K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 10 2020

Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi” về những kỉ niệm buổi tựu trường. Tiết trời vào những ngày cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại ngày đầu tiên đi học. "Tôi" nhớ lại con đường cùng mẹ đến trường, cảnh vật trên đường vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, “tôi” cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình. Đó là cảm giác trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài, cùng mấy quyển vở mới trên tay. Bàn tay cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức nên xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác. Khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, "tôi" thấy ngạc nhiên vì sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa. Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường, “tôi” cảm thấy mình bé nhỏ, do đó lo sợ vẩn vơ. Đặc biệt, lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên, nghe thầy giáo gọi tên, bắt đầu học bài học thứ nhất,... nhân vật chính của thiên truyện vừa thấy hồi hộp, ngỡ ngàng lại vừa tự tin, sung sướng.

Tự lập là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu dẫn đến sự thành công của con người(1). Tự lập là chúng ta có khả năng tự xây dựng lấy cuộc sống cho mình, không ỉ lại, không nhờ vả người khác(2). Nó thể hiện sự tự tin của bản thân ta và còn giúp cho ta rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp khác nữa như: cần cù, chịu khó, kiên nhẫn,…(3) Giúp cho ta dần dần hoàn thiện trong cuộc sống(4). Bên cạnh đó, tính tự lập còn tạo cho bản thân những thử thách mới lạ, tạo niềm vui cho cuộc sống(5). Có tính tự lập thì chúng ta sẽ có được một cuộc sống tốt đẹp hơn(6). Tự lập là một đức tính rất tốt, quý báu(7). Chúng ta cần phải rèn luyện, trau dồi, bồi dưỡng đức tính quý báu này để ta có thể đương đầu một cách tự tin trước cuộc đời đầy bon chen xô bồ này(8).

12 tháng 9 2021

Trời vừa rạng sáng, tôi đã vội vàng mặc quần áo mới, mang đôi giày "ba-ta" trắng tinh vào và đứng soi trước gương. Tôi khẽ mỉm cười sung sướng: "Ừ, giờ thì mình đã là học sinh cấp ba rồi nhé!". Rồi tôi đạp xe nhanh chóng đến trường với niềm vui hớn hở: sắp gặp bạn bè và thầy cô mới..Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.Hàng cây quen thuộc bên đường ngày nào, giờ sao khác quá. Có lẽ chúng cũng rạo rực như chúng tôi. Những hạt sương tối qua vẫn còn lấm tấm trên lá, đang long lanh dưới nắng mai vàng rỡ, vô cùng ngoạn mục. Dường như mọi vật đều tràn đầy sức sống.Bước chân vào ngôi trường cấp ba, tất cả mọi thứ đều lạ lẫm, bỡ ngỡ đối với tôi. Ngôi trường mới

12 tháng 9 2021

Bạn viết sai đề rồi

24 tháng 10 2021

Tham khảo:

Truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” - cũng chính là tác giả, về những cảm xúc đầu đời trong buổi tựu trường ba mươi năm về trước. Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ trong ngày đầu tiên đi học đó. Từ lúc được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe ông đốc gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và vào buổi học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện. Để rồi sau mấy chục năm, tác giả - là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

20 tháng 10 2021

Em tham khảo:

 "Tôi đi học" của Thanh Tịnh là một truyện ngắn xuất sắc đã thể hiện một cách xúc động tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi", chú bé được mẹ đưa đế trường vào học lớp năm trong ngày tựu trường.

               Đó là "một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh", chú mặc " chiếc áo vải dù đen dài", chú cảm thấy "trang trọng và đứng đắn". Lòng chú "tưng bừng rộn rã" được mẹ hiền "âu yếm nắm tay" dẫn đi trên con đường làng thân thuộc " dài và hẹp". Chú vô cùng xúc động, cảm thấy bỡ ngỡ, cảm thấy lạ, tưởng như con đường làng và mọi vật xung quanh "đều thay đổi". Chú đã nghĩ về sự bỡ ngỡ ấy : "vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học"

              Chú bâng khuâng tự hào thấy mình đã lớn khôn, không còn lêu lổng đi thả diều, đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn, thằng Quý nữa. Chú "thèm" cảnh mấy cậu học trò bằng tuổi mình "áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem". Chỉ cầm hai quyển vở mới, dù "tay ghì thật chặt" mà chú vẫn cảm thấy "nặng", rồi một quyển vở " xệch ra và chếch đầu cúi xuống đất". Nhìn thấy mấy cậu ôm sách vở nhiều lại còn kèm cả bút thước nữa, chú ngây thơ nghĩ : "chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước". Ý nghĩ, tâm lí ấy của nhân vật "tôi" đã thoáng qua trong trí mình một cách nhẹ nhàng 
"như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi".

           Khi đứng trước ngôi trường, chú bé càng hồi hộp, bỡ ngỡ. Chú ngạc nhiên trước cảnh đông vui " đầy đặc cả người" trước sân trường; ai cũng áo quần "sạch sẽ", gương mặt cũng "vui tươi sáng sủa". Chú đã từng đi bẫy chim quyên với thằng Minh, và ghé lại trường một lần, đi quanh các lớp, cảm thấy trường "xa lạ", "cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng". Buổi tựu trường hôm nay, chú cảm thấy trường Mĩ Lí của mình "vừa xinh xắn oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp". Đứng giữa sân trường rộng, chú bé "đâm ra lo sợ vẩn vơ". Đó là tâm trạng bồi hồi, bỡ ngỡ rất thực, rất điển hình đối với tuổi thơ trong buổi tựu trường đầu tiên của đời mình.

         Chú bé cũng như những học trò mới khác " bỡ ngỡ đứng nép bên người thân", chỉ dám " nhìn một nửa", chỉ dám " đi từng bước nhẹ". Tất cả đều " như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ"...

         Chú cảm thấy lòng mình vô cùng hồi hộp, '"thúc vang dội" bởi một hồi trống trường; cảm thấy mình "chơ vơ", "vụng về lúng túng". Chân "không đi" như bị một sức mạnh "kéo dìu" về phía trước; lúc "co", lúc "duỗi", cứ "dềnh dàng mãi". Chú cũng như các cậu học trò mới vì quá hồi hộp mà "run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp".

        Lúc nghe ông đốc đọc tên từng người, chú bé xúc động, hồi hộp đến độ quả tim "ngừng đập", "giật mình lúng túng", chú " quên cả mẹ" đứng sau mingf. Nghe ông đốc dặn dò, "không em nào dám trả lời"; trước cái nhìn của mọi người, các học trò mới cũng như nhân vật "tôi" càng thêm "lúng túng". Nhiều học trò mới "ôm mặt khóc", chú bé cũng " dúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc theo". Mặc dù lúc ấy "một bàn tay dịu dàng", " một bàn tay quen nhẹ" của mẹ hiền "vuốt mái tóc" cho, nhưng chú vẫn cảm thấy cô đơn, lẻ loi hơn bao giờ hết khi xếp hàng vào lớp. "Trong thời thơ ấu, tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này".

       Cảm xúc hồi hộp, bâng khuân dâng lên man mác trong lòng khi chú vào ngồi trong lớp, cảm thấy "một mùi hương lạ xông lên". Chú " thấy lạ và hay hay" những hình treo trên tường. Chú nhìn bàn ghế rồi tạm nhận đó "vật riêng của mình", nhìn bạn tí hon ngồi cạnh không cảm thấy xa lạ mà " quyến luyến tự nhiên".... Có lúc chú " đưa mắt thèm thuồng" một cánh chim...Chú vòng tay lên bàn lầm nhẩm đánh vần bài viết tập "Tôi đi học". Tiếng phấn của thầy giáo đã đưa chú về "cảnh thật".

       Thanh Tịnh đã diễn tả những kỉ niệm, những diễn biến tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường theo trình tự thời gian - không gian : lúc đầu là một buổi sớm mai mẹ dẫn đi trên con đường làng, sau đó là lúc đứng giữa sân trường, một hồi trống vang lên, nghe ông đốc đọc tên và dặn dò, cuối cùng là khi thầy giáo trẻ đưa vào lớp.

       Kỉ niệm ấy rất sâu sắc và rất đẹp, vì thế sau này "hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường".

20 tháng 10 2021

Cho mình xin 1 tick nhá

       Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi” về những kỉ niệm buổi tựu trường. Tiết trời vào những ngày cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại ngày đầu tiên đi học. "Tôi" nhớ lại con đường cùng mẹ đến trường, cảnh vật trên đường vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, “tôi” cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình. Đó là cảm giác trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài, cùng mấy quyển vở mới trên tay. Bàn tay cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức nên xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác. Khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, "tôi" thấy ngạc nhiên vì sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa. Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường, “tôi” cảm thấy mình bé nhỏ, do đó lo sợ vẩn vơ. Đặc biệt, lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên, nghe thày giáo gọi tên, bắt đầu học bài học thứ nhất,... nhân vật chính của thiên truyện vừa thấy hồi hộp, ngỡ ngàng lại vừa tự tin, sung sướng.

27 tháng 12 2021

Trả lời đi em vote 5 sao

27 tháng 8 2019

Chọn đáp án: A

10 tháng 9 2021

Câu a

 

11 tháng 9 2021

Tham khảo:

“Tôi đi học” của Thanh Tịnh như một bản tự vấn tâm trạng, cảm xúc của chính tác giả khi mùa thu về, hồi tưởng lại khoảnh khắc ngày xưa ấy. Là ngày đầu tiên cắp sách tới trường với bao nhiêu dòng cảm xúc bâng khuâng, xa lạ. Trong dòng hoài tưởng, “tôi” đã bị lâng lâng bởi khung cảnh của mùa thu “một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. (câu bị động) Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: "Hôm nay tôi đi học” (câu ghép). Có lẽ ít ai có thể quên đi được giây phút đầu tiên nép sau lưng mẹ đến trường, và nhân vật “tôi” cũng vậy. Cảm xúc tuôn trào một cách tự nhiên và đầy xúc động, gieo vào lòng người đọc những bồi hồi khó quên. Có một sự thay đổi lớn trong chính suy nghĩ và hành động “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quí và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa”. Điều này chứng tỏ nhận thức của nhân vật “tôi” đã thực sự trưởng thành và lớn lên nhờ việc: Hôm nay tôi đi học. Thanh Tịnh như một con người chèo lái con thuyền cảm xúc, đưa người đọc trở về với những kí ức của ngày đầu tiên đi học. Lời văn mượt mà, nhẹ nhàng và sâu sắc đã khiến người đọc không thể quên được năm tháng đó.
11 tháng 9 2021

Mk chỉ nói là 12 câu thôi mà sao bạn vt dài thế

18 tháng 11 2021

Trong cuộc đời của mỗi con người, người ta có thể đi đến nhiều nơi hay có nhiều nơi để đến nhưng duy nhất chỉ có một nơi để trở về đó chính là gia đình. Gia đình là duy nhất và thiêng liêng nhất với mỗi người, chỉ có tình cảm gia đình mới là thứ tình cảm vô điều kiện, giống như câu nói "Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc".Vậy gia đình là gì và chúng ta hiểu như thế nào là gia đình? Theo định nghĩa khoa học, gia đình là một cộng đồng người cùng chung sống, gắn bó với nhau bằng các mối quan hệ huyết thống, hôn nhân và tình cảm, cũng có thể là quan hệ nuôi dưỡng hay giáo dục. Gia đình đã tồn tại từ rất sớm và trải qua quá trình phải triển lâu dài, có thể nói gia đình có ý nghĩa quan trọng không chỉ với con người mà còn tác động mạnh mẽ đến xã hội. Đối với xã hội, gia đình là một thiết chế xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người. Đối với con người, gia đình mang nhiều vai trò quan trọng bậc nhất mà không có một tổ chức hay cộng đồng nào có thể thay thế được. Gia đình là nơi có cha và mẹ của ta, là nơi ta được sinh ra, là cội nguồn tồn tại của ta trên cõi đời này; mọi người trong gia đình đã cho ta được tồn tại, được yêu thương vô bờ bến. Chỉ có tình cảm của những người trong gia đình mới là thứ tình cảm cho đi mà không cần nhận lại, nơi đó chan chứa bao nhiêu tình cảm thương yêu, đùm bọc và cao đẹp mà những người thân dành cho nhau. Đến khi chúng ta lớn lên và trưởng thành, bước ra ngoài cuộc sống để mưu sinh, ai cũng phải đối mặt với khó khăn và thử thách của cuộc đời, đứng trước khó khăn đó gia đình chính là điểm tựa vững chắc cho ta sức mạnh và niềm tin giúp đỡ ta vượt qua khó khăn. Dù có thất bại hay gục ngã trước sóng gió cuộc đời, chúng ta vẫn có một nơi bình yên nhất là mái ấm gia đình để trở về. Mãi cho đến khi cuối đời, chúng ta đã nếm trải đủ vị đắng cay ngọt bùi của cuộc sống, đã đến lúc nghỉ ngơi thì gia đình lại là một bến đỗ cho tất cả mọi người.Mỗi cá nhân chúng ta phải cảm thấy thật may mắn khi có được mái ấm gia đình bởi ngoài kia còn có biết bao nhiêu người bất hạnh không có gia đình. Nhìn vào họ, ta hãy cố gắng gìn giữ hạnh phúc gia đình, nâng cao trách nhiệm của bản thân với những người thân trong gia đình