K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 8 2018

a,"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ"

BPNT:-Ẩn dụ:nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ

-Nhân hóa:chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Với BPNT tinh tế con thuyến vô tri vô giác trở nên có hồn 1 tâm hồn thật tinh tế con thuyền nằm im trên bến sau một cuộc hành trình lao động vất vả, khong những thế nó cn cảm nhận được chất muối thấm dần vào cơ thể mình.Phải là người có tâm hồn nhạy cảm tinh tế tình yêu quê hương sâu nặng mới có thể viết được nhứng vần thơ hay như vậy

13 tháng 8 2018

b, Bien pháp tu tu la: nhân hóa: "Trăng nhòm” và điệp từ “ ngắm”
Ý nghĩa:Giá trị các biện pháp tu từ trong câu thơ trên: Nghệ thuật nhân hóa: Trăng được nhân hóa có khuôn mặt và ánh mắt như con người. Người và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau. Điều đó cho thấy Bác Hồ và trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỷ từ lâu... Nghệ thuật điệp từ: Từ “ ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người. Đó là tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp, hướng tới cái đẹp của cuộc đời.

14 tháng 10 2016

So sánh

Nhân hóa

Theo tớ là thế

14 tháng 10 2016

So sánh ở câu thứ 1 của đoạn 1

Ẩn dụ ở câu 3, 4

Nhân hóa ở đoạn 2 mặt trời và trên lưng

Hoán Dụ ở đoạn 3 câu 1

bắp và bẹ đều có nghĩa là ''ngô'' b, từ bẹ, bắp là từ ngữ địa phương, ngô là từ ngữ toàn dân.

19 tháng 9 2017

"bẹ" là từ ngữ địa phương (miền Bắc)

"bắp" là từ ngữ địa phương (miền Nam)

"ngô" là từ ngữ toang dân được dùng phổ biến , rộng rãi.

2 tháng 7 2018

a) Ăn quả, kẻ trồng cây

- Ăn quả có nét tương đồng về cách thức với “Sự hướng thụ thành quả lao động

- Kẻ trồng cây có nét tương đồng về phẩm chất với người lao động, người dựng (tạo ra thành quả). Câu tục ngữ khuyên chúng ta khi dược hưởng thụ thành quả lao động phải nhớ đến công lao người lao động đã vất vả mới tạo được thành quả đó.

b) Mực, đen; đèn, sáng

- Mực, đen có nét tương đồng vể phẩm chất với cái xấu.

- Đèn, sáng có nét tương đồng về phẩm chất với cái tốt, cái hay.

c) Thuyền, bến

- Thuyền chỉ người đi xa.

- Bến chỉ người ở lại.

d) Mặt trời (trong câu Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ)

- Mặt trời: hình ảnh ẩn dụ ngầm chỉ Bác Hồ. Bác đã đem lại cho đất nước và tộc những thành quả cách mạng vô cùng to lớn, ấm áp, tươi sáng như mặt trời.

e)

Ánh nắng chảy đầy vai: từ xúc giác chuyển sang thị giác.

- Tác dụng: Cảm nhận cụ thể, chính xác

2 tháng 7 2018

phép ẩn dụ:

''thuyền'' và '' bến'':

+thuyền chỉ người ra đi

+bến chỉ người ở lại

20 tháng 11 2018

a)- Các điệp ngữ là : con kiến ; leo ; cành cụt; cành .

Tác dụng :

+ Là điệp ngữ vòng tròn hay chuyển tiếp có tác dụng nhấn mạnh đối tượng ,hành động ... của bài thơ, sự bế tắc của sự việc

+ Làm tăng tính biểu cảm, sinh động củ bài thơ ...

b)

-2 cau tho tren su dung bien phap tu tu : liet ke, diep tu

- tg sd bien phapliet ke tung su viec: con troi, con nuoc, con non.

=>do la nhung su vat vinh cuu, luon luon ton tai de tu do thay dc su hai huoc trong cau tho.

-diep tu "con" nhac lai 2 lan o 2 cau tho cho ta thay su khang dinh chac chan cua ng con trai.

c)Hình ảnh đứa con với mặt trời của lòng mẹ -một cách so sánh ẩn dụ giàu giá trị biểu cảm ,thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng ,cao quý .Sức nóng của mặt trời trên đồi sao sánh bằng cảm giác ấm áp của tình mẹ con .Con là niềm tin ,là hạnh phúc ,là ngọn lửa sưởi ấm lòng mẹ .Tình mẫu tử thắm thiết sâu nặng gắn với tình quân dân ,cách mạng .Hai câu này , có hai từ mặt trời .Từ mặt trời thứ hai đã được chuyển nghĩa bằng phương thức ẩn dụ .Đứa con là mặt trời của mẹ - con là nguồn sống ,nguồn hạnh phúc của mẹ .Cách diễn đạt này nói rất sâu sắc và gợi cảm về tình thương yêu của mẹ đối với con .Và tình thương của người mẹ ở đây còn rộng lớn hơn ,mẹ thương con gắn liền với thương làng đói và ước mơ của người mẹ Tà -ôi cũng hết sức bình dik ,một ước mơ chính đáng của người dân miền núi bao đời .

d)Tre ở đây như được nhân hóa có tay có tình cảm của con người. Những cây tre vẫn ôm lấy nhau níu lấy nhau vượt qua giông tố của cuộc đời. Nó thể hiện sự đùm bọc yêu thương lẫn nhau của tre. Tre không đứng một mình, không ở riêng mà sống thành lũy thành khóm. Và khi tre có gẫy cành rụng lá thì vẫn để lại cái gốc cho măng mọc lên tiếp tục sinh trưởng phát triển lên. Hình ảnh so sánh tre như chông thể hiện sự sắc nhọn và thẳng tắp của cây tre. Hình ảnh những lá bao bọc măng của tre được ẩn dụ thành manh áo cộc thể hiện sự nhường nhịn cho con. Cây tre ấy lại như một người mẹ yêu thương con, nhường nhịn cho con. Nó cũng giống như người mẹ Việt Nam với chiếc yếm hở lưng trần, còn manh áo cộc thì nhường cho con hết. Phẩm chất ngay thẳng, truyền thống nối nghiệp ông cha, duy trì nói giống “tre già măng mọc” của nhân dân ta được thể hiện rõ. Đồng thời qua hình ảnh cây tre ta còn thấy được sự đoàn kết của nhân dân ta, chúng ta sống thành những gia đình lớn chứ không hề ở riêng lẻ. trước những sóng gió thì bao bọc lấy nhau như “lá lành đùm lá rách”.

7 tháng 8 2018

@Thảo Phương giúp mk vs

7 tháng 8 2018

a)

“Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu”.

“Giấy đỏ” là giấy dùng để viết chữ của ông đồ. Thứ giấy ấy rất mỏng manh, chỉ một chút ẩm ướt giấy cũng có thể phai màu. "Giấy đỏ buồn không thắm”, “không thắm” bởi đã lâu ngày không được dùng đến nên phôi pha, úa tàn theo năm tháng. Mực cũng vậy: "mực đọng trong nghiên sầu”. Đó là thứ mực tàu đen thẫm, dùng để viết chữ lên “giấy đỏ”. Khi viết, phải mài mực rồi dùng bút lông họa lên những nét chữ “Như phượng múa rồng bay”. Nhưng nay “Mực đọng trong nghiên” có nghĩa là mực đã mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ thực hiện phép màu nhưng đành đợi chờ trong vô vọng. Các từ “buồn”, “sầu” như thổi hồn vào sự vật. Nhờ phép nhân hóa này, nỗi sầu tủi về thân phận của ông đồ như đã thâm sâu vào từng sự vật, nó bao trùm không gian và đè nặng mỗi tấm lòng.

b)Hình ảnh đứa con với mặt trời của lòng mẹ - một cách so sánh ẩn dụ giàu giá trị biểu cảm, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý. Sức nóng của mặt trời trên đồi sao sánh bằng cảm giác ấm áp của tình mẹ con. Con là niềm tin, là hạnh phúc, là ngọn lửa sưởi ấm lòng mẹ. Tình mẫu tử thắm thiết sâu nặng gắn với tình quân dân, cách mạng. Hai câu này, có hai từ mặt trời. Từ mặt trời thứ hai đã được chuyển nghĩa bằng phương thức ẩn dụ .Đứa con là mặt trời của mẹ - con là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mẹ. Cách diễn đạt này nói rất sâu sắc và gợi cảm về tình thương yêu của mẹ đối với con. Và tình thương của người mẹ ở đây còn rộng lớn hơn, mẹ thương con gắn liền với thương làng đói và ước mơ của người mẹ Tà - ôi cũng hết sức bình dị, một ước mơ chính đáng của người dân miền núi bao đời .

c)" Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. "
- "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã" từ 'hăng'' trong câu thơ này có nghỉa là hăng hái, gợi lên khí thế mạnh mẽ khi ra khơi của người làm nghề chài lưới. Chiếc thuyền nhẹ được so sánh "hăng" như con tuấn mã (loài ngựa tơ, khỏe, đẹp và chạy rất nhanh) cho thấy cảnh những con thuyền lướt sóng đầy tự tin, mạnh mẽ của người dân chài lưới như đoàn tuấn mã phi như bay với khí thế hăng say, với tốc độ phi thường.
- "Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang." câu thơ này sử dụng những động từ mạnh như "phăng", "mạnh mẽ" làm cho người đọc, người nghe cảm nhận được cảnh ra khơi đầy quyết tâm, oai hùng, mạnh mẽ của người dân chài lưới.

d)Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
- Nghệ thuật so sánh nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa. Chi tiết Mặt trời xuống biển có thể gây ra sự thắc mắc của người đọc vì bài thơ tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ở vùng biển miền Bắc, mà ở bờ biển nước ta, trừ vùng Tây Nam thường chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển chứ không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Thực ra hình ảnh mặt trời xuống biển là được nhìn từ trên con thuyền đang ra biển hoặc từ một hòn đảo vào lúc hoàng hôn, nhìn về phía tây, qua một khoảng biển thì vẫn có thể thấy như là mặt trời xuống biển. Với sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm.

Câu 1:Cho các câu thơ sau: a,Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. b,Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ,em nằm trên lưng 1,Giải thích nghĩa của các từ"chiều","mặt trời" trong các câu thơ trên 2,Xác định hiện tượng nhiều nghĩa,đồng âm trong 2 ví dụ trên và chỉ ra cách phân biệt 2 loại từ này Câu 2:Nêu tác dụng của các cặp từ trái nghĩa trong những câu...
Đọc tiếp

Câu 1:Cho các câu thơ sau:

a,Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

b,Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ,em nằm trên lưng

1,Giải thích nghĩa của các từ"chiều","mặt trời" trong các câu thơ trên

2,Xác định hiện tượng nhiều nghĩa,đồng âm trong 2 ví dụ trên và chỉ ra cách phân biệt 2 loại từ này

Câu 2:Nêu tác dụng của các cặp từ trái nghĩa trong những câu dưới đây:

a,Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dép thơm một hạt đắng cay muôn phần. (Ca dao)

b,Một mình âm ỉ đêm chầy

Đĩa dầu vơi,nước mắt đầy năm canh. (Truyện Kiều)

c,Thế trận xuất kì lấy yếu chống mạnh

Dũng quân mai phục lấy ít địch nhiều

Đêm đại nghĩa để thắng hung tàn

Lấy chí nhân để that cường bạo. (Bình ngô đại cáo)

d,Thiếu tỉ li gia,lão đại hồi

Hương âm vô cải mấn mao tồi

Nhi đồng tương kiến,bất tương thức,

Tiêu vấn:Khách tòng hà xứ lai?

Giúp mình với!mình cần gấp!Thank trước.

1
8 tháng 7 2017

chiều chiều ;mỗi ngày khi đến chiều người con gái lấy chồng xa xứ lại ra ngõ đứng hướng về quê mẹ

mặt trời 1;ông mặt trời

mặt trời2;em bé trên lưng người mẹ rất quan trọng như mặt trời

ý 2 bạn tự mở sách ra nhé

24 tháng 7 2021

c, BPTT: Ẩn dụ

Tác dụng: Chỉ tình cảm của người dành cho người, những người đầy đủ sẵn sàng giúp người khó khăn

d,

Em tham khảo:

- Hình ảnh ẩn dụ

⇒  ẩn dụ “mặt trời trong lăng” nổi bật ý nghĩa sâu sắc. Dùng hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” để viết về Bác, Viễn Phương đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước.

24 tháng 7 2021

c)

- Phép tu từ ẩn dụ: hình ảnh "lá lành", "lá rách".

- Tác dụng: Phép tu từ ẩn dụ làm tăng giá trị biểu đạt. Hình ảnh ẩn dụ "lá lành" đùm "lá rách" tượng trưng cho tình yêu thương giữa con người với nhau, giữa lúc khó khăn, gian khổ họ đều không bỏ mặt nhau. Phép tu từ còn gợi cho người đọc sự liên tưởng độc đáo, thú vị.

d)

- Phép tu từ ẩn dụ: hình ảnh "mặt trời" được nhắc lần thứ hai trong câu thơ.

- Tác dụng: Đây là hình ảnh ẩn dụ cho Bác, gợi liên tưởng Bác Hồ đầy tình cảm, ấm áp, nhẹ nhàng như ánh "mặt trời", luôn dõi theo nhân dân, đất nước. Phép tu từ còn làm tăng giá trị biểu cảm cho câu thơ, thể hiện tình cảm, sự tôn trọng của tác giả Viễn Phương dành cho Bác.