K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1:Đọc câu ca dao sau đây:“ Thân em như trái bần trôiGió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”Trái bần trôi trong câu ca dao trên tượng trưng cho thân phận của ai?Những người nghèo khóNhân dân lao động ngày xưaNgười phụ nữ ngày xưaNgười nông dân ngày xưa.Câu 2:Thể thơ của bài “Bạn đến chơi nhà” giống với thể thơ của bài thơ nào sau đây:Qua Đèo NgangSông núi nước NamBài ca Côn SơnSau...
Đọc tiếp
Câu 1:

Đọc câu ca dao sau đây:

“ Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”

Trái bần trôi trong câu ca dao trên tượng trưng cho thân phận của ai?

Những người nghèo khóNhân dân lao động ngày xưaNgười phụ nữ ngày xưaNgười nông dân ngày xưa.Câu 2:

Thể thơ của bài “Bạn đến chơi nhà” giống với thể thơ của bài thơ nào sau đây:

Qua Đèo NgangSông núi nước NamBài ca Côn SơnSau phút chia lyCâu 3:

Văn bản thường được xây dựng theo một bố cục gồm mấy phần?

3 phần: Mở bài - Thân bài - Viết bài4 phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài - Viết bài3 phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài5 phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài - Viết bài - Kiểm tra bàiCâu 4:

Bài thơ “Bánh trôi nước” được làm theo thể thơ gì?

Thất ngôn tứ tuyệtNgũ ngôn tứ tuyệtSong thất lục bátLục bátCâu 5:

Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ láy bộ phận?

Xanh xanh, tưng bừng, đẹp đẽ, thoăn thoắt, om om.Xanh xanh, xinh xinh, đèm đẹp, lao xao, cao cao.Bừng bừng, eo óc, í ới, ủn ỉn, loanh quanh, xanh xanh.Xinh xắn, tưng bừng, đì đùng, hì hục, lan man.Câu 6:

Nghệ thuật nổi bật trong câu thứ ba và thứ tư là gì?

Điệp ngữĐảo ngữNhân hóaSo sánhCâu 7:

Câu này mắc lỗi gì về quan hệ từ “Qua bài thơ Bạn đến chơi nhà cho ta hiểu về tình bạn bình dị mà sâu sắc của nhà thơ.”

Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kếtThừa quan hệ từDùng quan hệ từ không đúng chức năng ngữ phápThiếu quan hệ từCâu 8:

Trong văn bản “ Mẹ tôi” đã học, em hãy cho biết tại sao bố của En-ri-cô lại viết thư khi con mình có lỗi?

Vì giận con quá không muốn nhìn mặt con nên bố phải viết thư gởi đến con.Vì viết thư bố sẽ nói được đầy đủ, sâu sắc hơn, con sẽ cảm nhận và hiểu sâu sắcVì con ở xa nên bố phải viết thư gởi đến con.Vì sợ nói trực tiếp sẽ xúc phạm đến con nên bố phải viết thư.Câu 9:

Trong câu: “Sáng nay, mình được bao nhiêu là quả táo rơi.”, đại từ “bao nhiêu” dùng để:

Chỉ về ngườiHỏi về ngườiHỏi về hoạt động tính chất.Chỉ về lượngCâu 10:

Từ "học hành" thuộc loại từ nào?

Từ ghépTừ đơnTừ láyCả 3 loại từ trênCâu 11:

Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?

Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một điều kì diệu sẽ mở raAi cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau nàyNgười lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui.Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với Ban Giám hiệu, thầy, cô giáo và phụ huynh học sinh, để kịp điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dụcCâu 12:

Câu truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê” được kể theo ngôi thứ mấy?

Ngôi thứ haiNgười kể vắng mặtNgôi thứ nhấtNgôi thứ baCâu 13:

Nhận xét nào sau đây không đúng về văn bản biểu cảm?

Văn bản biểu cảm chỉ dùng lối bày tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúcVăn biểu cảm bao gồm thể loại thơ và văn xuôi trữ tìnhVăn bản biểu cảm có thể có yếu tố tự sự và miêu tảVăn bản biểu cảm có ngôn từ giàu hình ảnh, giàu sức gợiCâu 14:

Câu văn “Xa xa bên kia bờ Thiên Mụ.” mắc lỗi gì?

Thiếu chủ ngữThiếu vị ngữThiếu cả chủ ngữ và vị ngữThiếu trạng ngữCâu 15:

Tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan được bộc lộ qua bài thơ là tâm trạng gì?

Yêu say mê vẻ đẹp thiên nhiên, đất nướcBuồn đau da diết khi phải sống trong cảnh cô đơnĐau xót, ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hươngCô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nướcCâu 16:

Xác định từ Hán Việt trong những từ sau đây :

Buồn phiềnNhân loại .Yêu mếnDịu dàng .Câu 17:

Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn nói gì về người phụ nữ?

Vẻ đẹp về hình thểSố phận bất hạnhVẻ đẹp và số phận long đongVẻ đẹp tâm hồnCâu 18:

Thế nào là từ trái nghĩa?

Là những từ có nghĩa trái ngược nhauCả 3 đáp án trênLà những từ có nghĩa giống nhauLà những từ có nghĩa gần nhauCâu 19:

Dòng nào dưới đây không phù hợp khi miêu tả chiếc bánh trôi nước?

Có thể rắn hoặc nátĐược hấp trên nướcHình tròn, trắng mịnNhân son đỏCâu 20:

Xác định thành ngữ thuần Việt trong những thành ngữ sau:

Bán tín bán nghiNgày lành tháng tốtĐộc nhất vô nhịBách chiến bách thắngCâu 21:

Đọc hai câu thơ sau đây:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nỗi ba chìm với nước non”

Em hãy cho biết hai câu thơ trên được trích trong bài thơ nào?

Bài ca Côn SơnSông núi nước NamPhò giá về kinhBánh trôi nướcCâu 22:

Cảnh Đèo Ngang trong hai câu thơ đầu được miêu tả như thế nào?

Hoang vắng, buồn bãUm tùm, rậm rạpPhong phú, đầy sức sốngTươi tắn, sinh độngCâu 23:

Trong các đề bài sau đây, đề bài nào là đề văn tự sự ?

Hãy kể một câu chuyện lí thú em đã gặp ở trường.Quang cảnh giờ chơi ở trường emCảm xúc về mái trường em đang học.Giải thích ý nghĩa Câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”Câu 24:

Văn bản Cổng trường mở ra viết về nội dung gì?

Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trườngBàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻMiêu tả quang cảnh ngày khai trường.Tái hiện lại những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp một của con.Câu 25:

Từ nào không đồng nghĩa với từ “nhi đồng”?

Trẻ conCon trẻTrẻ emTrẻ tuổiCâu 26:

Bốn bài ca dao “Những câu hát về tình cảm gia đình” em được học trong chương trình Ngữ văn 7, kỳ 1 được làm theo thể thơ nào?

Ngũ ngôn tứ tuyệtLục bátThất ngôn bát cúThất ngôn tứ tuyệtCâu 27:

Lối hát đối đáp, trao duyên thường diễn ra trong những lễ hội quan họ. Theo em, bài ca dao “Ở đâu năm cửa..” thuộc kiểu hát nào?

Hát chào mờiHát xe kếtHát giã bạnHát đố đápCâu 28:

Trong những câu sau, câu nào dùng sai quan hệ từ?

Trời mưa to và tôi vẫn tới trườngTôi với nó cùng chơiNó cũng ham đọc sách như tôiGiá hôm nay trời không mưa thì thật tốtCâu 29:

Bài thơ “Qua đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan) thuộc thể thơ gì?

Song thất lục bátThất ngôn tứ tuyệtThất ngôn bát cúNgũ ngôn tứ tuyệt

Song thất lục bátThất ngôn tứ tuyệtNgũ ngôn tứ tuyệtThất ngôn bát cúCâu 30:

Cảnh Đèo Ngang được miêu tả trong thời điểm nào trong ngày?

Buổi trưaBan maiBuổi xế chiềuĐêm khuyaCâu 31:

 Cho khổ thơ sau

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phơi

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha

Nội dung chính của đoạn thơ trên?

Kể về những sự kiện diễn ra trong mùa thuKhẳng định sự khác biệt của mùa thu mới với những mùa thu khácBộc lộ niềm vui của tác giả khi chứng kiến vẻ đẹp của mùa thuMiêu tả vẻ đẹp của mùa thu đất nướcCâu 32:

Từ nào có thể thay thế cho từ “chết” trong câu “Xe của tôi bị chết máy”:

MấtTiêu đờiQua đờiHỏngCâu 33:

Tìm từ láy trong câu: “Mặt mũi nó lúc nào cũng nhăn nhó như bà già đau khổ”?

Đau khổNhăn nhóMặt mũiBà giàCâu 34:

Dòng nào sau đây không phù hợp khi so sánh với yếu tố mạch lạc trong một văn bản?

Trang giấy trong một quyển vởMạch giao thông trên đường phốMạch máu trong một cơ thể sốngDòng nhựa sống trong một cái câyCâu 35:

Qua văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, tác giả muốn nhắn gửi với mọi người điều gì?

Nêu lên tâm trạng buồn khổ của hai anh em Thành và Thuỷ khi sắp phải chia tay nhau.Bố mẹ là người có trách nhiệm hàng đầu trong việc nuôi dạy con cái.Kể lại việc hai anh em Thành và Thủy sắp phải chia tay nhau vì cha mẹ li hôn.Tổ ấm gia đình là quý giá .Mọi người hãy cố gắng giữ gìn, bảo vệ.Câu 36:

Trong văn bản “Mẹ tôi” của Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi em hãy cho biết mẹ của En-ri-cô là người như thế nào?

Mẹ yêu thương và hi sinh tất cả vì con.Mẹ rất yêu thương và nuông chiều con .Mẹ không tha thứ lỗi lầm của con.Mẹ rất nghiêm khắc với con.Câu 37:

Chọn quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

… Còn một tên xâm lược trên đất nước ta… ta còn phải chiến đấu quét sạch chúng đi.

Hễ… thì…Sở dĩ… cho nên…Giá như… thì…Không những… mà…Câu 38:

Loại văn bản nào sau đây không thuộc kiểu bài văn biểu cảm?

Tuỳ bútThơ trữ tìnhCa daoĐơn đề nghị

Ca daoĐơn đề nghịTuỳ bútThơ trữ tìnhCâu 39:

Tìm cặp từ trái nghĩa thích hợp điền vào câu sau:

Non cao tuổi vẫn chưa già

Non sao… nước, nước mà… non.

Cao- thấpXa- gầnNhớ- quênĐi- vềCâu 40:

Từ câu thơ thứ hai đến câu sáu, tác giả nói về sự thiếu thốn về vật chất nhằm mục đích gì?

Diễn đạt một cách dí dỏm tình cảm chân thành, sâu sắcMiêu tả cảnh nghèo của mìnhGiãi bày hoàn cảnh thực tế của mìnhKhông muốn tiếp đãi bạn
0
13 tháng 9 2017

Chọn D

29 tháng 10 2016

Câu ca dao này là nói lên được người con gái có cuộc sống rất là lận đận ko được hạnh phúc. và đang ở trong thời kì phong kiến. Số phận và c/s của người phụ nữ luôn là do người đàn ông quyết định, người phụ nữ ko thể tự quyết định số phận của mình

29 tháng 10 2016
Trong xã hội phong kiến xưa kia, quan niệm trọng nam khinh nữ đã biến cuộc đời người phụ nữ thành chuỗi bi kịch kéo dài. Biết than cùng ai, biết ngỏ cùng ai? Trời thì cao mà đất thì dày. Thôi thì đành giãi bày qua tiếng hát, lời ru vậy! Câu ca dao: Thân em như trái bần trôi… nằm trong mảng đề tài than thân trách phận mà nhiều câu có cấu trúc khá giống nhau ở cách mở đầu bằng hai chữ đầy xót xa, ngậm ngùi: Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu? 

Xuất xứ câu ca dao này là ở miền Nam, xứ sở của sông ngòi, kênh rạch. Cây bần thường mọc ở ven bờ. Trái bần non có vị chua chua chát chát, xắt mỏng chấm mắm ăn thay rau. Trái già rụng xuống nước, bập bềnh nổi trôi theo sóng, Ngay cái tên gọi cũng chỉ rõ nó là loại cây tầm thường (bần: nghèo), chẳng có mấy giá trị.

Người phụ nữ chân lấm tay bùn nhìn trái bần trôi mà cám cảnh, thấy mình nào có khác chi?! Trái bần trôi hoàn toàn phụ thuộc vào gió, vào sóng. Gió nhẹ, sóng êm thì từ từ, thanh thản, chẳng may gió dập, sóng dồi thi cũng đành cam chịu cảnh ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, biết tấp vào đâu ? Vào bờ bến nào để đổi thay số phận?

Không được làm chủ bản thân, người phụ nữ buộc phải lâm vào cảnh: Cũng đành nhắm mắt đưa chân. Mặc cho con tạo xoay vần đến đâu. Luật tam tòng khắc nghiệt trói buộc họ, biến họ thành những con người cam chịu định mệnh bất công: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và thực tế thì người phụ nữ đã bị xã hội khinh rẻ, coi thường. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra mặc cảm tự ti từ bao đời nay ở người phụ nữ. Có điều gì đó thật xót xa, buồn thảm trong hình ảnh so sánh: Thân em như trái bần trôi Trái bần trôi theo dòng sông vô định, còn người phụ nữ nghèo thì cũng nổi trôi trong dòng đời vô định. Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mờ mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng. Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ. Ta hãy thử hình dung vào một trưa hè ở đồng bằng Nam Bộ, gió thổi lao xao trong rừng đước, rừng tràm, chợt nghe thấy tiếng ru con vọng ra từ ngôi nhà nhỏ ven sông lẫn với tiếng võng đưa kẽo kẹt: Ầu ơ… Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?Cầu hỏi vừa là nỗi băn khoăn muôn thuở không lời giải đáp, vừa là lời than thân trách phận buồn đến não nề. Nhìn những trái bần nổi chìm theo sóng, ta sẽ thấm thìa và rung động đến tận sâu thẳm tâm hồn trước lời ru rưng rưng nước mắt của những người phụ nữ lao động nghèo khó trong một quá khứ chưa xa. 
7 tháng 11 2019

Viết bài văn nêu cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Yêu cầu biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát, thể hiện được cảm xúc chân thành. Về cơ bản phải nêu được các nội dung sau:

a. Phần mở bài 

- Giới thiệu bài ca dao

- Nêu chủ đề bài xa dao: ca dao than thân về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa: nhỏ bé, đắng cay, nhiều thiệt thòi, phụ thuộc vào hoàn cảnh.

b. Thân bài 

- Bài ca dao mở đầu bằng “thân em” để nói lên thân phận, nỗi khổ đau của người phụ nữ trong xã hội cũ. Mở đầu như vậy cho ta thấy thân phận nhỏ bé, tội nghiệp, cay đắng của người phụ nữ xưa, gợi nên sự đồng cảm sâu sắc.

- Tác giả dân gian sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh “ Thân em như trái bần trôi”.

   + Cây bần là loại cây quen thuộc với người dân vùng Nam Bộ. Cây mọc tự nhiên hoặc được trồng để chống sạt lở ven sông, đầu ghềnh cuối bãi.

   + Tên gọi của trái bần dễ gợi sự liên tưởng đến thân phận nghèo khó, đau khổ. Đồng thời hình ảnh cũng phản ánh tính địa phương trong ca dao.

- Cô gái ví mình thứ quả lạc giữa dòng nước mênh mông. Trái bần bé nhỏ bị “gió dập sóng dồi” xô đẩy không “biết tấp vào đâu”. Nó gợi số phận chìm nổi, lênh đênh vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

- Bài ca dao diễn tả chân thực cuộc đời, thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. ở đó, người phụ nữ chịu nhiều đau khổ. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cành, không có quyền tự quyết cuôc đời mình.

- Bài ca dao có thế ví như tiếng nói than thân, phản kháng của những người phụ nữ bình dân. HS có thể mở rộng một vài bài ca dao cùng chủ đề để liên hệ.

- Thể thơ lục bát, âm điệu thân thương, hình ảnh so sánh độc đáo, có hình thức của câu hỏi tu từ.

c. Kết bài 

Khẳng định lại giá trị bài ca dao. Nghĩ về cuộc sống của người phụ nữ hiện đại.

Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa?A.Giàu- sướng.B.Xấu- đẹp.C.Trẻ- già.D.Dài- ngắn.Đáp án của bạn:ABCDCâu 04:Câu ca dao " Thân em như trái bần trôi; Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu." là lời của bài bài ca dao nào dưới đây ?A.Những câu hát về tình cảm gia đìnhB.Các đáp án trên đều sai .C.Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con ngườiD.Những câu hát than thânĐáp án của bạn:ABCDCâu 05:Trong...
Đọc tiếp

Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa?

A.

Giàu- sướng.

B.

Xấu- đẹp.

C.

Trẻ- già.

D.

Dài- ngắn.

Đáp án của bạn:

A

B

C

D

Câu 04:

Câu ca dao " Thân em như trái bần trôi; Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu." là lời của bài bài ca dao nào dưới đây ?

A.

Những câu hát về tình cảm gia đình

B.

Các đáp án trên đều sai .

C.

Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người

D.

Những câu hát than thân

Đáp án của bạn:

A

B

C

D

Câu 05:

Trong các bài thơ sau, bài nào được viết theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật?

A.

Phò giá về kinh.

B.

Qua Đèo Ngang.

C.

Sông núi nước Nam.

D.

Bánh trôi nước.

Đáp án của bạn:

A

B

C

D

Câu 06:

Nghệ thuật nỗi bật trong hai bài thơ “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh” là gì?

A.

Sử dụng nhiều yếu tố trùng điệp

B.

Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ biểu cảm.

C.

Nhiều hình ảnh ẩn dụ và tượng trưng.

D.

Ngôn ngữ cô đúc,kết hợp ý tưởng và cảm xúc..

Đáp án của bạn:

A

B

C

D

Câu 07:

Đọc hai câu sau đây :
Ruồi đậu mâm xôi, mâm xôi đậu
Kiến bò đĩa thịt đĩa thịt bò.
Việc sử dụng những từ “đậu”, “ bò” trong hai câu trên là dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ?

A.

Hiện tượng dùng từ đồng âm .

B.

Hiện tượng dùng từ trái nghĩa .

C.

Hiện tượng dùng từ đồng nghĩa .

D.

Hiện tượng dùng điệp ngữ .

Đáp án của bạn:

A

B

C

D

Câu 08:

Câu " Tình quê hương là một trong những tình cảm lâu bền và thiêng liêng nhất của con người" là ý nghĩa của văn bản nào?

A.

Phò giá về kinh.

B.

Cảnh khuya.

C.

Hồi hương ngẫu thư.

D.

Tĩnh dạ tứ.

Đáp án của bạn:

A

B

C

D

Câu 09:

Trong những trường hợp sau, trường hợp nào có thể bỏ quan hệ từ?

A.

Tôi vừa mua một cái tủ bằng gỗ rất đẹp.

B.

Bạn Nam cao bằng bạn Minh.

C.

Hãy vươn lên bằng chính sức mình

D.

Nó thường đến trường bằng xe đạp.

Đáp án của bạn:

A

B

C

D

Câu 10:

Từ láy toàn bộ :

A.

Thin thít

B.

Ti hí….

C.

Thập thò

D.

Mềm mại

7

                                            '' Thân em như trái bần trôi

                                           Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu''

  Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp so sánh để diễn tả trực tiếp tiếng than của người phụ nữ, hoặc cô gái. Lời than mở đầu bằng hai tiếng '' thân em'' ùa dậy trog trí nhớ ta biết bao bài ca có giọng điệu và nội dung tương tự:

                    - Thân em như hạt mưa sa

                   Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày

                   - Thân em như tấm lụa đào

                  Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

                  - Thân em như giếng giữa đàng

                 Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân...

 Đây là chùm ca dao diễn tả một cách xúc động những cay đắng của cuộc đời người phụ nữ ngày xưa. TRog xã hội fong kiến, người phụ nữ k được tự dom tự tại quyết định cuộc đời mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào người khác. Họ dù xinh đẹp, tài hoa đến mấy thì số fận họ vẫn chỉ như những vật dụng hàng ngày, hoặc như''tấm lụa'', như''hạt mưa'', hoặc như''trái bần''.. trôi nổi, vật vờ, rủi may, hạnh fúc, lênh đênh và mất fương hướng, bơ vơ lạc lõng giữa dòng đời. Số fận ngươi fụ nữ như thế đã được nữ sĩ Hồ Xuân Hương hợp lại, sáng tác ra bài thơ đặc sắc ''Bánh trôi nước'' cũng mở đầu bằng thân em:

                                      Thân em vừa trắng lại vừa tròn

                                      Bảy nổi ba chìm vs nc non...

 Nh~ bài ca dao cx như bài thơ của Hồ Xuân Hương mãi mãi âm vag trog lòg chúg ta.

3 tháng 11 2019

a)`thân em như hạt mưa sa

hạt vào đài các ,hạt ra ruộng cày.

c) thuộc thể thơ than thân

3 tháng 11 2019

@Hoàng Hôn mình cần câu b) á chớ mấy câu kia mình biết rồi

9 tháng 11 2018

Ca dao là tiếng tơ lòng muôn điệu, trải dài với những cung bậc cảm xúc, tâm tư và tình cảm của người lao động bình dân. Lắng đọng và trũ tình là những câu hát than thân thường mở đầu bằng mô típ “ thân em”. Qua đó, phản ánh một cách sâu sắc số phận của người phụ nữ đầy bi kịch, oan trái trong xã hội phong kiến mục nát, suy tàn – tạo cho độc giả sự đồng cảm, chia sẻ và trân trọng!Mảng ca dao mở đầu bằng “thân em” trở thành mô típ dể nói về thân phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó thường là số phận bi kịch và đắng cay được gửi gắm vào trong ca dao bằng giọng điệu buồn tẻ, chua xót và ngậm ngùi. Cách nói giản dị, khiêm nhường song hàm súc nhiều ý nghĩa. Người phụ nư trong xã hội phong kiến xưa trở thành chủ thể trữ tình của câu hát than thân trách phận. Bởi lẽ, chế độ phong kiến mục nát với luật lệ hà khắc đã chà đạp lên quyền sống, mưu càu hạnh phúc của con người đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống lao động cực nhọc, vất vả mưu sinh và lệ thuộc vào hoàn cảnh đã đẩy người phụ nữ vào vòng xoay của bi kịch, khổ đau khó cất lên tiếng nói giãi bày:

“ Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.”

Hình ảnh “ trái bần trôi” lênh đênh trên mặt nước bị “gió dập sóng dồi” phải chăng là cuộc đời, số phận của người phụ nữ xưa. Họ như những cánh hoa bé nhỏ, mong manh trôi dạt nơi bến bờ vô định, bị cuốn vào bi kịch của khổ đau, oan trái bởi thế lực đen tối. Không chỉ thế, những ràng buộc hữu hình hay vô hình lại hoành hành, khiến người phụ nữ không thể vươn lên:

“Thân em như con cá rô thia
Vào trong mắc cạn, ra ngoài mắc câu.”

Hình ảnh con cá rô đang vùng vẫy không lối thoát như chính sự bế tắt, tuyệt vọng của người phụ nữ. Họ không có quyền quyết định hạnh phúc cho bản thân, bị rào cản của xã hội, gia đình ngăn cấm, phải tùy vào “ trong nhờ đục chịu”. Hơn thế, ngay trong xã hội xưa,người phụ nữ không tìm thấy tiếng nói chung, sự bất bình đẵng giữa nam giới và nữ giới đã gieo bao khổ đau, bất hạnh. Điều này, không chỉ thể hiện trong câu hát than thân:

“ Thân lòn cúi vợ tôi chồng chúa
Đạo phu thê như đũa nên đôi
Dầu cho lúc đứng khi ngồi
Chồng làm chúa cả, thiếp thời gia nô.”

Số phận, cuộc đời của người phụ nữ là chuỗi ngày bi kịch, đắng cay đến tủi thẹn. Song, vượt lên trên hết người phụ nữ xưa vẫn vẹn toàn đức hạnh, phẩm giá; họ tự hào khẳng định về vẻ đẹp của bản thân. Nét đẹp đáng quý ấy như một đóa sen tỏa hương thơm ngát giữa chốn bùn nhơ của xã hội điêu tàn:

“Thân em như cây quế tiên non
Trăm năm khô rụi vỏ còn dính cây”
Hay:
“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.”

Vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ được khẳng định mạnh mẽ, đó là đữc hạnh, tấm lòng trong trắng, thuần khiết đáng trân trọng! Song, âm điệu của câu ca vang vọng nỗi ngậm ngùi, chua xót về cuộc đời, xã hội với những thế lực đen tối. Không chỉ đừng lại ở các câu ca dao về “ Thân em” mà nỗi lòng về sự bất bình trong xã hội đã cho ra đời những câu ca:

“Thân em như hạt gạo lắc trên sàng
Thân anh như hạt lúa lép giữa đàn gà bươi.”

Sự đề cao vai trò, vị trí của “ thân em” hơn “thân anh” không chỉ là nỗi lòng mà còn là niềm khát khao về cuộc sống bình quyền. Nơi đó, người phụ nữ tìm được tiếng nói, vị thế và hạnh phúc đích thực. Thiên chức người phụ nữ đâu chỉ” lấy nước, sinh con, giữ lửa” mà còn là sự vươn xa hơn, khẳng định tầm vóc của bản thân đã góp phần làm nên cuộc sống tốt đẹp.

Các câu hát than thân, trách phận thường sử dụng thể thơ lục bát hay lục bát biến thể đầy hàm súc, mang đậm tính dân tộc, thuần Việt. Từ ngữ bình dị, gắn liền với các hình ảnh so sánh gần gũi, giàu ý nghĩa ở nông thôn như chính sự mộc mạc, chân thành của hầu hết các câu ca dao.

Những câu hát than thân mở đầu bằng mô típ “thân em” dẫu khép lại nhưng khi đọc xong vẫn vang vọng trong trái tim người đọc. Bên cạnh sự trân trọng, ngưỡng mộ về phẩm chất cao đẹp của người phụ nũ còn là niềm thương cảm cho cuộc đời bất hạnh, đầy oan trái của họ trong xã hội phong kiến xưa. Lời ca than thân không chỉ là tiếng lòng mà còn thể hiện sự phản kháng, đấu tranh cho quyền lợi người phụ nữ. Xã hội phong kiến mục nát, bất công sẽ sụp đổ, thay vào đó sẽ là xã hội mới, bình đẳng, tôn trọng quyền lợi và khát vọng của con người. Nơi ấy người phụ nữ sẽ tìm được hạnh phúc đích thực cho bản thân mình.

9 tháng 11 2018

Sao bạn trả lời nhaanh vậy

11 tháng 12 2016

Trong xã hội phong kiến xưa kia, quan niệm trọng nam khinh nữ đã biến cuộc đời người phụ nữ thành chuỗi bi kịch kéo dài. Biết than cùng ai, biết ngỏ cùng ai? Trời thì cao mà đất thì dày. Thôi thì đành giãi bày qua tiếng hát, lời ru vậy! Câu ca dao: Thân em như trái bần trôi… nằm trong mảng đề tài than thân trách phận mà nhiều câu có cấu trúc khá giống nhau ở cách mở đầu bằng hai chữ đầy xót xa, ngậm ngùi:

Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?

Xuất xứ câu ca dao này là ở miền Nam, xứ sở của sông ngòi, kênh rạch. Cây bần thường mọc ở ven bờ. Trái bần non có vị chua chua chát chát, xắt mỏng chấm mắm ăn thay rau. Trái già rụng xuống nước, bập bềnh nổi trôi theo sóng, Ngay cái tên gọi cũng chỉ rõ nó là loại cây tầm thường (bần: nghèo), chẳng có mấy giá trị.

Người phụ nữ chân lấm tay bùn nhìn trái bần trôi mà cám cảnh, thấy mình nào có khác chi?! Trái bần trôi hoàn toàn phụ thuộc vào gió, vào sóng. Gió nhẹ, sóng êm thì từ từ, thanh thản, chẳng may gió dập, sóng dồi thi cũng đành cam chịu cảnh ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, biết tấp vào đâu ? Vào bờ bến nào để đổi thay số phận?

Tham khảo nha , chúc bn hok tốt !

10 tháng 10 2016

a) Câu ca dao trên sử dụng biện pháp so sánh,thành ngữ

b) " Trái bần trôi" là biểu tượng của người phụ nữ trong xã hội cũ

c) Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến được thể hiện là giống trái bần mà trái bần là loại trái cây mọc ở nước lợ vừa chua vừa chát nên nười ta không thích ăn, khi rớt xuống thì trôi nổi,vô định không biết tấp vào đâu lại bị gió dập sống dồi và người phụ nữa trong xã hôi xưa cũng trôi nổi, vô định như vậy ( cái này mình nghe cô giảng rồi làm thành nên không biết có đúng không  nếu đúng thì bạn chép không đúng thì thôi) :v

10 tháng 10 2016

tks