em với mình, Thạch Sanh hiền lành, thật thà, chât phác đã cảm động và vui vẻ nhận lời. Thật tội nghiệp cho một Thạch Sanh hiền lành và chất phác mà không nơi nương tựa.

* Em yêu thích truyện Thạch Sanh vì câu chuyện lên án những kẻ gian xảo, mưu mô, độc ác.

Truyện lên án Lý Thông, một kẻ tham lam, mưu mô và độc ác.

- Lý Thông kết nghĩa với Thạch Sanh không phải để anh em yêu thương, đùm bọc lẫn nhau mà chí để lợi dụng sức khỏe của Thạch Sanh mà thôi. Hắn nghĩ “Người này khỏe như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”.

- Đến lượt Lý Thông đi nộp mình cho chằn tinh nhưng lại lừa Thạch Sanh đi thay. Khi Thạch Sanh giết được chằn tinh thì Lý Thông lại tìm cách đuổi Thạch Sanh đi và cướp công của Thạch Sanh. Lý Thông thật là một kẻ mưu mô và đáng ghét.

- Khi nhà vua sai Lý Thông đi tìm công chúa bị mất tích, Lý Thông lại tìm cách lợi dụng Thạch Sanh. Hắn cho dân mở hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng tin về Thạch Sanh. Khi gặp Thạch Sanh, Lý Thông nói về việc tìm công chúa. Thạch Sanh thật thà kể lại cho hắn nghe. Và hắn đã nhờ Thạch Sanh giúp đỡ. Lý Thông đúng là một kẻ mưu mô xảo trá.

- Khi Thạch Sanh đã cứu được công chúa, Lý Thông liền lấp cửa hang nhằm giết chết Thạch Sanh để cướp công. Điều đó chứng tỏ Lý Thông là một kẻ vô cùng độc ác.

- Qua một loạt những lời nói, hành động của Lý Thông, tác giả dân gian đã vạch trần bản chất xấu xa, mưu mô, xảo quyệt, độc ác của mẹ con nhà hắn. Đó cũng chính là lời tố cáo của những người dân lao động đối với những kẻ xấu xa trong xã hội.

* Em yêu thích truyện Thạch Sanh vì truyện ca gợi tài năng và lòng vị tha của người lao dộng.

- Truyện ca ngợi tài năng của Thạch Sanh. Tài năng ấy được đem ra trừ diệt bọn yêu quái yêu tinh, nhằm bảo vệ cuộc sống cho dân được yên bình.

+ Chằn tinh là con yêu quái có nhiều phép lạ, có sức mạnh ghê gớm. Nó thường ăn thịt người. Người người đều khiếp sợ. Quan quân đã nhiều lần bổ vây định diệt trừ nhưng không thể làm gì được. Vậy nhưng chỉ một mình, Thạch Sanh đã giết được chằn tinh “Chằn tinh hóa phép, thoắt biến, thoát hiện. Thạch Sanh không nao núng, dùng võ thuật đánh con quái vật. Chỉ một lúc, lưỡi búa của chàng đã xé xác nó làm hai..."

+ Đại bàng là một con yêu tinh có nhiều phép lạ nhưng cũng chết thảm hại bởi sức mạnh và tài năng của Thạch Sanh: “Nó vùng ngay dậy, vung cánh, chĩa vuốt lao đến. Thạch Sanh dùng cung tên vàng bắn mù hai mắt, vung búa chật đứt vuốt sắc, bổ vỡ cái đầu con quái vật.. ".

+ Tài năng của Thạch Sanh còn thế hiện qua tiếng đàn. Bằng tiếng đàn, chàng đã chinh phục được quân của mười tám nước chư hầu.

- Truyện ca ngợi lòng vị tha của Thạch Sanh.

+ Lý Thông tìm mọi cách để hãm hại Thạch Sanh. Nhưng khi nhà vua cho Thạch Sanh toàn quyền xử tội hai mẹ con nhà Lý Thông, Thạch Sanh đã không giết mà tha cho hai mẹ con hắn về quê làm ăn. Trời đã không tha cho kẻ xấu xa, độc ác. Mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết, bị hóa kiếp thành bọ hung, suốt đời chui nhủi trong bẩn thỉu. Hành động tha tội cho mẹ con Lý Thông của Thạch Sanh thế hiện đức độ lượng, lòng nhân ái bao dung cao đẹp của chàng dũng sĩ cũng là của nhân dân ta.

+ Hoàng tử mười tám nước chư hầu đã từng bị công chúa từ hôn rất tức giận khi nghe công chúa được gả cho Thạch Sanh, người trai nghèo làm nghề đốn củi thì kéo quân sang đánh. Thạch Sanh không dùng mũi tên vàng, búa thần để giao tranh với quân mười tám nước mà chỉ dùng tiếng đàn để đẩy lui quân giặc. Tiếng đàn phân tích phải trái, đúng sai. Tiếng đàn đã làm cho quân mười tám nước phải cúi đầu xin hàng. Tiếng đàn của Thạch Sanh là tiếng đàn của chính nghĩa, tiếng đàn của hòa bình.

+ Khi quân mười tám nước chư hầu xin hàng, Thạch Sanh còn sai thết đãi những kẻ thua trận một bửa cơm. Chỉ một niêu cơm nhỏ thôi mà quân mười tám nước ăn không sao hết được. Cơm cứ vơi lại đầy. Niêu cơm thần chính là niêu cơm của lòng vị tha, lòng nhân đạo của ông cha ta đối với kẻ thù khi chúng đã đầu hàng.

b). Cảm nghĩ về nghệ thuật của tác phẩm

- Truyện được kết cấu theo trình tự thời gian. Việc gì xảy ra trước kể trước. Việc gì xảy ra sau kể sau. Cách kể theo trình tự thời gian giúp người nghe dễ nhớ dễ hiểu.

- Truyện có nhiều yêu tà kì ảo hoang đường. Đó là con chằn tinh, yêu tinh, bộ cung tên vàng, cây đàn, niêu cơm thần, các phép biến hóa thần thông.... Yêu tà kì ảo hoang đường này làm cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn và lí thú...

- Những hình ảnh quen thuộc của cuộc sống lao động trong tác phẩrn góp phần làm cho câu chuyện gần gũi, gắn bó hơn với người lao động. Có lẽ vì thế mà không chỉ tuổi thơ chúng em mà người lớn cũng mãi nhớ về chàng dũng si Thạch Sanh giết chằn tinh, yêu tinh, đánh đuổi giặc ngoại xâm để bảo vệ nhân dân, bảo vệ đất nước.

3. Phần Kêt bài

- Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng, cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa, mưu mô độc ác và chống giặc ngoại xâm.

- Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin và đạo đức, công lí xã hội, lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.

- Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa.

Em yêu thích truyện cổ tích Thạch Sanh bởi vẻ đẹp lung linh về nội dung cũng như về nghệ thuật có nhiều yếu tố thần kì độc đáo của tác phấm.