K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 1 2018

trong nông nghiệp lưỡi cày được phổ biến nhiều hơn gạo rau khoai ......ngày một nhiều hơn chăn nuôi đánh cả đều phát triển                      làm gốm dệt lụa có tiến bộ mũi đồng cày cuốc.....được sản xuất càng nhiều dân số ngày càng tăng sự phân chia giữa tầng lớp thống trị và nhân dân cũng rất sâu sắc

 Ta là Thánh Gióng, con thứ hai của Ngọc Hoàng thượng đế, hôm nay ta sẽ kể cho các cháu nghe câu chuyện ngày xưa ta đã đánh đuổi giặc Ân như thế nào.

Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, vua cha cử ta xuống giúp dân đánh đuổi. Muốn biết dân chúng dưới trần đánh giặc ra sao, người khuyên ta nên đầu thai xuống trước vài năm. Ta nghe lời, bèn chọn một gia đình nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái, đó là một lão nông nghèo khó ở làng Phù Đổng. Hai vợ chồng giả cả mà lại không có con cái làm vui, biết hôm ấy bà già ra thăm đồng, ta bèn hóa phép làm một vết chân kỳ dị. Quả nhiên bà lão thấy lạ bèn ướm thử chân vào, thế là ta nhân đó hóa luôn thành bào thai trong bụng bà cụ.

Hai ông bà mừng lắm, đủ ngày đủ tháng thì ta ra đời. Để nghe ngóng lòng người, ta quyết không nói không rằng suốt ba năm, mặc cho bố mẹ tha hồ dỗ dành. Nước mắt bà cụ chảy tràn như suối, ta biết bà buồn lắm nhưng đã định từ trước như vậy nên suốt ngày nằm im, quay mặt vào vách.

Giặc kéo đến, chúng đi hàng đàn hàng lũ, thế rất mạnh, quan quân triều đình đánh không nổi. Khắp nơi náo loạn, vua bèn cho sứ giả đi khắp nơi tìm người hiền tài để giúp nước. Tiếng xứ giả vang khắp nơi, thời khắc quyết định đã đến. Ta vươn vai đứng dậy rồi nói với mẹ.

Mẹ ra bảo sứ giả vào đây cho con nói chuyện.

Mẹ ta lúc đang chuẩn bị quang gánh thep dân làng đi chạy giặc, nghe ta nói thế thì vô cùng sửng sốt và mừng rỡ, vội ra gọi sứ giả vào.

Sứ giả vào, thấy ta chỉ là một cậu bé con, có ý coi thường và thất vọng.

Thằng bé này thì đánh sao nổi giặc ?

Thấy ông ta nói vậy, ta quyết định dọa ông ta để chơi. Với một tay lấy chiếc cối đá, ta chỉ hất khẽ một cái « huỵch », chiếc cối đã rơi sát bên chân ông ta. Sứ giả biết ta không phải là người thường, vội quỳ xuống nói.

Xin thần tiên thứ tội. Người cần binh khí gì và thêm bao nhiêu quân đánh giặc ạ ?

Ta cho sứ giả đứng dậy rồi bảo.

Ngươi về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một chiếc nón bằng sắt, hẹn ngày mai phải xong.

Sứ giả vội lĩnh ý ra về. Ta quay sang nói với mẹ.

Mẹ chuẩn bị thật nhiều cơm cho con ăn, để con còn lấy sức đi đánh giặc.

Mẹ ta nấu một nồi cơm đầy, ta chỉ ăn đánh vèo một cái đã hết mà vẫn chưa thấp tháp gì. Mẹ bối rối vì trong nhà hết sạch gạo, may sao bà con hàng xóm biết chuyện, các nhà đều về nấu cơm mang sang. Bảy nong cơm, ba nong cà, ta cũng chỉ ăn loáng cái đã hết. Ăn xong, ta vươn mình đứng dậy, bước ra sân thì người đã quá mái nhà. Mọi người ai lấy làm mừng rỡ, vội về chuẩn bị dao, gậy để đi đánh giặc.

Hôm sau sứ giả mang đến một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một chiếc roi sắt nhỏ. Nón thì ta đội không vừa, roi sắt thì vừa đập xuống đã gãy, ngựa sắt tung bờm hí vang nhưng với ta lúc này, trông nó không khác một con mèo nhỏ. Ta bảo sứ giả.

Ngươi về rèn ngay một con ngựa to gấp mười lần con này, một chiếc nón thật to và một chiếc roi thật lớn.

Sứ giả vâng lệnh, nhà vua biết tin bèn tập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được vời về cung để kịp rèn cho ta một con ngựa sắt to đúng bằng một con voi, một chiếc nón to đúng bằng một tán cây đa và một cây gậy to đúng bằng cột đình.

Mọi thứ đã có đủ. Ta đội nón sắt, cầm gậy sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một tiếng, lửa phun rừng rực đốt cháy trụi cả một đám tre đầu ngõ.

Lạy mẹ con đi !

Ta nói rồi ra roi, lên ngựa. Ngựa tung bờm phi nước kiệu đưa ta thẳng đến chỗ quân giặc, khắp nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến đấy ( sau này được gọi là tre đằng ngà). Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ ( bây giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng).

Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho thoát ? Ngựa ta phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng roi sắt ta vung ra một lần thì có cả chục thằng bị hất tung lên trời. Những thằng sống sót đều bị dân chúng đi theo tiêu diệt cả.

Bỗng « rắc » một cái, chiếc roi sắt gẫy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ định hè nhau xông lại. Sẵn các bụi tre bên đường, ta vươn mình nhổ bật lên quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tan tác không còn một mống.

Giặc tan, vua cho sứ giả ra tận nơi, phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương, mời về kinh thành để ban thưởng. Nhưng từ trên mây cao Ngọc Hoàng đã cất tiếng gọi ta rồi.

Gửi dân lời chào bố mẹ, ta một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, ta cởi áo giáp vắt trên ngọn cây cao, ngựa sắt cất cánh từ từ bay vào không gian.

Thế đấy các cháu ạ. Nhiều người hỏi ta sao không ở lại mà lãnh thưởng, ta đã bảo họ rằng : ta tuy có tiêu diệt được nhiều quân giặc thật, nhưng chiến công này trước hết thuộc về cha mẹ nuôi ta, về dân làng Phù Đổng đã góp gạo, góp cà nuôi ta không lớn, về nhân dân khắp nơi đã không quản hiểm nguy, theo ta đi đánh đuổi quân thù.

17 tháng 12 2017

Ta là Thánh Gióng, con thứ hai của Ngọc Hoàng thượng đế, hôm nay ta sẽ kể cho các cháu nghe câu chuyện ngày xưa ta đã đánh đuổi giặc Ân như thế nào.

Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, vua cha cử ta xuống giúp dân đánh đuổi. Muốn biết dân chúng dưới trần đánh giặc ra sao, người khuyên ta nên đầu thai xuống trước vài năm. Ta nghe lời, bèn chọn một gia đình nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái, đó là một lão nông nghèo khó ở làng Phù Đổng. Hai vợ chồng giả cả mà lại không có con cái làm vui, biết hôm ấy bà già ra thăm đồng, ta bèn hóa phép làm một vết chân kỳ dị. Quả nhiên bà lão thấy lạ bèn ướm thử chân vào, thế là ta nhân đó hóa luôn thành bào thai trong bụng bà cụ.

Hai ông bà mừng lắm, đủ ngày đủ tháng thì ta ra đời. Để nghe ngóng lòng người, ta quyết không nói không rằng suốt ba năm, mặc cho bố mẹ tha hồ dỗ dành. Nước mắt bà cụ chảy tràn như suối, ta biết bà buồn lắm nhưng đã định từ trước như vậy nên suốt ngày nằm im, quay mặt vào vách.

Giặc kéo đến, chúng đi hàng đàn hàng lũ, thế rất mạnh, quan quân triều đình đánh không nổi. Khắp nơi náo loạn, vua bèn cho sứ giả đi khắp nơi tìm người hiền tài để giúp nước. Tiếng xứ giả vang khắp nơi, thời khắc quyết định đã đến. Ta vươn vai đứng dậy rồi nói với mẹ.

- Mẹ ra bảo sứ giả vào đây cho con nói chuyện.

Mẹ ta lúc đang chuẩn bị quang gánh thep dân làng đi chạy giặc, nghe ta nói thế thì vô cùng sửng sốt và mừng rỡ, vội ra gọi sứ giả vào.

Sứ giả vào, thấy ta chỉ là một cậu bé con, có ý coi thường và thất vọng.

- Thằng bé này thì đánh sao nổi giặc ?

Thấy ông ta nói vậy, ta quyết định dọa ông ta để chơi. Với một tay lấy chiếc cối đá, ta chỉ hất khẽ một cái « huỵch », chiếc cối đã rơi sát bên chân ông ta. Sứ giả biết ta không phải là người thường, vội quỳ xuống nói.

- Xin thần tiên thứ tội. Người cần binh khí gì và thêm bao nhiêu quân đánh giặc ạ ?

Ta cho sứ giả đứng dậy rồi bảo.

Ngươi về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một chiếc nón bằng sắt, hẹn ngày mai phải xong.

Sứ giả vội lĩnh ý ra về. Ta quay sang nói với mẹ.

- Mẹ chuẩn bị thật nhiều cơm cho con ăn, để con còn lấy sức đi đánh giặc.

Mẹ ta nấu một nồi cơm đầy, ta chỉ ăn đánh vèo một cái đã hết mà vẫn chưa thấp tháp gì. Mẹ bối rối vì trong nhà hết sạch gạo, may sao bà con hàng xóm biết chuyện, các nhà đều về nấu cơm mang sang. Bảy nong cơm, ba nong cà, ta cũng chỉ ăn loáng cái đã hết. Ăn xong, ta vươn mình đứng dậy, bước ra sân thì người đã quá mái nhà. Mọi người ai lấy làm mừng rỡ, vội về chuẩn bị dao, gậy để đi đánh giặc.

Hôm sau sứ giả mang đến một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một chiếc roi sắt nhỏ. Nón thì ta đội không vừa, roi sắt thì vừa đập xuống đã gãy, ngựa sắt tung bờm hí vang nhưng với ta lúc này, trông nó không khác một con mèo nhỏ. Ta bảo sứ giả.

- Ngươi về rèn ngay một con ngựa to gấp mười lần con này, một chiếc nón thật to và một chiếc roi thật lớn.

Sứ giả vâng lệnh, nhà vua biết tin bèn tập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được vời về cung để kịp rèn cho ta một con ngựa sắt to đúng bằng một con voi, một chiếc nón to đúng bằng một tán cây đa và một cây gậy to đúng bằng cột đình.

Mọi thứ đã có đủ. Ta đội nón sắt, cầm gậy sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một tiếng, lửa phun rừng rực đốt cháy trụi cả một đám tre đầu ngõ.

- Lạy mẹ con đi !

Ta nói rồi ra roi, lên ngựa. Ngựa tung bờm phi nước kiệu đưa ta thẳng đến chỗ quân giặc, khắp nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến đấy ( sau này được gọi là tre đằng ngà). Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ ( bây giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng).

Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho thoát ? Ngựa ta phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng roi sắt ta vung ra một lần thì có cả chục thằng bị hất tung lên trời. Những thằng sống sót đều bị dân chúng đi theo tiêu diệt cả.

Bỗng « rắc » một cái, chiếc roi sắt gẫy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ định hè nhau xông lại. Sẵn các bụi tre bên đường, ta vươn mình nhổ bật lên quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tan tác không còn một mống.

Giặc tan, vua cho sứ giả ra tận nơi, phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương, mời về kinh thành để ban thưởng. Nhưng từ trên mây cao Ngọc Hoàng đã cất tiếng gọi ta rồi.

Gửi dân lời chào bố mẹ, ta một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, ta cởi áo giáp vắt trên ngọn cây cao, ngựa sắt cất cánh từ từ bay vào không gian.

Thế đấy các cháu ạ. Nhiều người hỏi ta sao không ở lại mà lãnh thưởng, ta đã bảo họ rằng : ta tuy có tiêu diệt được nhiều quân giặc thật, nhưng chiến công này trước hết thuộc về cha mẹ nuôi ta, về dân làng Phù Đổng đã góp gạo, góp cà nuôi ta không lớn, về nhân dân khắp nơi đã không quản hiểm nguy, theo ta đi đánh đuổi quân thù.

những từ ngữ in nghiêng sau đã đc sử dụng để diễn đạt thay cho đối tượng là một cô gái

23 tháng 10 2017

-Vịnh Hạ Long, bán đảo Côn Sơn.

23 tháng 10 2017

Nhận xét nữa nha bạn

1 tháng 1 2019

Trước cửa nhà em có một cây bàng. Mẹ em nói từ khi em sinh ra thì cây bàng này đã có từ lâu lắm rồi. Bởi vậy, cây bàng đã gắn bó với tuổi thơ của em, với những kỉ niệm vui buồn thuở bé.Cây bàng này lớn lắm, tán lá của nó xòe rộng ra như một chiếc ô khổng lồ. Mỗi lần đi học về, chỉ cần nhìn từ xa, thấy mái nhà đỏ có tán lá xanh xanh cao lớn là em đã biết ngay đó là ngôi nhà thân thương của mình. Mỗi mùa hè đến, dưới tán lá xanh mướt ấy là một không gian rộng lớn râm mát. Em rất thích được ngồi dưới tán cây, lắng nghe tiếng chim hót hòa cùng tiếng ve kêu râm ran, hưởng thụ bóng mát từ những chiếc lá trên chiếc ghế mây của mình.Mùa hè qua đi, thu đến, qua những tháng ngày mùa thu với cơn gió heo may, lá bàng dần chuyển sang màu đỏ trong cái giá lạnh của mùa đông. Căn nhà nhỏ của em rực một màu đỏ bắt mắt giữa phố phường rộng lớn. Từng chiếc lá đỏ nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất mỗi khi nàng gió lướt qua. Và rồi, khi xuân đến, những cành cây khẳng khiu được tiếp thêm nhựa sống mà chầm chậm nhú ra những mầm non, chồi lá nhỏ xinh.Thân cây xù xì nhờ có sức sống mãnh liệt tươi trẻ được những chiếc rễ cần mẫn mỗi ngày tìm kiếm mà luôn vững chắc, dẫu nắng, dẫu mưa gió bão bùng ra sao, cây vẫn lặng yên đứng đó, kiên trì và bền bỉ. Những vết hằn của thời gian hiện rõ trên thân cây, như một lời minh chứng cho sự tồn tại lâu năm của nó.Những ngày còn bé, em còn hay dùng gậy chọc lên tán lá, để cùng đám trẻ hàng xóm xung quanh hứng lấy những trái bàng vàng tươi, tranh nhau cắn thử một miếng rồi lại le lưỡi vì chát. Những đồng tiền trái bàng được dùng trong trò chơi đồ hàng, tiếng cười nói vui vẻ vang đi thật xa, thật xa.Phía dưới gốc cây, em đã trồng những cây cỏ cảnh rất đẹp, cả những bông hoa đủ màu sắc, chúng tô điểm cho nhau, tạo nên một bức tranh tự nhiên tươi đẹp thích mắt. Mỗi ngày, em đều chăm chỉ tưới nước cho cây. Em mong cây vẫn sẽ luôn tươi xanh và ngày càng cao lớn hơn nữa.Em rất yêu cây bàng này. Dẫu có đi xa, nó vẫn luôn hiện hữu trong trái tim em, như là một biểu tượng, một dấu hiệu để nhận ra mái ấm thân yêu.

doc doan van sau va tra loi cac cau hoi ben duoi:''Boi toi an uong dieu do va lam viec co chung muc nen toi chong lon lam.Chang bao lau, toi da tro thanh mot chang de thanh nien cuong trang. Doi cang toi mam bong. Nhung cai vuot o chan, o khoeo cu cung dan va nhon hoat.Thinh thoang, muon thu su loi hai cua nhung chiec vuot, toi co cang len, dap phanh phach vao cac ngoc co.Nhung ngoc co gay rap, y nhu co nhat dao vua lia qua.Doi canh toi, truoc kia ngan hun hoan bay gio thanh cai ao dai kin...
Đọc tiếp

doc doan van sau va tra loi cac cau hoi ben duoi:

''Boi toi an uong dieu do va lam viec co chung muc nen toi chong lon lam.Chang bao lau, toi da tro thanh mot chang de thanh nien cuong trang. Doi cang toi mam bong. Nhung cai vuot o chan, o khoeo cu cung dan va nhon hoat.Thinh thoang, muon thu su loi hai cua nhung chiec vuot, toi co cang len, dap phanh phach vao cac ngoc co.Nhung ngoc co gay rap, y nhu co nhat dao vua lia qua.Doi canh toi, truoc kia ngan hun hoan bay gio thanh cai ao dai kin xuong tan cham duoi.Moi khi toi vu len, da nghe tieng phanh phach gion gia.Luc toi di bach bo thi ca nguoi toi rung rinh mot mau bong mo soi guong duoc va rat ua nhin.Dau toi to ra va noi tung tang, rat buong.Hai cai rang den nhanh luc nao cung nhai ngoam ngoap nhu hai luoi liem may lam viec.Soi rau toi dai va uon cong mot ve rat doi hung dung.Toi lam lay danh dien voi ba co ve cap rau ay lam.Cu choc choc toi lai trinh trong va khoan thai dua ca hai chan len vuot rau.

1.Doan van trich trong van ban nao?Van ban ay thuoc tac pham nao?Tac gia la ai?

2.Cho biet phuong thuc bieu dat chinh cua van ban em vua tim duoc?

3.Van ban duoc ke theo ngoi thu may?Neu tac dung cua ngoi ke ay?

4.Liet ke cac phep so sanh duoc su dung trong doan van va neu tac dung.

5.Doan van de cap toi ve dep ngoai hinh cua De Men, co y kien cho rang:''De Men co ve dep cua mot thanh nien cuong trang''.Em co dong y voi y kien do khong, hay chung minh.

6.Tu viec doc hieu van ban chua doan trich tren, hay viet doan van (khoang 5-7 cau) trinh bay suy nghi cua em ve y nghia cua duc tinh khiem ton.

7 ban dau nhanh nhat tui se tick nha(>-<)

1
12 tháng 9 2021

1. Đoạn văn trên trích trong văn bản "Bài học đường đời đầu tiên".

-Văn bản trích trong tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu kí".

-Tác giả là Tô Hoài.

2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự.

3. Văn bản kể theo ngôi thứ nhất.

-Tác dụng: Giúp câu chuyện trở nên chân thực hơn, giàu sự tin tưởng hơn

                   Giúp nhân vật bộc lộ được tâm trạng, tình cảm dễ dàng hơn

                   Giúp người đọc hiểu rõ về nhân vật hơn

4. Phép so sánh sử dụng trong đoạn văn:

-"Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua."

-"Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc."

Tác dụng của các phép so sánh:

-- Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

--Giúp cho người đọc, người nghe tưởng tượng một cách dễ dàng, sinh động hơn.

5. Em đồng ý với ý kiến đó. Vì trong đoạn văn, tác giả đã miêu tả được rõ nét ngoại hình của Dế Mèn:

   + Đôi càng mẫm bóng

   + Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứng dần và nhọn hoắt

   + Đôi cánh thành áo dài kín xuống tận chấm đuôi

   + Đầu to ra, nổi từng mảng rất bướng

   + Hai cái răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp

   + Sợi râu dài, uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng

6. Khiêm tốn là một điều không thể thiếu đối với những người muốn thành công. Thật vậy, đức tính khiêm tốn là những đức tính quý báu mà mỗi người thực sự cần trang bị cho bản thân trong cuộc sống hiện đại. Khiêm tốn là khi mỗi người không kiêu căng tự phụ về những gì mình có, những thành quả mình làm được, sống thực sự chân thành và ham muốn học hỏi nhiều hơn là khoe mẽ. Đức tính này có thể được thể hiện qua cách ăn mặc, qua lời ăn tiếng nói và phong cách thái độ sống. Nhờ có sự khiêm tốn, con người thực sự có thể học hỏi nhiều hơn từ những người xung quanh. Hơn thế nữa, thái độ sống giản dị khiêm nhường cũng đem đến cho mỗi người những cơ hội để mở mang đầu óc, lắng nghe, tiếp thu những điều hay lẽ phải từ những người xung quanh. Bằng đức tính khiêm tốn ham học hỏi, con người biết tự khai phá những con đường đi tới thành công cho mình. Trái lại là kiêu căng tự phụ sẽ làm cho chúng ta không lắng nghe được từ người khác, từ đó học hỏi bị hạn chế. Không những vậy, thái độ sống khiêm tốn giản dị hướng tới những giá trị lâu bền sẽ được mọi người yêu mến và kính trọng. Tóm lại, đức tính khiêm tốn là đức tính cần thiết mà mỗi người cần trang bị trong cuộc sống. 

23 tháng 10 2016

Sông nước Cà mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh thiên nhiên sông nước. Nếu như trong Sông nước Cà mau, Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng cực nam Tổ quốc thì với Vượt thác, Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn thuộc miền Trung bộ đến thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kì thú.

Miêu tả cảnh thiên nhiên ở hai vùng đất khác nhau, nhưng đều giống nhau ở nơi sông nước. Không biết “vô tình” hay “hữu ý” mà hai nhà văn đều chọn vị trí quan sát, từ điểm nhìn trên con thuyền theo cuộc hành trình để tả cảnh và tả người. Có lẽ không còn vị trí nào “tối ưu” hơn nữa. Cũng nhờ vị trí này mà các nhà văn đã hoàn chỉnh được bức tranh phong cảnh thiên nhiên mang những nét đặc sắc riêng của mình.

Cảnh Sông nước Cà mau lần lượt hiện lên theo con thuyền xuôi trên sông. Nhà văn đã nhập vai người kể chuyện, xưng “tôi” là chú bé An trong Đất rừng phương Nam miêu tả cảnh quan một vùng rộng lớn theo một trình tự tự nhiên, hợp lí. Chính vì vậy những hình ảnh trong bài văn được hiện lên trong khuôn hình một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh

Bức tranh đến với người đọc bằng ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mang với sông, ngòi, kênh, rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, và tất cả đều được bao trùm trong màu xanh của trời của nước và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và của gió Trên trời thì xanh... không ngớt vọng về trong hơi gió muối.... Màu xanh đã là màu chủ đạo của bức tranh rất ấn tượng. Và để cho cảnh thêm sống động, in dấu riêng về vùng cực nam Tố quốc hoang dã, phong phú này, tác giả đã đưa vào bài những đoạn thuyết minh, giải thích thật thú vị về địa danh, về cách đặt tên các dòng sông, dòng kênh: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba khía... Tên gọi không phải bằng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Điều này đã đẹm đến cho người đọc nhiều hiểu biết mới lạ và nhiều hứng thú.

Bức tranh còn được rạng rỡ và sống động hơn bởi sự ồn ào đông vui tấp nập, muôn màu muôn vẻ của chợ Năm Căn. Chợ mang nét đẹp riêng: vừa trù phú vừa độc đáo. Biện pháp liệt kê sử dụng rất hiệu quả, 12 chữ “những” trong đoạn văn đã gây ấn tượng về sự trù phú. Độc đáo hơn là chợ họp cả ban đêm ngay trên sông nước với những nhà bè như những phố nổi và những con thuyển bán hàng len lỏi mọi nơi, có thế mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Rồi sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang... Rồi đến các món ăn đặc biệt trên thuyền mang hương vị cổ truyền của dân tộc xen với hương vị nước ngoài. Thật đậm đà và thú vị.!

Thiên nhiên trong Vượt thác có thể coi như là một cucín phim quay chậm vởi sự đổi thay của nó qua từng vùng khi con thuyền đi qua. Bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong Vượt thác có những đường nét, âm thanh có phần mạnh mẽ, khẩn trương hơn bức tranh thiên nhiên trong Sông nước Cà mau bởi đây là cuộc vượt sông Thu Bồn với nhiều thác dữ chứ không phải cuộc du ngoạn xuôi dòng đến với chợ Năm Căn.

Cảnh thiên nhiên sông nước đã thay đổi theo con mắt nhìn cửa tác giả qua ba chặng. Con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Đoạn ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Quang cảnh hai bên bờ thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu bạt ngàn, sắp đến đoạn có nhiều ghềnh thác thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng lẽ nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngay trước mặt. ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ tả một hình ảnh về dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, nhưng sự hiểm trở và dữ dội của dòng sông vẫn hiện lên khá rõ qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác, ở đoạn cuối dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao, nhưng dường như đã bớt hiểm trở, và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như để chào đón con người sau cuộc vượt thác trở về với chiến thắng.

Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đó lả sự thống nhất cao độ giữa tả và kể với hai biện pháp nghệ thuật - so sánh và nhân hoá. Nổi bật nhất, đặc sắc nhất là hình ảnh miêu tả về các chòm cổ thụ ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn. Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bên bờ cũng đổi khác: Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, vừa như báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vẫy tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Hình ảnh so sánh ở đây vừa thích hợp với tương quan giữa những cây to với những bụi cây lúp xúp xung quanh lại vừa biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước. Cùng là những chòm cây cố thụ, cùng là so sánh với con người nhưng ở mỗi cách ví đã biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới, góp phần tô đậm cho bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung rất thú vị.

Văn chương hay thật! Càng học, càng đọc thì vốn hiếu biết về đất nước và con người càng phong phú. Chỉ có hai bài văn tả về cảnh sông nước đã có hai “bức tranh” thiên nhiên với vẻ đẹp đặc sắc riêng: một vùng miền Trung vừa thơ mộng vừa dữ dội, khác nhiều so với thiên nhiên vùng mũi Cà Mau rộng lớn, hùng vĩ đầy sức sống hoang dã. Và mỗi vùng đất, mỗi con sông trên lãnh thố nước ta đều là những bức tranh “tuyệt đẹp” đang vẫy gọi chúng ta.


Chúc bạn học tốt!

5 tháng 2 2017

Woa !dai qua diha

29 tháng 2 2020

Bài học đường đời đầu tiên kể về Dế Mèn một chàng dế em út trong gia đình và được gia đình cho tự lập từ nhỏ. Nhờ vào ăn uống đầy đủ, điều độ mà Dế Mèn trở thành một thanh niên to cao, cường tráng. Dế Mèn thường hay dậy thật sớm để đào hàng đầy đủ ngóc ngách, đường tắt, cửa sau phòng khi có kẻ đến bắt nạt thì còn có đường thoát thân. Dế Mèn con tham gia vào hầu hết các hoạt động của hàng xóm, tụ tập và ca hát.

Nhờ có thân hình cao to, cường tráng mà Dế Mèn bắt đầu có thái độ kiêu căng, cao ngạo, cà khịa với bà con lối xóm, quát mắng chị Bò Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó… mọi người ai cũng đều bỏ qua bởi ai cũng biết tính của hắn. Dế Mèn cho rằng ai cũng sợ mình nên càng ngày tỏ ra kiêu ngạo. Chính cái tính kiêu ngạo đó mà Dế Mèn phải thấm thía một bài học đầu đời.

Dế Mèn có một chú dế hàng xóm đó là Dế Choắt, vì sinh ra đã ốm yếu nên luôn bị Dế Mèn ức hiếp và bắt nạt. Một hôm Dế Mèn trêu chọc chị Cốc rồi nhanh chân chạy vào hang sâu để trốn, tai họa bỗng ập đến với Dế Choắt khi chị nhầm tưởng Dế Choắt là người trêu chọc mình, những chiếc mỏ nhọn giáng xuống thân hình yếu ớt của Dế Choắt khiến chú chịu không nổi và đã tắt thở.

Chỉ vì lời trêu đùa của mình đã khiến Dế Choắt chết oan, Dế Mèn rất hối hận và tỏ ra hối lỗi. Đây cũng là bài học đường đời đầu tiên đầy thấm thía của Dế Mèn.

   k cho mk nha.

29 tháng 2 2020

Dế mèn là con út trong một gia đình có ba anh em. Cậu sớm được mẹ cho ra ở riêng. Nhờ ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên chẳng mấy chốc cậu chở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Dế mèn rất tự hào về ngoại hình của mình. Cậu trêu chọc và coi thường tất cả mọi người trong xóm. Nhất là Dế Choắt, chỉ vì Dế Choắt quá ốm yếu không làm được gì. Dế Mèn đã trêu chọc chị Cốc rồi lủi vào hang sâu. Chị Cốc tưởng nhầm Dế Choắt đã trêu chọc chị nên đã mổ anh ta trọng thương. Trước lúc chết, Choắt khuyên Dế Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Và đó là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.