K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 11 2021
Bạn thi àk
12 tháng 11 2021

ko đó là bài tập về nhà của mik

15 tháng 3 2023

Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức hằng năm là một lễ hội lớn, nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao dựng nước của các vua Hùng - những vị vua đầu tiên trong lịch sử của dân tộc.

15 tháng 3 2023

có ý nghĩa là: nhằm mục đích tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao dựng nước của các vua hùng - những vị vua đầu tiên của dân tộc ta

21 tháng 4 2021

Dạ Trạch là nơi nguy hiểm địch khó vào vì đây vùng đầm lầy mênh mông lau sậy um tùm ở giữa mới có 1 bãi đất trống khô ráo có thể ở được

Đường vào bãi đất rất kín đáo,khó khăn,chỉ có thể dùng thuyền nhỏ ,chống sào lướt nhẹ trên đám cỏ nước,theo mấy con lạch nhỏ mới tới được.

 Dạ Trạch là nơi giặc khó tìm đến và là nơi tốt để dân ta có thể dùng chiến dịch du kích để đánh thắng giặc.

21 tháng 4 2021

mik cảm ơn bạn nhiều nhé!!!

29 tháng 4 2021

Đến năm 622 ách thống trị của phong kiến phương bắc được chuyển ... Không từ bỏ âm mưu đặt ách thống trị lại nước ta, năm 930 quân Nam Hán lại đem quân ... Trước hết đó là sự trưởng thành ý thức dân tộc và tinh thần yêu nước ... Sức sống mãnh liệt của dân tộc đã đưa đến độc lập dân tộc  thế kỷ ...

24 tháng 3 2022

tham khảo :
 - Troq thời kì chiến đấu thời Bắc thuộc , nhân dân ta đã chiến đấu hết sức mk , kiên cường , bất khuất , k chịu thua trc những chính sách ác độc của các triều đại phong kiến phương Bắc

=> Từ đây ta có thể thấy đc Nhân Dân ta có 1 lòng yêu nước nồng đượm.

24 tháng 3 2022

- Nhận xét về tinh thần đấu tranh chống xâm lược của nhân dân Việt Nam thời Bắc thuộc: các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam diễn ra sôi nổi, quyết liệt và bền bỉ; hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ đã diễn ra, thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

=> Điều này cho thấy tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất; đoàn kết đấu tranh của người Việt.

26 tháng 10 2016

Nhìn trên bản đồ thế giới, ta sẽ thấy ở miền Nam Âu có hai bán đảo nhỏ vươn dài ra Địa Trung Hải. Đó là các bán đảo Ban Càng và I-ta-li-a. Nơi đây, vào khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN, đã hình thành hai quốc gia Hi Lạp và Rô-ma.
Đất đai ở đây không thuận lợi cho việc trồng lúa. Cư dân ở Hi Lạp và Rô-ma phải trồng thêm các loại cây lưu niên như nho, ô liu. Nhờ có công cụ sắt, các nghề thủ công như luyện kim, làm đồ mỹ nghệ, đồ gốm, nấu rượu nho, làm dầu ô liu ... phát triển. Bờ biển Hi Lạp và Rô-ma có nhiều cảng tốt ; thương nghiệp, nhất là ngoại thương, rất phát triển. Người Hi Lạp và Rô-ma mang các sản phẩm thủ công và rượu nho, dầu ô liu sang tận Lưỡng Hà, Ai Cập bán rồi mua về lúa mì và súc vật.

Chúc bn hok tốt !!

26 tháng 10 2016

Vì đây là câu hỏi kiểm tra 1 tiết nếu viết hết mik sợ k đủ thời gian,bn có thể tóm tắt k

Chúng ta có cần học Lịch Sử vì học Lịch Sử để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước; hiểu được ông cha ta đã phải lao động, sáng tạo, đấu tranh như thế nào để có được đất nước ngày nay. Học Lịch Sử còn để đúc kết những bài học kinh nghiệm của quá khứ nhằm khắc phục vụ cho hiện tại và tương lại. 

29 tháng 4 2022

Mình nghĩ là có. Vì khi chúng ta học lịch sử thì mới biết được cội nguồn của đất nước, những vị anh hùng tiêu biểu trong các cuộc chiến tranh giành độc lập cho dân tộc. Tuy bây giờ đã là thời đại công nghiệp đại hóa, nhưng không phải thứ gì cũng có thể tìm được trên internet. Khi bạn học lịch sử thì vừa bổ xung kiến thức cho bản thân, cũng như biết được lịch sử hình thành và phát triển của đất nước mình.

10 tháng 10 2023

Vì phải đo lại ruộng đất liên tục lũ lụt và người Lưỡng Hà hay đi buôn xa giỏi về toán học, họ có thể làm các phép tính nhân chia cho tới hàng triệu.

NẾU SAI CHO MÌNH XIN LỖI Ạ!!!

15 tháng 10 2023

Vì:

– Nguyên nhân ra đời: Do nhu cầu tính lại ruộng đất, nhu cầu xây dựng, tính toán mà toán học ra đời.

– Người Lưỡng Hà giỏi về số học vì: Người Lưỡng Hà hay đi buôn xa giỏi về số học, họ có thể làm các phép tính nhân, chia cho tới hàng triệu.

– Thành tựu: Các bài toán đơn giản về số học,… phát minh ra số 0 của cư dân Ấn Độ.

– Tác dụng: Phục vụ cuộc sống lúc bấy giờ và để lại kinh nghiệm quý báu cho giai đoạn sau.

15 tháng 4 2023

:(

15 tháng 4 2023

Katê là một trong những lễ hội quan trọng và mang đậm tính dân gian lớn nhất của người Chăm hiện nay. Thông thường Lễ hội Kate của người Chăm sẽ được tổ chức trong thời gian 3 ngày, thường sẽ được bắt đầu vào ngày 1/7 theo lịch Chăm (khoảng 25/9 đến 5/10 dương lịch) tại đền tháp Po Nagar, Tháp Po Klong Garai và tháp Po Rome.

Lễ hội Katê, Ninh Thuận được đánh giá là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của cộng đồng người Chăm theo đạo Bàlamôn. Về bản chất, Lễ hội Katê tựa như Tết Nguyên đán của người Kinh. Trong dịp này, người Chăm sửa soạn nhà cửa, diện những bộ trang phục mới, tham gia lễ hội theo tín ngưỡng nhằm tưởng nhớ các vị thần, ông bà, tổ tiên; thăm hỏi trong gia đình, cộng đồng, chúc nhau những lời tốt lành.

Lễ hội Kate của người Chăm ở khu vực Ninh Thuận hằng năm được khai diễn vào ngày 1.7 Chăm lịch, thường vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch. Đây là lễ hội lớn kéo dài trong 3 ngày, với nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ truyền thống đặc sắc của đồng bào Chăm Ninh Thuận.

Theo truyền thuyết, trong “gia đình Champa xưa” thì người Chăm là chị cả, người Raglai là em út. Em gái út trong gia đình mẫu hệ Chăm sẽ là người cất giữ đồ gia bảo của tổ tiên, vì vậy y phục của các vị thần của người Chăm do người Raglai cất giữ.

Ngày đầu tiên của lễ Kate là ngày mà người Raglai rước y phục của các vị thần trở về làng của người Chăm ở khu vực có đền thờ của vị thần đó. Buổi lễ rước và lễ đón y phục của người Chăm diễn ra rất trang trọng, với những hoạt động văn nghệ truyền thống Chăm đặc sắc tại làng Hữu Đức.

Ngày thứ hai là ngày đặc sắc nhất của lễ hội diễn ra tại Tháp Po Klong Garai. Với nghi thức: rước y phục của vị thần lên tháp, lễ mở cửa tháp, tiến hành tắm rửa cho tượng thần, khoác y phục cho tượng thần, cùng các đại lễ truyền thống khác.

Ngày này, những người Chăm địa phương và các vùng lân cận (không có đền tháp) đều tìm về đền tháp, trong những bộ trang phục lễ hội truyền thống đẹp nhất của mình, sắm sửa lễ vật cúng dâng các thần để cầu mong những điều tốt đẹp.

Ngày thứ ba là phần lễ hội ở các làng, các gia đình. Mọi thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, cùng cầu mong cho tổ tiên, thần linh phù hộ để con cháu làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn.

Với các hoạt động lễ hội diễn ra trên các đền tháp cổ kính, lễ Kate đã thu hút rất đông du khách khắp nơi về dự, và ngày nay đã trở thành một lễ hội lớn nhất trong năm của người Chăm.

Tồn tại cùng với thời gian, ngày nay lễ hội Ka Tê không chỉ là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia mà còn là ngày hội văn hóa ý nghĩa đối với bà con dân tộc Chăm và các dân tộc anh em Kinh, Chăm, Raglai ở Ninh Thuận.