K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2018

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Hình ảnh “bếp lửa” trong màn sương sớm đã được khắc họa giản dị nhưng rõ nét và sống động qua ba câu thơ. “Bếp lửa” có lúc sáng mãnh liệt, có lúc yếu, không định hình đã trở thành một đồ dùng, một hình ảnh gần gũi và quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam. Đó không chỉ là nơi để đun nấu mà còn là nơi sum họp, ghi dấu những niềm vui, nỗi buồn của mọi gia đình. Điệp ngữ “một bếp lửa” cùng với các từ láy “chờn vờn”, “ấp iu” đã gợi nên sự ấm áp, đầy tình thương yêu như tấm lòng bà. Từ “ấp iu” gợi lên sự khéo léo của bàn tay bà khi bà nhóm bếp lửa, tấm lòng yêu thương, chi chút của bà đến con cháu. Trong hồi tưởng của cháu, hình ảnh người bà luôn hiện diện cùng bếp lửa qua bao năm tháng. Hình ảnh của bà hiện lên một cách nhẹ nhàng nhưng vô cùng đẹp đẽ trong trái tim người cháu, bà vẫn luôn nhóm bếp lửa mỗi sáng mỗi chiều suốt cả cuộc đời. Hình ảnh “bếp lửa” là biểu hiện cụ thể và sinh động về sự tần tảo, chăm sóc và yêu thương của người bà đối với con cháu trong mọi hoàn cảnh khó khăn, gian khổ. Trước sự hy sinh của bà, người cháu luôn “thương bà biết mấy nắng mưa”. Từ đó làm bật lên tình cảm sâu nặng của người cháu một cách thật tự nhiên, không thể tà xiết vì những “nắng mưa”, khó nhọc vất vả của cuộc đời bà. Từ “thương” diễn đạt rất chân thật mà giản dị không chút hoa mỹ tấm lòng yêu mến bà của cháu.

30 tháng 3 2021

theo mình là vậy sai sót bỏ qua cho

 

 

25 tháng 10 2019

nHCL= 0,05 mol
                 CuO +2 HCL -> CuCl2 +H2O
 theo pt:0,025        0,05      0,025                   (mol)
 suy ra: mCuO= 0,025 . 80=2(g)
VCuCl2= 0,025.22.4= 0.56(l)
Cm CuCl2=0,025:0,56=0,04 (M)
 _ mình không biết có đúng không nữa_

26 tháng 10 2019

thak bn nha

23 tháng 9 2017

Các định nghĩa thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau

- Thạch nhũ: môn Địa

- Ba-dơ: môn Hóa

- Ẩn dụ: môn Văn

- Số thập phân: môn Toán

29 tháng 12 2018

a, Dung dịch A là bazơ.

Na2O + H2O ---> 2NaOH + H2

mol: 0,05-------------------------0,1

CM = \(\dfrac{0,1}{1}\) = 0,1 M

15 tháng 2 2018

Cách giải thích thứ nhất: dừng ở việc nêu đặc tính bên ngoài của sự vật, cách giải thích trên cơ sở kinh nghiệm, cảm tính

Cách giải thích thứ hai: thể hiện đặc tính bên trong của sự vật, phải tìm ra thông qua nghiên cứu khoa học

→ Cách giải thích thứ hai đòi hỏi phải có trình độ, chuyên môn mới hiểu thấu đáo được

19 tháng 4 2017

a. Chép lại chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ.

   Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

   Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

   Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

   Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

b. Câu thơ trên được trích từ tác phẩm Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Nội dung chính của bài thơ đó là niềm xúc động thành kính của nhà thơ và mọi người đối với Bác khi vào viếng lăng Bác.

c. Viết một đoạn văn ngắn từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phương tiện liên kết câu lặp và nối.

- HS viết được đoạn văn từ 7 – 10 dòng, sử dụng phương tiên liên kết câu lặp và nối.

- Lời giới thiệu mộc mạc, chân tình của tác giả: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

→ Xưng con thể hiện tấm lòng đầy trân trọng của tác giả.

→ Miền Nam: vừa báo niềm vui chiến thắng, vừa khơi gợi nỗi niềm. Bắc nam nay đã sum họp một nhà sau đằng đẵng 30 năm dài chia cắt.

→ Thăm: thể hiện sự gần gũi, thân thương.

- Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng sâu sắc với tác giả chính là cây tre. Hàng tre hiện lên mênh mông qua từ láy “bát ngát”. Biện pháp tu từ nhân hóa giúp cây tre hiện lên sinh động, kiên cường, bất khuất, không chịu cúi đầu.

29 tháng 12 2020

"Câu hát căng buồm với gió khơi

 Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

 Mặt trời đội biển nhô màu mới

 Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi."

a) Nội dung: miêu tả hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trở về sau một đêm đánh bắt cá đầy hăng say và vui tươi.

b) Các phép tu từ có trong bài thơ: nhân hóa, nói quá, hoán dụ

Tác dụng: thể hiện sự vui tươi của những người ngư dân sau một đêm đánh bắt cá đã thu về được rất nhiều con cá tươi ngon trở về -> Thể hiện cho một chuyến ra khơi thành công.

c) Nghĩa chuyển. Chuyển theo phương thức hoán dụ.

Thi tốt!

Bài làm.

Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chóng Mỹ, những năm tháng xa quê hương ở nước ngoài, đặc biệt người bà kính yêu luôn là nguồn mạch cảm xúc thôi thúc nhà thơ sáng tác. Bài thơ “ Bếp lửa” nằm trong nguồn cảm hứng ấy. Bài thơ gợi lại kỉ niệm về tình bà cháu sâu sắc, thấm thía luôn theo suốt cuộc đời mỗi con người. Đặc biệt là khổ thơ:

               “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

                Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

                Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

                Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

                Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa.”

Có thể nói hình ảnh người bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa. Bà là người nhóm lử, giữ lửa và cũng là người truyền lửa nữa. Hành dộng nhóm vừa diễn tả hành dộng nhóm lửa cụ thể, vừa có ý nghĩa tượng trưng cho sự nhóm lửa thắp lử trong lòng người. Khi thì bà nhóm lử ấp iu nông đượm sưởi ấm đêm dông cho cháu, khi thì bà nhóm lửa để luộc khoai luộc sắn cho cháu ăn đỡ đói lòng. Khi thì nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui để vui chung niềm vui với xóm làng. Vì thế bà chúng là người thắp lên ngọ lửa tuổi thơ ấm nóng kì diệu trong lòng cháu. Ngọn lửa ấp iu, ấm nóng của bà là sức mạnh, là niềm tin, nâng đỡ cháu trong suốt chặng đường dài. Vì thế nó thiêng liêng và bất tử trong lòng cháu. Dù thời gian vô thủy vô chung của đời người có qua đi, thì đó vẫn mãi là ánh sáng, là tình yêu của người bà kính yêu, chưa bao giờ và không bao giờ lụi tắt. Bởi, nó được nhóm lên bằng những gì thân thương, chân thật nhất và được khắc ghi bởi những gì thân thương, trân trọng của đứa cháu yêu bà sâu nặng.

      Bằng Việt sử dụng điệp từ “nhóm”, tác giả rát tinh tế trong việc sử dụng từ ngữ nhiều sắc thái biểu cảm “ấp Iu, nông đượm”, “yêu thương, ngọt bùi” để diễn tả thật sống động tình yêu thương của bà dành cho cháu cũng như sự xúc dộng, biết ơn lòng kính yêu sâu sắc của cháu với bà. Càng yêu thương bà, nhà thơ càng cảm nhận được sự kì diệu và thiêng liêng của “bếp lửa tình bà.”

Chỉ với một đoạn thơ ngắn, nhưng nhà thơ đã gợi lên trong lòng người đọc nỗi xúc động nghẹn ngào về tình bà cháu thiêng liêng. Qua đó, gợi nhắc chúng ta hãy biết khắc cốt ghi tâm tình cảm thiêng liêng, cao quý này. Quả đúng những câu thơ của Bằng Việt là những câu thơ hay giản dị mà xúc động.

30 tháng 12 2018

Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chóng Mỹ, những năm tháng xa quê hương ở nước ngoài, đặc biệt người bà kính yêu luôn là nguồn mạch cảm xúc thôi thúc nhà thơ sáng tác. Bài thơ “ Bếp lửa” nằm trong nguồn cảm hứng ấy. Bài thơ gợi lại kỉ niệm về tình bà cháu sâu sắc, thấm thía luôn theo suốt cuộc đời mỗi con người. Đặc biệt là khổ thơ:

               “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

                Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

                Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

                Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

                Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa.”

Có thể nói hình ảnh người bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa. Bà là người nhóm lử, giữ lửa và cũng là người truyền lửa nữa. Hành dộng nhóm vừa diễn tả hành dộng nhóm lửa cụ thể, vừa có ý nghĩa tượng trưng cho sự nhóm lửa thắp lử trong lòng người. Khi thì bà nhóm lử ấp iu nông đượm sưởi ấm đêm dông cho cháu, khi thì bà nhóm lửa để luộc khoai luộc sắn cho cháu ăn đỡ đói lòng. Khi thì nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui để vui chung niềm vui với xóm làng. Vì thế bà chúng là người thắp lên ngọ lửa tuổi thơ ấm nóng kì diệu trong lòng cháu. Ngọn lửa ấp iu, ấm nóng của bà là sức mạnh, là niềm tin, nâng đỡ cháu trong suốt chặng đường dài. Vì thế nó thiêng liêng và bất tử trong lòng cháu. Dù thời gian vô thủy vô chung của đời người có qua đi, thì đó vẫn mãi là ánh sáng, là tình yêu của người bà kính yêu, chưa bao giờ và không bao giờ lụi tắt. Bởi, nó được nhóm lên bằng những gì thân thương, chân thật nhất và được khắc ghi bởi những gì thân thương, trân trọng của đứa cháu yêu bà sâu nặng.

      Bằng Việt sử dụng điệp từ “nhóm”, tác giả rát tinh tế trong việc sử dụng từ ngữ nhiều sắc thái biểu cảm “ấp Iu, nông đượm”, “yêu thương, ngọt bùi” để diễn tả thật sống động tình yêu thương của bà dành cho cháu cũng như sự xúc dộng, biết ơn lòng kính yêu sâu sắc của cháu với bà. Càng yêu thương bà, nhà thơ càng cảm nhận được sự kì diệu và thiêng liêng của “bếp lửa tình bà.”

Chỉ với một đoạn thơ ngắn, nhưng nhà thơ đã gợi lên trong lòng người đọc nỗi xúc động nghẹn ngào về tình bà cháu thiêng liêng. Qua đó, gợi nhắc chúng ta hãy biết khắc cốt ghi tâm tình cảm thiêng liêng, cao quý này. Quả đúng những câu thơ của Bằng Việt là những câu thơ hay giản dị mà xúc động.