K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2019

#)Trả lời :

Nghị luận chững minh : chứng minh cho một vấn đề hay một việc gì đó là đúng hoặc sai

Nghị luận giải thích : Giải thích về một vấn đề nào đó để người đọc, người nghe hiểu

#) ngắn gọn, xúc tích :D

29 tháng 3 2018

So sánh:

+ Văn chứng minh: Cần có dẫn chứng cụ thể, sát thực và giàu súc thuyết phục nữa.
+ Văn giải thích: Cần phải nêu rõ ràng các khái niệm và chắc chắn điều cần giải thích là đúng. Đồng thời cần nêu dẫn chứng cụ thể không kém văn chứng minh

29 tháng 3 2018

 Chung minh thi phai dua ra hang loat cac dan chung de lam ro luan diem. Vi du chung minh cau tuc ngu dung dan: 
+ Giai thich nghia 
+ Neu dan chung cho thay dieu do dung dan 
- Giai thich thi phai dung li le de cho nguoi ta hieu luan diem. Vi du giai thich cau tuc ngu: 
+ Giai thich nghia 
+ Dat cau hoi de tra loi: 
1. Vi sao lai noi nhu the? 
2. Neu khong nhu the se co hai gi? 
3. Can lam gi de van dung dieu do?

13 tháng 4 2022

Giống nhau:

-Đều nghị luận về 1 vấn đề và có dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm

Khác nhau

-Nghị luận chứng minh sẽ nhiều dẫn chứng hơn còn nghị luận giải thích sẽ có nhiều lý lẽ hơn

13 tháng 4 2022

tham khảo # Hợp Trần :

Điểm giống và khác nhau giữa hai kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống với nghị luận về một tư tưởng đạo lí:
*Giống nhau:
- Đều là dạng bài nghị luận xã hội.
- Đều rút ra những tư tưởng, đạo lí, lối sống cho con người.
- Mang đặc điểm chung của văn nghị luận.
*Khác nhau:
- Khác nhau ở xuất phát điểm:
+ Nghị luận về một sv,ht thì xuất phát từ thực tế, đời sống để khái quát thành một vấn đề tư tưởng, đạo đức.
+Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thì bắt đầu từ một tư tưởng, đạo đức sau đó dùng phép lập luận giải thích, chứng minh… để thuyết phục người đọc nhận thức đúng tư tưởng, đạo đức đó.
-Khác nhau ở cách lập luận:
+ Nghị luận về một sv,ht thường lấy chứng cứ thực tế để lập luận.
+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo đức thì nghiêng về tư tưởng, về lí lẽ nhiều hơn và sử dụng phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích…

Trả lời : Để làm một bài văn nghị luận chứng minh, ta cũng cần tuân thủ quy trình bốn bước sau:

– Phân tích đề và tìm ý: Đọc kĩ đề bài để hiểu các yêu cầu của đề sau đó xác định vấn đề cần chứng minh (luận điểm chính, tổng quát của bài). Từ luận điểm chính, xác định các luận điểm phụ để làm rõ luận điểm chính. Tiếp tục xác định các luận cứ (dẫn chứng, lí lẽ) để làm rõ từng luận điểm phụ. Câu hỏi tìm ỷ đặc trưng của lập luận chứng minh là: như thế nào?

– Sắp xếp luận điểm chính, các luận điểm phụ với luận cứ đẩy đủ thành dàn bài gồm ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

– Hoàn chỉnh dàn ý thành bài văn lập luận chứng minh.

– Đọc lại bài và sửa lỗi nếu có.

Hệ thống luận điểm trong bài chứng minh phải được xếp theo trình tự hợp lí nhằm giúp người đọc (nghe) nắm được vấn đề. Có thể chọn trong những cách sau để sắp xếp luận điểm:

– Theo thứ tự thời gian: quá khứ

– hiện tại – tương lai; trước – sau; các mùa; các mốc thời gian…

– Theo thứ tự không gian: trong nước – thế giới; miền Bắc – miền Nam; miền xuôi – miền ngược…

– Theo các lĩnh vực hoặc phạm vi của cuộc sống: giới tính, tuổi tác, ngành nghề…

Mỗi luận điểm có thể trình bày thành một đoạn văn theo cách: diễn dịch, quy nạp hoặc tổng – phân – hợp…

Trong bài văn nghị luận giải thích, người viết có thể phối hợp linh hoạt các cách giải thích sau:

– Giải thích bằng cách định nghĩa: nêu ý nghĩa của câu chữ, hình ảnh quan trọng trong nhận định ở đề bài.

– Kể ra các biểu hiện của vấn đề; so sánh đối chiếu các hiện tượng; giảng giải các mặt lợi hại của vấn đề; những cách giải quyết vấn đề…

– Giải thích bằng cách dựa vào quy luật, mục đích, ý nghĩa của vấn đề được nêu ra…

Để giải thích vấn đề được thấu đáo, trong quá trình giảng giải vấn đề, ta cần biết đặt ra và trả lời hệ thống câu hỏi đặc trưng của giải thích: Tại sao? Như thế nào? Làm thế nào? Những câu hỏi này xoay quanh vấn đề được đặt ra và trả lời bằng sự vận dụng những hiểu biết của bản thân từ thực tế, từ văn học , ...

Hok_Tốt

#Thiên_Hy

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Lập luận chứng minh

Trong văn nghị luận, lập luận chứng minh là cách làm sáng tỏ vấn đề bằng các dẫn chứng hoặc lí lẽ đã được khẳng định trong thực tiễn. Khi lập luận chứng minh, ta có thể dùng dẫn chứng (sự việc, sự kiện, con số,…), dùng lí lẽ hoặc dùng cả dẫn chứng và lí lẽ.

Chứng minh nhằm mục đích tác động đến người đọc để họ tin vào ý kiến mà mình đã đưa ra đúng, là phải.

2. Những điều lưu ý khi lập luận chứng minh

Khi lập luận chứng minh, cần phải lưu ý một số điểm sau:

– Xác định rõ vấn đề cần chứng minh.

– Biết tập trung chứng minh điểm nào, mặt nào người đọc chưa tin hoặc chưa tin hẳn. Những gì người đọc đã tin, đã biết thì có thể chỉ cần lướt qua, không cần chứng minh nữa.

– Các dẫn chứng hoặc lí lẽ đưa ra phải phù hợp với vấn đề đang bàn, phải đủ để thuyết phục niềm tin của người đọc.

– Trong các bài nghị luận, lập luận chứng minh thường được dùng kết hợp với lập luận giải thích và ngược lại, lập luận giải thích thường được dùng kết hợp với chứng minh. Khi người đọc chưa hiểu vấn đề nào đó, ta cần phải giải thích để giúp cho họ hiểu. Còn khi họ chưa tin điều ta đưa ra, ta cần phải chứng minh để họ tin vào điều ấy. Khi họ hiểu, họ mới tin và càng tin, họ sẽ lại càng hiểu vấn đề ta trình bày một cách sâu sắc hơn.

Vì thế có thể thấy giải thích và chứng minh thường đi song hành với nhau trong quá trình lập luận.

3. Muốn làm bài văn lập luận chứng minh, phải thực hiện bốn bước:

a) Tìm hiểu đề và tìm ý ;

b) Lập dàn bài ;

c) Viết bài ;

d) Đọc lại và sửa chữa.

4. Dàn bài bài văn lập luận chứng minh:

– Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.

– Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

– Kết bài: Nêu ý nghĩa luận điểm đã đửợc chứng minh. Chú ý lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn phần Mở bài.

5. Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết.

II – LUYỆN TẬP

Đề bài: Ca dao thực sự là tiếng hát về lao động và tiếng hát tâm tình của người dân lao động. Em hãy chứng minh điều đó.

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

Đề yêu cầu chứng minh nhận định về một nội dung của ca dao. Nhận định đề cập hai ý lớn:

– Ca dao là tiếng hát của người lao động về lao động.

– Ca dao là tiếng hát tâm tình của người lao động.

2. Lập dàn bài

a) Mở bài : Nêu luận điểm cần chứng minh.

b) Thân bài:

– Chứng minh nội dung thứ nhất:

Ca dao là tiếng hát của người lao động về. lao động. Ca dao là tiếng hát của người lao động về công việc của mình: cày bừa, chăm bón, gặt hái ; những niềm vui, nỗi buồn trong công việc.

– Chứng minh nội dung thứ hai:

Ca dao là tiếng hát tâm tình của người lao động. Tiếng hát tâm tình, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm bạn bè, tình cảm gia đình (với ông bà, bố mẹ, anh em, vợ chồng).

c) Kết bài: Ý nghĩa của vấn đề cần chứng minh.

9 tháng 3 2021

Tham khảo:

- Chứng minh trong đời sống: là dùng những dẫn chứng, lí lẽ chân thực trong cuộc sống để nêu lên tư tưởng, vấn đề lập luận

- Chứng minh trong văn nghị luận: là dùng những lí lẽ, dẫn chứng trong văn chương để chứng minh cho tư tưởng, quan điểm của mình.

*Văn chứng minh-tư tưởng đạo lý

*Mở bài: Nêu vấn đề cần cm

*Thân bài: 

+Giải thích: -nghĩa đen

                   - nghĩa bóng

                   -khái quát

+Chứng minh: -xét về lý

                       - xét về thực tế (dẫn chứng)

+Đánh giá, mở rộng

-Đánh giá (đúng/sai)

-Mở rộng: một số biểu hiện trái ngược

+Bài hok

*Kết bài:

-Khẳng định lại gt vấn đề

-Liên hệ vs bản thân

* Văn chứng minh-hiện tượng đời sống

*Mở bài: Nêu vấn đề-hiện tượng

*Thân bài:

+Giải thích (khái niệm)

+Chứng minh: -Thực trạng

                        -Nguyên nhân

                        - Hậu quả

                        -Biện pháp

+Bài học

*Kết bài:

-Khẳng định lại vấn đề

-Liên hệ

* Văn giải thích

-Là gì? (giải thích): 

+nghĩa đen

+nghĩa bóng

+khái quát

-Vì sao?

+Lí lẽ

+Dẫn chứng

-Như thế nào?

-Đáng giá mở rộng

+Khẳng định giá trị (đánh giá)

+Mở rộng (Câu tn phên phán điều j?)

*Kết bài:

-Khẳng định lại vấn đề

-Liên hệ

23 tháng 8 2019

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim”
Kho tàn ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phông phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim” . Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.
II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ có công mài sắt, có ngày nên kim”
a. Nghĩa đen
- Một mảnh sắt to mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu
- Một hình ảnh ít ai tin được
b. Nghĩa bóng
- Lòng kiên trì của con người
- Lòng kiên nhẫn chờ đợi của con người
- Lòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua thử thách
- Không có kiên trì thì không làm được gì hết
2. Bàn luận vấn đề
- Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta
- Cần phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn
- Cần phê phán những người không có lòng kiên trì
3. Ý nghĩa câu tục ngữ
- Khuyên chúng ta nên có lòng kiên trì
- Có kiên trì thì việc gi cũng sẽ làm được
4. Chứng minh lòng kiên trì
- Học sinh chăm học sẽ được kết quả tốt
- Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí sẽ thành công
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ
Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.

9 tháng 5 2016

+ Nghị luận giải thích: nêu lên một hiện tượng vấn đề mà mọi người chưa biết. Nhiệm vụ của người viết là phải giải thích cho người đọc (người nghe) hiểu vấn đề đó
+ Nghị luận chứng minh: Lúc này, mọi người đã hiểu dược vấn đề. Nhiệm vụ chúng ta lúc này là thuyết phục người đọc (người nghe) tin theo những vấn đề tốt đẹp nêu lên là hoàn toàn đúng đắn