K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2018

vietjack

11 tháng 4 2023

!!! ⚠Thαm Khảo⚠ !!!

     Từ xưa đến nay, sách luôn được coi là một người bạn lớn của con người, có lẽ chính bởi sách có vai trò hết sức to lớn với đời sống nhân loại. Học sinh tới trường bấy lâu cũng coi sách giáo khoa làm người bạn đồng hành, vì vậy mà trong quá trình học tập dễ xảy ra những ý kiến trái chiều, một trong số đó phải kể đến ý kiến về việc viết, vẽ vào sách giáo khoa: Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, chở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó.

     Sách là nơi cất giữ những tinh hoa, kiến thức bổ ích mà con người đã dày dặn tích luỹ được trong hàng ngàn năm qua. Sách giúp con người lưu giữ và truyền đạt kiến thức tích góp được đến cho mọi người, lưu giữ những kỳ công mà tốn bao nhiêu mồ hôi công sức mới quy tụ được. Vì vậy, để có thể thu gom, tích luỹ cho bản thân những kĩ năng xã hội, kiến thức thông dụng,…thì chỉ có việc đọc sách mới có thể thoả mãn được nhu cầu ấy.

Việc viết, vẽ vào sách giáo khoa từ lâu đã là một vấn đề tạo nên nhiều ý kiến trái chiều. Bởi nhiều ý kiến cho rằng sách là người bạn của học trò, không nên viết chữ, vẽ tranh lên mặt sách. Hơn nữa, một cuốn sách đẹp, sạch sẽ và phẳng phiu cũng thể hiện những phẩm chất giữ gìn, ngăn nắp của một người học sinh, việc viết vẽ nên sách sẽ làm mất đi vẻ đẹp vốn có của sách vở. sx

     Sau cùng, nếu việc viết, vẽ nhằm mục đích học tập, cá nhân tôi nghĩ đây là quyền, suy nghĩ và lựa chọn của mỗi người. Tuy nhiên, là một người học và tôn trọng tri thức, mỗi học sinh nên lựa chọn nội dung viết, ghi chú vào sách phù hợp như một cách làm nâng niu tri thức, thay vì những bức tranh chỉ mang tính giải trí, không phù hợp với môi trường học tập. Sách là để học, để học tập, hãy để chúng phát huy tác dụng tuyệt vời của mình.

CHÚC BN HỌC TỐT ;)

16 tháng 12 2017

google đi chế

8 tháng 6 2021

Quá trình sáng tạo nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là một quá trình kép: vừa sáng tạo ra thế giới, vừa kiến tạo nên bản thân mình. Cái đẹp trong nghệ thuật luôn cao hơn cái đẹp trong cuộc sống. Thế giới trong văn chương luôn là hình ảnh của thế giới thực đã được nhà văn sáng tạo lại theo cách riêng của mình. bàn về điều đó, nhà phê bình Hoài Thanh cho rằng: “Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra khỏi thế giới này, nhưng thế giới này trong con mắt nhà văn phải có một hình sắc riêng”

Phát biểu của Hoài Thanh khẳng định tính sáng tạo của nhà văn, cái riêng, sự độc đáo của mỗi tác giả trong tác phẩm. Mỗi nhà văn phải có một thế giới nghệ thuật riêng, một “chân trời” riêng, một “biên cương” riêng. Nhà văn có phong cách thì mới được người đọc chấp nhận và yêu mến. Phong cách càng độc đáo thì sức hấp dẫn càng lớn. Nhà văn phải bám sát hiện thực, mỗi tác phẩm phải là một thế giới riêng biệt không lặp lại.

“Nhà văn chân chính nào cũng có một thế giới riêng. Cái thế giới ấy là những hình tượng sáng tạo ra do nhân sinh quan và vũ trụ quan của nhà văn và phản anh nên cái thực tế của thời đại”. Một nhà văn chân chính mà không đem đến một cách nhìn khác đi? Một nhà văn đích thực mà chỉ đem một tiếng nói chung chung vô vùng nhạt nhẽo? Ấy đâu phải nghệ thuật. Nghề văn không hề dễ dàng, để sáng tạo nên tác phẩm tác phẩm hay đó là cả một quá trình lao động đầy gian khó và cực nhọc. Trải mình với đời, ta lắng lòng và chiêm nghiệm với những ngang trái trong bốn bể, ta chắt lọc được những điều quý giá và đẹp đẽ của cuộc đời và con người.

Quá trình sáng tạo nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là một quá trình kép: vừa sáng tạo ra thế giới, vừa kiến tạo nên bản thân mình. Tự chính sự trải nghiệm, nhà văn sẽ dần hoàn thiện nhân cách bản thân, nhân văn hơn, tốt đẹp hơn. Nhận định trên đã nêu lên khái quát chung cho quá trình sáng tạo nghệ thuật chân chính. Không chỉ vẽ ra thế giới thu nhỏ của hiện thực cuộc đời mà chính nhà văn còn xây dựng và hoàn thiện bản thân cho cao đẹp.

Như một định luật muôn thuở, văn học phản ánh hiện thực và đã là định luật thì không có một ngoại lệ nào cả. Cuộc đời ẩn chứa biết bao điều bí ẩn mà ta chưa khám phá, những tiếng nói thỏ thẻ mà ta chưa thể lắng nghe và những tiếng khóc than hậm hực cho số phận chưa được đồng cảm. Cuộc đời này chính là chất liệu vô tận, là biển xanh trùng khơi cho người nghệ sĩ khai khác những “hạt bụi vàng” mà góp nên trang. “cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học” (Tố Hữu). Thoát thai từ hiện thực, văn học sẽ mãi luôn bén rễ vào cuộc đời, hút nguồn nhựa dạt dào chảy trong lòng cuộc sống và trở thành cây xanh tỏa bóng mát lại cho đời.

Là nhà văn, anh phải để ngòi bút thấm đẫm chất mặn mòi của nghiên mực để văn anh cất lên những âm thanh mang hơi thở của hiện thực, vẽ nên bức tranh về đời một cách chân thực và sâu sắc. Thần Ăng-tê chỉ bất khả chiến bại khi chân chạm vào đất. Không một ai địch nổi người trừ khi người bị nhấc ra khỏi mặt đất. Lúc ấy chàng sẽ chết vì không còn nhận được sức mạnh từ Đất Mẹ. Văn học cũng vậy, những tác phẩm sẽ sống nếu được tắm mát và nuôi dưỡng trong mạch sữa tươi mát của cuộc đời. Chế Lan Viên -người đã từng trải nghiệm thấm thía điều này nên trong bài “Sổ tay thơ” thi sĩ đã viết:

“Bài thơ anh, anh làm một nửa thôi
Còn một nửa, để mùa thu làm lấy
Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá
Nó không là anh, nhưng nó là mùa”.

Cuộc sống bao la và kì diệu làm sao! Nó đưa văn học gần gũi với cuộc đời thế nhưng văn học không phải phản ánh hiện thực như những gì nó có. Nhà phê bình người Nga Bêlinxki từng nói: “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó”. Văn học sẽ như thế nào nếu nó chỉ là những con chữ hiện thực nằm thẳng đơ trên trang giấy? Tác phẩm sẽ tồn tại nếu đó chỉ là sự photocopy không hơn không kém? Không, “văn học là sự thật ở đời” (Vũ trọng Phụng) nhưng chỉ được phơi bày qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Ngụp lặn giữa biển đời mênh mông, người nghệ sĩ đồng cảm, đau xót bằng tình cảm đã được rung lên bần bật với những số phận những bi kịch.

Và khi vào trang giấy, những con người ấy sẽ hiển hiện qua đôi mắt tư tưởng của nhà văn, thế giới được tái hiện trên tấm thảm tình cảm người nghệ sĩ. Bằng năng lực sáng tạo và độ nhạy bén tinh tế, nhà văn sẽ tạo lập cho mình một thế giới riêng và thế giới ấy là hiện thực được phản chiếu qua ánh sáng tư tưởng của nhà văn. Nói như Hoài Thanh : “Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra ngoài thế giới này, nhưng thế giới này trong con mắt nhà văn phải có một hình sắc riêng”.

Cùng một đề tài về người nông dân, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan đã nói về số phận cơ cực của những người nông dân trong cảnh bần cùng hóa, Nam Cao thì đề cập sự tha hóa của con người trước những tác động nghiệt ngã của hoàn cảnh sống còn Thạch Lam âu lo cho tình trạng sống mòn, vô nghĩa, buồn tẻ của những số phận trong xã hội. Sự khai thác khác nhau này sẽ khắc họa chân dung từng nhà văn với đường nét mà ta có thể ghi nhớ bằng những tác phẩm tuyệt bút của họ. Không chỉ vậy, những cái nhìn khác biệt sẽ càng làm cho thi đàn văn học trở nên phong phú và đa dạng hơn và không ngừng làm mới trong chiều kích của thời gian.

Nếu như văn học Nga có Puskin với “Con gái của viên đại úy”, Đôttoiepxki với “Tội ác và trừng phạt”, Mỹ thì có O.Henri với truyện ngắn xuất sắc “Chiếc lá cuối cùng” thì ở Pháp ta có tiểu thuyết vĩ đại “Những người khốn khổ” của Victo Hugo. Đọc tác phẩm ta không chỉ thấy bối cảnh xã hội Pháp trong khoảng 20 năm đầu của thế kỉ 19 mà đó còn là một cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris, nền chính trị, triết lý, luật pháp, công lý, tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu thế kỷ 19. Chính nhà văn Victor Hugo cũng đã viết cho người biên tập rằng: “Tôi có niềm tin rằng đây sẽ là một trong những tác phẩm đỉnh cao, nếu không nói là tác phẩm lớn nhất, trong sự nghiệp cầm bút của mình”.

Tác phẩm như tấm gương phản chiếu hiện thực lúc bấy giờ mà trong sự phản chiếu ấy bật lên những giá trị nhân văn cao đẹp. Cái đẹp trong tác phẩm được thể hiện đa dạng trên nhiều bình diện khác nhau nhưng chủ yếu nằm ở phẩm chất của con người. Họ là những người lao động khốn khổ, những người có thân phận thấp kém, bị xã hội tư sản phủ nhận, coi rẻ nhưng lại tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp, cao cả. Đó là GiăngVanGiăng – vị thánh vốn là một người tù khổ sai, người sống trọn một đời bao dung và cứu vớt người nghèo; là Phăngtin – “cô gái điếm” có tình mẫu tử sánh tựa Đức Mẹ, người đã bán cả răng, tóc và cả thân xác, bán đi danh dự và nhân phẩm của mình để con mình được hạnh phúc ;Côdét – cô bé lọ lem trong xã hội tư sản. Bị kịch của họ là đói nghèo, khốn khỏ bởi sự vùi dập của xã hội nhưng mỗi người vẫn toát lên vẻ đẹp từ phẩm chất của họ. Tác phẩm như bản tráng ca ca ngợi vẻ đẹp của người lao động, họ vượt qua số phận nghịch cảnh, họ bước ra từ bóng tối và vươn tới ánh sáng. Đại thi hào Vichto Hugo đã trao trọn niềm tin và tình yêu thương của mình dành cho người lao động, ông đã chỉ ra những phẩm chất sáng ngời của họ và ông xứng đáng là nhà nhân đạo chủ nghĩ vĩ đại nhất thế kỉ 19.

Quá trình sáng tạo là một hành trình song song, cuộc đời đã được thể hiện qua cái nhìn của nhà văn chất chưa bao duy tư, trăn trở của một tấm lòng yêu thương con người và chính những ưu tư day dứt về cuộc đời con người ấy nhà văn mới dần trở nên hoàn thiện mình, lấp đầy những thiếu xót và bồi dưỡng cho tâm hồn thêm trong sáng và thuần khiết. Ibsen từng khẳng định “Sáng tác, có nghĩ là tiến hành một cuộc xét xử không giả dối về chính mình”. “Sáng tác là đem liên tưởng của mình đến với người đọc. Liên tưởng của người đọc bắt gặp được liên tưởng của nhà văn càng nhanh nhạy, càng sâu sắc bao nhiêu thì hiệu quả tiếp nhận càng cao bấy nhiêu” (Pautovski). Một cuộc xét xử sẽ khiến nhà văn càng thêm đầy đủ trong nhận thức về thế giới và đôi mắt sẽ luôn hướng về con người với bao niềm yêu thương và tin tưởng. Vui biết bao sau tác phẩm không riêng độc giả vươn đến giá trị chân – thiện – mỹ mà nhà văn, người sáng tạo cũng dần hoàn thiện bản thân hơn.

Những trang viết của Nam Cao về người trí thức nghèo trước cách mạng tháng 8 cũng chính là những suy tư, trăn trở của chính con người Nam Cao. Trong đó bi kịch của nhân vật Hộ trong “ Đời thừa” thể hiện rõ nhất những tăn trở, suy tư của ông với tư cách con người và nghệ sĩ. Hộ vấp phải bi kịch đầu tiên đó là bi kịch về những giấc mộng văn chương. Đối với anh, văn chương là trên hết, là khát vọng lớn nhất của anh. Anh muốn viết tác phẩm “lớn lao, mạnh mẽ vừa đau đớn vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn”. Một giấc mơ cao cả và chính đáng, anh có quyền mơ như thế với tư tưởng lớn như vậy.

Thế nhưng đớn đau thay “cơm áo không đùa với khách thơ”. Anh không thể sống ích kỷ cho riêng mình, anh còn có mẹ già và vợ con, anh phải sống có trách nhiệm. Chính những nỗi âu lo về tiền bạc đã níu kéo giấc mộng văn chương của đời trai trẻ. Làm thế nào đây khi mai lại đến hạn nộp tiền? Sống sao khi đàn con thơ chưa ăn được bữa no? Anh phải viết, bắt buộc phải viết thật nhanh và vội để không chết đói. Cái nghèo đói và trách nhiệm gia đình đã đẩy anh vào bi kịch văn chương. Anh không khóc nhưng có lẽ ta có thể thấu những những giọt nước mắt chua xót bất lực của anh. Có người cho rằng anh chính là hình ảnh của Nam Cao thời kỳ trước cách mạng. Không, Nam Cao đã có có thể bị áo cơm ghì chặt nhưng ông vẫn hơn Hộ, ông đã viết nên những áng văn hay nhất về cuộc đời và những kiếp lầm than như Chí Phèo, Lão Hạc, Đời thừa…

Nam Cao đã thể hiện tư tưởng nhân đạo mới mẻ, độc đáo trong Đời thừa. Đó là ca ngợi khát vọng đẹp đẽ của Hộ và sự cảm thông sâu sắc với người trí thức nghèo. Phải có những hiểu biết sâu sắc về tâm tư tình cảm con người thì Nam Cao mới viết nên những câu văn lay động lòng người như thế. Nhà văn không “phản ánh để phản ánh” mà sau những câu chữ dường như lãnh đạm ấy lại chính là một tấm lòng sôi nổi, nhiệt thành, một trái tim của tình nghĩa.

Bàn về thiên chứ của người nghệ sĩ, nhà thơ Chế Lan Viên từng viết:

“Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật
Một giọt mật thành, đời vạn chuyến ong bay
Nay rừng nhãn non Đoài, mai vườn cam xứ Bắc
Ngọt mật ở đồng bằng mà hút nhụy tận miền tây.”

Người nghệ sĩ phải hút lấy chất mật ngọt tinh túy nhất của “quặng” cuộc đời, chưng cất những chất liệu hiên thực để tạo nên tác phẩn thật sự có giá trị ở đời. Sáng tạo nghệ thuật là một hành trình lao động miệt mài và thấm đẫm những giọt nước mắt. Để trở thành nhà văn không khó nhưng một nhà văn chân chính lại không hề dễ dàng. Người nghệ sĩ phải sống thật với đời, “cảm” sâu những tiếng nói tình cảm vẫn ngày đêm thổn thức giữa chốn bộn bề, không ngừng sáng tạo và bồi dưỡng tâm hồn mình để tư tưởng tình cảm tốt đẹp có thể lan tỏa muôn nơi. Văn học dẫu cho cùng vẫn là câu chuyện của những trái tim đồng điệu, của những tiếng nói đồng tình, đồng chí, đồng ý vì thế bạn đọc phải nâng cao nhận thức cũng như không ngừng bồi đắp trái tim cho đẹp, cho tốt. Khi ấy văn học đã hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng của mình: hướng con người đến giá trị đích thực Chân – Thiện – Mỹ. Mỗi nhà văn chân chính bước lên văn đàn, về thực chất, là sự cất tiếng bằng nghệ thuật của một giá trị nhân văn nào đó được chưng cất từ những trải nghiệm sâu sắc trong trường đời

Vai trò của nhà văn với đời sống văn học Không có ong mật thì chẳng có mật ong. Và không có hoa thì ong c ũng chẳng thể làm ra mật. Không có nhà văn thì không có tác phẩm, tất nhiên cũng không thể có đời sống văn học. Lại còn phải có hiện thực phong phú tạo nguồn sáng tạo cho nhà văn thì mới có thơ văn. Từ muốn mặn, phù sa, hương sắc cuộc đời… nhà văn sống hết mình với hiện thực phong phú ấy may ra mới có tác phẩm văn học. Viết về mối quan hệ giữa nhà văn và đời sống hiện thực, Chế Lan Viên nói: “Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi, Còn một nửa cho mùa thu làm lấy. Cái xào xạc, hồn anh chính là xào xạc lá Nó không là anh, nhưng nó là mùa…”

Nhà văn phải khám phá và sáng tạo, không theo đuổi người. Không tô hồng cũng không bôi đen hoặc sao chép hiện thực. Nhà văn cũng không được lặp lại mình. “Văn chương quý bất tùy nhân hậu” (Hoàng Đình Kiên đời Tống”. Những nhân tố cần có đối với một nhà văn Một vạn học sinh đỗ tú tài, sau 5, 6 năm học tập ở đại học có thể đào tạo thành những kĩ sư, bác sĩ… nhưng rất ít hoặc không thể đào tạo thành nhà văn. Có một hiện tượng kỳ lạ là trong xã hội ta ngày nay sao mà nhiều “nhà thơ” thế. Thật ra đó là những “thi sĩ – vè”, “thi sĩ – con cóc”,… Lênin từng nói: “Trong lĩnh vực nghệ thuật, không có chỗ đứng cho kẻ trung bình”. Nhà văn phải có năng khiếu, có tài, có cái tâm đẹp, phải có vốn văn hóa rộng rãi (có học). Học vấn thấp hạn chế chẳng khác nào đất ít mầu mỡ, cây kém xanh tươi, hoa trái chẳng ra gì. Nhà văn phải có vốn sống như con ong giữa rừng hoa, phải sống hết mình, phải có một lí tưởng thẩm mĩ cao đẹp: sống và viết vì chủ nghĩa nhân văn, phải có tay nghề cao. Xuân Diệu gọi đó là “bếp núc làm thơ”. – Ngoài ra còn có một điều kiện khách quan ấy là môi trường sáng tác.

Nhà văn phải được sống trong tự do, dân chủ, phải có vật chất tạm đủ (cơm áo không đùa với khách thơ) …  Với nhà văn, kiêng kị nhất là thói kiêu ngạo, xu nịnh bợ đỡ… Vì thế văn chương có ngôi thứ: kẻ làm thơ, nhà thơ, thi nhân, thi s ĩ, thi hào, đại thi hào. Còn có loại “đẽo câu đục vần” được ngồi một chiếu riêng. Loại bồi bút thì bị độc giả khinh bỉ.  Nhà văn phải có năng khiếu, có vốn văn hóa rộng rãi và có tư tưởng nghệ thuật độc đáo. Nói như thế là đúng nhưng chưa đủ. Quá trình sáng tạo

Lao động nghệ thuật của nhà văn là một thứ lạo động đặc biệt. Phải có hứng, nếu không có hoặc chưa có cảm hứng thì chưa thể sáng tác. Mỗi nhà văn có một cách sáng tác riêng. Xuân Diệu làm thơ được “thiết kế” công phu chặt chẽ. Tố Hữu thì “câu thơ trước gọi câu thơ sau”. Hoàng Cầm làm thơ, có thể như có ai đọc chính tả cho chép lại. Ông sáng tác bài: “Lá Diêu Bông” vào quá nửa đêm mùa rét 1959. Khi cả nhà đang ngủ say, ông tỉnh giấc “chợt bên tai vẳng lên một giọng nữ rất nhỏ nhẹ mà rành rọt, đọc chậm rãi, có tiết điệu, nghe như từ thời nào, xa xưa vẳng đến, có lẽ từ tiền kiếp vọng về: “Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng…”. Nhà thơ Chế Lan Viên qua đời còn để lại một núi “Phác thảo thơ – di bút”. Đọc hồi kí các nhà văn, nhà thơ danh tiếng, ta ngạc nhiên và vô cùng khâm phục về lao động sáng tạo của họ. Có câu thơ được viết hàng tháng. Có bài thơ hình thành nhiều năm. Có cuốn tiểu thuyết được sáng tác trong 1/10, 1/5 thế kỷ. Để có những “thiên cổ hùng văn”, “thiên cổ kì bút”, “Sách gối đầu giường cho thiên hạ” phải là những bậc thiên tài mới sáng tạo nên.

Đối với nhà văn khi sáng tạo không lặp lại mình không lặp lại người khác. Phải có cách nhìn, khám phá, phong cách độc đáo. Đối với người đọc, hãy xem tác phẩm viết gì, viết như thế nào. Đối với lịch sử văn học, thực chất đóng góp của nhà văn thể hiện cách nhìn, sự mới mẻ. Văn chương không có gì riêng sẽ không là gì cả hoặc Mác -xen Pruxt cho rằng: “Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới”.

Yêu văn học ta càng yêu kính và biết ơn nhà văn, nhà thơ. Tác phẩm của họ đã làm tâm hồn ta thêm giàu có. Văn chương là cái đẹp muôn đời. Văn chương, văn hiến, văn hóa là niềm tự hào của mỗi quốc gia.Văn chương muôn đời là mảnh đất bí ẩn cần được khai thác. Chắt chiu từng những hạt bụt vàng giữa cuộc đời để đúc nên “bông hồng vàng”, nhà văn thực sự đem lại hạnh phúc cho cuộc sống và chính mình. “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương lại còn sáng tạo ra sự sống. Vũ trụ nầy tầm thường chật hẹp không đủ thỏa mãn mối tình cảm dồi dào của nhà văn. Nhà văn sẽ sáng tạo ra những thế giới khác“. (Hoài Thanh). Tác phẩm văn học dù cho viết về cái xấu hay cái tốt,lương thiện hay tàn ác nhưng một khi đã bắt rễ vào hiện thực và chất chứa những giá trị nhân văn to lớn thì mãi mãi văn học sẽ sống và bầu bạn với con người dẫu “mọi lý thuyết là màu xám, chỉ cầy đời mãi mãi xanh tươi” (Gớt).

26 tháng 10 2017

I/ Mở bài:
Lý do về thăm quê, về quê với ai ?
II/ Thân bài:
+ Cảm xúc khi được về quê
+ Quang cảnh chung của quê hương
+ Gặp họ hàng ruột thịt
+ Thăm mộ tổ tiên
+ Gặp bạn bè cùng tuổi
+ Dưới mái nhà người thân
+ Phút chia tay
III/ Kết bài:
Cảm nghĩ về chuyến về quê

     Đã lâu rồi tôi không được về quê nên lần này tôi háo hức lắm. Tôi cùng mẹ chuẩn bị thật kĩ lưỡng, từ gói bánh, gói kẹo, thuốc lá đến mảnh vải, áo quần,… cho mọi người ở quê. Quê tôi không biết dạo này ra sao, đổi mới thế nào? Chẳng biết bọn trẻ dưới quê có vui khi nhận được quà không? Tôi đi ngủ với vô vàn câu hỏi và một tâm trạng hồi hộp.

Sáng hôm sau, tôi thức dậy sớm hơn thường lệ. Sau khi chuyển đồ đạc lên phía sau, đúng tám giờ, xe chúng tôi chuyển bánh. Xe chạy bon bon trên con đường trải nhựa phẳng lì. Hết đường Giải Phóng, xe xuôi theo quốc lộ 1A. Tôi mở cửa kính xe. Gió và nắng ùa vào. Đã ra khỏi thành phố Hà Nội nên không khí thoáng đãng hơn nhiều. Không còn cảnh xe cộ nườm nượp nối đuôi nhau do tắc đường. Không còn cái bụi bặm và tiếng ồn ào của động cơ xe. Chà! Thật khoan khoái và dễ chịu. Tôi mải mê ngắm nhìn khung cảnh bên ngoài. Những hàng cày, những cánh đồng, nhà cửa… cứ như lùi dần sau xe tôi. Lúc đầu, thế chỗ cho những cao ốc chọc trời là những khoảng không gian bát ngát trời mây tươi non màu cỏ. Dần dần, thay vào đó là những khu công nghiệp, những nhà máy lớn nhỏ xếp xen nhau với những ống khói lớn toả lên trời xanh. Thế rồi, lại những cánh đồng lúa mênh mông hiện ra, màu mạ non xanh hoà quyện với màu nâu màu mỡ của đất đai hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Khoảng gần trưa, chúng tôi qua cầu Hàm Rồng. Cầu bắc qua con sông Mã hùng vĩ, xanh ngát như dải lụa màu xanh da trời. Chỉ thoáng sau, chúng tôi đã đặt chân lên khoảng đất trống đầu làng, bên luỹ tre già xanh xanh và trước cổng làng khum khum được xây bằng đá.

Đường vào làng tôi vẫn vậy. Vẫn con đường dẫn qua cây đa cổ thụ đầu làng với tán lá xanh rậm, che mát cho lũ trẻ đùa vui dưới gốc cây. Xa xa, cánh đồng rộng lớn với những bóng nón trắng nhấp nhô. Thi thoảng, một giọng ca dao, một điệu hát ru con lại vút lên, len lỏi qua các lùm cây, ngõ ngách toả khắp xóm làng. Kia là mái đình cong cong cổ kính cùng hồ sen với những bông sen nở rộ, khoe nhị vàng tươi lấp ló dưới những cánh hồng… Chỉ có điều, con đường không còn là đường đất nữa, nó đã được trải nhựa đen bóng, phẳng lì.

Tôi sải bước vào giữa làng. Những làn khói lam bốc lên mờ mò trên mỗi nóc nhà. Lạ quá, bao nhà tranh vách đất xưa đã được thay bằng nhà mái ngói đò tươi.

Trên mái mỗi nhà đều có đường dây điện. Điện đã về tới quê tôi. Tôi dừng chân trước cổng nhà cô tôi, cất tiếng chào cô chú. Thấy gia đình tôi về, cô chú mừng lắm. Chẳng đợi tôi sắp xếp đồ đạc, cô kéo tôi vào lòng hỏi han đủ mọi chuyện. Mẹ tôi trao quà cho mọi người, ai cũng thích.

Trưa hôm đó, cô đãi tôi một bữa cơm quê. Chỉ là mấy món ăn giản dị mà sao tôi thấy ngon miệng thế. Ản xong, tôi nhanh chóng nhập bọn với lũ trẻ quê. Chúng tôi chơi đùa vui vẻ. Nhưng rồi xảy ra một việc. Lúc đó, tôi chạy theo đám trẻ ra đầu làng, ngang hồ nước. Chẳng may, tôi trượt chân, té ùm xuống nước. Mà tôi lại không biết bơi. Thấy tôi cứ chới với, lũ trẻ hiểu ngay sự cố. Tất cả chúng lao ùm xuống hồ, ra sức kéo tôi lên bờ. Sau khi thoát hiểm, tôi thấy mình thật sự gắn bó với lũ trẻ. Rồi chúng lại kéo tôi đi chơi. Chúng tôi chơi nhiều trò lắm. Nào là chơi ô ăn quan dưới gốc đa, nào là cưỡi trâu đánh trận giả, nào là bịt mắt bắt dê… Nhưng tôi vẫn thích nhất trò thả diều. Được chạy dài trên con đê, nhìn cánh diều bay bỗng trong gió, nghe tiếng sáo vi vu rồi hò hét vang trời mới vui làm sao.

Nhưng cũng đến lúc phải chia tay cô chú và các bạn. Chiều hôm đó, tôi trở về Hà Nội với bao nhiêu là quà quê, bao nhiêu là lưu luyến. Tôi vẫn nghe đâu đó tiếng sáo diều vi vu. Tôi sẽ không quên, không bao giờ quên những kỉ niệm đẹp của ngày hè đó.

Quê hương đối với tôi là những gì thân thương gần gũi nhất. Quê hương chính là vi vu cánh diều tôi thả cùng bọn trẻ. Quê hương chính là buổi chia tay đầy lưu luyến giữa tôi và lũ trẻ chăn trâu… Tôi yêu quê mình biết bao nhiêu. Mong sao sau này tôi sẽ làm được những việc thật có ích cho quê hương.

26 tháng 10 2017

I/ Mở bài:
Lý do về thăm quê, về quê với ai ?
II/ Thân bài:
+ Cảm xúc khi được về quê
+ Quang cảnh chung của quê hương
+ Gặp họ hàng ruột thịt
+ Thăm mộ tổ tiên
+ Gặp bạn bè cùng tuổi
+ Dưới mái nhà người thân
+ Phút chia tay
III/ Kết bài:
Cảm nghĩ về chuyến về quê
Đã lâu rồi tôi không được về quê nên lần này tôi háo hức lắm. Tôi cùng mẹ chuẩn bị thật kĩ lưỡng, từ gói bánh, gói kẹo, thuốc lá đến mảnh vải, áo quần,… cho mọi người ở quê. Quê tôi không biết dạo này ra sao, đổi mới thế nào? Chẳng biết bọn trẻ dưới quê có vui khi nhận được quà không? Tôi đi ngủ với vô vàn câu hỏi và một tâm trạng hồi hộp.

Sáng hôm sau, tôi thức dậy sớm hơn thường lệ. Sau khi chuyển đồ đạc lên phía sau, đúng tám giờ, xe chúng tôi chuyển bánh. Xe chạy bon bon trên con đường trải nhựa phẳng lì. Hết đường Giải Phóng, xe xuôi theo quốc lộ 1A. Tôi mở cửa kính xe. Gió và nắng ùa vào. Đã ra khỏi thành phố Hà Nội nên không khí thoáng đãng hơn nhiều. Không còn cảnh xe cộ nườm nượp nối đuôi nhau do tắc đường. Không còn cái bụi bặm và tiếng ồn ào của động cơ xe. Chà! Thật khoan khoái và dễ chịu. Tôi mải mê ngắm nhìn khung cảnh bên ngoài. Những hàng cày, những cánh đồng, nhà cửa… cứ như lùi dần sau xe tôi. Lúc đầu, thế chỗ cho những cao ốc chọc trời là những khoảng không gian bát ngát trời mây tươi non màu cỏ. Dần dần, thay vào đó là những khu công nghiệp, những nhà máy lớn nhỏ xếp xen nhau với những ống khói lớn toả lên trời xanh. Thế rồi, lại những cánh đồng lúa mênh mông hiện ra, màu mạ non xanh hoà quyện với màu nâu màu mỡ của đất đai hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Khoảng gần trưa, chúng tôi qua cầu Hàm Rồng. Cầu bắc qua con sông Mã hùng vĩ, xanh ngát như dải lụa màu xanh da trời. Chỉ thoáng sau, chúng tôi đã đặt chân lên khoảng đất trống đầu làng, bên luỹ tre già xanh xanh và trước cổng làng khum khum được xây bằng đá.

Đường vào làng tôi vẫn vậy. Vẫn con đường dẫn qua cây đa cổ thụ đầu làng với tán lá xanh rậm, che mát cho lũ trẻ đùa vui dưới gốc cây. Xa xa, cánh đồng rộng lớn với những bóng nón trắng nhấp nhô. Thi thoảng, một giọng ca dao, một điệu hát ru con lại vút lên, len lỏi qua các lùm cây, ngõ ngách toả khắp xóm làng. Kia là mái đình cong cong cổ kính cùng hồ sen với những bông sen nở rộ, khoe nhị vàng tươi lấp ló dưới những cánh hồng… Chỉ có điều, con đường không còn là đường đất nữa, nó đã được trải nhựa đen bóng, phẳng lì.

Tôi sải bước vào giữa làng. Những làn khói lam bốc lên mờ mò trên mỗi nóc nhà. Lạ quá, bao nhà tranh vách đất xưa đã được thay bằng nhà mái ngói đò tươi.

Trên mái mỗi nhà đều có đường dây điện. Điện đã về tới quê tôi. Tôi dừng chân trước cổng nhà cô tôi, cất tiếng chào cô chú. Thấy gia đình tôi về, cô chú mừng lắm. Chẳng đợi tôi sắp xếp đồ đạc, cô kéo tôi vào lòng hỏi han đủ mọi chuyện. Mẹ tôi trao quà cho mọi người, ai cũng thích.

Trưa hôm đó, cô đãi tôi một bữa cơm quê. Chỉ là mấy món ăn giản dị mà sao tôi thấy ngon miệng thế. Ản xong, tôi nhanh chóng nhập bọn với lũ trẻ quê. Chúng tôi chơi đùa vui vẻ. Nhưng rồi xảy ra một việc. Lúc đó, tôi chạy theo đám trẻ ra đầu làng, ngang hồ nước. Chẳng may, tôi trượt chân, té ùm xuống nước. Mà tôi lại không biết bơi. Thấy tôi cứ chới với, lũ trẻ hiểu ngay sự cố. Tất cả chúng lao ùm xuống hồ, ra sức kéo tôi lên bờ. Sau khi thoát hiểm, tôi thấy mình thật sự gắn bó với lũ trẻ. Rồi chúng lại kéo tôi đi chơi. Chúng tôi chơi nhiều trò lắm. Nào là chơi ô ăn quan dưới gốc đa, nào là cưỡi trâu đánh trận giả, nào là bịt mắt bắt dê… Nhưng tôi vẫn thích nhất trò thả diều. Được chạy dài trên con đê, nhìn cánh diều bay bỗng trong gió, nghe tiếng sáo vi vu rồi hò hét vang trời mới vui làm sao.

Nhưng cũng đến lúc phải chia tay cô chú và các bạn. Chiều hôm đó, tôi trở về Hà Nội với bao nhiêu là quà quê, bao nhiêu là lưu luyến. Tôi vẫn nghe đâu đó tiếng sáo diều vi vu. Tôi sẽ không quên, không bao giờ quên những kỉ niệm đẹp của ngày hè đó.

Quê hương đối với tôi là những gì thân thương gần gũi nhất. Quê hương chính là vi vu cánh diều tôi thả cùng bọn trẻ. Quê hương chính là buổi chia tay đầy lưu luyến giữa tôi và lũ trẻ chăn trâu… Tôi yêu quê mình biết bao nhiêu. Mong sao sau này tôi sẽ làm được những việc thật có ích cho quê hương.

1 tháng 11 2016

Đề 1 , Kể về 1 việc tốt mà em đã làm

Mở bài:

  • Giới thiệu việc tốt mà em đã làm.
  • Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?

Thân bài:

  • Việc tốt mà bạn đã làm là gì?
  • Thời gian và địa điểm bạn làm công việc đó?
  • Có bao nhiêu người hay chỉ mình bạn?
  • Có người khác chứng kiến hay không?
  • Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?
  • Em có vui khi làm công việc đó?
  • Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.

Kết bài: Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.

 

 

24 tháng 11 2016

Đề 1: Dàn ý

MB: Giới thiệu về việc tốt mà em đã làm, nó gây ấn tượng với em ntn. Kết quả của nó ra sao ... (giới thiệu một cách khái quát).

TB:

- Đó là việc gì?

- Thời gian, địa điểm?

- Gồm có những ai (tất nhiên là có em) ?

- Có ai khác ngoài cuộc chứng kiến ko?

- Người được em giúp có cảm xúc ntn? Điều đó làm em xúc động ra sao?

- Những điều em suy nghĩ.

KB: Chốt lại vấn đề. Định hướng cho những việc làm sau này của mình.

Bài làm

Thường ngày, chúng ta có những việc làm tốt và những việc làm xấu. Có một chuyện, em đã làm và thấy việc ấy thật ý nghĩa trong công cuộc bảo vệ môi trường của người học sinh.
Câu chuyện bắt đầu vào một buổi sáng nọ, khi hằng đông vừa ửng hồng và những giọt sương còn đọng lại trên bãi cõ xanh mướt. Ấy là lúc em đi đến trường, vừa đi, em vừa thơ thẩn ngắm cảnh bình minh đẹp mê hồn. Bỗng, cái gì thế này? Một người đàn ông đang vứt một cái bao lớn mà em lấp ló đầu của một ***** chết. Em nhìn anh ấy mà trong người bực bội vô cùng. Vội chạy đến, kêu lên:
- Anh gì ơi?
Người đàn ông nghe em gọi, liền tắt máy chiếc xe honda của mình, hỏi:
- Gì thế nhóc?
Em đáp:
- Anh ơi, anh không thể vứt xác chết động vật bừa bãi như thế, sẽ gây ô nhiễm môi
trường đấy! Ấy là chưa kể khi nắng lên, cái thứ này sẽ bốc mùi kinh khủng. Đoạn đường này lắm người qua lại, nhiều nhất là chúng em đi học về. Vì vậy nên anh phải lấy cái bao này đi ngay,
Em vừa dứt lời, người ấy liền quay lại, mắng như tát nước vào mặt:
- Đồ thứ con nít mà đòi dạy đời. Sao mày láo thế? Để yên cho tao làm việc, không
thì liệu hồn con ạ!
Nói rồi, anh ta rồ ga, định phóng đi. Quyết không để hắn đi khi xác ***** còn nằm đấy. Em vội chặn đầu anh ta lại, nói:
- Nếu anh mà không lấy cái thứ thối tha đó đem đi thì em sẽ kêu mọi người tới đấy,
anh nên biết đây là một việc làm không tốt đẹp mấy, nếu như mọi người mà biết
thì không để yên cho anh đâu. Anh hãy đem ***** này chôn vào một cái hố nào đấy hay là bất cứ thứ gì cũng được, miễn sao đừng làm ô nhiễm môi trường và
làm phiền những người xung quanh là tốt rồi. Mời anh chở cái bao này đi cho, em
xin cảm ơn.
Vừa nói, em vừa chạy ra đường, làm điệu bộ như nếu cần, ta sẵn sàng kêu cả làng ra xem. Người đàn ông nhìn em, đôi mắt nảy lửa, bước xuống xe đi về phía em. Nhưng anh ta không hề đánh em mà chỉ lầm bầm chửi rủa rồi vác cái bao đặt lên xe, phóng vù đi.
Em nhìn chiếc xe honda lao vút đi và tiếng động cơ ngày một nhỏ dần rồi mất hẳn mà trong lòng vui vẻ lạ thường như vừa trút được một cái gì đấy nặng cả vai. Và em cũng rất vui vì mình đã làm đúng lời cô giáo dạy: “Phải yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên, luôn luôn có ý thức bảo vệ môi trường như bảo vệ từng mạnh máu trong cơ thể.

Bạn tham khảo tạm nhé !

 

8 tháng 10 2021

Em tham khảo ở đây nhé:

Viết bài Tập làm văn số 1 Lớp 9: Đề 1 → Đề 4 (114 mẫu)