K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2022

Tham khảo 

Có rất nhiều cách sản xuất nước mắm, mỗi hãng có một cách làm khác nhau. Hôm nay mình xin được giới thiệu về cách làm của loại nước mắm Nam Ô nhé!

Nước mắm Nam Ô – Những giọt mắm nhĩ từ được sản xuất theo phương pháp hoàn toàn thủ công truyền thống, có vị thơm, ngọt tự nhiên và màu nâu hổ phách đặc trưng.Nam Ô là 1 làng chài nhỏ nằm phía nam đèo Hải Vân, nơi dòng sông Cu Đê ngày ngày mang phù sa đổ vào vịnh Đà Nẵng. Nằm ở vị trí địa lý đặc biệt như vậy nên nước mắm Nam Ô với lịch sử 400 là một sản phẩm quý của xứ Quảng để tiến vua ngày xưa, bên cạnh quế tiêu, vải lụa, trầm hương… Những giọt mắm nhĩ từ được sản xuất theo phương pháp hoàn toàn thủ công truyền thống, có vị thơm, ngọt tự nhiên và màu nâu hổ phách đặc trưng.

Bằng kinh nghiệm được truyền lại từ nhiều thế hệ, nước mắm chỉ sử dụng cá và muối ủ chượp mà thành. Cá cơm than đánh bắt vào khoảng tháng 3 đến tháng 8 hàng năm, phải lựa chọn cá to vừa phải, béo tròn, tươi xanh. Cá được ướp bằng muối biển tinh khiết, hạt to, trắng trong từ Sa Huỳnh hay Cà Ná, được ủ ròng trong vòng 6 tháng để những thành phần gây vị bất lợi (chát, đắng, nóng cổ) chảy đi, vị mặn dịu lại.

Cá và muối được trộn theo tỉ lệ 3 cá 1 muối và ủ theo phương pháp truyền thống bằng lu sành trong vòng 12 – 18 tháng. Sau thời gian đó, những giọt nước mắm được lọc bằng phễu tre và vải để tối ưu dưỡng chất và mùi vị. Rồi tiếp tục được đưa ra để ngoài trời trong 10 ngày để bảo đảm chất lượng và hương vị tinh khiết nhất.

Làng nghề nước mắm Nam Ô hiện tại còn khoảng vài chục hộ sản xuất nước mắm, trong đó thương hiệu nước mắm Hương Làng Cổ là 1 cơ sở sản xuất uy tín lâu đời. Tiền thân của xưởng nước mắm Hương Làng Cổ là hãng nước mắm Hồng Hương, thương hiệu này đã được Viện Pasteur Nha Trang chứng nhận là sản phẩm “nguyên chất và hảo hạng” vào năm 1958. Xưởng đang được hoạt động bởi thế hệ thứ 5 của gia đình gắn bó nhiều thế hệ với làng nghề nước mắm Nam Ô này.

Nước mắm Hương Làng Cổ được sản xuất hoàn toàn theo phương pháp thủ công truyền thống, chỉ sử dụng cá cơm than và muối biển rồi ủ chượp trong các lu sành từ làng gốm Lái Thiêu, Bình Dương.

Nếu có dịp lên Nam Ô, ngoài việc tắm biển chụp ảnh với bãi rêu xanh mướt, hay thưởng thức món gỏi cá Nam Ô đặc sản, xin mời các bạn ghé thăm các xưởng sản xuất nước mắm truyền thống để hiểu rõ hơn về cách làm chén nước mắm mà gia đình nào cũng sử dụng, cùng nhau hít hà hương vị đặc trưng của quê nhà bạn nhé.

23 tháng 3 2022

Tham khảo 

Có rất nhiều cách sản xuất nước mắm, mỗi hãng có một cách làm khác nhau. Hôm nay mình xin được giới thiệu về cách làm của loại nước mắm Nam Ô nhé!

Nước mắm Nam Ô – Những giọt mắm nhĩ từ được sản xuất theo phương pháp hoàn toàn thủ công truyền thống, có vị thơm, ngọt tự nhiên và màu nâu hổ phách đặc trưng.Nam Ô là 1 làng chài nhỏ nằm phía nam đèo Hải Vân, nơi dòng sông Cu Đê ngày ngày mang phù sa đổ vào vịnh Đà Nẵng. Nằm ở vị trí địa lý đặc biệt như vậy nên nước mắm Nam Ô với lịch sử 400 là một sản phẩm quý của xứ Quảng để tiến vua ngày xưa, bên cạnh quế tiêu, vải lụa, trầm hương… Những giọt mắm nhĩ từ được sản xuất theo phương pháp hoàn toàn thủ công truyền thống, có vị thơm, ngọt tự nhiên và màu nâu hổ phách đặc trưng.

Bằng kinh nghiệm được truyền lại từ nhiều thế hệ, nước mắm chỉ sử dụng cá và muối ủ chượp mà thành. Cá cơm than đánh bắt vào khoảng tháng 3 đến tháng 8 hàng năm, phải lựa chọn cá to vừa phải, béo tròn, tươi xanh. Cá được ướp bằng muối biển tinh khiết, hạt to, trắng trong từ Sa Huỳnh hay Cà Ná, được ủ ròng trong vòng 6 tháng để những thành phần gây vị bất lợi (chát, đắng, nóng cổ) chảy đi, vị mặn dịu lại.

Cá và muối được trộn theo tỉ lệ 3 cá 1 muối và ủ theo phương pháp truyền thống bằng lu sành trong vòng 12 – 18 tháng. Sau thời gian đó, những giọt nước mắm được lọc bằng phễu tre và vải để tối ưu dưỡng chất và mùi vị. Rồi tiếp tục được đưa ra để ngoài trời trong 10 ngày để bảo đảm chất lượng và hương vị tinh khiết nhất.

Làng nghề nước mắm Nam Ô hiện tại còn khoảng vài chục hộ sản xuất nước mắm, trong đó thương hiệu nước mắm Hương Làng Cổ là 1 cơ sở sản xuất uy tín lâu đời. Tiền thân của xưởng nước mắm Hương Làng Cổ là hãng nước mắm Hồng Hương, thương hiệu này đã được Viện Pasteur Nha Trang chứng nhận là sản phẩm “nguyên chất và hảo hạng” vào năm 1958. Xưởng đang được hoạt động bởi thế hệ thứ 5 của gia đình gắn bó nhiều thế hệ với làng nghề nước mắm Nam Ô này.

Nước mắm Hương Làng Cổ được sản xuất hoàn toàn theo phương pháp thủ công truyền thống, chỉ sử dụng cá cơm than và muối biển rồi ủ chượp trong các lu sành từ làng gốm Lái Thiêu, Bình Dương.

Nếu có dịp lên Nam Ô, ngoài việc tắm biển chụp ảnh với bãi rêu xanh mướt, hay thưởng thức món gỏi cá Nam Ô đặc sản, xin mời các bạn ghé thăm các xưởng sản xuất nước mắm truyền thống để hiểu rõ hơn về cách làm chén nước mắm mà gia đình nào cũng sử dụng, cùng nhau hít hà hương vị đặc trưng của quê nhà bạn nhé.

Tham khảo:

Trong năm 1909, về phía Đông của đầm nước mặn Tân Diêm có dải cồn cát ngăn cách đầm với biển, trên dải cồn cát Sa Huỳnh, M. Vinet là quan thuế người Pháp làm việc ở Sở thương chính tại cửa biển Sa Huỳnh đã phát hiện một kho chum khoảng 200 chiếc trong chứa nhiều đồ tùy táng, những chum gốm này do người dân đào lên để lấy trong đó các hạt trang sức mã não, thủy tinh. Ông đã công bố phát hiện kho chum Sa Huỳnh này trong Tập san của Trường Viễn Đông Bác Cổ (B.E.F.E.O)(Vinet, 1909), điểm thời gian năm 1909 được lấy làm mốc khởi đầu cho sự phát hiện và nghiên cứu về văn hóa Sa Huỳnh.  

     Năm 1923, La Barre khai quật tại Sa Huỳnh tìm thấy hơn 200 mộ chum, tài liệu được H. Parmentier chỉnh lý và công bố trong tập san của Trường Viễn Đông Bác Cổ (B.E.F.E.O)(H.Parmentier, 1924). Năm 1934, M.Colani khai quật tại điểm phát hiện văn hóa Sa Huỳnh thuộc làng Thạnh Đức và công bố tại hội nghị Tiền sử học Thái Bình Dương tổ chức tại Manila (Philippines) năm 1935 (M.Colani, 1935). Đến năm 1936, M.Colani xác lập thuật ngữ Văn hóa Sa Huỳnh (Sahuynh Culture) khi nghiên cứu các di tích tiền sử ở Quảng Bình được công bố trong bài viết "Ghi chú về tiền sơ sử Quảng Bình", đăng trên tạp chí "Những người bạn Huế xưa". Tên gọi Văn hóa Sa Huỳnh"Sahuynh Culture” của M.Colani dùng để chỉ nền văn hóa của cư dân tiền sử có táng tục mộ chum và lấy địa điểm Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) đặt tên cho nền văn hóa này (M.Colani, 1936). Như vậy thuật ngữ văn hóa Sa Huỳnh hay còn gọi là Sa Huỳnh cổ điển do các học giả người Pháp định danh, nội hàm thuật ngữ chứa đựng các di tích thuộc thời đại đồ sắt có đặc trưng chung về văn hóa khảo cổ.

     Thời gian tồn tại văn hóa Sa Huỳnh trước công nguyên khoảng 500 năm và kết thúc ở thế kỷ 2 sau công nguyên. Văn hóa Sa Huỳnh có chung một không gian liền khoảnh khu vực miền Trung từ Hà  Tĩnh vào đến Bình Thuận mà ở hai đầu của nó có sự giao thoa với văn hóa Đông Sơn (phía Bắc) và văn hóa Đông Nam Bộ (phía Nam). Những di tích thuộc thời đại đồng thau cách nay trên dưới 3000 năm đến 2600 năm phát triển trực tiếp hay gián tiếp lên văn hóa Sa huỳnh được gọi bằng thuật ngữ “Tiền Sa Huỳnh” hoặc giai đoạn sớm của văn hóa Sa Huỳnh, trong đó các dòng chảy văn hóa Tiền Sa Huỳnh phát triển trực tiếp lên Sa Huỳnh như Long Thạnh, Bình Châu I, Bình Châu II, Bàu Trám (lớp sớm), Bãi Ông. Gián tiếp góp phần vào sự hình thành Sa Huỳnh ví như văn hóa Xóm Cồn. Không gian phân bố của các di tích Tiền Sa Huỳnh tồn tại trong khu vực Nam Trung Bộ, giữa chúng đều có mối quan hệ, tuy thời gian có sớm muộn khác nhau nhưng cùng góp phần vào sự hình thành đỉnh cao Sa Huỳnh sắt (Đoàn Ngọc Khôi, 2004).

     Không gian phân bố văn hóa Sa Huỳnh trải dài ở miền Trung Việt Nam; phía Bắc giao thoa với văn hóa Đông Sơn ở Bãi Cọi (Hà Tĩnh); phía Nam giao lưu với văn hóa Đông Nam Bộ ở Bình Thuận; phía Tây trải dọc theo thung lũng Đông Trường Sơn giao lưu với văn hóa Tây Nguyên; phía Đông văn hóa Sa Huỳnh vươn ra hệ thống các đảo trong vùng biển của Việt Nam như: Cù Lao Chàm, Cù Lao Ré, Phú Quý, Thổ Chu, Côn Đảo, Phú Quốc... ở đây văn hóa Sa Huỳnh giao lưu với văn hóa của vùng đảo Tây Thái Bình Dương theo dòng chảy văn hóa hải lưu.

     Vùng trung tâm của văn hóa Sa Huỳnh nằm ở tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam và Bắc Bình Định. Đặc biệt tại tỉnh Quảng Ngãi, văn hóa Sa huỳnh phân bố theo ba vùng sinh thái văn hóa rất đặc trưng và được xác thực qua các cuộc khai quật khảo cổ quy mô, đó là: Vùng núi – thung lũng sông Tang Hồ nước Trong; Vùng đồng bằng duyên hải – Long Thạnh, Bình Châu, Sa Huỳnh; Vùng đảo Cù lao Ré – Xóm Ốc, Suối Chình. Tại các điểm trung tâm này đã tìm thấy hàng trăm mộ chum, mộ vò, mộ đất của văn hóa Sa Huỳnh và hàng ngàn di vật đá, đồng, sắt, gốm, thủy tinh, đồ trang sức đá ngọc nephrit, agat.

6 tháng 10 2022

viet cau tra loi giup nghia

3 tháng 1 2022

gggggiiiiiiuuuuussssssspppppp tttttoooooowwwwwssss  vvvvoooowwwwiiiiisss

 

3 tháng 1 2022

help

help

17 tháng 9 2023

Các loại hình giao thông có thể kết nối tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm:

- Đường bộ

- Đường sắt

- Đường hàng không

Trong số đó, loại hình giao thông được sử dụng phổ biến nhất để kết nối Bà Rịa - Vũng Tàu với Thành phố Hồ Chí Minh là đường bộ. Nởi vì nó linh hoạt và thuận tiện cho nhiều loại phương tiện cũng như lịch trình đi lại.

`HaNa♬D`

17 tháng 9 2023

very cảm ơn