K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2021

Ko đăng câu hỏi linh tinh lên diễn đàn ạ

12 tháng 4 2021

mình cho bạn xin một vé báo cáo

5 tháng 11 2019

Chọn đáp án: D

Đoạn đối thoại dưới đây mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, nhưng có khác với lời thọai hằng ngày. Liên hệ với bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ở trang 86 để chỉ ra điểm khác nhau và giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó. Đăm Săn: – Ơ tất cả dân làng này, các người có đi với ta không? Tù trưởng các người đã chết, lúa các ngươi đã mục. Ai chăn...
Đọc tiếp
Đoạn đối thoại dưới đây mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, nhưng có khác với lời thọai hằng ngày. Liên hệ với bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ở trang 86 để chỉ ra điểm khác nhau và giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó. Đăm Săn: – Ơ tất cả dân làng này, các người có đi với ta không? Tù trưởng các người đã chết, lúa các ngươi đã mục. Ai chăn ngựa hãy đi dắt ngựa! Ai giữ voi hãy đi bắt voi! Ai giữ trâu hãy đi lùa trâu về!
Dân làng: – Không đi sao được! Làng chúng tôi phía bắc đã mọc cỏ gấu, phía nam đã mọc cà hoang, người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa! Đăm Săn: – Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! Ơ tất vả tôi tớ bằng này! Chúng ta ra về nào! (Chiến thắng Mtao Mxây)
1
25 tháng 10 2018

Đoạn đối thoại của Đăm Săn với dân làng mang phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, có sự hô đáp, luân phiên giữa người nói người nghe

   + Tính chất điệp ngữ, điệp từ phổ biến trong sử thi: ai giữ trâu hãy đi lùa trâu về/ Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói.

   + Mỗi câu văn có tính nhịp điệu, mang đậm sử thi

   + Cách nói ví von, gắn chặt với sự vật, hoạt động trong đời sống thường ngày

   + Đoạn sử thi có mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt cũng không giống nhau hoàn toàn về phong cách sinh hoạt.

Dưới đây là những câu trích từ các bài trình bày khác nhau. Hãy cho biết mỗi câu tương ứng với phần nào trong quá trình trình bày.(1) Bắt đầu trình bày(2) Trình bày nội dung chính(3) Chuyển qua chủ đề khác(4) Tóm tắt và kết thúc nội dung trình bày- Đã xem xét tất cả những phương án có thể có, chúng ta hãy chuyển sang phân tích những thuận lợi và khó khăn của từng phương án...- Giờ chúng...
Đọc tiếp

Dưới đây là những câu trích từ các bài trình bày khác nhau. Hãy cho biết mỗi câu tương ứng với phần nào trong quá trình trình bày.

(1) Bắt đầu trình bày

(2) Trình bày nội dung chính

(3) Chuyển qua chủ đề khác

(4) Tóm tắt và kết thúc nội dung trình bày

- Đã xem xét tất cả những phương án có thể có, chúng ta hãy chuyển sang phân tích những thuận lợi và khó khăn của từng phương án...

- Giờ chúng ta chuyển sang vấn đề môi trường. Như các bạn đã biết, chúng ta đã tận lực để bảo đảm công việc xử lí phế thải...

- Tôi muốn kết thúc bài nói bằng cách nhắc lại đôi điều đã nêu lên lúc mở đầu...

- Giờ chúng ta hãy đi vào nội dung chủ yếu của đề tài. Thứ nhất...

- Chào các bạn. Tôi rất phấn khởi được đến đây phục vụ các bạn. Tôi tên là...

- Chào các bạn. Cảm ơn các bạn đã tới đây. Xin tự giới thiệu, tôi tên là... làm việc ở Công ti...trong...năm...

- Giờ tôi sắp kết thúc bài nói, và đến đây, tôi muốn một lần nữa lướt qua những điểm chính đã nêu...

1
26 tháng 4 2017

Phần bắt đầu trình bày:

- Chào các bạn. Tôi rất phấn khởi được đến đây phục vụ các bạn. Tôi tên là .....

- Chào các bạn. Cảm ơn các bạn đã tới đây. Xin tự giới thiệu, tôi tên là ..... làm việc ở cơ quan ..... / công ty .....

- Trước khi bắt đầu, cho phép tôi nói đôi điều về bản thân. Tôi đã làm việc ở công ty ..... trong ..... năm .....

Phần trình bày nội dung chính:

- Đã xem xét tất cả các phương án có thể có, chúng ta hãy chuyển sang phân tích những thuận lợi và khó khăn của từng phương án .....

- Giờ chúng ta hãy đi vào nội dung chủ yếu của đề tài. Thứ nhất .....

Phần Chuyển qua các chủ đề khác:

- Giờ chúng ta chuyển sang vấn đề môi trường. Như các bạn đã biết, chúng ta đã tận lực để đảm bảo công việc xử lí chất thải .....

Phần tóm tắt và kết thúc nội dung trình bày:

- Tôi muốn kết thúc bài nói bằng cách nhắc lại đôi điều đã nêu lên ở lúc mở đầu ...

- Giờ rôi sắp kết thúc bài nói, và đến đây, tôi muốn một lẫn nữa lướt qua những điểm chính đã nêu .....

21 tháng 5 2018

Dàn ý:

1. Mở bài:

- Tôi là một chú gà chọi, tên của tôi là Oanh Liệt – cái tên được cậu chủ đặt bởi những chiến thắng oanh liệt của tôi trong tất cả sới chọi trong làng. Tôi rất thích và tự hào về cái tên ấy.

- Đã lâu rồi tôi không được để ý đến kể từ ngày bọn trẻ trong làng có trò chơi mới

2. Thân bài:

- Ngày đầu tiên được cậu chủ nhận nuôi : miêu tả niềm vui của cậu chủ

- Cuộc sống hàng ngày được cậu chủ chăm sóc : bộ lông, móng và cựa luôn được chăm sóc kĩ càng…

- Những trận đấu và những chiến thắng đầu tiên để có được cái tên Oanh Liệt

- Sự thay đổi trong cuộc sống của “tôi” khi cậu chủ có trò chơi mới

   + Cậu chủ được mẹ mua cho một chiếc máy điện tử vì đã được học sinh giỏi

   + Ngày ngày cậu cùng đám bạn cùng chơi cái máy ấy

   + Tôi không còn được chăm sóc, không được quan tâm (đối lập với trước đây)

- Tâm sự của tôi trong những ngày này : buồn chán, ước mong quay lại ngày trước

- Một ngày, cậu chủ không chơi điện tử nữa, cậu ấy nhìn thấy tôi nằm ủ rũ. Cậu chủ thấy có lỗi với tôi và từ đó cậu không chơi điện tử nữa.

- Tôi và cậu lại cùng nhau ‘‘chinh chiến’’ trong những sới chọi gà.

3. Kết bài: Bây giờ cậu chủ cũng lớn hơn và tôi không còn đủ sức để đi chọi nữa nhưng tôi luôn tự hào về những chiến công mình có được, tự hào về cái tên của mình cũng như tình bạn giữa tôi và cậu chủ.

Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 2 – 4Đăm Săn: - Hỡi trăm nghìn chim muông! Hỡi tất cả tôi tớ của Mtao Mxây, có ai đi theo ta không?Dân làng Mtao Mxây: - Sao cho chúng tôi lại không theo? Chủ chúng tôi đã chết rồi, đã thối ra rồi!Đăm Săn: - Hỡi tất cả tôi tớ của Mtao Mxây! Hãy đến với ta. Chủ của các người đã chết. Ai chăn ngựa đi kiếm ngựa dẫn về. Ai quản voi đi kiếm voi về....
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 2 – 4

Đăm Săn: - Hỡi trăm nghìn chim muông! Hỡi tất cả tôi tớ của Mtao Mxây, có ai đi theo ta không?

Dân làng Mtao Mxây: - Sao cho chúng tôi lại không theo? Chủ chúng tôi đã chết rồi, đã thối ra rồi!

Đăm Săn: - Hỡi tất cả tôi tớ của Mtao Mxây! Hãy đến với ta. Chủ của các người đã chết. Ai chăn ngựa đi kiếm ngựa dẫn về. Ai quản voi đi kiếm voi về. Ai giữ trâu đi dẫn trâu về!

Tôi tớ của Mtao Mxây: - Sao chúng tôi lại chẳng đi theo ông? Đầu làng đã bị cây rừng mọc choản. Cuối làng cà ớt mọc lên. Chủ chúng tôi đã chết rồi!

Đăm Săn: - Đi thôi! Bây giờ phải trở về bến nước của ta.

Nhân vật nào không có tham gia vào hoạt động giao tiếp trên?

A. Đăm Săn

B. Mtao Mxây

C. Dân làng Mtao Mxây

D. Tôi tớ của Mtao Mxây

1
30 tháng 4 2017

Chọn đáp án: B

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi     [.…] Tôi sẽ viết chuyện cuộc khởi nghĩa của anh Đề(1), cuộc đời, số phận anh Đề. Tôi có ngay cảm giác phải tìm một cái tên khác cho anh Đề. Tên Đề có “Kinh” quá, người kinh quá. Tnú, tôi gọi anh bằng cái tên ấy. Nó “không khí” hơn nhiều […].    Tôi chưa hình dung câu chuyện, cốt truyện sẽ biễn biến cụ thể ra sao, nhưng đã thấy...
Đọc tiếp
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi     [.…] Tôi sẽ viết chuyện cuộc khởi nghĩa của anh Đề(1), cuộc đời, số phận anh Đề. Tôi có ngay cảm giác phải tìm một cái tên khác cho anh Đề. Tên Đề có “Kinh” quá, người kinh quá. Tnú, tôi gọi anh bằng cái tên ấy. Nó “không khí” hơn nhiều […].    Tôi chưa hình dung câu chuyện, cốt truyện sẽ biễn biến cụ thể ra sao, nhưng đã thấy rõ, cái truyện ngắn này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu – mà tôi sẽ ra sức tả một cách hết sức tạo hình […] và truyện sẽ kết thúc bằng một cánh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận, nghĩa là “bố cục” đã thấy được rồi… Sau đấy mọi sự bỗng trở nên rõ ràng, dễ dàng đến kì lạ. Chị “Dít” đến – như là tất yếu vậy […]. Nhưng tôi muốn Dít sẽ là mối tình sau của Tnú, một mối tình sẽ lờ mờ mà chắc chắn hiện lên ở cuối truyện. Vậy thì phải có Mai, chị của Dít […]. Và cái gì để dẫn đến cuộc bùng dậy ghê gớm như vậy của Tnú (diệt sạch cả một tiểu đội giặc gần như bằng tay không, những năm tháng chưa hề có tiếng súng cách mạng ấy)? Tất cả có một nỗi đau riêng bức bách dữ dội, bật ra từ nỗi đau chung của xóm làng, dân tộc: đứa con bị đánh chết tàn bạo, Mai gục xuống, ngya trước mắt Tnú. Chi tiết ấy đến một cách tất yếu.    Và ông cụ Mết của tôi cũng tất yếu phải đến. Ông là cội nguồn, là Tây Nguyên của thời “Đất nước đứng lên” trường tồn đến ngày nay […].    Có lẽ cũng từ đó mà có thằng bé Heng. Nó sẽ còn đi tới đâu, chưa ai lường được…    Tất cả trở nên dễ dàng đến ngạc nhiên đối với tôi. Tôi hình dung ra, thấy hiển hiện tất cả. Các chi tiết tự nó đến: các cụ bà già lụm cụm bò từ trên thang nhà sàn xuống, các cô gái lấy nước ở vòi nước đầu làng […], cả tiếng nước lanh tanh trong đêm khuya […], cả mười ngọn lửa xà nu cháy rần rật trên mười đầu ngón tay của Tnú […]. Tất cả, tôi không “bịa” thêm gì cả, tô thấy rõ hết, mặc dầu tất cả đây hoàn toàn là một câu chuyện bịa. Mà như thật. Với tôi nó hoàn toàn có thật. Cách sắp xếp các lớp thời gian trong truyện, xen kẽ, đan quyện, những mạch nối…cũng đến dễ dàng và tự nhiên, như tất nó phải vậy.    “Rừng xà nu” là truyện của một đời, và được kể trong một đêm. Đó là cái đêm dài như cả một đời… (Nguyên Ngọc, Về truyện ngắn “Rừng xà nu”, trong Nhà văn nói về tác phẩm, Hà Minh Đức biên soạn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000). Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về việc gì?
1
3 tháng 5 2017

- Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về quá trình ông suy nghĩ, lên ý tưởng để chuẩn bị cho việc sáng tác truyện “Rừng xà nu”.

- Bài học cho quá trình hình thành ý tưởng:

    + Hình thành ý tưởng: nhà văn muốn xây dựng câu chuyện trên một nguyên mẫu có thật là cuộc khởi nghĩa của anh Đề.

    + Nhân vật chính: tên của nhân vật sẽ là Tnú để mang đậm “không khí” của núi rừng Tây Nguyên.

    + Hệ thống nhân vật: Dít, Mai, cụ Mết, bé Heng

    + Dự kiến cốt truyện: Bắt đầu và kết thúc bằng hình ảnh cây xà nu.

    + Tình huống, chi tiết truyện nổi bật: Mỗi nhân vật “phải có một nỗi đau riêng bức bách dữ dội, bật ra từ nỗi đau chung của xóm làng, dân tộc”.

    + Chi tiết đặc biệt tạo điểm nhấn: Nỗi đau đớn nhất của Tnú là phải chứng kiến cảnh đứa con bị đánh một cách tàn bạo, còn người vợ thì gục xuống ngay trước mặt anh.

Nhìn lên tán cây, nó như chợt thấy lại cả một mùa xuân năm trước đang trở về. Cũng con chim én mạnh mẽ với lưng đầy nắng mới. Cũng tầng tầng lá xanh phục sinh sau một mùa đông lê thê. Cũng mẹ tôi, hấp háy cặp mắt nhìn về phía ngõ làng đang muốn rộn ràng đàn con trẻ. (Trích Phía một mùa xuân, Lan Chi) a. Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? b. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng...
Đọc tiếp

Nhìn lên tán cây, nó như chợt thấy lại cả một mùa xuân năm trước đang trở về. Cũng con chim én mạnh mẽ với lưng đầy nắng mới. Cũng tầng tầng lá xanh phục sinh sau một mùa đông lê thê. Cũng mẹ tôi, hấp háy cặp mắt nhìn về phía ngõ làng đang muốn rộn ràng đàn con trẻ. (Trích Phía một mùa xuân, Lan Chi) a. Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? b. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn. c. Tìm câu chủ đề của đoạn văn. Đoạn văn được triển khai theo trình tự nào? d. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được dùng trong đoạn văn. e. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của tuổi thanh xuân trong cuộc đời mỗi người.

0
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ, và trên...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội. Tôi luôn tự hỏi “làm thế nào mà họ có nhiều thời gian đến thế?”. Mặt khác, những học sinh kém đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài. Tuy nhiên, thực tế, những học sinh này lại thường không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi. Tại sao lại như vậy? Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được. Tuy nhiên, tại sao một người như tổng thống Mỹ lại có thời gian quản lí cả một quốc gia rộng lớn trong khi đó người gác cổng lại than phiền rằng ông ta không có thời gian để học? Sự khác biệt là do những người thành công trong cuộc sống biết cách quản lí thời gian. Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách chúng ta sử dụng nó. Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.

      (Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, NXB Phụ nữ, 2013)

Viết đoạn văn (từ 12 đến 15 dòng) với câu chủ đề: Lãng phí thời gian là lãng phí cuộc đời.

1
20 tháng 11 2018

- Giải thích: Câu nói nêu lên hậu quả của việc lãng phí thời gian.

- Bàn luận:

   + Nếu biết tận dụng thời gian, con người sẽ tạo ra nhiều giá trị quan trọng, từ vật chất đến tinh thần, phục vụ cho cuộc sống của mình và cho xã hội.

   + Nếu lãng phí thời gian, nghĩa là ta đang lãng phí tất cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần: tiền bạc, sức khỏe, thành công, hạnh phúc…

   + Hơn nữa, cuộc đời hữu hạn nên mỗi giây phút trôi qua là ta đang mất đi một phần đời của chính mình.

- Bài học: Cần biết quý trọng thời gian và sử dụng thời gian một cách hiệu quả.