K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 8 2021

Bạn tham khảo nhé :

Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Lời ca dao cứ da diết, ngân vang, ám ảnh. Ngược dòng thời gian trở về quá khứ, hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong văn học thật đẹp, thật sáng trong, nhưng số phận của họ cũng thật nhiều éo le, ngang trái. Tôi thực sự bị ám ảnh bởi hình ảnh Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Có lẽ đây là một trong những hình tượng đầu tiên, phản ánh chân thực và rõ nét số phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến hà khắc.

Mở đầu câu chuyện, tác giả đã giới thiệu một cách ngắn gọn về nhân vật Vũ Nương. Đó là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết: “Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Mặc dù, truyện được viết theo thể loại truyền kì, nhưng với cách giới thiệu họ tên, quê quán cụ thể, tác giả tạo nên tính hiện thực sống động cho nhân vật. Người con gái đó không chỉ đẹp về nhan sắc mà còn có những phẩm chất sáng ngời : hiền hậu, đảm đang, chung thủy, giàu đức hi sinh. Tác giả đã đưa ra nhiều chi tiết thể hiện phẩm chất đáng quý đó của Vũ Nương.

Tuy Trương Sinh – chồng của nàng – là một người đa nghi, “đối với vợ phòng ngừa quá sức” nhưng “nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà”. Người phụ nữ là người giữ lửa cho mỗi gia đình, Vũ Nương đã khéo léo giữ được không khí đầm ấm, hạnh phúc cho mái nhà nhỏ của mình. Đây thực sự là điều không hề dễ dàng. Cũng như bao người phụ nữ Việt Nam khác, Vũ Thị Thiết đã hi sinh hết mình vì chồng. Nhưng hạnh phúc mà nàng được hưởng thật ngắn ngủi, chẳng khác nào “bóng câu qua cửa sổ”. Người đọc thật xót xa, thương cảm khi nghe những lời chia li của nàng trước khi chồng ra trận: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi.

Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình thương người đất thú ! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng”. Nếu như người ra đi phải đối diện với hiểm nguy vì hòn tên mũi đạn thì người ở nhà cũng phải chịu bao khổ đau với nỗi cô đơn tột cùng, mỏi mòn và niềm mong ngóng cháy bỏng. Bởi lẽ: “Non Kì quạnh quẽ trăng treo – Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò” (Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm), người ra đi mấy ai may mắn trớ về. Vũ Nương thương chồng hết mực và chính tình thương yêu đó đã biến thành sức mạnh để nàng vượt qua bao khó khăn khi chồng ra đi.

Dù nhớ chồng “nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được” nhưng Vũ Nương vẫn giấu kín nỗi buồn tủi để nuôi con và chăm sóc mẹ chồng đau yếu : “Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Tấm lòng hiếu thảo của nàng cũng được mẹ chồng cảm biết: “Chồng con nơi xa xôi chưa biết sống chết thế nào, không thể về đền ơn được. Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Người đọc thật khâm phục, ngưỡng mộ tấm lòng của Vũ Thị Thiết đối với mẹ chồng, nàng đã coi bà như mẹ đẻ và chăm sóc, phụng dưỡng, lo “ma chay tế lễ” rất chu đáo. Nàng thực sự là một nàng dâu thảo hiền.

Là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết tưởng rằng Vũ Nương sẽ được hưởng hạnh phúc suốt đời nhưng nàng lại có một số phận thật bi thảm, bất hạnh. Tấm lòng hi sinh, hiếu thảo của Vũ Nương tưởng như được đền đáp khi Trương Sinh từ chiến trận trở về. Song, cuộc đời thật trớ trêu, ngày chồng trở về không phải ngày Vũ Nương ngập tràn trong hạnh phúc sum vầy mà là ngày định mệnh, tột cùng đau khổ, bi thương với nàng. Lời nói ngây thơ của bé Đản chẳng khác nào những nhát dao oan nghiệt: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít […] Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Người ta thường nói: “Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ”, Trương Sinh lại là người hay ghen và đa nghi do đó lời nói của con càng khiến chàng tin rằng Vũ Nương đã phụ bạc mình. Chàng đâu biết “người đàn ông” mà cậu bé Đản nói chính là cái bóng của chính Vũ Nương. Vì thương con, nhớ chồng nên nàng thường chỉ bóng mình ở trên vách và nói đó là cha Đản. Có lẽ nàng cũng không thể ngờ chính tình yêu thương chồng con lại trở thành mối dây oan nghiệt với cuộc đời mình. Nguyễn Dữ đã thật tài tình khi xây dựng tình huống đầy éo le, kịch tính, tạo sự hồi hộp cho độc giả. Liệu Vũ Nương sẽ giải thích sao đây? Liệu tự nàng có giải oan được cho mình hay không?

Cuộc đời của Vũ Nương chẳng khác nào cánh bèo đơn chiếc trôi nổi giữa dòng đời. Nàng đã bị đẩy vào tình huống dù giải thích thế nào chồng cũng không tin, nàng chỉ còn biết than khóc với trời xanh, sông rộng: “kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”. Lời thề của Vũ Nương vừa thể hiện niềm đau đớn khôn nguôi vừa khẳng định tấm lòng trinh bạch của nàng. Tác giả đã sử dụng kết hợp các điển tích, điển cố “ngọc Mị Nương, cỏ Ngu mĩ” như lối so sánh ngầm. Tấm lòng của Vũ Thị Thiết cũng sáng trong, trinh khiết như Mị Nương, Ngu Cơ – những trang “tiết hạnh khả phong” của muôn đời. Lòng tự trọng bị xúc phạm nặng nề và để minh oan cho sự trong sáng của mình, Vũ Nương đã “gieo mình xuống sông mà chết”. Cái chết của nàng khiến người đọc hiểu thêm về số phận bi thảm của người phụ nữ xưa. Hạnh phúc với họ thật mong manh.

Tuy vậy, dù ở hoàn cảnh nào người phụ nữ vẫn đau đáu một niềm yêu thương chồng con tha thiết. Vũ Nương dù đã chết nhưng không nguôi nỗi nhớ mái ấm gia đình. Với tài năng bậc thầy, Nguyễn Dữ đã xây dựng nên một thế giới huyền ảo, một cây cầu nối hai bờ hư thực khi để nhân vật Phan Lang gặp lại và trò chuyện với Vũ Nương chốn thủy cung. Những giọt nước mắt của nàng khi nghe người hàng xóm nói về chồng con “Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, cỏ gai ngợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?” cho chúng ta thấy, nàng vẫn một lòng yêu thương Trương Sinh tha thiết. Vì còn lòng yêu thương nên nàng đã để cho Trương Sinh có cơ hội gặp lại mình: “Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về”.

Tuy nhiên sự trở về của Vũ Nương thật ngắn ngủi : “Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông lúc ẩn lúc hiện”. Nàng chỉ nói một câu duy nhất : “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Biết bao ý tình nhà văn Nguyễn Dữ đã gửi gắm vào sự trở về chốc lát của Vũ Nương. Đó là sự trở về để khẳng định lòng chung thủy, tình yêu thương, là món quà dành cho người biết hối lỗi như Trương Sinh. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, chốc lát thể hiện con người đã ra đi mãi mãi không thể trở về, cũng như hạnh phúc một khi đã để tuột mất thật khó có thể lấy lại. Trương Sinh vì ghen tuông mù quáng nên đã để mất người vợ. Bên cạnh đó, ẩn sâu trong sự trở về của Vũ Nương là nỗi ngậm ngùi, đau đớn, xót xa cho số phận người phụ nữ:

Đau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

(Nguyễn Du – Truyện Kiều)

Hai chữ “bạc mệnh” cứ bám riết, đeo đẳng số phận người phụ nữ. Hình tượng Vũ Nương là điển hình nghệ thuật cho “phận đàn bà” tư dung tốt đẹp, chung thủy sắt son mà bất hạnh tột cùng. Câu chuyện vừa là niềm cảm thương sâu sắc với số phận người phụ nữ, vừa là tiếng nói vạch trần, tố cáo đanh thép đối với xã hội phong kiến đã chà đạp, bóp nghẹt quyền sống của con người. Chuyện người con gái Nam Xương do đó thấm đượm giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc. Cho đến hôm nay câu chuyện vẫn như một hồi chuông nhắc nhở mọi người phải bênh vực, bảo vệ người phụ nữ để họ được hưởng những niềm hạnh phúc mà họ xứng đáng được hưởng. Gấp trang sách lại, lòng tôi vẫn băn khoăn tự hỏi: Liệu cuộc đời này còn biết bao người phải khổ như Vũ Nương?

23 tháng 8 2021

Tham khỏa nhé !

“Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những tác phẩm đặc sắc của nhà văn Nguyễn Dữ. Qua truyện này, nhà văn đã xây dựng hình ảnh Vũ Nương - nhân vật chính của truyện với cuộc đời đầy bất hạnh.

Chỉ với vài lời giới thiệu đơn giản, Nguyễn Dữ đã khắc họa cho người đọc thấy được hình ảnh một người phụ nữ mang đậm nét đẹp truyền thống. Vũ Nương khiến người đọc cảm thấy yêu mến không chỉ bởi vẻ ngoài xinh đẹp mà còn vì nét đẹp trong tâm hồn. Nàng là một người vợ hiểu chuyện, biết lễ nghĩa. Khi biết chồng có tính đa nghi, luôn phòng ngừa vợ quá mức nhưng vẫn không cảm thấy tủi thân mà cố gắng sống giữ gìn để gia đình luôn hòa thuận. Đến khi chồng phải đi lính, nàng cùng không nửa lời oán trách mà còn ân cần, dịu dàng dặn dò: “Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi…”. Đối với Vũ Nương sự bình an của chồng mới là điều quan trọng nhất.

Trong suốt những năm chồng đi lính, Vũ Nương phải gánh vác trách nhiệm của một trụ cột gia đình. Nàng vừa phải dạy dỗ con thơ, vừa phải chăm sóc mẹ chồng. Khi mẹ chồng ốm đau vì nhớ Trương Sinh, nàng đã hết lời khuyên bảo. Đến khi mẹ chồng mất, nàng “thương xót, phàm việc ma chay tế lễ; lo liệu như đối với cha mẹ sinh ra”. Với đứa con thơ, vì thương con phải xa cha từ nhỏ, mong muốn con có một gia đình đầy đủ. Hàng đêm khi đứa con nhỏ hỏi về cha, Vũ Nương đã chỉ vào cái bóng của mình và bảo đó là cha Đản.

Những tưởng một người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp sẽ được đón nhận tình yêu thương, hạnh phúc. Thì cuộc đời của nàng lại trở nên bất hạnh. Sau khi đi lính trở Trương Sinh nghe tin mẹ già đã mất, hết sức đau lòng, liền bế con ra mộ thăm mẹ. Chàng thấy đứa trẻ quấy khóc liền dỗ dành: “Con nín đi, đừng khóc! Lòng cha đã buồn khổ lắm rồi!”. Đứa bé ngây thơ hỏi: “Ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha trước kia chỉ nín thin thít”. Điều đó khiến Trương Sinh nghĩ rằng vợ mình ở nhà đã có người đàn ông khác. Vũ Nương trở về bị chồng nghi ngờ mắng nhiếc. Dù tủi thân nhưng vẫn hết lời giải thích. Biết là vô tác dụng, nàng liền tìm đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình. Cái chết của Vũ Nương là số phận nhưng cũng là lời tố cáo sự ghen tuông mù quáng, vũ phu của đàn ông, mà đại diện là Trương Sinh.

Nhưng Vũ Nương không chết thật, nàng được đức Linh Phi cứu và sống ở thủy cung. Khi gặp lại Phan Lang - một người sống cùng làng tình cờ cũng được Linh Phi cứu thoát chết dưới thủy cung liền giãi bày nỗi oan khuất của mình. Nàng gửi nhờ Phan Lang “một chiếc hoa vàng mà dặn”: “Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa, nên lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây thần đăng chiếu xuống nước, tôi sẽ hiện về”. Lúc bấy giờ, Trương Sinh đã hiểu rõ mọi chuyện, bèn lập đàn giải oan cho nàng, Vũ Nương hiện về thăm lại hai cha con. Nhưng nàng không thể trở về sống bên chồng và con được nữa. Đó phải chăng là nỗi bất hạnh lớn nhất của Vũ Nương lúc này?

“Chuyện người con gái Nam Xương” được xây dựng dựa trên một cốt truyện dân gian. Nhưng cái thành công của Nguyễn Dữ là đã xây dựng được hình ảnh Vũ Nương bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật thật độc đáo. Nhà văn đã miêu tả nội tâm nhân vật thông qua các lời đối thoại, tự bộc bạch khi đặt nhân vật vào những hoàn cảnh khác nhau. Đặc biệt là việc sử dụng yếu tố kì ảo ở cuối truyện đã tô đậm thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương: Nặng tình nghĩa, coi trọng nhân phẩm, vị tha mặc dù ở thế giới khác vẫn quan tâm đến chồng con, vẫn luôn muốn khôi phục danh dự.

Vũ Nương quả thật đã đại diện cho số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Nguyễn Dữ đã vô cùng thành công khi khắc họa được nhân vật này.

2 tháng 1 2018

a- 4      b- 1      c- 2      d- 3

15 tháng 11 2021

undefinedcó ai đang FA ko

20 tháng 3 2019

a- 3      b- 4      c- 2      d- 1

Câu 1 : Đọc đoạn văn sau :Người ăn xinMột người ăn xin đã già.Đôi mắt ông đỏ khoe , nước mắt ông giàn giụa , đôi môitái nhạt,áo quần tả tơi .Ông chìa tay xin tôi.Tôi lục hết túi kia , không có lấy một đòng xu,không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi . Tôi chẳng biết làm thế nào . Bàn tay tôi run run nắm chạt bàn tay run rẩy của ông :- Xin ông đừng giận cháu ! Cháu...
Đọc tiếp

Câu 1 : Đọc đoạn văn sau :

Người ăn xin

Một người ăn xin đã già.Đôi mắt ông đỏ khoe , nước mắt ông giàn giụa , đôi môi
tái nhạt,áo quần tả tơi .Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi kia , không có lấy một đòng xu,không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi . Tôi chẳng biết làm thế nào . Bàn tay tôi run run nắm chạt bàn tay run rẩy của ông :
- Xin ông đừng giận cháu ! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm , đôi môi nở nụ cười :
- Cháu ơi cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi .
Khi ấy tôi chợi hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông .

Câu hỏi :

a) Trong câu chuyện trên,ông lão đã nhận được điều gì từ cậu bé ?
b) Lời của ông lão và cậu bé trong câu chuyện trên đã tuân thủ phương châm hội thoại nào ?

c, Đoạn văn sử dụng lời dẫn trực tiếp , lời dẫn gián tiếp nào ?

d, Viết đoạn văn 6-8 dòng , về cách ứng sự của con người đối với con người 

Anh em giúp mình nhé , mai mình kiểm tra rồi nhé .

1
1 tháng 11 2020

Câu 1 : Đọc đoạn văn sau :

Người ăn xin

Một người ăn xin đã già.Đôi mắt ông đỏ khoe , nước mắt ông giàn giụa , đôi môi
tái nhạt,áo quần tả tơi .Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi kia , không có lấy một đòng xu,không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi . Tôi chẳng biết làm thế nào . Bàn tay tôi run run nắm chạt bàn tay run rẩy của ông :
- Xin ông đừng giận cháu ! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm , đôi môi nở nụ cười :
- Cháu ơi cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi .
Khi ấy tôi chợi hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông .

Câu hỏi :

a) Trong câu chuyện trên,ông lão đã nhận được điều gì từ cậu bé ?

- Ông lão nhận được tình yêu  ,sự quan tâm , thương xót của cậu bé . 
b) Lời của ông lão và cậu bé trong câu chuyện trên đã tuân thủ phương châm hội thoại nào ?

-   Lời của ông lão và cậu bé trong câu chuyện trên đã tuân thủ phương châm lịch sự 

c, Đoạn văn sử dụng lời dẫn trực tiếp , lời dẫn gián tiếp nào ?

- Lời nới trc tiếp  : Xin ông đừng giận cháu ! Cháu không có gì cho ông cả.

d, Viết đoạn văn 6-8 dòng , về cách ứng sự của con người đối với con người 

Trong cuộc sống , có rất nhiều hoàn cảnh khó kanw ,cùng cực , nó bóp méo sự sống , niềm tin của con người . Họ có thể gục ngã , mất niềm tin nhưng có nhiều người đã chắp cánh  , nâng đỡ họ đứng dậy . Một dân tộc không thể tồn tại nếu thiếu tinh yêu thương và sự đoàn kết . Trao đi là nhận lại , nếu ta giúp đỡ người khác , chính bản thân cũng sẽ học đc nhiều bài học từ họ , cảm thấy hạnh phúc , và tâm hồn thoải mái . Dân tộc VN xưa nay chiến đấu vì tình yêu tổ quốc , vì thấy những con người đau khổ nên họ đã đứng lên , che chở , bảo vệ những con người yếu đuối , đau khổ . Chính những hành động ấy đã iến họ trở thành anh hùng , vị chiến sĩ quả ảm trong lòng người đc ta giúp đỡ . Yêu thương con người là bản chất đáng quý của người Việt nam.

22 tháng 2 2021

điểm khác nhau giữa Trái Đất và Sao Hỏa: Bán kính sao hỏa bằng 0,53 lần bán kính Trái Đất. Khối lượng Sao Hỏa bằng 0,11 lần khối lượng Trái Đất và gia tốc trên Trái Đất là 9,8 m/s^2 còn gia tốc trên sao hỏa chỉ 3,8m/s^2 :3

22 tháng 2 2021

1. Sao Hỏa cũng có 4 mùa

Giống như Trái Đất, Hỏa Tinh cũng có 4 mùa. Nhưng khác với mỗi mùa kéo dài trong khoảng 3 tháng như ở Trái Đất, thời gian từng mùa của Sao Hỏa phụ thuộc vào mỗi bán cầu.

Một năm Sao Hỏa kéo dài 687 ngày (22,6 tháng), tức là gần gấp đôi so với một năm của Trái Đất. Ở bán cầu bắc của Sao Hỏa, mùa xuân kéo dài trong 7 tháng, mùa hè là 6 tháng, mùa thu là 5 tháng và gần 4 tháng còn lại là thời gian của mùa đông.

Những điểm giống nhau đến kì lạ giữa Trái Đất và 'người anh em' Sao Hỏa - 1

Đồi cát Patchy Frosted ở Sao Hỏa vào mùa đông. Ảnh: NASA.

Mùa hè ở bán cầu bắc Sao Hỏa cực kỳ lạnh, nhiệt độ không bao giờ cao quá –20°C nhưng ngược lại lúc bấy giờ ở bán cầu nam có mức nhiệt vào khoản 30°C. Sự tương phản rõ ràng về điều kiện thời tiết của mùa ở hai bán cầu là một trong những lý do khiến Sao Hỏa thường xuất hiện những cơn bão bụi khổng lồ bao trùm cả hành tinh.

2. Sao Hỏa cũng có cực quang

Cực quang là những dải ánh sáng rực rỡ đầy màu sắc xảy ra khi các hạt điện tích từ Mặt Trời tương tác với khí quyển của Trái Đất. Nhưng không chỉ ở địa cầu mới xảy ra hiện tượng này, ở Sao Hỏa và các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời cũng chứng kiến điều tương tự.

Những điểm giống nhau đến kì lạ giữa Trái Đất và 'người anh em' Sao Hỏa - 2

Không giống với cực quang ở Trái Đất chỉ diễn ra ở vùng cực, cực quang trên Sao Hỏa xuất hiện trên khắp hành tinh. Ảnh: NASA.

Nhưng khác với ánh sáng quang học từ cực quang của Trái Đất, cực quang ở Sao Hỏa phát ra ánh sáng cực tím – nghĩa là nó hoàn toàn vô hình nếu có con người ở đó quan sát. Các nhà khoa học đã quan sát được cực quang của Sao Hỏa qua thiết bị quan sát ánh sáng cực tím được trang bị trên tàu vũ trụ MAVEN của NASA, chúng cũng mềm mại tựa những dải lụa như cực quang ở Trái Đất.

3. Thời gian một ngày ở hai hành tinh gần bằng nhau

Thời gian của một ngày ở một hành tinh được xác định bởi thời gian mà hành tinh đó tự quay một vòng quanh trục của mình. Trên Trái Đất, một ngày có 24 giờ bởi Trái Đất tự quay quanh trục của mình mất 24 giờ. Ở Sao Hỏa, thời gian này là 24 giờ 40 phút, chỉ dài hơn Trái Đất khoảng 40 phút.

Những điểm giống nhau đến kì lạ giữa Trái Đất và 'người anh em' Sao Hỏa - 3

Mặt Trời mọc ở Sao Hỏa. Hình ảnh được chụp vào 25/08/2008, nhằm sol 90 (ngày thứ 90) và cũng là ngày cuối cùng của sứ mệnh Phoenix thăm dò Sao Hỏa. Ảnh: NASA.

Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời có thời gian một ngày khác nha. Sao Kim có ngày dài 116 ngày Trái Đất và 18 giờ, một ngày ở Sao Mộc kéo dài 9 tiếng 55 phút, trong khi Sao Thổ hoàn thành một vòng quay quanh trục mất 10 giờ 42 phút. Thời gian của một ngày ở các hành tinh là khác nhau, vậy mà của Trái Đất và Sao Hỏa lại gần nhau đến như vậy. Thật là một sự trùng hợp thú vị.

4. Sao Hỏa cũng có nước

Năm 2008, tàu thăm dò quỹ đạo MRO đã phát hiện ra dòng nước chảy xuống từ một sườn núi ở Sao Hỏa. Nước chỉ chảy vào mùa hè vậy nghĩa là nó đã bị đóng băng vào mùa đông lạnh giá. Nhưng mùa hè ở Sao Hỏa lạnh hơn mùa hè ở Trái Đất nhiều, nhiệt độ lúc đó vào khoảng –23°C, vậy tại sao nước lại chảy?

Những điểm giống nhau đến kì lạ giữa Trái Đất và 'người anh em' Sao Hỏa - 4

Hình ảnh chụp qua bước sóng hồng ngoại cho thấy nước lỏng chảy ở một thác đổ tại miệng núi lửa Garni trên Sao Hỏa. Ảnh: NASA/JPL.

Các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn về điều này. Họ đặt ra giả thuyết rằng đó là nước có hàm lượng muối cao nên điểm đóng băng của nó sẽ khác so với nước nguyên chất, hoặc muối bằng cách nào đó đã xuất hiện và tương tác với băng khiến chúng tan chảy thành nước.

Dù sao đi nữa, giới khoa học vẫn chưa trực tiếp lấy được mẩu nước ở nguồn nước chảy đó để nghiên cứu sâu hơn, nên tất cả chỉ là giả thuyết. Có thể đó là nước ngầm hoặc hơi nước từ bầu khí quyển mỏng manh của hành tinh đỏ.

5. Sao Hỏa cũng có núi tuyết và sông băng

Cũng giống ở Trái Đất, hai cực bắc nam của Sao Hỏa được bao phủ bởi những lớp băng vĩnh cửu và những ngọn núi tuyết cao vút. Hỏa Tinh cũng có những con sông băng và chúng không chỉ nằm ở vùng cực, mà còn xuất hiện rải rác ở những vùng có vĩ độ thấp.

Trước đây chúng ta không phát hiện thấy những con sông băng này bởi khí bụi dày đặc đã che khuất chúng. Bụi có thể là nguyên nhân khiến băng ở sông băng không thể hóa lỏng. Áp suất khí quyển ở hành tinh này là rất thấp, khiến băng hay nước lỏng ở bề mặt nhanh chóng bốc hơi ngay mà bỏ qua giai đoạn hóa lỏng.

Những điểm giống nhau đến kì lạ giữa Trái Đất và 'người anh em' Sao Hỏa - 5

Núi tuyết ở cực bắc Sao Hỏa. Ảnh: NASA.

Các nhà khoa học ước tính Sao Hỏa chứa hơn 150 tỷ mét khối băng đá, số lượng này nếu trải phẳng ra thì sẽ bao phủ được toàn bộ hành tinh đỏ và tạo nên một lớp băng dày 1 mét. Băng ở Sao Hỏa được tạo thành từ nước, bùn, carbon dioxide. Nước tạo thành băng ở Sao Hỏa có giống nước ở Trái Đất? Các nhà khoa học vẫn chưa khẳng định được.

6. Sao Hỏa cũng có thác đổ

Qua phân tích hình ảnh được chụp bởi tàu thăm dò quỹ đạo MRO của NASA, các nhà khoa học phát hiện ra sự tồn tại của một thứ giống như thác nước ở Trái Đất. Nhưng thay vì nước lỏng, các thác đổ của Sao Hỏa được lấp đầy bởi đá nóng chảy và dung nham.

Những điểm giống nhau đến kì lạ giữa Trái Đất và 'người anh em' Sao Hỏa - 6

Những đụn cát ở miệng núi lửa Russell trên Sao Hỏa. Ảnh: NASA.

Dung nham được phun trào ra từ bốn xuất phát điểm nằm dọc theo miệng núi lửa rộng 30 km thuộc cụm núi lửa Tharsis, tạo ra cảnh quan giống thác nước ở Trái Đất. Dung nham ở Sao Hỏa lỏng hơn so với dung nham ở Trái Đất, nhưng nó có tốc độ chảy chậm hơn và dễ bị thay đổi nhiệt độ hơn.

7. Sao Hỏa là hành tinh có thể hỗ trợ sự sống duy nhất ngoài Trái Đất

Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời được chia làm hai loại, một là các hành tinh rắn được tạo nên từ đất đá như Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa; hai là các hành tinh khí được tạo thành từ khí độc và không có bề mặt rắn gồm Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương.

Các hành tinh khí ngoài vấn đề không có bề mặt rắn để sinh sống, thì ngập tràn ở chúng là chất khí độc và những cơn bão cực kỳ khắc nghiệt. Sao Thủy có nhiệt độ rất cao bởi vì nó nằm gần Mặt Trời, nhưng Sao Kim càng nóng hơn nữa vì bầu khí quyển carbon monoxide của nó giữ lại nhiệt độ từ Mặt Trời ở bên trong hành tinh. Khí quyển của Sao Kim rất dày đặc và có thể nghiền nát bất cứ thứ gì.

Những điểm giống nhau đến kì lạ giữa Trái Đất và 'người anh em' Sao Hỏa - 7

Khu vực miệng núi lửa Gale, nơi tàu thăm dò Curiosity đang hoạt động và phát hiện ra nhiều bằng chứng cho thấy Sao Hỏa có thể hỗ trợ phát triển sự sống. Ảnh: NASA.

Nhìn chung, trừ Trái Đất ra thì Sao Hỏa là hành tinh thích hợp hơn cả dẫu nó chưa hoàn toàn phù hợp. Nếu được trang bị những thiết bị đặc biệt, chúng ta có thể sinh sống ở đó. Giới khoa học đề xuất những ý tưởng như tạo ra từ trường nhân tạo bằng cách đặt một máy phát điện khổng lồ giữa Mặt Trời và Sao Hỏa để bảo vệ hành tinh đỏ khỏi những cơn gió Mặt Trời và giúp giữ lại bầu khí quyển của nó.

Khi gió Mặt Trời không tác động sâu lên Sao Hỏa, áp suất khí quyển của hành tinh sẽ tăng cao lên. Đổi lại, điều này giúp nhiệt độ tăng lên gây tan chảy băng ở hai cực. CO2 được giải phóng và kích thích hiệu ứng nhà kính làm nước chảy khắp hành tinh. Nghe thú vị và đầy khả quan, nhưng thực tế chúng ta không đủ năng lực để tạo ra từ trường nhân tạo cho cả hành tinh lớn như vậy.

8. Sao Hỏa cũng có quá trình tạo thành đảo

Những tưởng địa hình của Trái Đất ngày nay là cố định, nhưng thật ra trong vòng 150 năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự hình thành của 3 hòn đảo mới. Các hòn đảo này được tạo ra sau quá trình phun trào núi lửa ở sâu thẳm dưới đáy đại dương.

Những điểm giống nhau đến kì lạ giữa Trái Đất và 'người anh em' Sao Hỏa - 8

Địa hình của Sao Hỏa vẫn chưa cố định, vẫn thường xảy ra các hoạt động tạo đảo và phân chia địa hình. Ảnh: NASA.

Gần đây nhất là hòn đảo Hunga Tonga-Hunga Ha’apai, bất ngờ được hình thành ở ngoài khơi bờ biển Tonga, phía nam Thái Bình Dương. NASA đã theo dõi quá trình hình thành hòn đảo này và dự đoán nó sẽ chìm xuống biển sau thời gian ngắn, nhưng nó vẫn còn tồn tại đến tận bây giờ.

Quá trình tương tự cũng diễn ra ở Sao Hỏa, địa hình của hành tinh vẫn chưa thật sự cố định mà thỉnh thoảng vẫn xảy ra sự tạo thành các lục địa mới hoặc chia cắt lục địa.

9. Sao Hỏa cũng có thể tồn tại sự sống

Mặc dù chúng ta vẫn chưa tìm thấy bất cứ dạng sống nào trên Sao Hỏa, nhưng có nhiều phát hiện khiến giới khoa học phải nghi ngờ về khả năng này. Tàu thăm dò Curiosity dạo bước trên Sao Hỏa từ năm 2012, đã tìm thấy sự tồn tại của các phân tử hữu cơ trong vài tảng đá ở miệng núi lửa Gale, vốn là một hồ nước vào 3,5 tỷ năm trước.

Mỗi sinh vật sống đều phải chứa 4 phân tử hữu cơ: protein, acid nucleic, chất béo và carbonhydrate. Không có chúng, sinh vật sẽ không thể tồn tại (theo cách chúng ta biết). Mặc dù đã tìm ra phân tử hữu cơ, nhưng không loại trừ khả năng những phản ứng hóa học ngẫu nhiên từ các thứ không sống cũng tạo ra chúng.

Những điểm giống nhau đến kì lạ giữa Trái Đất và 'người anh em' Sao Hỏa - 9

Mật độ khí methane ở Sao Hỏa vào mùa hè, cao hơn nhiều so với thời điểm mùa đông. Ảnh: NASA.

Ngoài ra, NASA cũng tìm thấy methane (mê-tan). Những sinh vật sống tạo ra methane, phần lớn khí methane ở Trái Đất cũng được tạo ra bởi những sinh vật sống. Bầu khí quyển Sao Hỏa chứa đầy methane nhưng chỉ tồn tại trong vài năm rồi biến mất. Điều này có nghĩa là, có một thứ gì đó đã giải phóng methane vào khí quyển Hỏa Tinh.

Các nhà nghiên cứu đặt giả thuyết rằng methane được tạo ra từ các phản ứng hóa học của một số loài vi khuẩn. Thật kì lạ, methane ở Sao Hỏa được tăng nhiều đột biến vào mùa hè và giảm sút nhanh chóng vào mùa đông, đây là điều chưa từng được chứng kiến ở Trái Đất.

10. Chúng ta cũng có thể trồng cây ở Sao Hỏa

Trong một thử nghiệm với đối tác ở Peru, NASA đã cho trồng khoai tây trên vùng đất khô cằn được tiệt trùng tối đa cùng điều kiện khí hậu giống hệt như ở Sao Hỏa, kết quả cho thấy khoai tây vẫn nảy mầm và phát triển tốt. Điều này cho thấy chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra một trang trại khoai tây ở Sao Hỏa.

Những điểm giống nhau đến kì lạ giữa Trái Đất và 'người anh em' Sao Hỏa - 10

Đồ họa mô phỏng một nhà kính trồng thực vật ở Sao Hỏa trong tương lai. Ảnh: NASA.

Tuy vậy, vấn đề là chúng ta không thể vận chuyển hạt và củ khoai tây giống lên Sao Hỏa mà không gây hư hại tế bào. Đó là chưa kể đến lượng ánh sáng Mặt Trời mà Sao Hỏa nhận được ít hơn gần một nửa so với ở Trái Đất, cũng như bức xạ cực tím rất cao bởi Sao Hỏa không có bầu khí quyển dày để che chắn.

Câu chuyện của tôi về một quá khứ vô hình băng giá....: Là một tiểu thư danh giá từ nhỏ tôi đã phải học đủ loại phép tắc và nghi thức truyền thống. Mọi người nhìn vào tôi bằng cái ánh mắt khinh bỉ đó cái ánh mắt khó ưa. Trong lớp học ai cũng không muốn làm bạn với tôi họ xa lánh tôi coi như không có sự hiện diện của tôi ở đây.Đến cả gia đình cũng vậy, cha mẹ(mẹ kế) tôi...
Đọc tiếp

Câu chuyện của tôi về một quá khứ vô hình băng giá....:

 Là một tiểu thư danh giá từ nhỏ tôi đã phải học đủ loại phép tắc và nghi thức truyền thống. 
Mọi người nhìn vào tôi bằng cái ánh mắt khinh bỉ đó cái ánh mắt khó ưa. Trong lớp học ai cũng không muốn làm bạn với tôi họ xa lánh tôi coi như không có sự hiện diện của tôi ở đây.
Đến cả gia đình cũng vậy, cha mẹ(mẹ kế) tôi chỉ dành tình yêu thương đặc biệt của mình cho người chị gái song sinh của tôi, đôi lúc tôi lại thấy ghen tị và lại có suy nghĩ vớ vẩn trong đầu: Tại sao người đó không phải là mình! 
Mỗi lần nhìn thấy họ tươi cười vui vẻ bên nhau tôi lại muốn bật khóc nhưng tôi lại luôn phải nén những kí ức đau thương đó chôn vùi thật sâu vào tim! 
Tôi bù đầu vào để học nghĩ thầm: Có khi học giỏi được điểm cao thì cha mẹ sẽ yêu thương mình hơn.
Nhưng nó chẳng có ích gì vẫn như trước đây không có gì thay đổi dù chỉ là một chút. Nỗi thất vọng tràn ngập vào trí óc tôi dường như nó muốn tôi như vậy!!!
Trong căn phòng trống đó tôi nghĩ ngợi: chỉ có một mình, đơn độc không có ai làm bạn cùng với trái tim băng giá của mình chỉ có vậy thôi chẳng có gì hơn.
Từng ngày qua tôi chỉ có sách làm bạn, chỉ có nó mới làm tôi thấy thoải mái và thư giãn được. Nhiều lúc trong căn phòng đó cảm xúc thật của tôi lại chào dâng đôi mắt nhòa đi những giọt lệ rơi xuống làm ướt cả trang sách.
Không có một tuổi thơ như bao đứa trẻ khác được vui chơi được cha mẹ dỗ dành còn tôi thì chỉ biết học, học và học. Tôi dần mất đi những cảm xúc vốn có của những đứa trẻ vui tươi ngây thơ hồn nhiên thay vào đó là cái tính lạnh lùng khó chịu. 
Nếu như tình yêu trên đời có thật thì sao tôi lại không được ba mẹ yêu thương chăm sóc cái thứ tình yêu đó chỉ là phù du mà có cũng là giả dối.
Tưởng chừng trên thế giới này không có một ai công nhận sự hiện diện của tôi nhưng chính người chị gái lại rất quan tâm tới tôi không coi tôi như người vô hình! 
Có một người bạn đầu tiên coi tôi như con người. Nhưng trong tim tôi vẫn còn những vết cứa xót xa không có gì có thể chữa lành được!! Tôi không thể nở được một nụ cười với chính người đã phản bội mẹ mình.
Cho dù năm tháng có qua đi mọi người vẫn chỉ nhìn tôi bằng một ánh mắt thương hại. Cho đến cái ngày tôi sang nước ngoài du học vẫn thế vẫn chỉ có một mình không có gì ngoài sự cô độc. Tôi dần dần cùng quen chìm đắm vào thế giới cô độc này rồi. Thế giới có đẹp đến đâu đi chăng nữa mà không có tình yêu thì cũng chỉ là thứ bỏ đi!!!
Tôi quên đi những người xung quanh nói đúng hơn là không thèm quan tâm tới họ mà chỉ say sưa ngồi đọc những cuốn sách cùng sự tĩnh lặng của nơi đây đó là sở thích kì quái của tôi. 

Nhớ đến tuổi thơ là nhớ đến những kí ức đau khổ đó. Sao có thể quên được khoảng thời gian đau khổ nhất mà mình đã từng phải trải qua. 
Chỉ vì tại tôi được sinh ra trên đời nên mới phải chịu khổ cực vậy sao. Có khi tôi không được sinh ra trên đời thì có lẽ ba mẹ(mẹ kế) tôi đã rất vui mừng. Trong đầu tôi chỉ có một vòng quanh quẩn: Tại sao mình lại sinh ra trong cái thân xác này một thân xác không được dành tình yêu thương phải chịu cô đơn lạnh lẽo! Tôi cứ nghĩ thế cho đến khi gặp được một người giúp tôi tìm được cánh cửa ánh sáng dẫn tôi ra khỏi ngục tối. 
Người bạn thơ ấu của tôi!
Khi tôi mới 6 tuổi vẫn chỉ là đứa trẻ phải nhờ đến sự chăm sóc và tình yêu thương của ba mẹ(mẹ ruột) nhưng ngay lúc đó tai nạn thảm khốc xảy ra cướp mất đi người tôi yêu quý cũng là người yêu quý tôi nhất.
Dường như cha tôi không quan tâm chỉ tổ chức một tang lễ nhỏ để tiễn mẹ tôi lên thiên đường yên nghỉ. 
Nhưng tang lễ vừa diễn ra xong ba tôi dẫn một người phụ nữ về nhà rồi tuyên bố từ nay sẽ là người mẹ mới của hai chị em tôi, tôi ngạc nhiên tới nỗi không nói nên lời nhưng chị tôi hình như rất vui trên môi nở một nụ cười. Có vẻ cái chết của mẹ tôi đã được định sẵn. Ẩn sau vẻ bề ngoài của người đàn bà luôn tươi cười đó là sự độc ác tàn bạo đầy mưu mô xảo quyệt. Từ cú sốc này đến cú sốc khác hỏi một đứa trẻ như tôi sao chịu nổi. Có lần tôi đã bị đánh chỉ vì một câu hỏi: 
- Tại sao chị gái của con lại được dành tình yêu thương nhiều hơn con vậy?
(Bốp)
- Trẻ con không được nói những từ như vậy nếu không muốn bị đánh lần nữa!
Lần đầu tiên tôi bị tát bởi chính bàn tay của ba tôi. 
Từ lần đó gần như tôi không cười nữa, bạn bè bỏ rơi tôi lẻ loi một mình nhưng duy nhất một người luôn bên tôi an ủi tôi. Tôi nhớ từng đặc điểm của cậu nhưng nhớ nhất vẫn là đôi mắt màu xanh trắng và mái tóc màu nâu nhạt. Cậu giúp đỡ tôi khi gặp khó khăn và chia sẻ với tôi cả chuyện vui lẫn buồn. Bên ngoài nhìn cậu có vẻ lạnh lùng và khó gần nhưng bên trong lại rất ấm áp. 
Ngày nào hai đứa cũng trò chuyện cung nhau dưới gốc cây bàng vào những giờ ra chơi. Dần dần cũng trở thành bạn thân với nhau.
Nhưng cái ngày định mệnh đó lại lặp lại một lần nữa. Tôi phải sang mỹ du học khi đang 6 tuổi nghĩ đến lúc chia tay cậu bé đó tôi lại muốn khóc òa.
Ngày đó cũng đã đến ngày tôi phải chia tay nơi này nơi mà chôn giấu biết bao kỉ niệm đẹp. Tôi đứng trước xe ngó ngang ngó dọc để chờ người đó người bạn tri kỉ của tôi. Chợt có một tiếng nói: 
- Đã đến lúc phải đi rồi thưa tiểu thư! Mời tiểu thư lên xe!
- Chờ tôi thêm một tí nữa
- Tôi có chuyện phải làm 
- Nhưng nếu tiểu thư không đi ngay bây giờ sẽ lỡ chuyến bay mất.
- Được rồi!
- Đợi đã - một giọng nói vang lên
Tôi đứng hình khi nhìn thấy người đó
Tôi chạy đến và ôm thật chặt người con trai đó và cũng không ngăn được hai dòng nước mắt chảy dài.
- Tiểu thư chúng ta phải đi ngay
- Tôi biết rồi
Tôi tháo chiếc vòng ở cổ có hình giọt nước đưa cho cậu ấy và bảo:
- Cậu hãy giữ lấy nó và hãy luôn nhớ tới mình.
- Ừ tớ biết rồi, cậu đi phải sớm về nhé.
- Ừm.
Nói mà nước mắt lăn dài trên má hai đứa.
- Tạm biệt!
Tôi ngồi lên xe và phóng đi mất.
Cậu bé nhìn theo cho đến khi chiếc xe đi mất. 
Tôi khóc òa trong vô thức 
Giường như nước mắt đau khổ đó đã để lại một vết thương lớn trong lòng tôi!.

--Đôi điều về câu chuyện, nhưng sao kí ức trong lòng tôi vẫn mãi dâng trào lên về tuổi thơ bất hạnh ấy.... Tôi nghĩ, nếu như sự hiện diện của mình không xem là tồn tại vậy thì sống trên cuộc đời này nữa làm gì.... Nhưng chắc chắn là tôi phải sống tiếp! Sống để không phụ lòng mẹ vì tôi luôn tin rằng mẹ ở chốn thiên đàng vẫn luôn âm thầm giúp đỡ tôi...

 

49
5 tháng 12 2017

Đọc những dòng đầu bài văn của bạn, tôi cảm thấy có chút hình ảnh của mình, vì tôi cũng đã từng có kí ức như thế. Tuy ko cảm động và đầy sự thương hại như câu chuyện của bạn nhưng nó cũng buồn. Cảm động quá!

3 tháng 12 2017

Hay quá bạn ơi ! Bạn thi viết văn thì chắc được giải Nhất đấy !