K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 8 2021

Văn miếu-Quốc tử giám là trường đại học đầu tiên của nước ta

Chu Văn An: con người hiện thân của con đường học vấn

Việc thờ Chu Văn An ở văn miếu- Quốc Tử Giám thể hiện được sự gắn bó giữa ngôi trường và người thầy, người giáo viên. Nơi nổi tiếng với tên trường học phải được đi liền với danh tiếng của người thầy sáng giá. Vạy nên việc thờ Chu Văn An ở văn miếu thể hiện sự gắn bó, tận tâm với nghề và sự kết hợp giữa nơi học và thầy dạy học.

HT nhớ k nha

8 tháng 12 2021

Việc xây dựng Văn Miếu - Quốc tử giám có ý nghĩa :

- Là nơi dạy học của các con vua

- Cho các con em quý tộc , quan lại , người tài giỏi trong nước vào học tập

- Là trường Đại học đầu tiên của Quốc gia Đại Việt

⇒ Thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với giáo dục .

8 tháng 12 2021

THAM KHẢO

undefined

2 tháng 8 2021

Vì ông được coi là người thầy của mọi thời đại, nhà giáo lỗi lạc của Việt Nam, đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp dạy học, với triết lý giáo dục nhân văn, không phân biệt giàu nghèo, học đi đôi với thực hành, học suốt đời để biết, để làm việc và cống hiến cho xã hội. Tư tưởng đó của ông không những có ảnh hưởng tới nhiều thế hệ người Việt Nam mà còn góp phần phát triển các giá trị nhân văn trong khu vực. Quan điểm giáo dục của ông có những giá trị tiến bộ vượt thời đại, gần gũi với mục đích giáo dục của thế giới hiện nay.

2 tháng 8 2021

trả lời :

để bày tỏ lòng tôn kính với người thầy giáo , bậc hiền nho vĩ đại của nước Việt : Chu Văn An

mình trả lời nếu sai thì cho mifh xin lỗi

Bài làm

- Người ta cho xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử.

- Người ta cho xây dựng Quốc Tử Giám, nhằm cho các con em của vua, quan lại trong triều đình học.

# Chúc bạn học tốt #

13 tháng 12 2018

Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng trong năm 1070 vào đời vua Lý Thánh Tông nhằm tôn thờ Nho học, sau đó được trở thành nơi tổ chức khoa thi, hướng đến mục tiêu bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những người tài giỏi để bổ nhiệm làm quan, cùng tham gia xây dựng đất nước. Trong đó, khoa thi đầu tiên diễn ra vào năm 1075 dưới thời vua Lý Nhân Tông và được các triều đại phong kiến sau kế thừa tổ chức khoa thi rầm rộ, thu hút đông đảo nhân tài dự thi. Đồng thời, qua những thời kỳ khác nhau, cách tổ chức khoa thi và giảng dạy ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng được đổi mới, cải tiến hơn nữa.

Quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám khá đa dạng, phong nằm trong khuôn viên rộng 54331 m2, bao gồm nhiều công trình kiến trúc nhỏ khác nhau nằm hài hòa trong khuôn viên. Trải qua nhiều tu sửa, hiện nay quần thể di tích này bao gồm Hồ Văn, Văn Miếu môn, Đại Trung môn, Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang, bia tiến sĩ, Đại Thành môn, nhà Thái học.

Mỗi công trình đều có những nét đặc sắc, ấn tượng khác nhau. Trong đó, quần thể Văn Miếu - Quốc Tử Giám được chia làm 5 khu. Khu thứ nhất bao gồm cổng chính đến cổng Đại Trung môn; khu thứ hai từ Đại Trung môn đến Khuê Văn Các; khu thứ ba gồm hồ Thiên Quang và khu nhà bia tiến sĩ; khu thứ tư gồm cụm kiến trúc hình chữ U với tòa Đại Bái Đường nằm chính giữa, 2 bên có dãy Hữu Vu - Tả Vu và khu thứ năm là khu Thái học (trước đây là khu đền Khải thánh - thờ bố mẹ Khổng tử).

Ngày nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn là nơi tổ chức hội thơ, là nơi khen tặng những học sinh ưu tú, xuất sắc và là địa điểm tham quan nổi tiếng thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế trong dịp du lịch Hà Nội. Đồng thời, đây cũng là điểm hẹn “xin chữ” của người dân Hà thành trong những ngày tết truyền thống với ước mong năm mới an lành hay trong những mùa thi quan trọng của đất nước với niềm tin đỗ đạt của các “sĩ tử”.

Ở bất cứ nơi đâu trong khuôn viên của Văn Miếu - Quốc Tử Giám, bạn cũng sẽ cảm thấy bình yên lạ kỳ, tựa như được quay ngược thời gian trở về những năm tháng trước. Chạm bước chân đầu tiên vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám, bạn sẽ ngỡ như được rời khỏi thực tại, bỏ lại sau lưng phố thị ồn ào, sầm uất.

Những người con đất Việt mỗi khi có dịp đặt chân vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám lại thấy bồi hồi, bâng khuâng và xúc động lạ kỳ trước vẻ đẹp cổ kính, hoài niệm của “ngôi trường đại học đầu tiên của đất Việt”. Những giá trị xưa cũ từ lối kiến trúc truyền thống đến những đường nét, chi tiết chạm khắc tinh tế, sắc sảo cũng khiến mọi người cảm nhận được linh hồn cổ xưa của đất nước này.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám như một ngọn nến vẫn luôn rực cháy, thắp sáng truyền thống hiếu học của Việt Nam. Lạc bước vào ngôi trường ấy, dường như bạn sẽ được tiếp thêm nghị lực, như được nạp vào nguồn năng lượng tràn đầy để vững tin trong hành trình khám phá tri thức nhân loại và luôn nỗ lực học tập không ngừng nghỉ.

Hà Nội vẫn đang từng ngày đổi mới hiện đại và văn minh, thế nhưng đâu đó ở những góc phố của đất thủ đô vẫn luôn tồn tại những di tích cổ kính, trầm mặc và lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Đó chính là sự kết hợp hài hòa giữa nét hiện đại và cổ kính, là hai mảnh ghép tồn tại song song cùng nhau. Chính vì thế, quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ luôn là một phần linh hồn của đất kinh kỳ Hà thành, của đất nước Việt Nam và sẽ mãi mãi là niềm tự hào của những dân đất Việt.

26 tháng 12 2021

B

19 tháng 9 2023

- Việc xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám và mở khoa thi đầu tiên có ý nghĩa đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt.

19 tháng 1 2023

- Việc xây dựng Văn Miếu, thành lập Quốc Tử Giám đã thể hiện sự quan tâm, chăm lo của nhà nước đối với giáo dục.

- Việc thực hiện các khoa thi cho thấy nhà Lý đã bước đầu sử dụng con đường khoa cử để tuyển chọn nhân tài, đặt cơ sở đưa đất nước phát triển. 

9 tháng 8 2023

Tham khảo:

Khuê Văn Các: được xây dựng vào năm 1805, có 8 mái, 2 tầng và một nóc ở trên. Các cửa sổ tròn của gác Khuê Văn tượng trưng cho bầu trời, Bốn mặt của Khuê Văn Các có các câu đối ca ngợi nền văn hóa dân tộc.

Nhà bia Tiến sĩ: được chia thành 2 dãy, gồm 82 tấm bia tương ứng với 82 khoa thi. Nội dung những tấm bia khắc tên, quê quán của các tiến sĩ qua các kì thi. Nhà bia Tiến sĩ được lập nhằm tôn vinh nhân tài và khuyến khích việc học tập trong toàn dân.

Cảm nghĩ về truyền thống hiếu học: Học là quá trình lĩnh hội, tiếp thu tri thức của con người, chính vì thế mỗi cá nhân chúng ta luôn luôn có tinh thần ham học hỏi, luôn cố gắng rèn luyện để phát triển cho bản thân, là người công dân có ích cho gia đình và cho xã hội. Chính vì thế có thể thấy rằng, tinh thần hiếu học của nhân dân ta thật vô cùng đáng quý, đáng trân trọng. Tấm lòng hiếu học hiểu theo nghĩa đen là tinh thần ham học hỏi, luôn rèn luyện hết mình vì sự phát triển của tương lai, đất nước, mở mang những nguồn tri thức mới cho cá nhân, là người công dân có ích cho xã hội. Hiếu học là truyền thống lâu đời của dân tộc ta, nó biểu hiện những truyền thống cao đẹp của dân tộc, truyền thống hiếu học biểu hiện ở việc luôn ham học hỏi, sáng tạo để tích lũy lấy kinh nghiệm cho bản thân, gia đình và xã hội.

4 tháng 1

true

29 tháng 12 2021

Bạn tham khảo

There is no other place like Văn Miếu Quốc Tử Giám in Hanoi - NONE. This is the first national university of Vietnam. This is where you learn about our culture and tradition - our love and thirst for knowledge as well as our desire to make our family and village proud. Every single stone in the place owns his own symbol and meaning. Get yourself a good Hanoian tour guide or better still, a good Hanoian friend and visit! You will definitely enjoy not just the sight but also the groups and groups of local students coming in to pay our respect to the very first teachers of the nation.

29 tháng 12 2021

thank bạn nha

 

10 tháng 5 2022

Tham khảo

Bia đá đặt tại khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám vinh danh tên tuổi những người đỗ trong các kỳ thi tuyển Tiến sĩ triều Lê và Mạc. Trên mỗi tấm bia khắc một bài văn (bài ký) bằng chữ Hán, nội dung ghi lại lịch sử của các khoa thi tổ chức từ năm 1442 đến 1779. Có 82 tấm bia tương ứng với 82 khoa thi được dựng.

10 tháng 5 2022

Tham khảo

Bia đá đặt tại khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám vinh danh tên tuổi những người đỗ trong các kỳ thi tuyển Tiến sĩ triều Lê và Mạc. Trên mỗi tấm bia khắc một bài văn (bài ký) bằng chữ Hán, nội dung ghi lại lịch sử của các khoa thi tổ chức từ năm 1442 đến 1779. Có 82 tấm bia tương ứng với 82 khoa thi được dựng.