K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 2 2020

Bài học đường đời đầu tiên kể về Dế Mèn một chàng dế em út trong gia đình và được gia đình cho tự lập từ nhỏ. Nhờ vào ăn uống đầy đủ, điều độ mà Dế Mèn trở thành một thanh niên to cao, cường tráng. Dế Mèn thường hay dậy thật sớm để đào hàng đầy đủ ngóc ngách, đường tắt, cửa sau phòng khi có kẻ đến bắt nạt thì còn có đường thoát thân. Dế Mèn con tham gia vào hầu hết các hoạt động của hàng xóm, tụ tập và ca hát.

Nhờ có thân hình cao to, cường tráng mà Dế Mèn bắt đầu có thái độ kiêu căng, cao ngạo, cà khịa với bà con lối xóm, quát mắng chị Bò Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó… mọi người ai cũng đều bỏ qua bởi ai cũng biết tính của hắn. Dế Mèn cho rằng ai cũng sợ mình nên càng ngày tỏ ra kiêu ngạo. Chính cái tính kiêu ngạo đó mà Dế Mèn phải thấm thía một bài học đầu đời.

Dế Mèn có một chú dế hàng xóm đó là Dế Choắt, vì sinh ra đã ốm yếu nên luôn bị Dế Mèn ức hiếp và bắt nạt. Một hôm Dế Mèn trêu chọc chị Cốc rồi nhanh chân chạy vào hang sâu để trốn, tai họa bỗng ập đến với Dế Choắt khi chị nhầm tưởng Dế Choắt là người trêu chọc mình, những chiếc mỏ nhọn giáng xuống thân hình yếu ớt của Dế Choắt khiến chú chịu không nổi và đã tắt thở.

Chỉ vì lời trêu đùa của mình đã khiến Dế Choắt chết oan, Dế Mèn rất hối hận và tỏ ra hối lỗi. Đây cũng là bài học đường đời đầu tiên đầy thấm thía của Dế Mèn.

   k cho mk nha.

29 tháng 2 2020

Dế mèn là con út trong một gia đình có ba anh em. Cậu sớm được mẹ cho ra ở riêng. Nhờ ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên chẳng mấy chốc cậu chở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Dế mèn rất tự hào về ngoại hình của mình. Cậu trêu chọc và coi thường tất cả mọi người trong xóm. Nhất là Dế Choắt, chỉ vì Dế Choắt quá ốm yếu không làm được gì. Dế Mèn đã trêu chọc chị Cốc rồi lủi vào hang sâu. Chị Cốc tưởng nhầm Dế Choắt đã trêu chọc chị nên đã mổ anh ta trọng thương. Trước lúc chết, Choắt khuyên Dế Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Và đó là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

28 tháng 11 2017

Thời gian trôi thật nhanh thấm thoắt đã mười năm kể từ ngày em rời xa mái trường “Trung học cơ sở Tân Khánh” để bước vào một môi trường học tập mới và theo đuổi ước mơ của mình. Hôm nay nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường, em quay trở lại mái trường xưa với bao cảm xúc trào dâng. Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, em thi vào một trường chuyên cấp ba trên tỉnh, khá xa nhà và ít khi có dịp về nhà và càng không có cơ hội quay lại thăm mái trường xưa nơi đã em đã gắn bó suốt bốn năm học cấp hai của mình. Học xong cấp ba, em thi và đỗ vào một trường đại học ở Hà Nội. Nhờ sự kiên trì, chịu khó và sự ham học hỏi của mình em nhận được một suất học bổng du học nước ngoài trong vòng bốn năm, bốn năm sinh hoạt và học tập ở nước ngoài, nỗi nhớ quê hương da diết luôn thường trực trong tâm trí em. Hoàn thành khóa học bốn năm, em tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành xuất sắc bảo vệ luận án thạc sĩ của mình. Và giờ đây em trở về quê hương, trở thành giảng viên một trường đại học danh tiếng ở Việt Nam như đúng ước mơ của mình. Hôm nay em mới có cơ hội trở lại thăm ngôi trường trung học cơ sở Tân Khánh nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường. Ngôi trường giờ đã khác xưa rất nhiều, ấn tượng đầu tiên của em đó là dòng chữ “Trường trung học cơ sở Tân Khánh” được đúc bằng đồng, thay cho dòng chữ đó mười năm trước được in màu trắng chìm trong tấm biển bằng sắt, nằm trang trọng trong tấm biển hiệu nhà trường, bên trên là rất nhiều lá cờ nhỏ bay phấp phới trong gió. Mười năm trước và giờ đây, đã có một sự thay đổi lớn lao tại nơi đây. Lúc em học, ngôi trường chỉ có một dãy nhà ba tầng duy nhất dành cho học sinh, một dãy nhà hai tầng dành cho ban giám hiệu hiệu nhà trường, và rất nhiều những dãy nhà cấp bốn khác. Nhưng giờ đã có một dãy nhà năm tầng mới mọc lên nằm bên cạnh dãy nhà ba tầng, những lớp học nhà cấp bốn tuy vẫn còn nhưng chỉ còn rất ít. Các dãy nhà cũ đều đã được sửa sang khang trang và quét sơn trông rất đẹp. Cơ sở vật chất trong các lớp học cũng được hiện đại hơn rất nhiều, ngày trước cả trường chỉ có từ một đến hai chiếc máy chiếc phục vụ những buổi thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, hoặc những lớp có tiết học có giáo viên dự giờ hay thao giảng thì mới được lên phòng máy chiếu nhưng nay tất cả các lớp đều có máy chiếu và mọi bài giảng của giáo viên đều được trình chiếu trên máy chiếu để những tiết học thêm sinh động, tránh gây sự nhàm chán. Mọi thứ thay đổi chỉ có hàng cây xà cừ và phượng vĩ vẫn còn đó, nhưng đã to hơn rất nhiều. Em gặp lại rất nhiều bạn cũ cũng về tham dự buổi lễ quan trọng này, mặc dù đã mười năm nhưng vẫn còn nhớ nhau lắm. Em gặp lại bạn Nga – một cô gái yêu thích nghệ thuật, vẽ tranh thì giờ đã là một nhà thiết kế thời trang, bạn Nam với ước mơ thi đỗ vào trường “Học viện cảnh sát nhân dân”, giờ đây bạn đã thực hiện được ước mơ của mình và hoạt động trong ngành công an, còn nhiều bạn nữa nói chung bạn nào cũng có nghề nghiệp ổn định và thành công với ước mơ của mình. Em gặp lại các thầy cô, thầy Duy hiệu trưởng nhà trường, giờ đây cũng đã nghỉ hưu và hôm nay cũng có mặt với sự kiện to lớn của trường. Em gặp lại cô giáo chủ nhiệm hồi lớp Chín, cô vẫn nhận ra chúng em. Cả cô cả trò đều rất vui, cô hỏi chúng em về tình hình học tập và rất mừng khi thấy học trò của mình ai cũng thành đạt, sau đó cô và trò cùng nhau ôn lại những kỉ niêm cũ. Hết buổi kỉ niệm cô mời chúng em vào nhà chơi, nhưng chúng em xin phép vì còn bận một số công việc và hứa với cô sẽ vào thăm cô vào một dịp khác. Trở về trường cũ với bao sự đổi khác, chỉ có tình thầy trò là vẫn như xưa. Em thực sự xúc động và tự hứa sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm nơi đây, nơi có những thầy cô luôn hết mình, tận tụy với sự nghiệp trồng người.

28 tháng 4 2019

Nhân ngày 20-11, em về thăm lại mái trường xưa, nơi đã dạy em bao kiến thức để em có thể làm một người bác sĩ như bây giờ. Ôi, thật tuyệt vời.
Em bước lại gần ngôi trường mến yêu, cái cổng hiện ra trước mắt. Nhìn hàng chữ “Trường trung học cơ sở Trần Phú” mà trong lòng thấy bâng khuâng vô cùng. Cổng trường bây giờ đã được vét vôi sạch sẽ. Bước vào cổng, hiện rõ trong đôi mắt em là kỉ niệm thơ ấu ngày nào, chơi đùa, nhảy dây, rượt bắt nô nức dưới sân trường. Hàng cây bàng thuở trước chỉ cao tới tầng hai là cùng mà bây giờ đã xum xê, toả bóng khắp sân trường. Khẽ chạm tay vào lớp vỏ xù xì, em thầm hỏi: “Cây ơi, mày còn nhớ tao không?”Cành cây lay động như muốn trả lời rằng: “Có chứ, làm sao cây này quên được cô học trò Vy ngày nào”. Em cười nhẹ rồi đi về phía sau trường, dãy núi trước kia bây giờ đã được khai phá làm thêm một dãy nhà cho các em học sinh lớp bảy, lớp tám. Học sinh bây giờ không như trước kia nữa, một ngày học luôn cả sáng lẫn chiều. Em quay mắt về phía căn phòng lớp em ngày nào. Nó không còn như xưa nữa mà rất khang trang, bốn cái quạt, sáu cái đèn và cái bảng to lớn cũng đủ biết điều ấy. Em tiến lên lầu, xem qua một lượt. Chà, thật là tuyệt, phòng thực hàng được trang bị toàn những máy tính hiện đại màn hình phẳng, cả thảy hơn bốn mươi chiếc. Chẳng phải hai người một máy như ngày nào nữa. Còn thư viện thì toàn những thiết bị hiện đại. Học sinh thời nay hơn trước kia nhiều quá. Đi qua dãy hành lang, bỗng em phát hiện ra một sân bóng rộng. Em chạy xuống, thấy một trái banh nằm lăn lóc. Chắc là mấy cậu học trò chơi xong quên không bỏ lại trường đây mà.. Em lấy chân lăn bóng trên nền cát rồi sút một cú nhẹ vào cái khung thành. Những kỉ niệm ngày ấy tuôn trào. Hồi ấy, nơi đây còn là một bãi đầy đất đá, còn cái khung thành chỉ là hai cái cọc và một thanh gỗ ở trên thôi, còn bây giờ, khung thành sắt có bao bọc lưới xung quanh, tuyệt quá. Bỗng, em nhớ ra là mình còn phải thăm thầy cô nên rảo nhanh bước về phía phòng truyền thống. Bước vào căn phòng, các thầy cô đang họp nên em không dám làm phiền mà đứng chờ. Họp xong, thầy cô tổ chức liên hoan mừng ngày vui, đến bây giờ, em mới đánh bạo tiến ra, chào thầy cô. Mọi người nhìn em với một chút ngỡ ngàng. Em thưa:
- Thưa mọi người, em là Vy đây ạ.
Lúc bấy giờ, một vài thầy cô mới “Ồ” lên. Một số người trẻ tuổi vẫn còn ngỡ ngàng, rồi sau đó hỏi những người già hơn:
- Học sinh cũ của mấy anh chị à!
Em đoán đó là người mới về trường. Bỗng, cô Mai Ly hỏi: 
- Vy này, hiện giờ em đang làm gì thế?
Bao năm tháng cách xa, bây giờ cô có vẻ già đi rất nhiều, mái tóc điểm hoa râm và khuôn mặt có nhiều vết nhăn theo ngày tháng. Mặc dù vậy, em vẫn có thể nhận ra cô bởi giọng nói và đôi mắt hiền từ mà năm tháng không thể phai nhoà. Em trả lời:
- Thưa cô, em hiện đang giáo viên tại trường Chu Văn An ạ, chính cô đã tiếp lửa đam mê bước vào con đường giáo dục này.
- Vậy à, nghề này tuy nghèo nhưng ý nghĩa và vui lắm, nhất là gặp được những hoc sinh như em? – cô đáp.
Em bồi hồi xúc động rồi hỏi cô tiếp:
- Cô ơi, cô Hoà và những thầy cô khác đâu ạ.
- Họ về hưu cả rồi. Còn cô dạy hết năm nay cũng về hưu nốt.
Nghe cô nói, em rất buồn, nhưng kìm chế được và hỏi cô thêm :
- Học sinh của cô dạy có ngoan không ạ.
Cô trả lời:
- Đương nhiên, ngoan hơn lớp các em nhiều, khi ấy nhân cô đi là nói chuyện ồn như cái chợ, giáo viên nào cũng phàn nàn cả.
Em cười, cô cũng cười. Rồi sau đó, những thầy cô khác cũng hỏi chuyện. Thân mật lắm! Trò chuyện hồi lâu thì em nhớ ra một việc quan trọng. Vội chạy ra cổng, lấy vài gói quà tặng thầy cô. Xong việc, em ra về.
Bước ra khỏi cổng trường mà trong lòng em thấy quyến luyến vô cùng. Ngôi trường này đã cùng em trải qua bao kỉ niệm đẹp và ở đó có những con người tuyệt vời đã chắp cho em đôi cánh để em vững bước vào đời.

17 tháng 3 2021

Ý nghĩa văn bản " Bài học đường đời đầu tiên" : - Đoạn trích nêu lên bài học : Tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời. Ý nghĩa của truyện ''bài học đường đời đầu tiên'' là: ... Và đó cũng là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

Bài 2:

Mỗi ngày, khi bước vào lớp học của mình, em đều có một cảm giác thật thân quen, gần gũi. Em gắn bó với lớp học của em đã gần một năm nay.Lớp em nằm ở dãy lầu hai vì chúng em đã lớn, có thể di chuyển nhanh chóng khi lên xuống sân trường mỗi ngày. Nhờ lớp ở giữa dãy nên chúng em lên xuống hai bên cầu thang, bên nào cũng thuận tiện. Diện tích lớp tương đối rộng, chúng em có thể ngồi và di chuyển một cách thoải mái. Tường được quét vôi màu xanh lơ trông thật dịu mắt. Chúng em cố gắng giữ cho bức tường sạch sẽ. Vì thế có bạn nào viết vẽ bậy lên tường, chúng em đều kịp thời nhắc nhở. cửa lớp được làm bằng gỗ, sơn màu xanh dương, mỗi khi ra về bạn tổ trưởng không quên khép nó lại.Bước vào lớp là ta thấy ngay bục giảng. Bục giảng được xây cao bằng xi măng, bên ngoài được tô lớp đá mài màu xanh lá cây. Góc trong của bục giảng được xây to hơn thành hình chữ L để đặt bàn giáo viên ở đó. Vì vậy ngồi trên bàn, cô giáo có thể quan sát rõ học sinh cả lớp. Phía trên bục giảng là một tấm bảng đen lớn được chia làm ba phần, ở giữa cô dạy bài mới, bên trái ôn bài cũ và bên phải là cô dặn dò bài chuẩn bị kì tới. Tấm bảng đen rất mịn, khi cô viết thì những dòng chữ bằng phấn hiện ra thật rõ ràng, đẹp dẽ. Cạnh bảng phía dưới có một cái gờ nhô ra đùng để phấn, giẻ lau và hứng bụi phấn rớt xuống dó. Trên cái bục giảng này, chúng em thường xuyên lên quét dọn, lau chùi và làm bài tập.Bàn ghế ở phòng học được kê làm bốn dãy. Mỗi dãy có sáu cái bản, mỗi bàn ngồi được hai học sinh. Bàn ghế được ốp mi-ca màu vàng có vân trắng, trông thật đẹp mắt. Ghế được đóng dính vào bàn trông rất gọn. Phía trên bảng đen, nơi cao nhất là ảnh chân dung Bác Hồ. Dưới một chút là dòng chữ in màu đỏ “Tiên học lễ hậu học văn". Nơi góc bảng bên phải có một ô vuông nhỏ ghi tên lớp, số bạn hiện diện, vắng mặt mỗi ngày. Bức tường cuối lớp được trang trí bởi dòng chữ: “Thầy dạy tốt, trò học tốt" cũng bằng màu đỏ. Kế đỏ là tấm bảng danh dự được lớp em trang trí bông hoa, màu sắc rất đẹp. Tên của năm bạn học giỏi nhất lớp theo từng tháng điểm sẽ được trang trọng ghi lên đó. Gần bên là bản tin ghi thống báo hoạt động của lớp. Dưới góc lớp có thùng rác, chổi và ki hốt rác.Vì chăm giữ vệ sinh nên lớp em từ ngoài vào trong luôn sạch sẽ. Chúng em luôn nhớ câu “Nhà sạch thì mát” đã từng được học. Cô giáo từng khen chúng em về vấn đề này. Em coi lớp như ngôi nhà của mình. Mỗi lần bước vào lớp, em lại có một cảm giác ấm áp, thân quen như gặp lại người bạn thân thiết cùng học tập, vui chơi suốt một năm học.



26 tháng 11 2021

Ngôi thứ nhất, vì người kể xưng tôi là Dế Mèn

13 tháng 2 2018

Nội dung: Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy". Đó cũng là bài học cho chính con người.

Nghệ thuật: Các con vật được miêu tả trong truyện ngoài những đặc điểm vốn có của chúng trong thực tế, chúng còn được nhà văn gắn thêm cho những phẩm chất của con người (đặc biệt là về tính cách). Những sự việc xảy ra trong truyện giữa các con vật với nhau thực ra chính là chuyện trong thế giới con người.

Mình gợi ý nha:
Ý nghĩa là:
-Không nên kiêu căng tự phụ khi chưa biết rõ thực lực của mình
-Không nên hống hách,hung hăng bậy bạ
-Không nên trêu ghẹo những kẻ yếu ớt,và mạnh hơn vì sớm muộn gì cũng chuốc họa vào thân
-Không nên khinh người,nhất là những kẻ yếu hơn mình.
13 tháng 2 2018

Nội dung: Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy". Đó cũng là bài học cho chính con người.

Nghệ thuật: Các con vật được miêu tả trong truyện ngoài những đặc điểm vốn có của chúng trong thực tế, chúng còn được nhà văn gắn thêm cho những phẩm chất của con người (đặc biệt là về tính cách). Những sự việc xảy ra trong truyện giữa các con vật với nhau thực ra chính là chuyện trong thế giới con người.

Mình gợi ý nha:
Ý nghĩa là:
-Không nên kiêu căng tự phụ khi chưa biết rõ thực lực của mình
-Không nên hống hách,hung hăng bậy bạ
-Không nên trêu ghẹo những kẻ yếu ớt,và mạnh hơn vì sớm muộn gì cũng chuốc họa vào thân
-Không nên khinh người,nhất là những kẻ yếu hơn mình.