K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 7 2016

Mỗi ngày ước 1 điều

Điều 1

-Cả thế giới ko còn chiến trnh,chỉ có nền hòa bình.

-Tất cả trẻ em dc sống hạnh phúc,đều có nhà để ở.

 

27 tháng 7 2016

Còn nưa nha

19 tháng 2 2019

Bn chưa khi mô thấy mưa sao băng cả!!!

19 tháng 2 2019

Nếu thấy sao băng mấy bạn ni sẽ ước điều gì???

28 tháng 7 2018

có vài vị trí xem được

28 tháng 7 2018

có vài vị trí xem đc thôi

2 tháng 1 2020

Đáp án D

15 tháng 10 2019

Chọn D

(1) Nhiều vùng đất thấp ven biển sẽ bị nhấn chìm trong nước biển.

(2) Khí hậu trái đất thay đổi.

(3) Có nhiều trận bão lớn như bão Katrina

19 tháng 12 2017

Đáp án : D 

Mới đây, những hình ảnh cuối cùng trước khi “chết” của ngôi sao giống y hệt Mặt Trời đang lụi tàn khiến các nhà khoa học nhận định, đó cũng chính là viễn cảnh sẽ xảy ra đối với Mặt Trời sau khoảng 5 tỷ năm nữa.Những hình ảnh cuối cùng trước khi “chết” của ngôi sao mang tên Pi1 Grus được ghi lại bằng Kính viễn vọng siêu lớn (VTL) của Cơ quan Vũ trị châu Âu (ESA) đặt tại...
Đọc tiếp

Mới đây, những hình ảnh cuối cùng trước khi “chết” của ngôi sao giống y hệt Mặt Trời đang lụi tàn khiến các nhà khoa học nhận định, đó cũng chính là viễn cảnh sẽ xảy ra đối với Mặt Trời sau khoảng 5 tỷ năm nữa.

Những hình ảnh cuối cùng trước khi “chết” của ngôi sao mang tên Pi1 Grus được ghi lại bằng Kính viễn vọng siêu lớn (VTL) của Cơ quan Vũ trị châu Âu (ESA) đặt tại Chile.

Pi1 Grus là ngôi sao nằm ở chòm Grus, cách Trái Đất 530 năm ánh sáng, có khối lượng tương đương Mặt Trời nhưng lớn gấp 350 lần và sáng hơn rất nhiều.

Các nhà thiên văn học giải thích, Pi1 Grus đang “sủi bọt” do hiện tượng khối đối lưu, xảy ra khi có sự chênh lệch mật độ bên trong vật thể lỏng hoặc khí. Mỗi khối này có đường kính khoảng 120 triệu km, gần bằng 1/4 đường kính ngôi sao.

Đầu tiên, Pi1 sẽ co kích thước lại và nóng tới hơn 100 triệu độ C vì phần năng lượng hydro còn lại bị đốt cháy. Nhiệt độ cực kỳ cao sẽ thúc đẩy phản ứng tổng hợp Heli thành những nguyên tử nặng hơn như carbon và oxy.

Phần lõi siêu nóng sẽ đẩy các lớp phía ngoài của ngôi sao ra, phình to lên với kích thước gấp hàng trăm lần ban đầu.

Đây cũng là lần đầu tiên các nhà thiên văn ghi lại được hình ảnh chi tiết về hiệu ứng sủi bọt xảy ra trên một ngôi sao khổng lồ màu đỏ. Nó sẽ tiếp tục phình to cho tới khi “tắt hẳn” và trở thành một tinh vân hành tinh.

Khi không còn ánh sáng từ Mặt Trời và Mặt Trăng thì bản thân vũ trụ sẽ trở thành nguồn sáng duy nhất có thể nhìn thấy được trong không gian.

Năm 2004, nhà toán học Abdul Ahad đã tính toán được rằng dải Ngân Hà phát ra lượng ánh sáng bằng 1/300 lượng ánh sáng của trăng tròn. Do đó chúng ta vẫn sẽ nhìn thấy ánh sáng trong không gian trong một thời gian ngắn.

Ngoài ra, những nguồn năng lượng hóa thạch hay điện lực thì vẫn sẽ tồn tại và vẫn có thể sử dụng được. Các thành phố đô thị vẫn sẽ tiếp tục được phát sáng từ những nguồn sáng nhân tạo như mọi đêm. Chỉ khác mỗi một điều là giờ thì ở đâu cũng là ban đêm hết cả.

Vấn đề quan trọng nhất của sự sống hay của con người trên Trái Đất trong trường hợp này, đó là quang hợp. Khi Mặt Trời không còn tồn tại, quá trình quang hợp sẽ ngay lập tức dừng lại.

99.9% năng suất sản xuất tự nhiên của Trái Đất đều đến từ quá trình quang hợp, một quá trình không thể thiếu yếu tố Mặt Trời. Khi Mặt Trời không tồn tại, cây cối sẽ không thể tích tụ carbon dioxide và thở ra khí oxy để nuôi sống các vật sống.

Do đó, kể cả khi quá trình quang hợp không còn tồn tại, tất cả các sinh vật sống mà cần tiêu thụ khí oxy vẫn sẽ có thể sống được tới hàng nghìn năm.

Tuy nhiên, cây xanh thì không có được sự may mắn đó, bởi đa số cây cối trên Trái Đất sẽ chết trong vòng vài ngày hoặc vài tuần, trừ những cây đại thụ.

Những cây đại thụ có chứa đủ một lượng đường cần thiết để chuyển hóa thành năng lượng sống, giúp cho chúng có thể sống được trong bóng tối trong nhiều năm.

Vấn đề của chúng lại là Trái Đất sẽ sớm trở nên vô cùng lạnh trong một tương lai gần. Nước và nhựa cây bên trong những cây đại thụ này sẽ đông đá, và điều này sẽ giết chết chúng thay vì chết vì đói.

Tại thời điểm này, nhiệt độ bề mặt trung bình trên Trái Đất (tính cả những khu vực nóng và lạnh và các mùa trong năm) rơi vào khoảng 14 - 15 độ C.

Khi không có Mặt Trời để tiếp thêm năng lượng, Trái Đất sẽ tỏa nhiệt theo cấp số nhân, hay nói cách khác là Trái Đất sẽ giảm nhiệt độ rất nhanh trong một thời gian ngắn, và sẽ giảm chậm hơn theo thời gian.

Sau khoảng thời gian 1 tuần sau khi không còn Mặt Trời, nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất sẽ là 0 độ C. Tất nhiên, nhiệt độ như vậy cũng không có gì là quá to tát đối với một số nơi trên Trái Đất, và chúng ta sẽ tạm ổn trong vòng vài tháng.

Nhưng sau khoảng một năm, nhiệt độ trung bình bề mặt Trái Đất sẽ là âm 73 độ C.

Cách tốt nhất để sống sót là con người sẽ phải di cư sang các khu vực địa nhiệt như Iceland hay Yellowstone. Những khu vực này sẽ là những khu vực an toàn duy nhất còn lại cho sự sống con người sau khi Mặt Trời biến mất.

Gần như toàn bộ các sinh vật sống trên Trái Đất phải sống dựa trên năng lượng ngoài Trái Đất - Mặt Trời. Tuy nhiên, bản thân Trái Đất cũng sản xuất ra nhiệt của riêng nó.

Ngay cả khi trôi lơ lửng giữa không gian lạnh lẽo đến hàng tỷ năm, Trái Đất vẫn khá ấm dưới lớp vỏ bề mặt.

20% của lượng nhiệt này được sinh ra khi Trái Đất được hình thành, khi các khối thiên thạch được nghiền chặt vào nhau ở trung tâm, và áp lực này đã biến các khối đá thành chất lỏng hay nói cách khác là tan chảy.

80% còn lại của nhiệt năng ở trung tâm Trái Đất đến từ việc phân rã của các nguyên tố phóng xạ, giúp sản xuất lượng nhiệt năng cần thiết để giữ lõi Trái Đất ở nhiệt độ 5000 độ C.

Từ 1 đến 3 năm sau khi Mặt Trời biến mất, toàn bộ các đại dương trên Trái Đất đều sẽ bị phủ kín bởi băng. Vì tính chất của băng là nhẹ hơn nước, băng sẽ nổi lên trên bề mặt nước, và đồng thời băng cũng là một vật cách nhiệt vô cùng hiệu quả.

Điều này có nghĩa rằng trong vòng hàng tỷ năm sau khi Mặt Trời biến mất, nước lỏng vẫn có thể tồn tại sâu trong lòng đại dương, được bảo vệ và cách nhiệt bởi một lớp băng dày tới hàng dặm ở trên, và giữ ấm bởi những lỗ thông hơi nhiệt ở dưới đáy đại dương.

2
19 tháng 1 2019

hay đó, bn cứ đăng như vậy phụ mk nha

19 tháng 1 2019

từ khi vào nhóm mink biết dc nhiều điều

12 tháng 8 2015

ước gặp dc Thiên Tỉ 

12 tháng 8 2015

Ước không có ai chết       

3 tháng 12 2016

Mưa sao băng hầu như xuất hiện vào những thời điểm giống nhau trong một nắm. nguyên nhân là do các "hạt bụi" vũ trụ phân bố theo quỹ đạo hình elip và quay quanh Mặt Trời theo chu kì nhất định. Nếu quỹ đạo Trái Đất cắt ngang quỹ đạo của một "đám bụi" vũ trụ nào đó thì ít nhất mỗi năm vào đúng thời điểm nhất định, Trái Đất sẽ một lần xuyên qua lớp bụi vũ trụ đó và xảy ra hiện tượng mưa sao băng trong thời gian đó!!!!

vuivuivui

3 tháng 12 2016

Sao băng còn gọi là sao sa hay sao đổi ngôi (ảnh Lorenzo Lovato)

Sao băng ( còn được gọi là sao sa hay sao đổi ngôi ) là sự bốc cháy của các vật thể nhỏ (thiên thạch ) của vũ trụ khi chúng bay vào khí quyển trái đất. Các vật thể này chuyển động với vận tốc rất nhanh đã nén không khí ở phía trước khiến chúng đạt đến nhiệt độ rất cao và bốc cháy.

Chỉ có những thiên thạch tương đối lớn mới có khả năng xuống tói mặt đất, còn lại hầu hết đều bị cháy hoàn toàn trong bầu khí quyển của trái đất. Khi các thiên thạch va vào Trái đất chúng để lại vết tích rất rõ rang, và độ ảnh hưởng phụ thuộc hoàn toàn vào khối lượng và vận tốc chuyển động của thiên thạch.hihi

QUÁ TRÌNH ĐI TÌM NỀN VĂN MINH NGOÀI TRÁI ĐẤT ? Hiện nay chúng ta chưa biết hệ Mặt Trời có phải là độc nhất vô nhị có sự sống, ít ra là dưới những dạng mà chúng ta có thể hình dung được dựa trên các tri thức hiện đại. Nhưng tiếc rằng qua kính viễn vọng trực tiếp chúng ta không thể phát hiện được những hành tinh quay xung quanh các sao khác. Chúng quá nhỏ bé, được chiếu sáng bằng...
Đọc tiếp

QUÁ TRÌNH ĐI TÌM NỀN VĂN MINH NGOÀI TRÁI ĐẤT ?

Hiện nay chúng ta chưa biết hệ Mặt Trời có phải là độc nhất vô nhị có sự sống, ít ra là dưới những dạng mà chúng ta có thể hình dung được dựa trên các tri thức hiện đại. Nhưng tiếc rằng qua kính viễn vọng trực tiếp chúng ta không thể phát hiện được những hành tinh quay xung quanh các sao khác. Chúng quá nhỏ bé, được chiếu sáng bằng những ánh sáng phản xạ yếu ớt và bị lu mờ đi trong các tia sáng chói lọi của các Mặt Trời của chúng.

Người ta cho rằng những sao giống như Mặt Trời của chúng ta phải có các hành tinh. Song gần đây người ta đã phát hiện thấy ít nhất 98% những ngôi sao thuộc kiểu Mặt Trời của chúng ta nằm trong các hệ sao đôi, sao ba và những hệ sao phức tạp hơn, nếu như ngay cả những sao này cũng có các hành tinh thì xác suất xuất hiện và nhất là phát triển sự sống trên các thiên thể đó sẽ hết sức nhỏ bé, vì trong điều kiện của những hệ thống sao này không thể tránh khỏi sự biến động của các điều kiện vật lý, nhất là không khỏi xảy ra những dao động nhiệt độ quá mạnh không thích hợp cho sự sống.

Nếu có những nền văn minh ở bên ngoài Trái Đất, họ có thể dùng nhiều phương tiện để bộc lộ sự hiện diện của mình. Tuy nhiên những tín hiệu ánh sáng không truyền xa được, vì dễ bị hấp thu bởi bụi trong Ngân Hà. Liên lạc trên những bước sóng vô tuyến là phương tiện thích hợp nhất. Sóng vô tuyến không những truyền trong không gian với tốc độ ánh sáng, mà còn không bị hấp thụ bởi bụi và khí trong Ngân Hà. Vì thế tín hiệu vô tuyến có thể phát rất xa. Sự liên lạc vô tuyến giữa các nền văn minh tiên tiến, nếu có trong Ngân Hà và trong các Thiên hà khác, phải được thực hiện trong một khoảng thời gian vừa phải, so với tuổi thọ trung bình những người có tuổi thọ trung bình tương tự như tuổi người trên Trái Đất. Nếu không muốn phải đợi quá 60 năm mới nhận được hồi âm, ta phải liên lạc trong một vùng có bán kính khoảng 30 năm - ánh sáng xung quanh Trái Đất (tín hiệu truyền đi trong 30 năm phải mất thêm 30 năm để nhận được câu trả lời) nhưng trong một không gian nhỏ hẹp như thế, trung bình chỉ có vài trăm hệ sao, số hệ sao quá ít ỏi để có hy vọng tìm thấy người.

Ngày 16 - 1 - 1974, các nhà thiên văn đã dùng kính thiên văn có đường kính 300m tại Porto Rico (Mỹ), để phát một thông điệp vô tuyến trong đó có những thông tin về hệ Mặt Trời và con người trên Trái Đất. Mục tiêu là một tổ sao trong Ngân Hà cách chúng ta khoảng 25 nghìn năm ánh sáng mới tới đích. Nếu có người trên hành tinh của một hệ sao nào trong tổ sao đó muốn trả lời, thông điệp hồi âm cũng phải mất 25 nghìn năm mới tới Trái Đất. Liệu bấy giờ các nhà thiên văn hậu thế có đọc lại sách sử để đón nhận hồi âm không?

2
26 tháng 1 2019

>>>

26 tháng 1 2019

Giề, zậy đăng lên làm j