K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2016

_ Ngã ba Đồng Lộc thuộc địa phận xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) nằm trên đường mòn Hồ Chí Minh (qua dãy Trường Sơn), giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh.

-Ngã ba Đồng Lộc thuộc địa phận xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nằm trên đường mòn Hồ Chí Minh qua dãy Trường Sơn, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh. Vào những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, mọi con đường từ Bắc vào Nam đều phải đi qua nơi đây. Ngã ba Đồng Lộc có diện tích khoảng 50ha nằm gọn trong một thung lũng hình tam giác, hai bên là đồi núi trọc, giữa là con đường độc đạo. Do địa hình như vậy nên khi bom đạn của địch trút xuống phía nào, đất đá cũng lăn xuống đường cản trở giao thông.

Chính vì sự hiểm yếu và quan trọng đó mà không quân Mỹ liên tục đánh phá Đồng Lộc nhằm cắt đứt huyết mạch giao thông của quân dân ta hướng về chiến trường miền Nam. Nơi này đã được mệnh danh là “tọa độ chết”. Người ta đã thống kê rằng, mỗi mét vuông đất nơi đây đã gánh 3 quả bom tấn. Chỉ tính riêng 240 ngày đêm từ tháng 3 đến tháng 10/1968, không quân địch đã trút xuống đây 48.600 quả bom các loại. Để giữ vững huyết mạch giao thông, quân dân ta cũng huy động tối đa mọi nguồn lực bảo vệ Ngã ba Đồng Lộc, lúc cao điểm ở nơi này có tới 1,6 vạn người - chủ yếu là bộ đội pháo binh và lực lượng TNXP phá bom, mở đường.

Các cô gái TNXP đã có mặt tại Ngã ba Đồng Lộc vào những ngày ác liệt nhất. Ngày 24/7/1968, Tiểu đội 4 TNXP gồm 10 cô gái được giao nhiệm vụ san lấp hố bom và sửa đường thông xe sau đợt thả bom của máy bay địch. Nhận được lệnh của đại đội, 10 cô gái TNXP đã ra ngã ba giữa ban ngày với cuốc xẻng trên vai. Ra ngã ba giữa ban ngày làm nhiệm vụ, chỉ có mấy chiếc hầm sơ sài ở chân đồi che chở, mạng sống chỉ hoàn toàn trông chờ vào sự may mắn. Đúng như dự đoán, sau mấy lần máy bay trinh sát điện tử A35 rẹt qua, buổi chiều hôm ấy 15 lần các tốp máy bay lao tới trút bom vào mục tiêu nhỏ xíu phía dưới ngã ba mù mịt vì khói bom, 3 lần tiểu đội các cô bị bom vùi, nhưng sau đó các cô lại rũ đất đứng lên tiếp tục công việc. Nhưng đến lượt bom thứ 15 ấy, lúc công việc đang dở dang, một quả bom rơi ngay trước cửa hầm của họ. Một phút trôi qua...rồi năm phút trôi qua, trên đài quan sát không thấy ai trong số mười cô rũ đất đứng dậy. Tất cả tiểu đội nữ thanh niên xung phong đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, chưa ai trong số họ lập gia đình. Tiểu đội 4 hôm ấy có 10 cô gái trẻ gồm: Võ Thị Tần, 22 tuổi, tiểu đội trưởng; Hồ Thị Cúc, 21 tuổi, tiểu đội phó cùng 8 chiến sỹ: Võ Thị Hợi, 20 tuổi; Nguyễn Thị Xuân, 20 tuổi; Dương Thị Xuân, 19 tuổi; Trần Thị Rạng 19 tuổi; Hà Thị Xanh,18 tuổi; Nguyễn Thị Nhỏ, 19 tuổi; Võ Thị Hạ, 19 tuổi; Trần Thị Hường, 17 tuổi.

10 cô gái Đồng Lộc đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng và Ngã ba Đồng Lộc được công nhận là di tích lịch sử. Hơn thế, Ngã ba Đồng Lộc cùng 10 cô gái đã trở thành huyền thoại trong lòng người, là khúc tráng ca bất tử của tuổi trẻ trong cuộc chiến tranh giải phóng, thống nhất đất nước. Ngày nay, Ngã ba Đồng Lộc là một quần thể di tích gồm nhiều hạng mục. Bên cạnh khu mộ của 10 cô gái anh hùng, còn có nhà bia tuởng niệm TNXP toàn quốc, nhà trưng bày truyền thống, tượng đài chiến thắng… Mỗi ngày có hàng trăm lượt người tới Đồng Lộc thắp hương, thăm viếng. Vào những ngày lễ Tết có tới hàng ngàn lượt người. Ngã ba Đồng Lộc  ngã ba huyền thoại trở thành một điểm hành hương tâm linh, một không gian tưởng niệm linh thiêng!.

Kỷ niệm 64 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ, xin được thắp nén tâm nhang tỏ lòng nhớ ơn những người con gái, con trai, mãi mãi tuổi thanh xuân, trong đó có 10 nữ Anh hùng TNXP. Ngã ba Đồng Lộc rồi đây sẽ ngân vọng tiếng chuông mỗi sớm mỗi chiều để nhớ về một thời máu lửa, hào hùng của dân tộc.

3 tháng 1 2018

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc cũng đồng nghĩa với chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt. Trong khí đó, ở Việt Nam sau cuộc đảo chính Pháp của Nhật (9-3-1945) thì kẻ thù duy nhất của ta là phát xít Nhật. Quân Đồng minh đánh bại phát xít Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho Việt Nam tổ chức tổng khởi nghĩa giành thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu. Bởi vì kẻ thù duy nhất của ta đã gục ngã, quân Nhật ở Đông Dương cũng đã rệu rã.

Đáp án cần chọn là: A

22 tháng 2 2019

Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga là thắng lợi đầu tiên của cuộc cách mạng vô sản trên thế giới đã cổ vũ cho các nước Đông Nam Á đấu tranh, dẫn đến thành lập nhiều Đảng Cộng sản, thúc đẩy phong trào độc lập ở Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ.

Chọn đáp án B

Cách mạng tháng Tám năm 1945 - Sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam

Mùa thu năm 1945, dân tộc Việt Nam đã làm nên một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử to lớn. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình.

 
Ngày 19/8/1945, sau cuộc mít-tinh tại Quảng trường Nhà hát Lớn, quần chúng nhân dân Thủ đô
đã đánh chiếm Bắc Bộ phủ, cơ quan đầu não của chính quyền tay sai Pháp ở Bắc Bộ (Ảnh sưu tầm)

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tại bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng, chính thức mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo Nhân dân cả nước đứng lên chống thực dân, đế quốc, giành độc lập cho dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cao trào cách mạng diễn ra trên khắp cả nước với khí thế sôi nổi.

Ngày 09/3/1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp. Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho thích hợp. Tháng 3/1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tháng 4/1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 16/4/1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam.

Từ tháng 4/1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra mạnh mẽ, phong phú về nội dung và hình thức. Đầu tháng 5/1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc dân. Ngày 04/6/1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời, trở thành căn cứ địa của cả nước. Tháng 8/1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) khẳng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới” và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương; đề ra ba nguyên tắc bảo đảm tổng khởi nghĩa thắng lợi, đó là: Tập trung, thống nhất, kịp thời. 23 giờ ngày 13/8/1945, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 hiệu triệu toàn dân Tổng khởi nghĩa. Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân trào thông qua “10 chính sách lớn của Việt Minh”; thông qua “Lệnh tổng khởi nghĩa”; quy định quốc kỳ, quốc ca; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương, tức Chính phủ Lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi Nhân dân cả nước tổng khởi nghĩa, trong đó chỉ rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Từ ngày 14 đến ngày 18/8, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam... Ngày 19/8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội.

Tại tỉnh Bắc Kạn, thực hiện Lệnh tổng khởi nghĩa của Quốc dân đại hội Tân Trào và chủ trương của Tỉnh ủy, sáng 19/8/1945, theo đề nghị của quân Nhật, đại diện Quân giải phóng đã gặp và yêu cầu bàn giao bộ máy tay sai cấp tỉnh, kho tàng, vũ khí, công sở. Ngày 21/8/1945, các đơn vị quân giải phóng, lực lượng tự vệ và Nhân dân vùng giải phóng tiến vào thị xã, xóa bỏ chính quyền tay sai của Nhật. Ngày 23/8/1945, đoàn xe chở 400 quân Nhật rút khỏi thị xã Bắc Kạn, toàn tỉnh Bắc Kạn sạch bóng quân thù.

Cũng trong ngày 23/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và ở Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu... Ngày 25/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn - Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên Hòa, Tây Ninh, Bến Tre... Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền.

Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay Nhân dân. Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) lịch sử, trước cuộc mít tinh của gần một triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó, ngày 02/9 là Ngày Quốc khánh của nước ta.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của Nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chính quyền về tay Nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến ở Việt Nam; kết thúc hơn 80 năm, Nhân dân ta dưới ách đô hộ của thực dân, phát xít. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành một Đảng cầm quyền. Từ đây, đất nước, xã hội, dân tộc và con người Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Cách mạng tháng Tám là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam; là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng ta gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; là sự thể nghiệm thành công đầu tiên chủ nghĩa Mác-Lênin tại một nước thuộc địa ở châu Á. Đây còn là quá trình phát triển tất yếu của lịch sử dân tộc trải qua mấy nghìn năm phấn đấu, đỉnh cao của ý chí quật cường, sức mạnh cố kết cộng đồng, tầm cao trí tuệ của dân tộc hòa quyện với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với xu thế của thời đại vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước bị chủ nghĩa đế quốc thực dân áp bức, thống trị. Nó khẳng định rằng, trong điều kiện trào lưu của cách mạng vô sản, cuộc cách mạng do một đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo không chỉ có thể thành công ở một nước tư bản kém phát triển, nơi mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc mà còn có thể thành công ở ngay một nước thuộc địa nửa phong kiến lạc hậu để đưa cả dân tộc đó đi lên theo con đường của chủ nghĩa xã hội./.

26 tháng 2 2022
Sự kiện:cách mạng tháng 8 năm 1945 Giải thíc:khôm biếc ;-; dài quá ko buồn cop =))
26 tháng 12 2017

Trong phong trào Ngũ Tứ (4-5-1919) có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp xã hội, đặc biệt là giai cấp công dân. Lần đầu tiên giai cấp công nhân xuất hiện trên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mang độc lập. Phong trào đã có sự liên kết giữa công nhân và nông dân là chủ chốt cùng với các tầng lớp khác trong xã hội.

=> Bài học rút ra cho Việt Nam từ sự phát triển của phong trào Ngũ Tứ là cần xây dựng khối đoàn kết công nông vững chắc. Đến năm 1930 – 1931, trong phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cũng đã xây dựng được liên minh công – nông vững chắc, sau đó là tập hợp các giai cấp, tầng lớp nhân dân vào một mặt trận dân tộc thống nhất. Đó chính là nhân tố quan trọng đưa đến sự thắng lợi của cách mạng.

Đáp án cần chọn là: D

8 tháng 9 2017

Đáp án B

Ngày 2 - 9 - 1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày này mãi mãi đi vào lịch sử Việt Nam là một trong những ngày hội lớn nhất, vẻ vang nhất của dân tộc.

27 tháng 11 2018

Đáp án B

Ngày 2 - 9 - 1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày này mãi mãi đi vào lịch sử Việt Nam là một trong những ngày hội lớn nhất, vẻ vang nhất của dân tộc

17 tháng 9 2018

Đáp án C

Trong tiến hành lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, Việt Nam đã sử dụng hai hình thức đấu tranh chủ yếu là đấu tranh quân sự kết hợp đấu tranh chính trị. Cụ thể:

- Trong khi đẩy mạnh tấn công định bằng đấu tranh vũ trang, ta không quên tấn công đối phương mạnh mẽ bằng đấu tranh chính trị. Dựa vào sức mạnh của chính nghĩa và lực lượng đoàn kết, có tổ chức của đông đảo quần chúng, các cuộc đấu tranh chính trị nhằm đạt được những mục đích nhất định trên mọi phương diện

=> Đấu tranh chính trị là con đường tất yếu đưa quần chúng nhân dân từng bước tiến lên trên mặt trận cách mạng, từ hình thức thấp đến hình thức cao.

- Lực lượng chính trị của quần chúng tham gia xây dựng hậu phương, chi viện cho tuyền tuyến và trực tiếp tiến công đối phương bằng nhiều hình thức phong phú như:

+ Đấu tranh chính trị trực diện với đối phương.

+ Nổi dậy giành chính quyền với mức độ làm chủ khác nhau.

+ Tham gia chiến tranh du kích, vận động binh lính đối phương…

- Hoạt động quân sự không phải là việc riêng của quân đội mà được nhân dân cả nước thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đấu tranh vũ trang được toàn dân tự giác cùng chiến đấu, hỗ trợ đắc lực cho quân đội chiến đấu và chiến thắng.

- Ta tiến công đối phương bằng cả lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị của quần chúng, tiến công đối phương cả trước mặt và sau lưng, bằng cách đánh chính quy và đánh du kích, đánh đối phương trên cả ba vùng chiến lược: Rừng núi, đồng bằng, đô thị.

21 tháng 7 2019

Chọn đáp án C.

Trong tiến hành lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, Việt Nam đã sử dụng hai hình thức đấu tranh chủ yếu là đấu tranh quân sự kết hợp đấu tranh chính trị. Cụ thể:

- Trong khi đẩy mạnh tấn công định bằng đấu tranh vũ trang, ta không quên tấn công đối phương mạnh mẽ bằng đấu tranh chính trị. Dựa vào sức mạnh của chính nghĩa và lực lượng đoàn kết, có tổ chức của đông đảo quần chúng, các cuộc đấu tranh chính trị nhằm đạt được những mục đích nhất định trên mọi phương diện

=> Đấu tranh chính trị là con đường tất yếu đưa quần chúng nhân dân từng bước tiến lên trên mặt trận cách mạng, từ hình thức thấp đến hình thức cao.

- Lực lượng chính trị của quần chúng tham gia xây dựng hậu phương, chi viện cho tuyền tuyến và trực tiếp tiến công đối phương bằng nhiều hình thức phong phú như:

+ Đấu tranh chính trị trực diện với đối phương.

+ Nổi dậy giành chính quyền với mức độ làm chủ khác nhau.

+ Tham gia chiến tranh du kích, vận động binh lính đối phương…

- Hoạt động quân sự không phải là việc riêng của quân đội mà được nhân dân cả nước thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đấu tranh vũ trang được toàn dân tự giác cùng chiến đấu, hỗ trợ đắc lực cho quân đội chiến đấu và chiến thắng.

- Ta tiến công đối phương bằng cả lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị của quần chúng, tiến công đối phương cả trước mặt và sau lưng, bằng cách đánh chính quy và đánh du kích, đánh đối phương trên cả ba vùng chiến lược: Rừng núi, đồng bằng, đô thị

17 tháng 11 2018

Đáp án C

Trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, Việt Nam đã sử dụng hai hình thức đấu tranh chủ yếu là đấu tranh quân sự kết hợp đấu tranh chính trị. Cụ thể:

- Trong khi đẩy mạnh tấn công định bằng đấu tranh vũ trang, ta không quên tấn công đối phương mạnh mẽ bằng đấu tranh chính trị. Dựa vào sức mạnh của chính nghĩa và lực lượng đoàn kết, có tổ chức của đông đảo quần chúng, các cuộc đấu tranh chính trị nhằm đạt được những mục đích nhất định trên mọi phương diện

=> Đấu tranh chính trị là con đường tất yếu đưa quần chúng nhân dân từng bước tiến lên trên mặt trận cách mạng, từ hình thức thấp đến hình thức cao.

- Lực lượng chính trị của quần chúng tham gia xây dựng hậu phương, chi viện cho tuyền tuyến và trực tiếp tiến công đối phương bằng nhiều hình thức phong phú như:

+ Đấu tranh chính trị trực diện với đối phương.

+ Nổi dậy giành chính quyền với mức độ làm chủ khác nhau.

+ Tham gia chiến tranh du kích, vận động binh lính đối phương…

- Hoạt động quân sự không phải là việc riêng của quân đội mà được nhân dân cả nước thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đấu tranh vũ trang được toàn dân tự giác cùng chiến đấu, hỗ trợ đắc lực cho quân đội chiến đấu và chiến thắng.

- Ta tiến công đối phương bằng cả lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị của quần chúng, tiến công đối phương cả trước mặt và sau lưng, bằng cách đánh chính quy và đánh du kích, đánh đối phương trên cả ba vùng chiến lược: Rừng núi, đồng bằng, đô thị.