K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 5 2017

12 tháng 5 2017

Nhận xét ???

Các phong trào yêu nước trong thời kỳ này diễn ra rất sôi nổi, nhưng chưa có một đường lối, chủ trương rõ ràng.

=>Kết quả là thất bại

26 tháng 10 2016

Xã hội phong kiến lạc hậu, cản trở sự phát triển kinh tế
- Sự xuất hiện các công trường thủ công - nền móng kinh tế tư bản chủ nghĩa
- ã hội phân hóa và mâu thuãn sâu sắc: Giai cấp địa chủ phong kiến, quan lại, vua, quý tộc luôn muón bảo vệ quyền lợi bản thân và duy trì chế độ phong kiến lạc hậu, trong khi tầng lớp tư sản ngày càng giàu có và bị những chính sách phong kiến ràng buộc, hạn chế phát triển
----> Cách mạng tư sản bùng nổ.

26 tháng 10 2016

3.Kỹ thuật luyện kim được cải tiến, nhiên liệu mới nhưu than đá, dầu mỏ được sử dụng. Sắt trở thành nguyên liệu chủ yếu để chế tạo máy móc, nhiều máy chế tạo công cụ ra đời. Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.
 

11 tháng 5 2017

Từ sau thế kỉ XIX, các nước đế quốc mở rộng và hoàn thành việc thống trị các nước Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực này, trừ Xiêm (Thái Lan) đều trở thành thuộc địa. Sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển ở khu vực này.
- Hiểu được trong khi giai cấp phong kiến trở thành tay sai cho chủ nghĩa đế quốc thì giai cấp tư sản dân tộc, mặc dù còn non yếu, đã tổ chức lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đặc biệt, giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành từng bước vươn lên vũ đài đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Thấy rõ những nét chính về các cuộc đấu tranh giải phóng tiêu biểu cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Ở các nước Đông Nam Á: In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam.
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, xã hội In-đô-nê-xi-a có nhiều biến đổi, việc đầu tư của tư bản nước ngoài ngày càng mạnh mẽ, tạo nên sự phân hóa xã hội sâu sắc, giai đoạn công nhân và tư sản ra đời, ngày càng trưởng thành về ý thức dân tộc. Vì vậy, phong trào yêu nước mang màu sắc mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
-nhận xét về phong trào đấu tranh 3 nước Đông dương:
+ Phong trào đấu tranh ở Cam-pu-chia, Lào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục sôi nổi, hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.
+ Mục tiêu chống Pháp, giành độc lập vì vậy phong trào mang tính chất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc song còn ở giai đoạn tự phát.
+ Phong trào do sĩ phu hoặc nông dân lãnh đạo.
+ Kết quả phong trào thất bại do: tự phát, thiếu tổ chức vững vàng, thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn.
+ Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống Pháp.
TÓM LẠI :Cuối thế kỉ XX phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á bùng nổ mạnh mẽ nhưng đều thất bại,vì còn mang tính tự phát, nổ ra lẻ tẻ chưa có sự đoàn kết giửa các dân tộc, song sẽ tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau.



25 tháng 4 2021

* Giống nhau:

- Đều là những phong trào yêu nước, chống Pháp để giành độc lập tự do cho dân tộc.

* Khác nhau:

 

22 tháng 11 2021

trả lời nhanhh giúp mikkk

 

 

 

22 tháng 11 2021

- Sự ra đời của những tổ chức công nhân  và chính đảng của giai cấp công nhân ra đời (như 1875 :Đảng cã hội dân chủ Đức ; 1879 Đảng Công nhân Pháp  ; 1883   nhóm Giải phóng lao động Nga hình thành).

10 tháng 3 2016

* Bối cảnh lịch sử nảy sinh khuynh hướng cứu nước mới đầu thế kỉ XX:

- Bối cảnh trong nước:

+ Sau khi phong trào Cần vương thất bại, con đường cứu nước dưới ngọn cờ phong kiến không còn phù hợp nữa, yêu cầu đặt ra là phải tìm một con đường cứu nước mới.

+ Từ năm 1897, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt nam. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa, cơ cấu kinh tế Việt Nam có nhiều biến đổi. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào nước ta, bên cạnh nền sản xuất phong kiến lạc hậu. Sự biến đổi này là cơ sở kinh tế bên trong cho sự tiếp thu khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản từ bên ngoài dội vào.

+ Cơ cấu xã hội Việt Nam cũng có sự thay đổi với sự xuất hiện của các giai cấp, tầng lớp mới như công nhân, tư sản, tiểu tư sản. Các sĩ phu Nho học Việt Nam thời kì này cũng có sự chuyển biến về tư tưởng chính trị, tư duy kinh tế… Tất cả sự biến đổi này là cơ sở xã hội bên trong cho sự tiếp thu khuynh hướng cứu nước mới.

- Tác động từ bên ngoài:

+ Từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, tình hình chính trị thế giới, mà trước hết là từ các nước Nhật Bản, Trung Quốc đã tác động đến Việt Nam.

+ Phong trào cải cách chính trị - văn hóa ở Trung Quốc, gắn liền với nhân vật Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, tư tưởng của Cách mạng Pháp với những tác phẩm của Ru-xô, Monong-te-xki-ơ, Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc… đã tác động đến tư tưởng của các sĩ phu Việt Nam.

+ Đặc biệt, Nhật Bản sau 30 năm tiến hành Duy tân Minh Trị đã trở thành một cường quốc, đánh bại cả nước Nga (1905). Các sĩ phu Việt Nam nhận thấy muốn đất nước phát triển thì phải Duy tân theo Nhật Bản.

* Những đặc điểm mới của phong trào đầu thế kỉ XX so với phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX:

- Về mục tiêu: Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX nhằm chống thực dân Pháp giành độc lập, thiết lập trở lại chế độ phong kiến, còn phong trào đầu thế kỉ XX cũng nhằm chống thực dân Pháp, nhưng gắn với cải biến xã hội theo hướng tư bản chủ nghĩa.

- Về tư tưởng: Phong trào cuối thế kỉ XIX theo hệ tư tưởng phong kiến, còn phong trào đầu thế kỉ XX có khuynh hướng dân chủ tư sản.

- Lãnh đạo: Phong trào cuối thế kỉ XIX là các sĩ phu, văn thân có tư tưởng trung quân ái quốc, còn lãnh đạo phong trào đầu thế kỉ XX là những sĩ phu thức thời có tư tưởng tiến bộ.

- Lực lượng tham gia: Phong trào cuối thế kỉ XIX là các sĩ phu có tư tưởng trung quân ái quốc  và nông dân, còn phong trào đầu thế kỉ XX gồm những sĩ phu tiến bộ, nông dân, công nhân, tư sản, tiểu tư sản…

- Về hình thức đấu tranh: Phong trào cuối thế kỉ XIX chỉ tiến hành khởi nghĩa vũ trang, phong trào đầu thế kỉ XX diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú theo hai xu hướng bạo động và cải cách; kết hợp nhiều biện pháp như: tuyên truyền vận động đoàn kết, chuẩn bị thực lực, tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài, vận động cải cách, mở mang và nâng cao dân trí, dân quyền, xúc tiến chuẩn bị võ trang bạo động.

- Quy mô: Phong trào cuối thế kỉ XIX diễn ra trên một địa bàn có điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ đấu tranh vũ trang. Phong trào đầu thế kỉ XX diễn ra trên địa bàn rộng lớn, ở cả trong và ngoài nước, với sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân.

1.Nhận xét về chương trình khai thác bóc lột của thực dân pháp ở vệt nam từ 1897-1914.Những biến đổi về kinh tế và xã hội dưới tác động của chương trình khai thác2. Kể tên các phong trào yêu nước chống pháp đầu tk XX. Trình bày các pt yêu nước chống pháp mà em đã học. Tại sao các pt yêu nước chống pháp đầu tk XX lại thất bại?3..Nêu đặc điểm  của pt yêu nc đầu tk XX4.Phân tích những nét chính về cuộc...
Đọc tiếp

1.Nhận xét về chương trình khai thác bóc lột của thực dân pháp ở vệt nam từ 1897-1914.Những biến đổi về kinh tế và xã hội dưới tác động của chương trình khai thác

2. Kể tên các phong trào yêu nước chống pháp đầu tk XX. Trình bày các pt yêu nước chống pháp mà em đã học. Tại sao các pt yêu nước chống pháp đầu tk XX lại thất bại?

3..Nêu đặc điểm  của pt yêu nc đầu tk XX

4.Phân tích những nét chính về cuộc đời hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ thời thiếu niên đến năm 1917 và ý nghĩa của những hoạt động đó.

5. Những nhân tố tác động đến việc ra đi tìm đg cứu nc của Nguyễn Tất Thành. Hướng  đi tìm đg cứu nc của Nguyễn Tất Thành có gì khác so với các bậc tiền bối khác. Em học đc j ở thanh niên yêu nc ấy?

6.Phân tích những chuyển biến của xã hội Việt Nam dưới tác động của công cuộc khai thác bóc lột của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

Giúp mik nhanh với !! Mik cần gấp!!

 

 

0
7 tháng 3 2016

* Sự khác nhau về điều kiện lịch sử:

- Cuối thế kỉ XIX:

+ Triều đình phong kiến Việt Nam đã đầu hàng Pháp.

+ Hệ tư tưởng phong kiến đang tồn tại và chi phối phong trào yêu nước

+ Xã hội có hai giai cấp chủ yếu là: địa chủ phong kiến và nông dân. Tầng lớp văn thân và sĩ phu yêu nước đã giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp cứu nước.

- Đầu thế kỉ XX:

- Phong trào cứu nước theo ý thức hệ tư tưởng phong kiến (cuối thế kỉ XIX) đã thất bại, cần tìm một con đường cứu nước mới.

- Các trào lưu dân chủ tư sản (từ Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc) đã tràn vào nước ta, tác động đến bộ phận sĩ phu yêu nước tiến bộ.

- Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp, kinh tế và xã hội Việt nam có sự chuyển biến… giai cấp tư sản Việt Nam chưa ra đời, các trí thức phong kiến tiến bộ đã tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản từ ngoài dội vào và đã sử dụng làm vũ khí chống Pháp.

* Sự khác nhau về khuynh hướng chủ yếu trong phong trào yêu nước:

- Cuối thế kỉ XIX

+ Phong trào Cần vương (1885 – 1896): tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hùng Lĩnh, Hương Khê… các sĩ phu và văn thân yêu nước lập các căn cứ khởi nghĩa chống pháp, khôi phục nền độc lập và xây dựng một Nhà nước Phong kiến, Phong trào mang ý thức hệ tư tưởng phong kiến.

+ Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, chịu ảnh hưởng của ý thức hệ tư tưởng phong kiến.

- Đầu thế kỉ XIX

+ Xu hướng bạo động của nhóm sĩ phu Phan Bội Châu: chủ trương sử dụng phương pháp bạo động vũ trang đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục độc lập dân tộc và xây dựng nhà nước theo con đường tư bản.

+ Xu hướng cải cách của nhóm sĩ phu Phan Châu Trinh: chủ trương dựa vào Pháp để cải cách đất nước, đưa nước nhà tiến lên con đường tư bản…

* Nhận xét:

- Cuối thế kỉ XIX:

+ Là những phong trào đấu tranh vũ trang chịu sự chi phối của hệ tư tưởng phong kiến.

+ Thất bại của phong trào này khẳng định con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến là không thành công. Do đó, độc lập dân tộc không thể gắn với chế độ phong kiến.

- Đầu thế kỉ XX:

+ Tuy có sự khác nhau về phương pháp và phương thức hoạt động nhưng có điểm chung là chủ nghĩa yêu nước, đều nhằm mục tiêu là cứu nước giải phóng dân tộc và được chi phối bởi tư tưởng tư sản.

+ Thất bại của phong trào này khẳng định sự bất lực của hệ tư tưởng dân chủ tư sản mà lịch sử đặt ra.

+ Như vậy đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước cách mạng ở Việt Nam tiếp tục rơi vào khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Chính trong bối cảnh đó, Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

17 tháng 9 2023

Một số điểm giống và khác nhau giữa các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX và phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX về mục đích như sau:

Giống nhau:

Mục tiêu chung của cả hai phong trào là đấu tranh chống lại sự xâm lược và áp bức của các thực dân nước ngoại.Cả hai phong trào đều nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền và lợi ích của dân tộc Việt Nam.

Khác nhau:

Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có xu hướng tổ chức và lãnh đạo chính trị mạnh mẽ hơn so với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX. Các tổ chức như Việt Nam Quang Phục Hội và Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội đã được thành lập và hoạt động tích cực trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có sự tham gia đông đảo hơn của các tầng lớp nhân dân, bao gồm cả công nhân và nông dân. Trong khi đó, phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX chủ yếu được lãnh đạo bởi các tầng lớp trí thức và quý tộc.

Đây chỉ là một số điểm giống và khác nhau chung, còn nhiều yếu tố khác cũng có thể được xem xét.