K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2017

Năm nay tôi đã lên lớp Tám, đã quá thân thuộc với không khí học đường, nhưng cứ mỗi đợt thu về, nhìn thấy những cô cậu học sinh với chiếc cặp trên vai đang chập chững bước vào lớp Một, lòng tôi lại bồi hồi nhớ về những kỉ niệm ngày đầu tiên tôi đi học.

Tôi còn nhớ đó là một buổi sáng mùa thu trời trong xanh và hơi se lạnh. Mặc bộ đồng phục của trường, đeo chiếc cặp mà mẹ tôi đã chuẩn bị đầy đủ lên vai, tôi theo mẹ đến trường. Con đường đến trường hôm nay thật náo nhiệt và đông đúc: toàn những cô cậu học trò áo trắng. Chiếc xe của mẹ tôi từ từ dừng lại. Trước mắt tôi là ngôi trường cao to, sừng sững đang mở rộng cánh cổng đón học trò chúng tôi. Phía trên cổng trường là một dòng chữ lớn màu trắng mà tôi nhanh chóng đánh vần được: “Trường Tiểu học Thủ Khoa Huân”. Mẹ bảo rằng ngôi trường này là nơi tôi sẽ gắn bó suốt những năm tháng tiều học.

Tôi bước vào trường, mẹ dẫn tôi đến trước cửa lớp Một 12, cô giáo vui vẻ ra đón tôi vào lớp. Tôi cảm thấy hồi hộp vô cùng, không muốn xa bàn tay của mẹ, nhưng nhìn thấy lớp học đầy điều mới lạ, tôi lấy hết dũng khí chào tạm biệt mẹ. Tôi ngoảnh đầu nhìn lại, mẹ tôi vẫn còn đứng vẫy tay chào, một số bạn trạc tuổi tôi đang khóc mếu máo không chịu rời mẹ, còn mấy anh chị lớp lớn không có vẻ gì lo sợ, đang vui vẻ trò chuyện với nhau sau ba tháng hè xa cách. Bỗng tiếng trống “tùng…tùng…tùng…” vang lên làm tôi giật bắn mình, cô giáo bảo đó là tiếng trống khai trường mở đầu cho một năm học mới. Tôi nhìn quanh, mẹ đã ra khỏi trường, mấy anh chị lúc nãy cũng nhanh chóng xếp hàng rồi vào lớp, chỉ có học trò lớp Một bọn tôi là bối rối, không biết phải làm gì. Rồi cô giáo hướng dẫn chúng tôi xếp hàng và bắt đầu điểm danh. Ngay lúc ấy, trán tôi đẫm mồ hôi, tim tôi đập thình thịch theo từng tiếng nói của cô, cuối cùng cũng đến tên tôi, tôi cố gắng “dạ” thật to rồi bước vào lớp. Lúc này đây, tôi như bước vào một thế giới hoàn toàn mới, cái thế giới mà ba tôi bảo là của nguổn tri thức vô tận. Cảm giác sợ sệt và lo lắng trong tôi biến mất.

“Tùng…tùng…tùng…”, tiếng trống ấy lại vang lên, nhưng lần này là báo hiệu đã đến giờ ra về. Học sinh chúng tôi ùa ra như ong vỡ tổ, ai cũng muốn được về nhà sau một ngày đầy thú vị. Trước cổng trường, ba mẹ tôi đã chờ sẵn, nhưng phải mất một lúc lâu tôi mới chen được ra khỏi dòng người ấy. Thật lạ, không đợi mẹ tôi phải hỏi, tôi huyên thuyên kể về những điều tôi đã nhìn thấy hôm nay: nào là ngôi trường to cao, sừng sững với cái tượng ông Thủ Khoa Huân đặt ngay giữa sân, rồi bồn hoa, cột cờ, ngay cả nhà ăn, nhà xe tôi đều mang ra kể hết. Tôi còn kể cả tiết học đầu tiên mà cô giáo dạy chúng tôi; chuyện cô trò chúng tôi làm quen nhau; chuyện cô kiểm tra tập sách, bút viết; rồi cả chuyện tôi quen được nhiều bạn bè nữa,… Đường về nhà hôm ấy thật náo nhiệt. Tối ấy, trong tâm trí tôi không ngừng hiện lên hình ảnh về ngôi trường, lòng tôi nôn nao mong cho trời mau sang để lại được đi học.

Ôi cái cảm giác về ngày đầu tiên tôi đi học thật thú vị và tuyệt vời làm sao. Cho đến tận bây giờ, khi đã là một học sinh lớp Tám, trải qua tám lần tựu trường, nhưng cái cảm giác ấy vẫn bồi hồi xao xuyến trong lòng tôi như mới xảy ra hôm qua. Người ta nói thời gian có thể làm phai nhòa tất cả, nhưng không, nó không thể xóa nhòa những kỉ niệm thời tôi chập chững đến lớp – ngày đầu tiên đi học – tôi sẽ mãi khắc ghi trong tâm trí

27 tháng 10 2017

Em còn nhớ đó là một buổi sang mùa thu thật đẹp. Hôm đó mẹ đưa em đến trường. Bầu trời trong xanh, nắng vàng như mật ong trải khắp sân trường. Ngôi trường thật lớn và rất đông người. Em rụt rè nép bên mẹ, không dám rời tay. Nhưng cô giáo đã đến bên em dịu dàng vỗ về. Cô đón em vào lớp và giới thiệu với các bạn để làm quen. Cái lo sợ và hồi hộp trong em tự nhiên biến mất.
Lúc đó, em đã bắt đầu thấy yêu lớp học của mình.

 

22 tháng 11 2021

tham khảo:

Em hơ đôi tay trên que diên sáng rực như than hồng (yếu tố tả) Chà! Áng sáng kì dị làm sao ! (yếu tố biểu cảm). Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng loáng. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng (yếu tố kể và tả). Thật là dễ chịu! (yếu tố biểu cảm). Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, ngón cái nóng bỏng lên (yếu tố tả). Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì khoái biết bao! (yếu tố kể và biểu cảm)”.

22 tháng 11 2021

bạn có thể giúp mình viết đầy đủ đoạn được không có kết thúc với mở đầu với mấy lần vẹt diêm được không 

cảm ơn bạnngaingung

29 tháng 11 2018

Chọn đáp án: C

25 tháng 11 2021

Tham khảo!

Trời đã về khuya. Gió rít từng cơn lạnh lẽo. Không bán được diêm nên em không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em tìm một góc tường ngồi tránh rét. Cô bé vẫn thấy lạnh “đôi bàn tay cứng đờ ra”, em quyết định quẹt diêm.Thật là dễ chịu! (yếu tố biểu cảm). Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, ngón cái nóng bỏng lên (yếu tố tả). Chà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì ấm áp bao! (yếu tố kể và biểu cảm). 

25 tháng 11 2021

cảm ơn bạn nha 

bạn có thể làm thêm 1 bài văn nữa được ko ?yeu

30 tháng 10 2021

Tham khảo:

Sau những giờ học căng thẳng trên lớp hay khi có chuyện buồn, tôi chỉ mong trở về nhà thật nhanh để nhìn thấy người mẹ thân yêu của tôi. Với tôi, mẹ là người vô cùng quan trọng, chẳng ai có thể thay thế mẹ của tôi. Với tôi, mẹ là người sinh thành, nuôi nấng, chở che … Mẹ là niềm hạnh phúc của đời tôi. Mẹ luôn dành cho tôi những tình cảm yêu thương, tốt đẹp nhất.

Mẹ tôi đã gần bốn mươi tuổi. Mẹ có dáng người thon thả, làn da mẹ màu dám nắng. Tóc mẹ dài đến ngang vai, màu hoe vàng. Mẹ có khuôn mặt phúc hậu. Khi nhìn gương mặt ấy tôi biết mẹ yêu tôi đến nhường nào. Khi tôi buồn, tôi ốm, đôi mắt mẹ trũng sâu hằn lên những nỗi lo lắng suy tư. Tôi vui, mắt mẹ ánh lên những tia sáng hy vọng. Tôi yêu nhất ở mẹ đôi mắt, đôi mắt mẹ là cánh cửa của tâm hồn mà mẹ luôn dang rộng để đón tôi vào.

Nhưng tôi yêu quý mẹ còn bởi những gì tốt đẹp mẹ mang đến cho tôi. Mẹ rất thích công việc của mình – nghề giáo viênMẹ làm nghề giáo viên nhưng mẹ khâu thêu áo rất đẹp .Mẹ tôi còn dạy tôi những dòng chữ đẹp.Nhưng sau khi sinh ra tôi và em tôi, mẹ phải nghỉ một năm ở nhà để chăm sóc anh em tôi. Mẹ hy sinh tất cả để cho gia đình mình có giây phút đầm ấm bên nhau. Mẹ dạy anh em tôi học bài trên lớp, cách nói năng, cư xử với mọi người. Khi chúng tôi sai là mẹ lại nhẹ nhàng nhắc nhở. Mẹ nói em tôi là con gái nên phải cẩn thận, khéo léo. Mẹ thường cho em tôi đi chợ để học cách chọn rau quả, thịt, cá … Lúc nấu ăn mẹ cũng cho nó phụ cùng, vừa nấu mẹ vừa giảng giải, hướng dẫn chuyện bếp núc. Vì mẹ tôi là giáo viên dạy nhiều bộ môn nên chuyện học hành của anh em tôi môn nào mẹ cũng hướng dẫn được. Tôi lớn lên được như bây giờ, đã biết khóc biết cười đúng cảm xúc của mình, tôi cười, mẹ cũng mỉm cười làm niềm vui của tôi nhân lên nhiều lần. Khi tôi buồn, mẹ chia sẻ làm nỗi buồn của tôi vơi bớt đi. Mẹ luôn chia sẻ niềm vui nỗi buồn cùng tôi. Với tôi, mẹ là người phụ nữ hoàn mĩ nhất thế gian
Mẹ ơi! Mẹ là người mà con yêu thương nhất! Cuộc đời con không thể không có mẹ, mẹ dạy cho con những điều hay để con có thể nhìn thấy tương lai tươi sáng. Con sẽ học thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của mẹ. Con mong mẹ sẽ sống mãi bên con, con yêu mẹ lắm, mẹ của con!

16 tháng 4 2021

Trong trích đoạn “Đi bộ ngao du”, nhà văn Ru- xô đã chỉ ra lợi ích của việc đi bộ, cũng như những lợi thế của việc đi bộ so với đi ngựa cũng như dùng các phương tiện khác. Trước hết, đi bộ có thể đi mọi nơi mà ta mong muốn, không phải lệ thuộc vào ai, vào phương tiện gì: “ Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều hay ít thế nào là tùy”. Như vậy, việc đi bộ khiến cho ta được tự do về con người, được làm theo những ý muốn của mình, đây chính là lợi ích lớn nhất của việc đi bộ ngao du. Và đã là ngao du thì yếu tố chủ động phải được đặt lên hàng đầu, đi ngựa sẽ phải phụ thuộc nhiều vào các yếu tố đường xá, sức khỏe của ngựa, không phải phụ thuộc vào những gã phu trạm.

Đi bộ ngao du thì ta không bị phụ thuộc vào bất cứ thứ gì, bất kì cái gì, ta được tự do về con người, tự do về tâm hồn, làm toàn bộ những việc theo ý thích: “ Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay; ta dừng lại ở tất cả các khía cạnh….” . Và quan trọng nhất là không bị lệ thuộc: “Tôi chẳng phải phụ thuộc vào những con ngựa hay những gã phu trạm. Đi bộ ngao du ta sẽ có cơ hôi khám phá những điều mới mẻ, có thể tự tìm cho mình những con đường riêng biệt, điều này rất phù hợp với những con người ưa tìm tòi, thử thách: “Tôi chẳng cần chọn những lối đi có sẵn hay những con đường thuận tiện; tôi đi qua bất cứ nơi nào con người có thể đi qua; tôi xem tất cả những gì con người có thể xem….”

16 tháng 4 2021

:)))