K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2017
Câu 1:Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn :

- Do truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến của nhân dân ta, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

- Do sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đã có những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, đã biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.

Câu 2:Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hoá dân tộc ?

- Ban bố "Chiếu lập học", các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học ; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước
Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc
- Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
- Ra "Chiếu khuyến nông" để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
- Ban bố "Chiếu lập học", các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học ; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
Chính sách quốc phòng, ngoại giao
- Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe doạ ; phía Bắc, Lê Duy Chí vẫn lén lút hoạt động ờ biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định. Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch. Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh ; có chiến thuyền lớn chở được voi chiến hoặc 500 - 600 lính.
- Chính sách ngoại giao đối với nhà Thanh : mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Đối với Nguyễn Ánh, Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn để tiêu diệt,



1 tháng 5 2017

Câu 3:​SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA DÂN TỘC CUỐI THẾ KỶ XVIII- NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX.

I. VĂN HỌC , NGHỆ THUẬT .

1. Văn học :

Văn học dân gian phát triển phong phú, nhiều thể lọai, phản ảnh cuộc sống tâm tư, nguyện vọng , đặc biệt văn học Nôm phát triển đến đỉnh cao:

+ Truyện Kiều của Nguyễn Du - phản ảnh bất công và tội ác của xã hội phong kiến .

+Tác phẩm Chinh Phụ Ngâm của bà Đòan thị Điểm : bênh vực phụ nữ, đề cao nhân phẩm và vẻ đẹp của người phụ nữ.

+ Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều .

+ Thơ của Bà Huyện Thanh Quan : ca ngợi phong cảnh thiên nhiên, thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà .
+Thơ Hồ Xuân Hương châm biếm , đả kích sâu cay, chĩa mũi nhọn vào thói hư tật xấu của xã hội đương thời , bênh vực quyền sống của người phụ nữ,

+ Thơ của Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, truyện Nôm khuyết danh .

2. Nghệ thuật :

-Văn nghệ dân gian phát triển phong phú :

* Sân khấu, tuồng, chèo, hát quan họ, trống quân.

* Tranh dân gian: tranh Đông Hồ thể hiện tinh thần thượng võ , cuộc sống lao động giản dị , ấm no, truyền thống hào hùng .

-Kiến trúc : chùa Tây Phương , chùa Hương Tích , cung điện ,lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở Huế , Khuê văn Các ở Văn Miếu – Hà Nội.

-Nghệ thuật tạc tượng, đúc đồng như 18 tượng vị tổ ở chùa Tây Phương , 9 đỉnh đồng lớn ở Huế . Năm 1993 UNESCO công nhận cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới .

II. GIÁO DỤC , KHOA HỌC, KỸ THUẬT .

1. Giáo dục , thi cử :

-Thời Tây Sơn : vua Quang Trung ra Chiếu lập học. chấn chỉnh lại việc học tập, thi cử , mở trường công, đưa chữ Nôm vào thi cử .

-Nhà Nguyễn : Quốc Tử Giám đặt ở Huế lấy con em quan lại , những người học giỏi vào học ; lập “Tứ dịch quán” để dạy tiếng Pháp, Thái Lan.

2. Sử học, địa lý, y học :

* Lịch sử , địa lý :

+ Đại Việt sử ký tiền biên.

+ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương mục .

+ Đại Nam thực lục, Đại Nam Liệt truyện .

+ Nhà bác học Lê Quý Đôn : Đại Việt Thông Sử , Phủ Biên Tạp Lục ;Kiến văn tiểu lục , Vân Đài lọai ngữ .

+ Phan Huy Chú : Lịch triều hiến chương lọai chí .

+ Nhất Thống Địa Dư Chí của Lê Quang Định .

+ Gia Định thành thông chí của Trịnh Hòai Đức .

+ Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tỉnh : “Gia Định Tam Gia” là học trò của Võ Trường Toản.

+ Y học dân tộc có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh .

3. Những thành tựu về kỹ thuật: được mở rộng như làm đồng hồ , kính thiên lý , chế tạo máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước , tàu thủy chạy bằng hơi nước , chứng tỏ khả năng sáng tạo của nhân dân ta , nhưng không được nhà nước khuyến khích .

Câu 4:Các thành tựu khoa học - kĩ thuật ở các thế kỉ XVI - XVIII .

Các thành tựu khoa học - kĩ thuật ở các thế kỉ XVI - XVIII :

Lĩnh vực

Thành tựu tiêu biểu

Sử học

Bên cạnh các bộ sử cửa nhà nước, xuất hiện nhiểu bộ sử của tư nhân như Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục...

Địa lí

Có tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư

Quân sự

Có tập Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ

Triết học

Có mội số bài thơ, tập sách của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn

Y học

Có bộ sách y dược của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Kĩ thuật

Biết dùng súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành lũy

— Nhận xét :

+ Những thành tựu khoa học đã diễn ra trên nhiều lĩnh vực hơn các thế kỉ trước, có nhiều tác phẩm có giá trị.

+ Do những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời đã làm cho khoa học tự nhiên không có điều kiện phát triển. Trong lĩnh vực kĩ thuật, việc ứng dụng những thành tựu từ bên ngoài cũng chủ yếu dừng lại ở việc chế tạo thử chứ chưa phát triển.

* Về kinh tế:

- Nông nghiệp:

+ Ban hành “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.

=> Mùa màng trở lại phong đăng, năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình.

- Thủ công nghiệp và thương nghiệp:

+ Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế.

+ Yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chơi búa.

=> Hàng hóa được lưu thông, không bị ngưng đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân. Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.

* Về văn hóa, giáo dục:

- Ban bố Chiếu lập học, các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.

- Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.

- Giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, làm tài liệu học tập.

=> Quang Trung đề cao việc phát triển giáo dục, muốn tiến tới thay thế tài liệu học tập bằng tiếng mẹ đẻ, thoát li khỏi sự lệ thuộc vào văn tự nước ngoài.

 


 

30 tháng 4 2021

quân thanh xâm lược nước ta như thế nào?

20 tháng 5 2021

+Nguyên nhân thắng lợi.

+Sự lãnh đạo tài tình của vua, quan nhà Trần,Lý tiêu biểu là Trần Quốc Tuấn thời Trần với những chiến thuật tài giỏi,có bộ tham mưu sáng suốt.

+Sự đoàn kết của nhân dân

+ Nhân dân ta có truyền thống yêu nước ,tinh thần quyết chiến đánh giặc đã tham gia ,giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi sự khó khăn

+Biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù 

6 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

 

a) Phục hồi kinh tế

* Nông nghiệp

- Ban hành Chiếu khuyến nông đề giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.

- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế .

* Thủ công nghiệp: Nghề thủ công phát triển.

* Thương nghiệp

- Yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chợ búa.

- Giao lưu, buôn bán được phục hồi.

Mục b

b) Xây dựng văn hóa dân tộc

* Văn hoá, giáo dục

- Ban Chiếu lập học.

- Khuyến khích mở trường học ở các huyện, xã.

- Đưa chữ Nôm trở thành chữ viết chính thức.

- Lập Viện Sùng chính do Nguyễn Thiếp làm Viện trưởng, dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, dùng làm tài liệu học tập.

=> Tác dụng: Kinh tế phục hồi nhanh chóng, xã hội dần dần ổn định.

6 tháng 7 2021

+ Phục hồi kinh tế

* Nông nghiệp

- Ban hành Chiếu khuyến nông đề giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.

- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế .

* Thủ công nghiệp: Nghề thủ công phát triển.

* Thương nghiệp

- Yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chợ búa.

- Giao lưu, buôn bán được phục hồi.

+ Xây dựng văn hóa dân tộc

* Văn hoá, giáo dục

- Ban Chiếu lập học.

- Khuyến khích mở trường học ở các huyện, xã.

- Đưa chữ Nôm trở thành chữ viết chính thức.

- Lập Viện Sùng chính do Nguyễn Thiếp làm Viện trưởng, dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, dùng làm tài liệu học tập.

\(\Rightarrow\) Tác dụng: Kinh tế phục hồi nhanh chóng, xã hội dần dần ổn định.

10 tháng 5 2016

bạn vào tìm kiến ý nó sẽ chả lời cho 

10 tháng 5 2016

minhf vừa vào câu hỏi của bạn xong cũng có đấy ở trên đỉnh đầu ú

18 tháng 3 2022

REFER

Nguyên nhân thắng lợi:

- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.

- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.

- Có sự lãnh đạo của các vua với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.

Ý nghĩa:

- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.

- Để lại nhiều bài học quý báu về củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.

- Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.

18 tháng 3 2022

Tham khảo

hoc247

 

Nguyên nhân thắng lợi:

- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.

- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.

- Có sự lãnh đạo của các vua với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.

18 tháng 3 2022

Tham khảo

1. Nguyên nhân

- Tại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp của họ Nguyễn, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài. ⟹ Năm 1627, lo sợ thế lực họ Nguyễn lớn mạnh, chúa Trịnh đem quân đánh vào Thuận Hóa, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.

Tính chất: Phi ngĩa vì là một chiến tranh tranh giành quyền lực và đẻ lại hậu quả lâu dài cho đất nước.

 Hậu quả Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn:

- Đất nước bị chia cắt thành hai miền Đàng Trong và Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ. Nhân dân hai miền li tán, đói khổ, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước.

+ Ở Đàng Ngoài: “Chúa Trịnh” nắm mọi quyền hành, vua Lê chỉ là bù nhìn. Sử gọi là "vua Lê - chúa Trịnh".

2.

Bảng tóm tắt về tình hình kinh tế, văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVII - XVIII:

 

 

 

 

 

Kinh tế

* Nông nghiệp:

- Đàng Ngoài: nông nghiệp trì trệ, vua quan không quan tâm đến ruộng đất.

- Đàng Trong: rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,…

* Thủ công nghiệp:

- Ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phát triển.

- Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An),…

* Thương nghiệp:

- Các chợ làng, chợ huyện được xây dựng, việc giao lưu buôn bán với các thương nhân châu Á, châu Âu được đẩy mạnh.

- Xuất hiện thêm nhiều thành thị.

 

 

 

Văn hóa

* Tôn giáo:

- Từ thế kỉ XVI, xuất hiện đạo Thiên Chúa giáo.

* Chữ viết:

- Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được ra đời.

* Văn học và nghệ thuật:

- Văn học: Xuất hiện nhiều tác phẩm chữ Nôm, tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,... Văn học dân gian có nhiều thể loại.

- Nghệ thuật: phát triển đa dạng như chèo tuồng, hát ả đào,...         

* Điểm mới:

- Kinh tế công - thương nghiệp phát triển mạnh mẽ.

- Thiên Chúa giáo được truyền bá vào nước ta.

- Chữ Quốc ngữ ra đời.

- Nhiều loại hình nghệ thuật dân gian ra đời và phát triển,...

 

18 tháng 3 2022

1. Nguyên nhân

- Tại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp của họ Nguyễn, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài. ⟹ Năm 1627, lo sợ thế lực họ Nguyễn lớn mạnh, chúa Trịnh đem quân đánh vào Thuận Hóa, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.

Tính chất: Phi ngĩa vì là một chiến tranh tranh giành quyền lực và đẻ lại hậu quả lâu dài cho đất nước.

 Hậu quả Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn:

- Đất nước bị chia cắt thành hai miền Đàng Trong và Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ. Nhân dân hai miền li tán, đói khổ, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước.

+ Ở Đàng Ngoài: “Chúa Trịnh” nắm mọi quyền hành, vua Lê chỉ là bù nhìn. Sử gọi là "vua Lê - chúa Trịnh".

2.

Bảng tóm tắt về tình hình kinh tế, văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVII - XVIII:

 

 

 

 

 

Kinh tế

* Nông nghiệp:

- Đàng Ngoài: nông nghiệp trì trệ, vua quan không quan tâm đến ruộng đất.

- Đàng Trong: rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,…

* Thủ công nghiệp:

- Ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phát triển.

- Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An),…

* Thương nghiệp:

- Các chợ làng, chợ huyện được xây dựng, việc giao lưu buôn bán với các thương nhân châu Á, châu Âu được đẩy mạnh.

- Xuất hiện thêm nhiều thành thị.

 

 

 

Văn hóa

* Tôn giáo:

- Từ thế kỉ XVI, xuất hiện đạo Thiên Chúa giáo.

* Chữ viết:

- Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được ra đời.

* Văn học và nghệ thuật:

- Văn học: Xuất hiện nhiều tác phẩm chữ Nôm, tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,... Văn học dân gian có nhiều thể loại.

- Nghệ thuật: phát triển đa dạng như chèo tuồng, hát ả đào,...         

* Điểm mới:

- Kinh tế công - thương nghiệp phát triển mạnh mẽ.

- Thiên Chúa giáo được truyền bá vào nước ta.

- Chữ Quốc ngữ ra đời.

- Nhiều loại hình nghệ thuật dân gian ra đời và phát triển,...