K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2017
Diễn đàn Địa điểm Ô tô Du lịch
  • Trang chủ
  • Lớp 1
  • Lớp 2
  • Lớp 3
  • Lớp 4
  • Lớp 5
  • Lớp 6
  • Lớp 7
  • Lớp 8
  • Lớp 9
  • Lớp 10
  • Lớp 11
  • Lớp 12
  • Hỏi đáp tổng hợp
Mocnoi › Thảo luận › Kiến thức văn học 18/03/2014

Thuyết trình trại 26/3 của lớp 7G mìh nè

Hà Thu

Hà Thu 18/03/2014, 17:43 Thuyết trình trại 26/3 của lớp 7G mìh nè
  • Trình bày suy nghĩ của anh chị về hiện tượng học lệch của học sinh cấp 3 đặc biệt là học sinh cuối
  • [Giúp đỡ] Bài thuyết trình 26/3
  • Thuyết trình về ngày mùng 8-3

Kính thưa........

Mục đích chính của việc cắm trại là hoạt động cần thiết trong giáo dục ngoại khóa, là dịp để chúng em có thể cùng sinh hoạt tập thể, giúp chúng em có những giây phút vui chơi, giải trí sau những tháng ngày học tập căng thẳng.. Quan trọng hơn, đây còn là dịp để chúng em cùng nhau ôn lại truyền thống của Đoàn , có thêm những hiểu biết về Đoàn ta. Cũng chính vì những lí do đó, chúng em không đầu tư quá mức vào việc làm trại mà gây nên lãng phí, cũng như ảnh hưởng đến việc học hành. Dù vậy, tất cả các thành viên chi đội 7G đều cố gắng, cùng nhau góp sức để xây nên ngôi nhà chung này. Tuy có phần đơn sơ, giản dị với những vật liệu có sẵn, nhưng tràn đầy ý nghĩa, tượng trưng cho tình đoàn kết keo sơn bền chặt của chi đội. Và giờ đây! Xin mời quý ban giám khảo cùng các thầy cô hướng mắt nhìn về cổng trại của lớp chúng em! Trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, đã xuất hiện rất nhiều những anh hùng, thiếu niên, sẵn sàng hi sinh thân mình để gìn giữ non sông, tổ quốc. như Trần Quốc Toản, La Văn Cầu, Kim Đồng, Võ Thị Sáu .... Và có một đóa hoa cháy sáng rực trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đã tự đốt mình để lao vào phá hủy một kho xăng giặc. Hôm nay, trại chúng em vinh dự được mang tên anh - Lê Văn Tám! Không biết đã từ bao lâu rồi! Khi còn quàng trên vai chiếc khăn đỏ thắm của Đội TNTPHCM, chúng em đã được nghe được những lời ca còn vang vọng đâu đây:” Em nhớ nhất một chuyện năm xưa! Ở miền Nam, một ngày kia bỗng kho xăng giặc cháy tan tành! Ai đã ghi công đầu nơi đây thật oanh liệt ! Tuổi 13 chính tên gọi Lê Văn Tám!” Lời bài hát gợi trong lòng mỗi chúng em có cái gì đó thật nghẹn ngào với cảm xúc dâng đầy! Ngay những ngày còn là đội viên, chúng em đã biết đến tấm gương sáng của anh! Đã dám xả thân vì nghiệp lớn giải phóng dân tộc khi chỉ mới 13 tuổi! Dẫu giờ đây anh đã hòa mình vào hồn sông núi! Nhưng hình ảnh ngọn đuốc sáng” vẫn còn tồn tại mãi mãi trong lòng mỗi người Đội viên, Đoàn viên chúng em!Tên anh được đặt trang trọng ngay giữa cổng trại với màu đỏ rực như ngọn lửa đang cháy mãnh liệt trên nền màu xanh thanh niên thể hiện ý chí đấu tranh, tinh thần yêu nước bất khuất của anh mãi mãi trường tồn cùng các thế hệ Đoàn viên! Đôi bàn tay phía dưới chỉ sự đón nhận một cách trân trọng công ơn của anh, đã hi sinh xương máu của mình để đổi lấy sự tự do, hạnh phúc cho thế hệ sau này! Đôi bàn tay như nâng ngọn lửa lên cao hơn thể hiện sự quyết tâm cố gắng noi theo tấm gương của anh. Trên cao nhất là chiếc huy hiệu của Đoàn TNCSHCM như ánh sáng Mặt Trời! Soi sáng đường đi cho các thế hệ Đoàn viên vững bước tiến tới! Khung trại có dạng………………….! Tượng trưng cho đôi cánh của những chú chim đầu đàn đang dang rộng ra như chuẩn bị bay vào trời xanh! Giống như thế hệ thanh niên ngày nay! Càng phải ra sức nỗ lực học tập để hội nhập quốc tế, để sánh vai với các cường quốc năm châu!

Tiếp theo mời ban giám khảo và quý thầy cô cùng vào trong để tham quan trại của chúng em! Ngay giữa trại là bàn thờ cùng lá cờ Tổ Quốc thiêng liêng ! Bên dưới là ảnh của Bác, xung quanh là những đóa hoa tươi thắm mà chúng em dâng lên cho Bác! Người cha già của cả dân tộc Việt Nam! Xung quanh trại là những dãy cờ hoa đầy màu sắc mà chúng em trang trí cho trại của mình. Tuy có phần đơn giản, không cầu kì. Nhưng nó được làm bằng tất cả tấm lòng! Làm bằng những giọt mồ hôi, làm bằng những đôi tay của các thành viên của chi đội 7G, nó mãi mãi sẽ tồn tại trong kí ức của từng thành viên của chi đoàn chúng em. Chúng em xin cảm ơn nhà trường đã tổ chức một ngày sinh hoạt ngoại khóa đầy ý nghĩa dành chúng em. Chỉ còn hai năm nữa là chúng em phải rời xa ngôi trường THCS Kim Tân mến yêu! Với xiết bao kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò! Năm học đang dần trôi qua, kì thi học kì đang sắp đến! Chúng em xin hứa sẽ nỗ lực hơn nữa trong việc học tập, để sau năm học này, tất cả các thành viên của lớp đều đạt loại khá giỏi. Để không phụ lòng thầy cô, cha mẹ đã dày công dạy dỗ! Do đây là lần đầu tiên lớp chúng em làm trại, chắc còn nhiều điều chưa được tốt. Mong ban giám khảo và quý thầy cô thông cảm và bỏ qua cho. Phần thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Kính chúc ban giám khảo cùng quý thầy cô dồi dào sức khỏe! Xin chúc hội trại thành công tốt đẹp! Xin cảm ơn quý ban giám khảo, quý thầy cô, cùng các bạn đã lắng nghe. Em xin hết!

Chúc bn thuyết trình tốt, cắm trại dui dẽ nha!ok

19 tháng 3 2017

Kính thưa ban giám khảo, các thầy cô giáo và cùng toàn thể các bạn !

Chào mừng hội trại 26/3 Kỉ niệm 85 thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh của Đoàn trường THPT Hoa Lư A, sau đây là phân thuyết trình về trại của chi đoàn 12C:

Cuộc đấu tranh gìn giữ biển đảo quê hương đã để lại những dấu ấn không thể phai mờ trong lòng dân tộc. Nhìn lại chặng đường dài của những trang sử hào hùng ấy, bất chợt em có cảm giác rất lạ: bồi hồi, tiếc thương, cảm động. Và trên hết là kính phục sự quả cảm, anh dũng của các chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu bảo vệ quê hương.

13072681_1711468392465169_3901965947005347350_o

Admin Thế Anh :)))

Tập thể chi đoàn 12C chúng em trước hết muốn dành tình cảm cho những người lính biển, những người ngày đêm đang vững chắc cây súng trên mình bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc.

Chi đoàn 12C chúng em rất vinh dự khi được mang tên Đảo Vân Đồn (Huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) một huyện đảo nhỏ nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh. Với diện tích 551,3 km2, Vân Đồn là một quần đảo vòng quanh phía Đông và Đông Bắc vịnh Bái Tử Long, gồm khoảng 600 hòn đảo lớn nhỏ. Đảo lớn nhất là đảo Cái Bầu, diện tích chiếm hơn nửa diện tích đất đai của huyện. Huyện đảo Vân Đồn có vị trí tiếp giáp là: phía Tây Bắc giáp với vùng biển huyện Tiên Yên, đông bắc giáp với vùng biển huyện Đầm Hà, phía tây giáp Thành phố Cẩm Phả, phía Đông giáp vùng biển huyện Cô Tô, phía Tây Nam giáp vịnh Hạ Long, thành phố Hạ Long và vùng biển Cát Bà thuộc thành phố Hải Phòng, phía nam là vùng biển ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ. Với vị trí địa lí như vậy, Vân Đồn có vai trò quan trọng trong việc khai thác, phát triển kinh tế biển, chính trị, xã hội.

13122895_1711468459131829_1366079091889172738_o

Trại hè lớp 12C – Đảo Vân Đồn

Trại hè thanh niên 12C được thiết kế với chủ đề: “Thanh niên với chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc”. Cao nhất là lá cờ đỏ sao vàng Tổ Quốc tung bay trong gió, luôn nhắc nhở mỗi đoàn viên, thanh niên chúng ta phải đặt Tổ Quốc, quê hương lên trên hết và cần ra sức cố gắng nỗ lực học tập để vươn cao, vươn xa hơn nữa. Song hành cùng lá cờ Tổ Quốc là huy hiệu Đoàn, biểu tượng cho tinh thần thanh niên: xung kính, sáng tạo…

Tiếp theo, bên trong trại là hình ảnh cánh buồm, hình ảnh thu nhỏ của Tổ Quốc (chữ S), ngọn hải đăng… Ngọn hải đăng đưa đường chỉ lối cho những con tàu vượt muôn trùng biển khơi. Dù trong phong ba bão táp vẫn hiên ngang, cùng các anh chiến sĩ bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ Quốc. Tiếp đến là hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta, hình ảnh mâm ngũ quả. Phía kia là góc sáng tạo trẻ của đoàn viên thanh niên chi đoàn 12C. Góc sáng tạo trẻ này là những sự sáng tạo đổi mới, thể hiện sức trẻ, sự say mê, lòng nhiệt huyết của thanh niên chi đoàn trong công cuộc nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo.

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã viết:

“Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa…”

Chiến tranh đã lùi xa nhưng những phẩm chất tốt đẹp của người lính Cụ Hồ vẫn còn lưu giữ và nối tiếp qua các thế hệ con người Việt Nam. Và ngày hôm nay, những phẩm chất ấy lại sáng ngời khi các chiến sĩ hải quân thân yêu đang mang trọng trách vẻ vang gìn giữ nền hòa bình cho dân tộc, cho Tổ quốc Việt Nam . Nơi Trường Sa sương gió, các chiến sĩ ta đang ngày đêm bảo vệ vùng trời Tổ Quốc. Tôi chưa một lần đến Trường Sa, chỉ biết nơi đó qua sách địa lý, là quần đảo cách đất liền 250 hải lý .Tôi còn biết đến Trường Sa qua những bài hát về Trường Sa thân yêu, hát về biển đảo Tổ quốc, ấn tượng sâu sắc hơn cả là khí phách của các anh lính đảo vượt lên trên tất cả những thiếu thốn về lương thực và nguồn nước ngọt, vượt qua những cơn lốc xoáy và gió giật mạnh, khi thì rét run người với cái lạnh hay cái nóng rám da của vùng biển đảo. Trong tất cả những khó khăn ấy, điều khó khăn nhất là các anh phải vượt qua chính bản thân mình. Giữa mênh mông chông chênh của biển khơi, sự bao la vô hạn của không gian khiến người ta cảm thấy chơi vơi và cô đơn hơn bao giờ hết.Tuy vậy, những người lính ấy đã biến niềm nhớ nhung, niềm yêu thương gia đình thành động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bởi các anh đang ngày đêm đem sự bình yên cho Tổ Quốc, cho cả dân tộc, trong đó có người thân của chính các anh. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, những chàng trai không những đem đến niềm tự hào, niềm hạnh phúc cho những người thân yêu mà cả dân tộc cũng hạnh phúc nhờ sự yên bình mà các anh mang lại.

Là con dân Việt Nam, mang trong mình dòng máu Việt ấm nồng, hai từ Tổ Quốc trong tim mỗi người vang lên như là điều thiêng liêng, bất hủ nhất. Biển đảo quê hương vẫn ngày đêm vỗ sóng từ nơi xa, như những giai điệu ca ngợi về một đất nước Việt Nam huyền thoại, ca ngợi về tình yêu quê hương đất nước của những chiến sĩ hải quân đang miệt mài canh giữ biển trời quê hương. Dù chiến tranh đã lùi xa nhưng biển Đông vẫn dậy sóng. Biển luôn cần sự nỗ lực của các anh lính biển, luôn cần sự sẻ chia, tiếp sức của mỗi chúng ta.

13092187_1711468052465203_1055637424505846452_n

Khung cảnh sân trường THPT Hoa Lư A ngày 26-3-2016

Xin mượn âm thanh của gió, của sóng biển, chúng em xin gửi tới các chiến sĩ hải quân nơi đầu sóng, ngọn gió sự đồng cảm, kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe phần thuyết trình của chi đoàn 12C chúng em. Kính chúc các thầy cô giáo mạnh khỏe, hạnh phúc, công tác tốt. Chúc hội trại chúng ta thành công tốt đẹp. Em xin chân thành cảm ơn!

NK
13 tháng 1 2021

Em tham khảo dàn bài sau nhé:

I. Mở bài

- Giới thiệu về mẹ.

II. Thân bài

1. Nói về hình dáng của mẹ

- Có thể nói năm nay mẹ bao nhiêu tuổi? Mẹ có dáng hình như thế nào?.

- Miêu tả khuôn mặt, làn da, mái tóc của mẹ.  (Mẹ em có khuôn mặt tròn và làn da trắng mịn. Đôi mắt mẹ đen, dịu hiền. Mẹ có lông mày cong và đẹp như những nét vẽ...).

- Có thể miêu tả về đôi tay của mẹ. Từ đó nói lên sự vất vả của mẹ để chăm sóc cho con mỗi ngày.

2. Tính tình của mẹ

- Mẹ là một người hiền dịu và nhẹ nhàng nhất với em.

- Mẹ tận tụy với công việc và hòa nhã với đồng nghiệp.

- Mẹ nấu ăn rất ngon.

- Mẹ luôn dành tình yêu thương cho mọi người.

- Mẹ sẵn sàng giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. mẹ dạy cho em bài học đầu đời đó là bài học về "lòng nhân ái".

3. Ý nghĩa

- Mẹ luôn là nguời yêu thương con cái nhất.

- Mẹ làm tất cả, dẫu có vất vả, khó nhọc cũng luôn mong có được những điều tốt đẹp nhất.

III. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ và tình cảm của em dành cho mẹ.

Hãy viết bằng những cảm xúc thật nhất mà em dành cho mẹ. Chúc em học tập thật tốt!

13 tháng 1 2021

em cảm ơn cô a

26 tháng 9 2020

:> , theo mình thì kể lại ấn tượng kiểu tình huống í

22 tháng 11 2018

trần thị diệu linh tiếp sức cho câu 2 và 4 ấy mà hihahehe

21 tháng 11 2018

cai cho sao sao la voi moi cau tren (cau1)

25 tháng 9 2021

đoàn kết 

25 tháng 9 2021

hihi de qua ko moi nguoi 

14 tháng 4 2018

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ là một văn bản để lại khá nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Đây là bức thư của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn trả lời tống thống Mĩ Phreng-klin pi-ơ- xơ về việc ông này có ý định mua đất của người da đỏ. Một bức thư được viết bằng một văn phong khá độc đáo, trong đó người viết trình bày quan điểm và bộc lộ tình cảm của mình một cách đầy hàm ý, rất sâu xa, thâm thuý. Bao trùm lên toàn bộ bức thư là tình cảm yêu mến quê hương, đất nước thiết tha, sâu sắc, mạnh mẽ. Chính tình cảm ấy đã chi phối mạch cảm xúc của bức thư và quan điểm của thủ lĩnh da đỏ.

Đối với thủ lĩnh Xi-át-tơn và đồng bào của ông, không có gì thiêng liêng hơn mảnh đất của họ bởi “Đất là mẹ”, nó gắn bó máu thịt với họ từ bao đời nay:

... Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là những người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều chung một gia đình.

Hơn nữa, mảnh đất mảnh đất này còn thấm đẫm mồ hôi và xương máu của cha ông họ

Dòng nước óng ánh, êm ả trôi, dưới những dòng sông con suối đâu chỉ là những giọt nước, mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi.

Mảnh đất dưới chân chúng (người da trắng) là những nắm tro tàn của cha ông chúng tôi... đất đai giàu có được là do nhiều mạng sông của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên.

Hình ảnh quê hương đất nước trở thành hình ảnh thân thương nhất, hằn sâu trong trái tim và kí ức họ:

Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm cùa côn trùng là những điểu thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang kí ức của người da đỏ.

Trong cảm xúc của thủ lĩnh Xi-át-tơn, quê hương đất nước họ là mảnh đất thật êm đềm và thơ mộng có tiếng lá cây lay động vào mùa xuân, tiếng vỗ cánh của côn trùng vào mùa hè, có tiếng ếch kêu ban đêm trên hồ, có âm thanh êm ái của những cơn gió thoảng qua trển mặt hồ, có hương thơm của phấn thông.

Tâm hồn tinh tế nhạy cảm và sự gắn bó tha thiết với quê hương đất nước đã khiến thủ lĩnh Xi-át--tơn cảm nhận được tất cả những nét bình dị nên thơ của thiên nhiên, của cuộc sống và viết về nó với một niềm tự hào cao độ.

Để trình bày được một cách rõ ràng, sâu sắc quan điểm đất đai của tổ tiên là thiêng liêng, không thể đem ra để mua bán, đổi chác! và bộc lộ được tình yêu Đất Mẹ, yêu quê hương đất nước sâu nặng của mình, tác giả của bức thư đã sử dụng rộng rãi thủ pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá; đồng thời đối lập quan điểm, tình cám của người da đỏ với quan điểm, tình cảm của người da trắng: Nếu như người da đỏ coi mảnh đất này là “Mẹ”, coi mọi vật xung quanh mình là “anh em”, thì người da trắng coi chúng là “kẻ thù”, là “vật mua được”, “tước đoạt dược”...

Chính tình cảm sâu đậm đối với quê hương đất nước đã tạo nên chất trữ tình và sức lay động rất lớn của áng văn chương độc đáo này.

Xuât phát điểm của bức thư là lòng yêu quê hương đất nước, nhưng thời gian trôi đi, bức thư có thêm một giá trị mới; nó trở thành một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường.

Trong bức thư của mình, thủ lĩnh da đỏ không chỉ đề cập đến “đất” mà còn đề cập đến cả các hiện tượng có liên quan đến “đất” như: sông, hồ, rừng, núi, động thực vật, không khí, ánh nắng...Tức là những hiện tượng làm cho đất có giá trị, có ý nghĩa, những hiện tượng lạo nên cái mà ngày nay ta gọi là tự nhiên và môi trường sinh thái.

Ngay từ giữa thế kỉ XIX, khi tự nhiên và môi trường sinh thái mới bắt đầu bị đe dọa bởi sự phát triển của nền công nghiệp cơ khí và ý thức vô trách nhiệm của con người, thủ lĩnh Xi-át-tơn đã nhìn thấy nguy cơ của việc vắt kiệt đất đai, biến nó thành những bãi hoang mạc; nguy cơ của những tiếng ồn ào lăng mạ trong tai; nguy cơ của cuộc sống không nghe được âm thanh lẻ loi của chú chim đớp mồi hay tiếng tranh cãi của chú ếch ban đêm bên hồ; nguy cơ của bầu không khí bị vấy bẩn bởi khói của các nhà máy; nguy cơ cạn kiệt nguồn động vật quý hiếm...

Theo thủ lĩnh Xi-át-tơn: không khí quả là quý giá, vô cùng quý giá bởi không khi này là của chung muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở. Và ông đề nghị người da trắng phải cùng người da đỏ giữ gìn bầu không khí trong lành: Nếu có bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải giữ gìn và làm cho nó thành một nơi thiêng liêng cho ngay cả người da trắng củng có thể thưởng thức được những làn gió thẩm đượm hương hoa đồng nội.

Cũng theo thủ lĩnh Xi-át-tơn, sự cân bằng sinh thái là điều cần thiết của cuộc sống, ông đề nghị tiếp người da trắng phải đối xử với các muông thú sống trên mảnh đất này như những người anh em .

Cuối cùng, ông cảnh báo: Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú? Và nếu chúng ra đi, thì con người cũng sẽ chết dần, chết mòn vì nỗi buồn cô đơn về tinh thần, bởi vị điều gì sẽ xảy ra đối với con thứ thù cũng sẽ xáy ra đối với con người. Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc, Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra đối với đất đai, tức là xảy ra với những dứa con của Đất.

Ngày nay, nguồn tài nguyên đã bị khai thác tới mức cạn kiệt, môi trường thiên nhiên đang bị ô nhiễm, bị tàn phá cực kì nghiêm trọng, quan điểm của thủ lĩnh da đỏ về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trở thành vấn đề mang tính thời sự nóng hổi.

Từ những giá trị trên, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ mãi mãi chiếm một vị trí xứng đáng trong văn chương và cuộc sống của con người.