K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 1 2018

Trước, ông đồ xuất hiện cùng hoa đào, giấy đỏ trong sự tấm tắc, ngợi khen của mọi người còn bây giờ hình ảnh ông như chìm trong lá vàng, mưa bụi. Bút pháp tả cảnh ngụ tình cho ta hiểu rõ nỗi sầu tủi, cô đơn,tuyệt vọng của ông đồ.

18 tháng 1 2018

Hình ảnh thơ giản dị nhưng hàm súc, không mới mẻ nhưng gợi cảm:

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài giời mưa bụi bay.

Hình ảnh lá vàng có một sức gợi lớn. Lá vàng rơi gợi sự tàn tạ, cảm giác buồn. Giữa mùa xuân mà tác giả lại cảm nhận lá vàng rơi. Đó là sự cảm nhận từ trong tâm hồn về một sự tàn tạ, sự kết thúc của một kiếp người tàn. Hình ảnh mưa bụi bay nhẹ nhưng ảm đạm lòng người. Đây là câu thơ mượn cảnh ngụ tình và ý tại ngôn ngoại. Tất cả cảnh vật ấy để thể hiện tâm trạng buồn của con người.

8 tháng 8 2018

Bai 4: Phan tich tac dung cua phep tu tu trong 2 cau tho sau

Ngay ngay mat troi di qua tren lang./ Thay mot mat troi trong lang rat do.

Bài làm

tác giả đã dùng biện pháp tu từ ẩn dụ để nói về hình ảnh mặt trời thật tượng trưng cho Bác Hồ.
Hình ảnh mặt trời thứ nhất là một hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, là nguồn năng lượng dường như vô tận, mang lại ánh sáng và sự sống cho hành tinh chúng ta.
Hình ảnh mặt trời thứ hai chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vị lãnh tụ, vị cha già của dân tộc Việt Nam, là người tiên phong lãnh đạo CM Việt Nam hướng theo con đường Chủ nghĩa Cộng Sản, đưa dân tộc Việt Nam từ chỗ bùn lầy nô lệ đến ánh sáng chói loà của độc lập tự do, của ấm no hạnh phúc, của Đảng CSVN quang vinh.
Như vậy, bằng việc dùng hình ảnh mặt trời của thiên nhiên để nói đến mặt trời trong tim mỗi con người Việt Nam, tác gỉa làm cho chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về vai trò to lớn của Hồ Chí Minh với dân tộc Việt Nam. Ngày ngày, mặt trời đi qua chân lăng dường như cùng phải cúi chào và ngưỡng mộ một mặt trời trong lăng rất đỏ

Đối với hình ảnh mặt trời trong thơ của Viễn Phương: tác giả đem hình tượng so sánh đặt ra trước (đối tượng so sánh trong hai câu của bài “Viếng lăng Bác” là Bác Hồ) để nâng cao giá trị hình tượng so sánh. Mặt trời là biểu tượng cho chân lí, cho ánh sáng vĩnh cửu tất yếu của cuộc sống. Nhà thơ ví Bác như chân lí ấy, như ánh sáng vĩnh cửu ấy. Người đọc có thể bắt gặp một sự so sánh không gượng ép, gần như là hiển nhiên của nhà thơ. Qua đó, có thể hiểu được đối tượng mà tác giả so sánh. Biện pháp ẩn dụ được sử dụng đúng chỗ của Viễn Phương đã làm tăng giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ (đặc biệt là ẩn dụ).

13 tháng 7 2018

Phân tích khổ đầu chủa bài thơ Mùa xuân nho nhỏ:

Mùa xuân là hoa nở trên nhành mai

Mùa xuân là chim hót trên cành cây

Mùa xuân là ánh mắt em nhìn ai

Thoáng trên mắt môi bao nụ cười...

Mùa xuân, đó có thế gọi là một khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong năm. Nói đến mùa xuân là ta dường như đang nói đến lòng yêu đời đang cuồn cuộn chảy và những mơ ước cháy bỏng của con người trong cuộc sống. Có lẽ chính vì vậy mà từ lâu mùa xuân đã trở thành một đề tài quen thuộc của các nhà thơ. Viết về mùa xuân, thì mỗi thi nhân đều có được những vần thơ thật hay, thật đặc trưng và nhất là đều mang được tính độc đáo riêng của mình, ở đây, ta chỉ nói về hình ảnh của mùa xuân trong bài thơ quen thuộc “Mùa xuân nho nhỏ’’ của nhà thơ Thanh Hải.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã phác họa lên một bức tranh mùa xuân trước mắt chúng ta giữa khung cảnh thiên nhiên và đất trời, vũ trụ:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi! Con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời...

Khung cảnh mùa xuân dần dần được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Ở đây, mùa xuân của Thanh Hải đến với ta không rực rỡ kiêu sa với cánh đào Hà Nội, với những nụ mai vàng đang phô trương sắc thắm, mà chỉ đơn giản là một bông hoa tím đang mọc lên giữa dòng sông nước xanh như lọc. Cánh hoa nghiêng mình xuống mặt nước tựa như gương ấy để nổi bật lên trên một khung trời được in bóng dưới lòng sông, với màu sắc thật nhẹ, thật hài hòa mà cũng rất dễ thương, Thanh Hải đã tạo nên cho bức tranh mùa xuân của mình một nét gì đó vô cùng độc đáo. Và bức tranh ấy lại càng được đẹp hơn, có “hồn” khi cái màu tím kia được nhà thơ tô đậm lên thành “tím biếc”. Gam màu ấy đã được tô vẽ vào bức tranh thật khéo léo, tài tình, làm cho người đọc chúng ta có thể hình dung ra ngay trước mắt cả một bông hoa tím biếc, thật nhỏ, thật xinh, nhưng dường như cũng có đủ khả năng để nhuộm tím cả bầu trời, cả không gian mùa xuân đang căng tràn sức sống. Cái màu tím ấy lan ra, chơi vơi, và khẽ lay động theo những ngọn gió xuân đang thổi lên từ lòng sông xanh mát rượi. Cảnh vật mùa xuân trong bài thơ có lẽ cũng bình dị, giản đơn, và thâm trầm, tĩnh lặng như vùng đất miền Trung quê hương tác giả. Xứ Huế vốn nổi tiếng mộng mơ với núi Ngự sông Hương, với những điệu hò mái nhì mái đẩy, giờ lại càng thêm xinh đẹp dưới ngòi bút tô vẽ của nhà thơ...

Bức tranh thiên nhiên kia nãy giờ đang tĩnh lặng như chất chứa suy tư, chợt sinh động và “sống” hẳn lên vì một nét đâm ngang của cánh chim chiền chiện:

Ơi! Con chim chiền chiên

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng!

Bức tranh ấy giờ đây chợt đẹp hẳn lên và cũng độc đáo hơn vì có sự pha trộn giữa hai sắc màu: hài hoa (xanh, tím) và lung linh rực rỡ (long lanh). Câu thơ giờ cũng mang một nét gì đó lạ lùng chừng như là vô lí; con chim chiền chiện mà lại hót đến vang cả trời! Thực ra, khoảng trời ấy chính là khoảng không gian của riêng tác giả, trong tim tác giả, vì vậy mà chỉ có một mình tác giả mới cảm nhận được và nghe thấy được mà thôi. Tâm hồn nhà thơ nhỏ bé trước đất trời, chính vì vậy mà tất cả mọi cảnh của tâm hồn ấy cũng trở nên nhỏ xinh và dễ thương đến lạ: con chim nhỏ của mùa xuân nhỏ trong một khoảng không gian nhỏ. Nhưng chính cái “nhỏ” ấy đã phần nào tạo nên được nét độc đáo riêng trong thế đối lập của câu thơ. Tâm hồn ấy, trái tim ấy tuy nhỏ nhưng chỉ chính nó mới cảm nhận được hết mùa xuân của đất trời và vũ trụ thiên nhiên... Và giờ đây tiếng chim lại vang lên, tiếng chim quen thuộc của đồng quê dân dã:

Ồ!tiếng hát vui say

Con chim chiền chiện

Trên đồng lúa chiêm

Xuân chao mình bay liệng...

(Tố Hữu)

Say mê với tiếng chim, trước mắt nhà thơ dường như xuất hiện những giọt long lanh đang nhẹ nhàng rơi xuống: “Từng giọt long lanh rơi, Tôi đưa tay tôi hứng!”.

“Từng giọt long lanh”... giọt gì? Giọt nắng, giọt sương, giọt hạnh phúc, hay là giọt xuân đang êm đềm rơi xuống từ cánh chim chiền chiện nhỏ đang tung mình bay lượn để ban phát mùa xuân đến cho mọi người? Nhưng chính xác hơn nhất có lẽ là giọt tiếng chim, giọt tiếng chim mà chỉ có một mình tác giả cảm nhận được, và “trông thấy” được! Nhìn được những vật mà mắt thường không thấy có lẽ do Thanh Hải đang nhìn bằng con mắt của một nhà thơ. Tiếng chim thì nghe, nhưng ở đây tác giả lại nhìn. Hiện tượng chuyến đổi cảm giác này lẽ ra chỉ có được ở những người say. Câu thơ đang vô lí giờ lại bỗng nhiên hợp lí. Quả thật Thanh Hải đang say, ông say trước khung cảnh thiên nhiên vào mùa xuân thật xinh tươi, đẹp đẽ, say vì nàng chúa xuân quá diễm lễ, yêu kiều. Và từ đó trân trọng, thật nhẹ nhàng, tác giả đã đưa tay ra hứng để đón lấy những điều may mắn, cái tốt đẹp và cái “lộc” của mùa xuân đã ban tặng cho tâm hồn của mỗi con người, và đặc biệt là cho tác giả.

Càng đọc thơ Thanh Hải, ta càng thêm cảm thấy thú vị và say sưa. Nhất là sau khi đọc “Mùa xuân nho nhỏ”, ta như thấy được cả men rượu của mùa xuân đang lan tỏa vào đất trời, hòa vào trong lòng mùa xuân và trong lòng người đọc. Đây quả thật đúng là mùa một “mùa xuân nho nhỏ” mà Thanh Hải đã dâng tặng cho đời. Nếu chúng ta biết rằng Thanh Hải viết bài thơ này khi ông đang nằm trên giường bệnh, ông viết không phải vào dịp xuân... và chỉ ít tháng thôi ông đã ra đi mãi mãi... dù sao, bông hoa tím biếc chung với đời, dòng sông xanh biếc của hi vọng, của niềm tin với đời vẫn là hình ảnh nhỏ nhẹ nói với ta bao điều...

14 tháng 7 2018

"Mọc giữa dòng sông xanh,

Một bông hoa tím biếc".

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời".

"Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng"

+ Đảo từ 'mọc' lên đầu câu, nhấn mạnh sức sống mạnh mẽ của bông hoa tím nhỏ bé

+ Nhân hóa: gọi chim 'ơi' như gọi một người bạn thân thiết của mình thể hiện sự yêu mến thiên nhiên của tác giả

+) Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : Tiếng hót của chim trở thành những'giọt long lanh rơi'. Lúc này t/g không chỉ còn cảm nhận tiếng chim bằng mắt nữa mà còn bằng cả xúc giác.Tiếng chim thật xúc động, đẹp và ấn tượng biết chừng nào

Qua đó ta càng cảm nhận sâu sắc hơn tình yêu mến, nâng niu vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên, đất trời của Thanh Hải

28 tháng 7 2018

a. – Hoàn cảnh sáng tác: tác phẩm được viết khi nhà văn có chuyến đi thăm đảo cô Tô năm 1976.
– Xuất xứ: trích từ đoạn cuối của tác phẩm cùng tên.

b. "Sau trận bão, chân trời ngắn bể sạch như tấm kínhlau hết mây mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thắm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng.

Chủ ngữ : in đậm

Vị ngữ : in đậm + nghiên

c. Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng là so sánh :

+ Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.

+Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ 1 quả trứng thiên nhiên đầy đặn.

+ Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên ...

* Tác dụng :

-Tăng sức gợi hình , gợi cảm

- Làm cho mặt trời hiện lên sinh động , hấp dẫn

-Khắc họa hình ảnh mặt trời uy nghi , tráng lệ , hùng vĩ, to lớn và đẹp đẽ

-Tình cảm yêu quý và trân trọng thiên nhiên , sự khao khát muốn chinh phục cái đẹp của tác giả

28 tháng 7 2018

a)– Hoàn cảnh sáng tác: tác phẩm được viết khi nhà văn có chuyến đi thăm đảo cô Tô năm 1976.
– Xuất xứ: trích từ đoạn cuối của tác phẩm cùng tên.

c)Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng là so sánh :

+ Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.

+Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ 1 quả trứng thiên nhiên đầy đặn.

+ Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên ...
* Tác dụng :
-Tăng sức gợi hình , gợi cảm
- Làm cho mặt trời hiện lên sinh động , hấp dẫn
-Khắc họa hình ảnh mặt trời uy nghi , tráng lệ , hùng vĩ, to lớn và đẹp đẽ
-Tình cảm yêu quý và trân trọng thiên nhiên , sự khao khát muốn chinh phục cái đẹp của tác giả

9 tháng 11 2017

- Cặp từ trái nghĩa đc sử dụng trong bài: bảy nổi ba chìm ( thành ngữ )

- Tác dụng:

Diễn tả chân thật phẩm giá của người phụ nữ

Bộc lộ phẩm chất của người phụ nữ một cách rõ ràng

Ngụ ý tả thực sâu sắc

- Phẩm chất của người phụ nữ xưa: Số phận chìm nổi, long đong, lận đận bấp bênh giữa dòng đời xô đẩy không có quyền quyết định số phận của mik phải phụ thuộc vào kẻ khác. Mặc dù vậy nhưng người phụ nữ trong bài thơ này chấp nhận sự thua thiệt ở đời nhưng vẫn giữ được phẩm giá trong sạch thủy chung coi trọng tình nghĩa của mình

Chúc bạn học tốt ^.^

5 tháng 2 2018

- Cặp từ trái nghĩa đc sử dụng trong bài: bảy nổi ba chìm ( thành ngữ )

- Tác dụng:

Diễn tả chân thật phẩm giá của người phụ nữ

Bộc lộ phẩm chất của người phụ nữ một cách rõ ràng

Ngụ ý tả thực sâu sắc

- Phẩm chất của người phụ nữ xưa: Số phận chìm nổi, long đong, lận đận bấp bênh giữa dòng đời xô đẩy không có quyền quyết định số phận của mik phải phụ thuộc vào kẻ khác. Mặc dù vậy nhưng người phụ nữ trong bài thơ này chấp nhận sự thua thiệt ở đời nhưng vẫn giữ được phẩm giá trong sạch thủy chung coi trọng tình nghĩa của mình

Chúc bạn học tốt ^.^

11 tháng 4 2020

a.Một

B.số từ có tác dụng là biểu thị số lượng sự vật

4 tháng 2 2021

Đoạn thơ''Nào đâu những đêm vàng bên bở suối....Than ôi thờ oanh liệt nay còn đâu?''=> Sự tiếc nuối về quá khứ hùng hồn từng là vua muôn loài của chú hổ nay bị nhốt nằm bất lực trong cũi săt được bộc lỗ ro hơn qua từng câu chữ của tác giả nhấn mạnh.

Tham khảo nha bn