K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 5 2018

Lại một ngày nữa lại bắt đầu trên dải đất cọc cằn nhưng đầy tình yêu thương này. Vâng, và mảnh đất đó chính là nơi chôn rau cắt rốn của tôi, mang hai tiếng gọi thân thương khiến tôi không thể nào quên - Khánh Hòa. Sáng sớm, làn sương mù lạnh buốt đã bao quanh thôn xóm làng xa, chỉ còn lại một màu trắng phau, giăng tứ phía làm tôi chẳng thấy được rõ ràng những cảnh vật xung quanh. Càng về sau, mặt trời càng ló dạng, càng lên cao sau những ngọn đồi xanh biếc phía xa xa thì tôi mới cảm nhận được hết không khí buổi sáng trong lành trên mảnh đất của biển khơi. Cơn gió mát thoang thoảng bay trên những bông lúa mới chớm nở, mang hương vị của muối, của biển cả vào đất liền. Những cành cây còn ủ rũ sau trận mưa đêm qua giờ đây đã choàng tỉnh giấc, vươn lên khoe sắc đơm hoa. Những cơn sóng xô bờ tung bọt trắng xóa như những cô cậu bé tuổi mới lớn lon ton trên bãi biển mênh mang gió thổi. Ôi, nhưng sao tôi lại chú ý tới các chú làng chài da ngăm đen đang giăng buồm chuẩn bị ra khơi bắt cá. Buổi sáng tinh mơ đã bắt gặp những đoàn tàu rực rỡ màu sắc du ngoạn trên mặt nước xanh bao la. Khung cảnh buổi sáng tật đẹp làm sao! Tôi yêu lắm khung cảnh buổi sáng này, nó không đông đúc như Thành phố Hồ Chí Minh, không cổ kính như Hà Nội, cũng không nhộn nhịp như Đông bằng Sông Cửu Long, mà nó mang một chút dễ chịu từ biển cả, một chút yên bình từ thôn xóm và một chút hùng vĩ của núi rừng. Vâng, đó chính là buổi sáng của quê hương tôi, buổi sáng của Mẹ biển Đông bao la, buổi sáng của vùng đất thiêng liêng nhuộm đỏ dòng máu anh hùng, và nó mang tên "KHÁNH HÒA".

14 tháng 5 2018

Quê hương tôi giờ đây lúc nào cũng đẹp. Nhưng đẹp hơn cả vẫn là buổi bình minh vào sáng đầu xuân ở làng quê tôi.

Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Ông mặt trời lúc này vẫn còn say ngủ trong chiếc chăn mỏng của màn mây ấy thế mà mấy chú chim đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành hòa nhịp với loa pjongs thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào một ngày xuân mới. Tôi tung tăng chạy nhảy như một con sáo nhỏ ra đầu làng để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của làng quê. Một lúc sau, phía đằng đông, ông mặt trời thức dậy, vứt bỏ chiếc chăn mỏng, ông vươn vai, ban phát những tia nắng xuân vàng dịu xuống vạn vật. Tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân.

Cây nào cây ấy cũng đều chọn cho mình bộ quần áo đẹp nhất để đón chào xuân mới. Nhìn cảnh quê hương lúc này như một lẵng hoa đầy mầu sắc. Chúng như đang lượn vòng trong các cành cây, như đang nô đùa, nhảy nhót dưới ánh nắng của mùa xuân. Bên lũy tre, cạnh bờ ao, cô gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch chiếu xuống làm mặt ao lóng la lóng lánh như người ta vừa giát một mẻ vàng mới luyện song. Đứng giữa cánh đồng lúa, tôi như tưởng tượng mình đang lạc vào một thế giới cổ tích. Một mùa xuan đầy sức sống đang về trên quê hương tôi. Quê hương tôi thật đẹp phải không các bạn? Tôi mong ước quê mình mãi đẹp dưới sắc xuân.

Ôi, quê mình vào buổi sáng đầu xuân đẹp quá, đẹp quá đi! Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất yêu dấu này. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.

16 tháng 3 2021

bn viết sai chính tả à 

26 tháng 2 2021

Giữa dòng đời nhộn nhịp, có những lúc ta vui vẻ với thành công nhưng cũng có những khi buồn rầu, thất vọng vì vấp ngã. Khi ấy, có một nơi để về, một nơi để tiếp thêm sức mạnh để bạn bước tiếp chặng đường phía trước. Và với tôi, ngôi nhà là nơi chứa chở biết bao tình cảm đẹp.

Ngôi nhà của em nằm ở một vùng quê thanh bình, yên ả. Phía trước là dòng sông quê nước chảy hiền hòa quanh năm, phía sau nhà là cánh đồng bát ngát, bao la với những cơn gió mát rượi. Ngôi nhà của em không nằm ở ngay mặt đường mà phải đi qua một con ngõ nhỏ. Cách đây mấy năm, ông em trồng hai bên ngõ rặng hoa râm bụt đỏ tươi và một cây xoài to tỏa bóng mát nơi nơi. Được sửa sang cách đây hai năm nên ngôi nhà hiện tại khang trang và quy củ hơn nhiều.

Đó là một ngôi nhà hai tầng màu xanh dương nằm trọn dưới cây xoài cổ thụ. Bước vào trong nhà, đầu tiên chính là phòng khách khá rộng rãi và thoáng mát. Ở góc tường còn trang trí những lẵng hoa giả rất đẹp cùng với bức tranh "mã đáo thành công". Cùng với bộ bàn ghế gỗ, phòng khách toát lên vẻ đẹp giản dị mà truyền thống.

Ngay sau phòng khách chính là phòng ngủ của bố mẹ em. Là một người yêu hoa nên trong phòng mẹ thường để một lọ hoa hồng, vừa thơ mộng lại tỏa hương thơm dễ chịu. Trên bàn làm việc, mẹ em còn để những kỉ vật tình yêu cùng với bố.

Và cuối cùng là phòng ăn. Đây là nơi gia đình sum họp sau những ngày làm việc vất vả, cùng thưởng thức bữa cơm đầm ấm và cất tiếng cười về những câu chuyện vui. Mọi dụng cụ nhà bếp đều có đầy đủ từ dao, thớt, bát.... Một điều chú ý là phải luôn giữ cho các đồ dùng và thực phẩm sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn.

Cũng chính trong căn bếp này, mẹ em đã trổ tài nấu nướng với rất nhiều món làm mê lòng bố con em. Bên cạnh đó, mẹ còn dạy chị em em nấu những món ăn đơn giản.

Tầng hai ở trên không được rộng bằng tầng một, chỉ có phòng học và phòng ngủ của hai chị em em. Những giá sách bằng gỗ tự tay bố đóng là nơi chúng em để sách vở gọn gàng, ngăn nắp để dễ cho việc tìm kiếm. Trên bàn học em còn để tấm ảnh gia đình như nguồn động lực to lớn giúp em học tốt hơn. Ngoài ban công em còn trồng những loại cây bé xinh như hoa mười giờ, cây hoa đá....

Em rất yêu quý ngôi nhà của em. Đó là nơi em chập chững những bước đi đầu đời, nơi đong đầy những tình cảm yêu thương.

28 tháng 2 2021

Đối với mỗi người, ngôi nhà luôn là hình ảnh rất thân thuộc từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành. Bởi ngôi nhà là nơi lưu giữ những tình cảm tốt đẹp: tình yêu gia đình, và những kỷ niệm thời thơ ấu.

Ngôi nhà của em đã được xây dựng lâu lắm rồi, em nghe mẹ kể là từ khi ông bà nội còn sống. Nhà em được lợp lá cọ, và được ngăn làm 3 gian: gian giữa là phòng khách, bên cạnh là 2 phòng ngủ của bố mẹ và của em. Bếp nhà em thì được làm ở 1 gian riêng biệt. Nhà em rộng và mát lắm, giữa nhà có những cái cột rất to, cột đó để giữ cho nhà luôn vững chắc. Trên thân cột còn được khắc những chữ Hán rất tỉ mỉ, mẹ em bảo đó là những câu châm ngôn về gia đình mà ông nội em rất thích, ông đã tự tay khắc chữ đó lên cột với mong muốn tất cả các thế hệ trong gia đình đều thực hiện theo. Phòng khách nhà em chủ yếu dùng để thờ cúng tổ tiên và tiếp khách. Vào những dịp lễ Tết hoặc ngày rằm, mẹ em thường thắp hương và làm một mâm cơm canh để cúng ông bà tổ tiên. Cầu mong ông bà phù hộ cho gia đình. Gian giữa nhà em cũng có một bộ bàn ghế được làm bằng gỗ mà bố mẹ em dùng để tiếp khách. Mọi người đến nhà em chơi, ai cũng nói nhà em sạch sẽ và mát mẻ.

Phòng ngủ của bố mẹ em thì trang trí đơn giản lắm, có một chiếc giường, một chiếc tủ quần áo và một chiếc hòm nữa. Em nhớ có lần bố kể với em rằng cách đây 13 năm, đây là phòng cưới của bố mẹ, nó đã lưu giữ rất nhiều kỉ niệm cho đến ngày em chào đời. Chiếc hòm đó là nơi chứa đựng những kỷ niệm của bố mẹ thời còn yêu nhau, em chưa bao giờ được xem bên trong của nó vì bố bảo khi em lớn bố mới cho em xem. Thế nhưng em hiểu rằng, bố mẹ luôn yêu thương nhau và luôn dành cho em những điều tốt đẹp nhất.

Cạnh bên kia phòng khách là phòng ngủ của em. Em đã tự tay mình trang trí cho nó. Phòng em có một chiếc giường nhỏ, một chiếc tủ quần áo và một chiếc bàn học được đặt gần cửa sổ, bên trên tường là cái giá sách được em sắp xếp rất gọn gàng. Trên giường của em có nhiều thú bông lắm, đó là những món quà bố mẹ và bạn bè tặng cho em vào ngày sinh nhật. Chúng rất đáng yêu và luôn ở gần em khi em đi ngủ. Em luôn chăm chút cho chiếc bàn học thân yêu của mình bằng cách sắp xếp sách vở, đồ đạc ngăn nắp, để khi cần em có thể dễ dàng tìm thấy. Chiếc giá sách của em có 2 ngăn, ngăn đựng sách vở và ngăn đựng truyện tranh. Đó là những cuốn truyện em rất thích, em thường đọc nó mỗi khi học bài xong hoặc vào ngày nghỉ. Chúng đều là những người bạn rất thân thiết của em.

Được tách biệt với nhà chính là gian bếp, đây là nơi gia đình em thường tụ họp để cùng nhau ăn những bữa cơm đầm ấm. Mẹ em là người rất chu đáo nên mẹ là người luôn chăm sóc cho gian bếp nhỏ của gia đình. Em nhớ mẹ đã từng nói với em, căn bếp phải luôn gọn gàng, sạch sẽ thì mọi người mới có những bữa ăn ngon. Những chiếc xoong, nồi, hoặc bát, đĩa, đặc biệt là những chiếc lọ đựng gia vị được mẹ em để vào các ngăn tủ gọn gàng. Khi mẹ nấu ăn em cũng thường giúp mẹ chuẩn bị đồ và dọn mâm.

Xung quanh nhà em là vườn cây với nhiều loại hoa quả, đến mùa hè là em thoải mái thưởng thức. Nhà em tuy không khang trang và đầy đủ tiện nghi như những ngôi nhà ở thành phố mà em đã từng xem trên tivi, nhưng đối với em đó là nơi thân thuộc và đáng quý nhất. Ngôi nhà đó đã lưu giữ rất nhiều nét đẹp văn hóa gia đình từ thời ông bà em để lại. Em luôn trân trọng điều đó và em sẽ cùng bố mẹ chăm lo cho ngôi nhà mình để nó luôn sạch sẽ và sẽ luôn là tổ ấm của gia đình em.

21 tháng 2 2018

Thơ Võ Quảng mang đến cho các em những rung cảm tinh tế, nhẹ nhàng trước khung cảnh quen thuộc mà các em đang sống. Qua thế giới thắm tươi và sinh động của cỏ cây hoa lá, những con vật bé nhỏ, Võ Quảng dạy cho các em cách quan sát và khám phá những cái rất độc đáo, rất riêng biệt trong sinh hoạt hàng ngày. Đó là mầm non nho nhỏ đang nằm ép lặng im giữa thân cây chợt bật dậy giữa trời “khoác áo màu xanh biếc” khi mùa xuân đến. Đó là anh đom đóm với chấm sáng bé nhỏ quen thuộc với các em ở nông thôn “Anh đom đóm chuyên cần. Lên đèn đi gác”. Anh “Đi gác suốt đêm. Lo cho người ngủ”. Trong chuyến đi đó, đom đóm thấy bao điều lạ: “Bờ tre rèm rũ/ Yên giấc cò con/ Một đàn chim non/ Trong cây nổi ngáy/ Ao không động đậy/ Lau lách ngủ yên”.

Bài thơ “Ai dậy sớm” được nhiều trẻ em và cả người lớn thuộc. Có gì bâng khuâng xao xuyến khi buổi mai nhẹ nhàng đến với mọi người: “Ai dậy sớm/ Chạy lên đồi/ Cả đất trời/ Đang chờ đón...”. Thơ viết cho trẻ em của Võ Quảng giàu nhạc điệu, và nhờ nhạc điệu đó làm cho người đọc dễ thuộc, dễ nhớ, dễ cảm xúc, từ đó mà phát huy được chủ đề giáo dục. Các em có thể vừa đọc thơ vừa nhảy múa, vui chơi…

Ở văn xuôi, truyện của Võ Quảng viết cho nhiều lứa tuổi. Với lứa tuổi nhi đồng, ông viết truyện đồng thoại như “Cái mai”, “Bài học tốt”, “Những chiếc áo ấm”. Nhưng có lẽ phần phong phú nhất cũng là tâm huyết nhất là những truyện ông viết cho lứa tuổi thiếu niên. Có lẽ lứa tuổi sắp bước vào đời này có nhiều ước mơ, hoài bão, tác giả muốn trang bị cho các em hành trang đầy đủ hơn, muốn tâm sự với các em nhiều hơn. Tác phẩm của Võ Quảng cũng dài hơi hơn. Ông có 2 truyện vừa: Cái Thăng và Chỗ cây đa làng, viết về thiếu nhi tham gia kháng chiến chống Pháp, và đặc biệt là hai truyện dài Quê nội và Tảng sáng. Để viết Quê nội và Tảng sáng Võ Quảng đã phải chuẩn bị trên 10 năm. Ông huy động tất cả tuổi thơ của mình, một tuổi thơ đầy sống động và gần như được lưu giữ nguyên vẹn trong ký ức. Ông đã dày công làm đề cương, ghi chép các sự kiện, phong cảnh, nhân vật với tính cách và lời ăn tiếng nói cùng những câu ca dao, những phong tục địa phương…

Chúc bạn học giỏi!

12 tháng 12 2020

Thiên nhiên với bốn mùa luân chuyển trong một năm, cảnh vật như khoác lên mình những tấm áo nhiều sắc màu. Nếu mùa hạ là màu xanh tươi của cỏ cây, mùa thu là màu vàng của sắc lá trải ngập khắp con đường, mùa đông là cái lạnh của gió heo may ùa về thì mùa xuân là mùa của thiên nhiên như bừng tỉnh giấc sau một giấc ngủ đông dài. Xuân sang, những mầm lá non trỗi dậy trên những cành cây khẳng khiu. Tiếng chim non ríu rít gọi đàn, gọi hơi ấm mùa xuân về với  muôn loài. Phiên chợ ngày tết như đông đúc hơn, các bà các chị với những gánh hàng hoa rực rỡ sắc màu, những cuộc lá dong được chau chuốt cẩn thận để làm ra những chiếc bánh chưng thắm đượm sắc xanh dâng lên bàn thờ tổ tiên. Ở góc chợ là ông đồ lặng lẽ bên tờ giấy đỏ với những nét chữ tài hoa viết lên những điều cầu chúc may mắn cho người xin chữ. Xuân trong tôi là vậy, náo nức đến lạ thường. Sau này dù có đi xa, mùa xuân  trong tôi vẫn tràn ngập sắc hoa với những ngày cả gia đình đoàn tụ, ấm ấp yêu thương bên mâm cơm ngày tết.

1 tháng 2 2018

mi hỏi sai rồi uyên ạ...

1 tháng 2 2018

“Quê hương tôi có dòng sông xanh biếc
Nước gương trong soi bóng những hàng tre”
Mỗi lần đọc lại hai câu thơ này, lòng tôi lại không khỏi bồi hồi xúc động nhớ về dòng sông quê hương. Dòng sông được nhắc tới trong hai câu thơ của Tế Hanh dường như không phải là dòng sông của riêng quê ông nữa mà đã trở thành dòng sông của bất kì ai, dòng sông gần gũi chảy qua những xóm làng yên bình trên mảnh đất Việt Nam.

Dòng sông chảy qua làng tôi là một nhánh nhỏ của dòng sông Hồng. Nó chảy qua biết bao xóm làng, những đồng ruộng bao la, núi đồi xanh mướt rồi khi tới làng tôi, dòng sông như lặng đi trước vẻ đẹp của một miền quê thanh bình, hạnh phúc. Hai bên bờ là những rặng tre tươi tốt, ngọn tre như vươn cao mãi tới tận mây xanh. Tôi tưởng như tre là một người con gái điệu đà, đang soi bóng xuống mặt nước để chiêm ngưỡng nhan sắc của chính mình. Phía xa xa là những cánh đồng lúa rộng mênh mông bát ngát nhìn mãi không thấy điểm kết thúc. Chính dòng sông đã mang phù sa cùng dòng nước ngọt ngào như dòng sữa mẹ cung cấp cho những cánh đồng, để cây lúa lớn lên tươi tốt. Bờ sông cũng là một nơi lí tưởng để cho những chú trâu nghỉ ngơi, nhẩn nha gặm cỏ và uống nước. Những thảm cỏ xanh mềm mại là chỗ bọn trẻ con vẫn hay nô đùa, tổ chức những trò chơi nghịch ngợm như: rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột. Nô đùa chán chê, chúng lại nắm dài trên bãi cỏ, lặng ngắm mây trời và dòng sông lững lờ trôi. Mỗi mùa dòng sông lại mang một dáng vẻ khác nhau. Mùa xuân nước sông trong vắt như có thể nhìn thấy đáy, tưởng như nó là một bà mẹ hiền ấm áp đang dang tay che chở, ôm ấp cho cả xóm làng. Mùa hè mưa nhiều, nước sông dâng cao, đỏ ngầu như màu gạch non và cũng chảy xiết hơn thường lệ. Dòng sông ấy cũng gắn liền với bao kỉ niệm tươi đẹp của tuổi thơ tôi. Đó là những buổi chiều cùng bạn bè ra sông tắm mát, tiếng nói cười làm vang cả một khúc sông. Đó là niềm vui tuổi thơ khi dòng sông dành tặng cho chúng tôi những chiến lợi phẩm là một giỏ đầy cá, tôm. Đó là những buổi trưa ngồi ở bờ bên này ngóng mẹ đi chợ ở bờ bên kia trở về, hay đúng hơn là mong đợi được mẹ mua cho ít quà bánh, dù chỉ là chiếc bánh đa có rắc vừng hay vài quả cam, quả bưởi.

Dòng sông quê hương luôn sống mãi trong tâm trí tôi, trở thành nỗi khắc khoải khôn nguôi của những người con xa xứ. Dòng sông gắn liền với tuổi thơ cũng chính là hiện thân của quê hương biết bao thân thương, yêu dấu.
“Quê hương tôi có dòng sông xanh biếc
Nước gương trong soi bóng những hàng tre”
Mỗi lần đọc lại hai câu thơ này, lòng tôi lại không khỏi bồi hồi xúc động nhớ về dòng sông quê hương. Dòng sông được nhắc tới trong hai câu thơ của Tế Hanh dường như không phải là dòng sông của riêng quê ông nữa mà đã trở thành dòng sông của bất kì ai, dòng sông gần gũi chảy qua những xóm làng yên bình trên mảnh đất Việt Nam.

Dòng sông chảy qua làng tôi là một nhánh nhỏ của dòng sông Hồng. Nó chảy qua biết bao xóm làng, những đồng ruộng bao la, núi đồi xanh mướt rồi khi tới làng tôi, dòng sông như lặng đi trước vẻ đẹp của một miền quê thanh bình, hạnh phúc. Hai bên bờ là những rặng tre tươi tốt, ngọn tre như vươn cao mãi tới tận mây xanh. Tôi tưởng như tre là một người con gái điệu đà, đang soi bóng xuống mặt nước để chiêm ngưỡng nhan sắc của chính mình. Phía xa xa là những cánh đồng lúa rộng mênh mông bát ngát nhìn mãi không thấy điểm kết thúc. Chính dòng sông đã mang phù sa cùng dòng nước ngọt ngào như dòng sữa mẹ cung cấp cho những cánh đồng, để cây lúa lớn lên tươi tốt. Bờ sông cũng là một nơi lí tưởng để cho những chú trâu nghỉ ngơi, nhẩn nha gặm cỏ và uống nước. Những thảm cỏ xanh mềm mại là chỗ bọn trẻ con vẫn hay nô đùa, tổ chức những trò chơi nghịch ngợm như: rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột. Nô đùa chán chê, chúng lại nắm dài trên bãi cỏ, lặng ngắm mây trời và dòng sông lững lờ trôi. Mỗi mùa dòng sông lại mang một dáng vẻ khác nhau. Mùa xuân nước sông trong vắt như có thể nhìn thấy đáy, tưởng như nó là một bà mẹ hiền ấm áp đang dang tay che chở, ôm ấp cho cả xóm làng. Mùa hè mưa nhiều, nước sông dâng cao, đỏ ngầu như màu gạch non và cũng chảy xiết hơn thường lệ. Dòng sông ấy cũng gắn liền với bao kỉ niệm tươi đẹp của tuổi thơ tôi. Đó là những buổi chiều cùng bạn bè ra sông tắm mát, tiếng nói cười làm vang cả một khúc sông. Đó là niềm vui tuổi thơ khi dòng sông dành tặng cho chúng tôi những chiến lợi phẩm là một giỏ đầy cá, tôm. Đó là những buổi trưa ngồi ở bờ bên này ngóng mẹ đi chợ ở bờ bên kia trở về, hay đúng hơn là mong đợi được mẹ mua cho ít quà bánh, dù chỉ là chiếc bánh đa có rắc vừng hay vài quả cam, quả bưởi.

Dòng sông quê hương luôn sống mãi trong tâm trí tôi, trở thành nỗi khắc khoải khôn nguôi của những người con xa xứ. Dòng sông gắn liền với tuổi thơ cũng chính là hiện thân của quê hương biết bao thân thương, yêu dấu.
 

20 tháng 2 2018

đây là giải toán chứ đâu phải giải văn đâu mà đưa lên đây ^^'

20 tháng 2 2018

Nhắc đến văn xuôi của Võ Quảng, nhà nghiên cứu Phong Lê từng đánh giá “Quê nội” và “Tảng sáng” của ông xứng đáng xếp vào loại hay nhất trong kho tàng văn học thiếu nhi Việt Nam.

Lấy bối cảnh của những năm kháng chiến chống Pháp, “Quê nội” của nhà văn Võ Quảng là câu chuyện xảy ra tại chính quê hương mình, với hai nhân vật chính tham gia vào tất cả các sự kiện là chú bé Cục và Cù Lao. Ở đó còn có những phận người “đang rỉ ra, đang mục đi” như bà Hiến cả đời ở đợ, ông Bốn Rị chuyên bán thịt chó đã được cách mạng trả lại vị thế làm người.

Trên nền của làng quê ấy, Võ Quảng cũng khắc họa một lớp người đang hăm hở theo cách mạng. Đó là anh Bốn Linh, chú Năm Mùi, chị Ba, anh Bảy Hoành bận bịu với việc nước, việc nhà mà trong lòng vẫn vui phơi phới; là ông Bảy Hóa một thời tha phương không kiếm nổi miếng ăn, bây giờ “đất nước độc lập” về quê sung vào tự vệ quyết một phen sống mái với bọn thực dân nếu chúng dám quay lại bờ sông Thu Bồn này. Tất cả họ hòa vào cách mạng với lòng nhiệt tình và cả bằng niềm tin nhiều khi rất ngây thơ. Qua câu chuyên của thằng Cục với chị Ba, ta có thể thấy rõ niềm tin trong trẻo ấy: “Cũng chỉ ngày mai ngày kia thôi, ruộng đất sẽ về tay nông dân, nhà  máy, hầm mỏ về tay công nhân. Nhà ta khỏi ăn cơm gạo bắp, chị Ba ăn cái gì chị Ba thích, cần xài bao nhiêu cũng được, ăn tiêu tùy cần, làm việc tùy sức”. Hay như việc Cục và Cù Lao luôn tin rằng một ngày tàu bay của Liên Xô chở xi măng, sắt thép qua thì làng Hòa Phước cũng sẽ có nhiều nhà cao tầng như… thành phố.

Dường như trong hình ảnh của Cục và Cù Lao, người đọc như tìm được tất cả những gì sống động, hồn nhiên nhất của tuổi thơ. Mỗi người có một tuổi thơ khác nhau, nhưng chắc hẳn ai cũng có ít nhiều cái ngộ nghĩnh, cái tinh nghịch, cái khôn ranh vụng dại một thời ấy nhưng đều có chung một mong muốn là làm được nhiều việc tốt, muốn được khẳng định về nhân cách, muốn nhanh chóng trở thành người lớn, được giao những việc quan trọng... Ở Cục và Cù Lao, Võ Quảng đã phát hiện ra một cái gì thật nghiêm trang nhưng cũng thật điển hình cho cả một thế hệ trẻ thơ, trong cái vẻ riêng ngộ nghĩnh không lặp lại.

Không hề nhào nặn lại lịch sử, nhưng dưới ngòi bút của Võ Quảng mọi thể hiện đều có mức độ. Có một tí gì mỉa mai, vừa nhẹ nhàng vừa thân ái gửi gắm vào bài diễn thuyết của một cán bộ cơ sở-Năm Mùi. Năm Mùi đấu tranh cho cách mạng và hiểu rõ bà con trong làng xóm của mình. Những lời nói của Năm Mùi không phải những châm ngôn từ sách vở, cũng không hề tỏ ra khoe khoang mà ngược lại, trong nhiều trường hợp Năm Mùi còn thể hiện kinh nghiệm, sự hiểu biết về cuộc sống và con người. Do đó, đây là câu chuyện viết về một địa phương nhưng cũng là chuyện của cả nước, của lịch sử dân tộc.

Theo nhà nhơ Thanh Quế, “Để viết “Quê nội” và “Tảng sáng”, Võ Quảng đã phải chuẩn bị trên 10 năm. Ông đã huy động tất cả tuổi thơ của mình, một tuổi thơ đầy sống động và gần như được lưu giữ nguyên vẹn trong ký ức. Ông đã dày công làm đề cương, ghi chép các sự kiện, phong cảnh, nhân vật với tính cách và lời ăn tiếng nói cùng những câu ca dao, những phong tục địa phương…”. Có lẽ vì vậy mà ngay sau khi ra đời, “Quê nội” đã có sức ảnh hưởng không nhỏ tới bạn đọc Việt Nam cũng như bạn đọc thế giới, đặc biệt là người Pháp qua bản dịch của Alice Kahn.

Những vần thơ của Võ Quảng bình dị nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống thường ngày. (Bìa tập thơ Anh Đôm đóm)
Những vần thơ của Võ Quảng bình dị nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống thường ngày (bìa tập thơ Anh Đom đóm).

Nhà văn của tuổi thơ - nhà thơ của tuổi hoa

Nổi tiếng với “Quê nội” và “Tảng sáng” nên ít người biết Võ Quảng bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn học của mình từ những bài thơ viết cho lứa tuổi nhi đồng. Những vần thơ đã in đậm trong tâm hồn thiếu nhi nhiều thế hệ như “-Cốc, cốc, cốc/ - Ai gọi đó?/ - Tôi là Thỏ/ - Nếu là Thỏ/ Cho xem tai…” (Mời vào); “Mặt trời gác núi/ Bóng tối lan dần/ Anh đóm chuyên cần/ Lên đèn đi gác/ Theo làn gió mát/ Anh đi suốt đêm/ Lo cho người ngủ/ Bờ tre rèm rủ/ Yên giấc cò con/ Một đàn chim non/ Trong cây nổi ngáy/ Ao không động đậy/ Lau lách ngủ yên… (Anh Đom đóm). Những bài thơ bình dị nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống thường ngày. Trước những quang cảnh quen thuộc xung quanh cuộc sống của trẻ em nông thôn, Võ Quảng đã dạy cho các em thiếu nhi có được sự quan sát, khám phá rất riêng của tuổi thơ, truyền cho các em thiếu nhi lòng yêu thương thế giới cỏ cây, loài vật, từ đó hướng tới yêu cái thiện, các đẹp trong cuộc sống thường ngày.

Đến với văn học thiếu nhi khá muộn, nói như ông Nguyễn Huy Thắng, Phó giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng: “Võ Quảng đến với văn học thiếu nhi khi đã 37 tuổi, tuy có hơi muộn, nhưng đã đến là ở lại mãi mãi, và cho đến hết đời, chỉ chuyên tâm làm một việc: Viết cho các em”. Thế nên, trong các tác phẩm của mình, cả thơ và văn xuôi, ở thể loại nào, Võ Quảng cũng dành hết tâm hồn và tài năng trong đó.

Với độ tuổi nhi đồng, ngoài những vần thơ ngộ nghĩnh, ông còn có những câu chuyện đồng thoại hồn nhiên, lý giải các hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống theo cách đơn giản và dễ hiểu nhất như: “Cái mai”, “Bài học tốt”, “Những chiếc áo ấm”… Câu truyện nào, vần thơ nào cũng tràn ngập một tình yêu thiên nhiên với cây cỏ, chim muông xung quanh cuộc sống thường ngày. Cứ như vậy, ông góp phần làm giàu đời sống tinh thần của con người, bắt đầu từ tuổi thơ. Những câu chuyện của ông rất bình thường, nhưng với giọng văn ngộ nghĩnh, hóm hỉnh lại rất giàu tính giáo dục. Đây là điều mà ít nhà văn, nhà thơ nào làm được.

Gần 50 năm gắn bó với đề tài văn học thiếu nhi, Võ Quảng đã để lại cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam nhiều tác phẩm giá trị. Lúc sinh thời, ông đã từng nói: “Thơ có nhiệm vụ phải ghi sâu vào tâm hồn các em tất cả bức tranh đậm đà của đất nước, từ những sự kiện to lớn nhất, cho đến những việc nhỏ nhất, bóng dáng một cánh cò bay, hình ảnh sóng lúa rợp rờn, cây đa, bến nước, tất cả vẻ đẹp của núi sông, đó là lớp phù sa mỡ màng, trên đó mọc lên xanh tươi tình yêu Tổ quốc”. Có lẽ vì thế mà những vần thơ, những trang viết của ông đến giờ vẫn không thấy cũ.

Chân dung nhà văn, nhà thơ Võ Quảng
Chân dung nhà văn, nhà thơ Võ Quảng

Võ Quảng (1920-2007), sinh ngày 1 tháng 3 năm 1920, tại xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Năm 1935, trong khi đang theo học Tú tài ở Quốc học Huế, ông tham gia tổ chức Thanh niên Dân chủ ở Huế; năm 1939 làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ở Huế. Tháng 9 năm 1941, bị chính quyền Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ, sau đó bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở quê nhà. 

Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 nổ ra, ông được chính quyền Việt Minh cử làm ủy viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng. Khi quân Pháp tái chiếm Nam Bộ, ông được cử vào chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến thành phố Đà Nẵng. Từ năm 1947 đến 1954, làm Hội thẩm chính trị (tức là Phó Chánh án) tòa án quân sự miền Nam Việt Nam. Thời gian này, ông cũng có sáng tác một số tác phẩm dành cho thiếu nhi.

Sau khi tập kết ra Bắc, ông được điều về công tác ở chức vụ Ủy viên Ban nhi đồng Trung ương, phụ trách văn học cho thiếu nhi. Ông là một trong những người tham gia sáng lập và từng giữ chức Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng. Một thời gian sau đó, ông được cử làm Giám đốc Xưởng phim hoạt hình Việt Nam. Năm 1965, ông được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1968, ông về công tác tại Bộ Văn hóa. Năm 1971, về Hội nhà văn Việt Nam, được phân công làm Chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi - Hội nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ này đến khi về hưu.

Sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu tập trung về đề tài thiếu nhi. Ông cũng là người đầu tiên dịch tác phẩm Don Quixote sang tiếng Việt dưới bút danh Hoàng Huy năm 1959.

Năm 2007, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

đây là tất cả những j mk bt về nhà văn võ quảng.

4 tháng 11 2017

Thấm thoát đã hơn bốn năm học trôi qua dưới mái trường thân yêu, vậy mà giờ đây những kỉ niệm buồn vui của năm tháng học trò cũng sắp trôi đi. Ngôi trường vẫn còn đó, vẫn lặng lẽ dõi theo từng lũ học trò chúng em học hành, đùa giỡn và cùng em bước đi trên con đường học tập.

Nhìn từ xa, ngôi trường như được khoác lên mình một chiếc áo màu màu vàng nhạt nhưng khi ánh nắng chiếu xuống làm cho chiếc áo ấy trở nên rực rỡ hơn. Mái tôn màu cam hòa lẫn với màu sơn hồng đậm của những bức tường tạo nên một phong cảnh đầy màu sắc. Khi đến gần, chúng ta sẽ bắt gặp ngay dòng chữ: "Trường tiểu học Nguyễn Văn Hưởng" được làm bằng đá hoa cương. Dù đã nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào, bao cái nắng nóng chói chang, vậy mà ngôi trường chẳng thay đổi là bao. Chiếc cổng sắt màu xám lúc nào cũng dang tay, mở rộng như vòng tay của một người mẹ lúc nào cũng sẵn sàng đón chào những đứa con thân yêu vào trường. Đối với em, ngôi trường này không nguy nga và tráng lệ như một tòa lâu đài mà chỉ đơn sơ nhưng vẫn giữ đầy nét trang nghiêm và thân thiện lạ thường. Sân trường được lát bằng đan, các bạn có biết, nơi đây chúng mình có thể chạy thỏa thích mà không sợ trượt chân đấy. Hai hàng cây xanh xoè tán rộng, làm bóng râm cho những bạn học sinh đứng chờ bố mẹ. Những chú chim từ phương nào bay đến đậu trên những cành cây hót líu lo chờ nắng sớm ban mai của ông mặt trời. Hàng ghế đá xếp dài gần các lớp học dể chúng em ngồi tâm sự với nhau sau mỗi tiết học căng thẳng, mệt mỏi. Sân trường còn là nơi các bạn học sinh và thầy cô sinh hoạt với nhau trong lễ chào cờ. Dãy hành lang xây dựng giống hình chữ U. Dọc các dãy hành lang, các lớp học được trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh và dễ thương. Các tủ sách di động được thầy Hiệu trưởng đặt để các em được đọc những quyển truyện rất hay và hấp dẫn. Mỗi phòng học được trang trí đẹp với nhiều sáng tạo và mang phong cách riêng của mỗi lớp. Lớp thì treo những chậu cây lơ lửng trên cửa sổ, lớp thì trang trí những bông hoa và những hình dáng con cá trên bức tường tạo nên một bức tranh sắc màu rực rỡ làm cho ngôi trường thân thuộc đến lạ kì.

Em yêu ngôi trường này lắm. Mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Những kỉ niệm, những khoảnh khắc đáng nhớ về ngôi trường về bạn bè, thầy cô không bao giờ em quên. Rồi một ngày em sẽ phải đến một ngôi mái trường mới nhưng ngôi trường Nguyễn Văn Hưởng vẫn không phai nhòa trong tâm trí em.

4 tháng 11 2017

 Ngôi trường đã gắn bó với em suốt năm năm qua là trường Tiểu học Song Ngữ. Biết bao kỉ niệm tại ngôi trường dầu yêu này vẫn còn đọng lại trong ký ức em.

   Trường em thuộc địa bàn phường 9, nằm trên con đường Lương Thế Vinh. Nhìn từ xa, ngôi tường sừng sững như một tòa lâu đài đồ sộ. Mái ngói lợp đỏ tươi, thấp thoáng sau những hàng cây tươi mát. Tiến lại gần, cổng trường to cao như người khổng lồ dang rộng hai tay chào đón các cô cậu học trò. Tấm thảm tên lớp gắn trên cổng , nổi bật hàng chữ màu trắng: Trường Tiểu học Song Ngữ. Bước vào sân trường là đường hiệu bộ quét xi măng nhan. Ngôi trường khoác trên mình một bộ áo trắng phau láng mịn như được mặc thêm lớp màn bảo vệ. Sân trường được lát gạch bông màu xanh và vàng xen kẽ nhau trông thật đẹp mắt. Giữa sân là cột cờ cao chót vót, lá cờ đỏ sao vàng kiêu hãnh bay phấp phới trong gió như muốn nhắc nhở chúng em học tập thật giỏi để không phụ lòng các anh hùng đã hi sinh cho tổ quốc. Trước của lớp học trồng rất nhiều hoa, nào là hoa cúc, hoa hồng, chúng đua nhau khoe sắc, sắc hoa rực rỡ đã tô thêm vẻ đẹp cho ngôi trường thêm sinh động. Những cây bàng, cây phượng xòe lá xum xuê  rợp mát cả một góc sân trường. Các lớp học tiếp nối theo một hình chữ U, cửa ra vào làm bằng sắt sơn xám, còn cửa sổ làm bằng sắt gắn thêm tấm kính trong suốt có thể nhìn ra bên ngoài. Bàn ghế xếp rất ngay ngắn làm lớp học thêm khang trang. Trên đầu tường mỗi lớp có treo ảnh Bác Hồ cùng với khẩu hiệu: "Dạy tốt. Học tốt". Khẩu hiệu này luôn  nhắc thầy trò chúng em thi đua học tốt, dạy tốt, đạt kết quả cao trong học tập.

   Trường học chính là ngôi nhà thứ hai của em. Hằng ngày đến trường, em thấy nơi đây thân thuộc quá. Nghĩ tới lúc phải xa trường, chia tay thầy cô, xa các bạn thân yêu, lòng em nôn nao làm sao và chỉ muốn thời gian trôi chậm lại.