K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 9 2021

đây nhé, 2 cái

http://thminhkhai.tpbacgiang.edu.vn/tin-tuc-su-kien/hoat-dong-hoc-tap/tranh-cu-hoi-dong-tu-quan-truong-tieu-hoc-minh-khai.html

http://thminhkhai.tpbacgiang.edu.vn/tin-tuc-su-kien/hoat-dong-hoc-tap/tranh-cu-hoi-dong-tu-quan-truong-tieu-hoc-minh-khai.html

27 tháng 9 2021

Câu 1.Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 có ý nghĩa chính trị như thế nào?

    Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân là một trong những quyền chính trị cơ bản của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận. Bầu cử là phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung và thành lập cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương nói riêng.
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được tổ chức cùng một ngày trên phạm vi cả nước, trong bối cảnh công cuộc đổi mới ở nước ta sau 35 năm đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên mọi lĩnh vực đời sống, xã hội, nhưng cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tác động, ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, diễn ra sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, gắn liền với công tác cán bộ, liên quan đến trách nhiệm của các cấp, các ngành; là nơi để cử tri phát huy quyền làm chủ của công dân, lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới, góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Câu 2.Quốc hội Việt Nam có vị trí, vai trò như thế nào trong bộ máy nhà nước ta? Tại sao nói Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân?

    Trong bộ máy nhà nước ta, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất bởi vì theo quy định của Hiến pháp, ở nước ta, tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân. Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước. Quốc hội do Nhân dân bầu ra, là cơ quan nhà nước cao nhất thực hiện quyền lực của Nhân dân. Quốc hội là cơ quyền lực nhà nước cao nhất còn thể hiện ở chức năng của Quốc hội. Theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật. Bằng việc làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, Quốc hội quy định các vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất về hình thức và bản chất của Nhà nước; ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; quy định các nội dung cơ bản về chế độ kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường, bảo vệ Tổ quốc và về tổ chức bộ máy nhà nước. Bằng việc làm luật và sửa đổi luật, Quốc hội điều chỉnh các quan hệ xã hội trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, Quốc hội là cơ quan có quyền quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, đó là những chủ trương lớn, những vấn đề quốc kế dân sinh, những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Không một cơ quan nào đứng trên Quốc hội trong xem xét, đánh giá việc thi hành Hiến pháp, luật - những văn bản mà chỉ Quốc hội mới có quyền ban hành. Các cơ quan do Quốc hội thành lập và người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn phải chịu trách nhiệm, báo cáo công tác trước Quốc hội và chịu sự giám sát của Quốc hội.
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân được thể hiện ở các mặt sau đây:
- Trước hết về cách thức thành lập, Quốc hội là cơ quan do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Quốc hội đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân cả nước, được Nhân dân tin tưởng uỷ thác quyền lực nhà nước, thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước và chịu trách nhiệm trước Nhân dân cả nước.
- Về cơ cấu tổ chức, đại biểu Quốc hội là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất cấu thành Quốc hội. Đại biểu Quốc hội là những công dân ưu tú trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội, đại diện cho các tầng lớp Nhân dân và các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam. Quốc hội là hình ảnh của khối đại đoàn kết toàn dân, là biểu trưng sức mạnh trí tuệ của cả dân tộc Việt Nam.
- Chức năng và nhiệm vụ của Quốc hội được quy định toàn diện trên các lĩnh vực: lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, nhằm phục vụ cho lợi ích chung của toàn thể Nhân dân. Có thể nói, 75 năm hình thành và phát triển của Quốc hội Việt Nam là 75 năm Quốc hội tận tâm cống hiến vì lợi ích quốc gia và dân tộc, nói lên tiếng nói của Nhân dân, hành động theo ý chí và nguyện vọng của Nhân dân.

    Câu 3.Quốc hội có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn gì?

    Theo quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội thì Quốc hội nước ta có 3 chức năng chính là: thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp; quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Theo quy định tại Điều 70 của Hiến pháp năm 2013, Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
    1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật.
   2. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.
   3. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
   4. Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
   5. Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước.
   6. Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.
   7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia.
8. Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
9. Quyết định thành lập, bãi bỏ Bộ, cơ quan ngang Bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật.
   10. Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
   11. Quyết định đại xá.
   12. Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước.
   13. Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia.
   14. Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội.
   15. Quyết định trưng cầu ý dân.

    Câu 4.Nhiệm kỳ của Quốc hội được quy định như thế nào?

    Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 05 năm kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khóa mới phải được bầu xong. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá 12 tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.

    Câu 5.Nguyên tắc và hiệu quả hoạt động của Quốc hội nước ta như thế nào?

    Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
   Hiệu quả hoạt động của Quốc hội được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp của Quốc hội, hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội và hiệu quả của sự phối hợp hoạt động với Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức khác.

    Câu 6.Vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?

    Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri và trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. Đại biểu Quốc hội bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội.

   Câu 7.Đại biểu Quốc hội có những quyền cơ bản nào?

    Đại biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. Đại biểu Quốc hội được tư vấn, hỗ trợ trong việc lập, hoàn thiện hồ sơ về dự án luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh theo quy định của pháp luật.
Đại biểu Quốc hội có quyền tham gia làm thành viên của Hội đồng Dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội. Đại biểu Quốc hội không phải là thành viên của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có quyền đăng ký tham dự phiên họp do Hội đồng, Ủy ban tổ chức để thảo luận về những nội dung mà đại biểu quan tâm.
Đại biểu Quốc hội có quyền ứng cử hoặc giới thiệu người ứng cử vào các chức danh do Quốc hội bầu.
Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị Quốc hội làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, trưng cầu ý dân, thành lập Ủy ban lâm thời của Quốc hội, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, tổ chức phiên họp bất thường, phiên họp kín của Quốc hội và kiến nghị về những vấn đề khác mà đại biểu Quốc hội thấy cần thiết.
Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.
Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
Đại biểu Quốc hội có quyền tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân các cấp nơi mình thực hiện nhiệm vụ đại biểu, có quyền tham gia ý kiến vào các vấn đề quản lý nhà nước, vấn đề liên quan đến đời sống của Nhân dân và các vấn đề khác mà đại biểu quan tâm.

    Câu 8.Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?

    Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp toàn thể của Quốc hội; tham gia các hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội; của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội mà mình là thành viên; thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội; các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội mà mình là thành viên.
Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; phổ biến và vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.
Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân theo quy định của pháp luật.
Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách có trách nhiệm tham gia hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và các hội nghị khác do Ủy ban Thường vụ Quốc hội triệu tập.

   Câu 9.Quyền miễn trừ đối với đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?

   Đại biểu Quốc hội có quyền miễn trừ khi làm nhiệm vụ. Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Việc đề nghị bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trường hợp đại biểu Quốc hội bị tạm giữ vì phạm tội quả tang thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Đại biểu Quốc hội không thể bị cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu công tác bãi nhiệm, cách chức, buộc thôi việc, sa thải nếu không được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý.

    Câu 10.Cơ cấu tổ chức của Quốc hội được quy định như thế nào?

   Theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, tổng số đại biểu Quốc hội không quá 500 người, bao gồm đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu hoạt động không chuyên trách. Số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất là 40% tổng số đại biểu Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Chủ tịch. Thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và không đồng thời là thành viên Chính phủ.
Quốc hội thành lập các cơ quan chuyên môn gồm:
(1) Hội đồng Dân tộc.
(2) Ủy ban Pháp luật.
(3) Ủy ban Tư pháp.
(4) Ủy ban Kinh tế.
(5) Ủy ban Tài chính, Ngân sách.
(6) Ủy ban Quốc phòng và An ninh.
(7) Ủy ban Văn hoá, Giáo dục.
(8) Ủy ban Xã hội.
(9) Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
(10) Ủy ban Đối ngoại.
Đây là các cơ quan của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì báo cáo công tác trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Hội đồng Dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, dự án khác và báo cáo được Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao; thực hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do luật định; kiến nghị những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Hội đồng, Ủy ban.
Ngoài ra, Quốc hội có thể thành lập Ủy ban lâm thời để thẩm tra dự án luật, dự thảo nghị quyết hoặc báo cáo, dự án khác do Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội hoặc có nội dung liên quan đến lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc và nhiều Ủy ban của Quốc hội; điều tra làm rõ về một vấn đề cụ thể khi xét thấy cần thiết.
Đoàn đại biểu Quốc hội là tổ chức của các đại biểu Quốc hội được bầu tại một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc được chuyển đến công tác tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đoàn đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tổ chức để các đại biểu Quốc hội tiếp công dân; tổ chức để các đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác, dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tổ chức hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và tổ chức để các đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện nhiệm vụ giám sát tại địa phương.
Bộ máy giúp việc của Quốc hội gồm Tổng Thư ký Quốc hội do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm; Văn phòng Quốc hội và các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm Ban Công tác đại biểu, Ban Dân nguyện, Viện Nghiên cứu lập pháp.

    Câu 11.Hội đồng nhân dân giữ vị trí, vai trò như thế nào ở địa phương?

    Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

    Câu 12.Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân các cấp được quy định như thế nào?

   Nhiệm kỳ của mỗi khóa Hội đồng nhân dân là 05 năm kể từ kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau. Chậm nhất là 45 ngày trước khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân khóa mới phải được bầu xong. Việc rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

    Câu 13.Vị trí, vai trò của đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định như thế nào?

    Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên Nhân dân tham gia quản lý nhà nước. Đại biểu Hội đồng nhân dân bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân.

    Câu 14.Đại biểu Hội đồng nhân dân có những quyền gì?

    Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu; kiến nghị tổ chức phiên họp chuyên đề, phiên họp để giải quyết các công việc phát sinh đột xuất, phiên họp kín của Hội đồng nhân dân và kiến nghị về những vấn đề khác mà đại biểu thấy cần thiết.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng biện pháp cần thiết để thực hiện Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.
Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.

   Câu 15.Trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định như thế nào?

   Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp Hội đồng nhân dân, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân không tham dự kỳ họp, phiên họp thì phải có lý do và phải báo cáo trước với Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân không tham dự các kỳ họp liên tục trong 01 năm mà không có lý do thì Thường trực Hội đồng nhân dân phải báo cáo Hội đồng nhân dân để bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân đó.
Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri nơi mình thực hiện nhiệm vụ đại biểu, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân nơi mình là đại biểu, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri.
Sau mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, vận động và cùng với Nhân dân thực hiện các nghị quyết đó.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của pháp luật. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết. Người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho đại biểu Hội đồng nhân dân về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân trong thời hạn do pháp luật quy định. Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đúng pháp luật, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại; khi cần thiết, đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó giải quyết.

    Câu 16.Quyền miễn trừ đối với đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định như thế nào?

   Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền miễn trừ khi làm nhiệm vụ. Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Hội đồng nhân dân, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Hội đồng nhân dân nếu không có sự đồng ý của Hội đồng nhân dân hoặc trong thời gian Hội đồng nhân dân không họp, không có sự đồng ý của Thường trực Hội đồng nhân dân. Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân bị tạm giữ vì phạm tội quả tang thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.

    Câu 17.Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân được quy định như thế nào?

   Hội đồng nhân dân có cơ quan thường trực là Thường trực Hội đồng nhân dân, thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân. Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Ban của Hội đồng nhân dân là cơ quan của Hội đồng nhân dân, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình Hội đồng nhân dân, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.
Ngoài ra, ở Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, các đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động theo quy định của pháp luật.

   Câu 18.Tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 có điểm gì mới?

   Căn cứ quy định của Luật số 47/2019/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 22 ngày 11 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 có sự thay đổi so với nhiệm kỳ 2016-2021 về số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân, số lượng cấp phó và cơ cấu của Thường trực Hội đồng nhân dân. Cụ thể như sau:
- Về số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định tỉnh miền núi, vùng cao có từ 500.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 500.000 dân thì cứ thêm 50.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 75 đại biểu (giảm 10 đại biểu); tỉnh không thuộc trường hợp nêu trên có từ 01 triệu dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 01 triệu dân thì cứ thêm 70.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 85 đại biểu (giảm 10 đại biểu). Thành phố trực thuộc trung ương có từ 01 triệu dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 01 triệu dân thì cứ thêm 60.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 85 đại biểu (giảm 10 đại biểu). Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh được bầu 95 đại biểu (giảm 10 đại biểu).
- Về cơ cấu Thường trực Hội đồng nhân dân: Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Như vậy, trong cơ cấu của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh không có chức danh Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân.
- Về số lượng cấp phó: Trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thì có 01 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách thì có 02 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

    Câu 19.Tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp huyện nhiệm kỳ 2021-2026 có điểm gì mới?

   Căn cứ quy định của Luật số 47/2019/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp huyện nhiệm kỳ 2021-2026 có sự thay đổi so với nhiệm kỳ 2016-2021 theo hướng giảm số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu và giảm 01 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Cụ thể như sau:
- Huyện miền núi, vùng cao, hải đảo có từ 40.000 dân trở xuống được bầu 30 đại biểu; có trên 40.000 dân thì cứ thêm 7.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 35 đại biểu (giảm 05 đại biểu).
- Huyện không thuộc trường hợp nêu trên, thị xã có từ 80.000 dân trở xuống được bầu 30 đại biểu; có trên 80.000 dân thì cứ thêm 15.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 35 đại biểu (giảm 05 đại biểu).
- Quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có từ 100.000 dân trở xuống được bầu 30 đại biểu; có trên 100.000 dân thì cứ thêm 15.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 35 đại biểu (giảm 05 đại biểu).
- Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có từ 30 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trở lên do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nhưng tổng số không quá 40 đại biểu (giảm 05 đại biểu).
Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân cấp huyện. Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

   Câu 20.Tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp xã nhiệm kỳ 2021 – 2026 có điểm gì mới?

   Căn cứ quy định của Luật số 47/2019/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp xã nhiệm kỳ 2021-2026 cũng có sự thay đổi so với nhiệm kỳ 2016-2021 về số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu và cơ cấu Thường trực Hội đồng nhân dân. Cụ thể như sau:
- Xã, thị trấn miền núi, vùng cao và hải đảo có từ 2.000 dân trở xuống được bầu 15 đại biểu (đối với xã, thị trấn miền núi, vùng cao và hải đảo có từ 1.000 dân đến 2.000 dân giảm 05 đại biểu).
- Xã, thị trấn miền núi, vùng cao và hải đảo có trên 2.000 dân đến dưới 3.000 dân được bầu 19 đại biểu (giảm 06 đại biểu).
- Xã, thị trấn miền núi, vùng cao và hải đảo có từ 3.000 dân đến 4.000 dân được bầu 21 đại biểu; có trên 4.000 dân thì cứ thêm 1.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 30 đại biểu (giảm 05 đại biểu).
- Xã, thị trấn không thuộc trường hợp nêu trên có từ 5.000 dân trở xuống được bầu 25 đại biểu; có trên 5.000 dân thì cứ thêm 2.500 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 30 đại biểu (giảm 05 đại biểu).
- Phường có từ 10.000 dân trở xuống được bầu 21 đại biểu (giảm 04 đại biểu).
- Phường có trên 10.000 dân thì cứ thêm 5.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 30 đại biểu (giảm 05 đại biểu).
Về cơ cấu Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã, Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và có thêm các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân cấp xã. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

    Câu 21.Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được quy định như thế nào?

    Điều 19 và Điều 40 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương trong việc tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật; quyết định các vấn đề của địa phương trên các lĩnh vực: xây dựng chính quyền, kinh tế, tài nguyên, môi trường, y tế, lao động và thực hiện chính sách xã hội, công tác dân tộc, tôn giáo và quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh còn thực hiện nhiệm vụ giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp và văn bản của Hội đồng nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương còn quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm cả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các quận, phường trực thuộc; quyết định quy hoạch về xây dựng và phát triển đô thị trong phạm vi được phân quyền; quyết định các biện pháp phát huy vai trò trung tâm kinh tế - xã hội của đô thị lớn trong mối liên hệ với các địa phương trong vùng, khu vực và cả nước theo quy định của pháp luật; quyết định các biện pháp quản lý dân cư ở thành phố và tổ chức đời sống dân cư đô thị; điều chỉnh dân cư theo quy hoạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân.

    Câu 22.Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp huyện được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 26 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Hội đồng nhân dân huyện có nhiệm vụ tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật ở địa phương; quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, xây dựng chính quyền, kinh tế, tài nguyên, môi trường, giáo dục, văn hóa - xã hội. Hội đồng nhân dân huyện thực hiện giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp và văn bản của Hội đồng nhân dân cấp xã; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên, Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại Điều 54 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương còn có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Quyết định quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị trên cơ sở quy hoạch của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt; quyết định dự án đầu tư công trình đô thị trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Quyết định các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch xây dựng công trình hạ tầng đô thị, giao thông theo quy định của pháp luật.
- Quyết định biện pháp quản lý dân cư và tổ chức đời sống dân cư, bảo đảm trật tự công cộng, cảnh quan đô thị trên địa bàn.
Theo quy định tại Điều 47 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Hội đồng nhân dân quận cơ bản cũng thực hiện phần lớn các nhiệm vụ, quyền hạn như Hội đồng nhân dân huyện. Tuy nhiên, để phù hợp với tính chất của quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương (quận không phải là đơn vị hành chính đô thị hoàn toàn độc lập mà là một bộ phận cấu thành, có tính kết nối, liên thông cao của đô thị trực thuộc trung ương) nên Luật Tổ chức chính quyền địa phương chủ yếu giao cho Hội đồng nhân dân quận quyết định các vấn đề liên quan đến công tác nhân sự, tổ chức bộ máy, quyết định các vấn đề về ngân sách và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công trên địa bàn và giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương. Nếu so sánh với Hội đồng nhân dân ở huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì Hội đồng nhân dân quận không có thẩm quyền quyết định các biện pháp thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn; quyết định các biện pháp quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước,…

   Câu 23.Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp xã được quy định như thế nào?

   Theo quy định tại Điều 33 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì Hội đồng nhân dân xã có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã.
- Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã.
- Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của xã, trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.
- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
- Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu.
- Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xã và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
- Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
Đối với Hội đồng nhân dân phường, thị trấn, theo quy định tại Điều 61 và Điều 68 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân phường, thị trấn cơ bản giống như nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã, trừ nhiệm vụ quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn phường, thị trấn do nội dung này thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp trên để bảo đảm tính đồng bộ, tập trung trong quản lý đô thị.

    Câu 24.Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?

    Đại biểu Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn được quy định tại Điều 22 của Luật Tổ chức Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn được quy định Điều 7 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Đó là:
- Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ.
- Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
- Có điều kiện tham gia hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

     Câu 25.Quyền bầu cử là gì? Quyền ứng cử là gì?

   Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật trong việc được lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền bầu cử bao gồm việc giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu bầu cử để lựa chọn người đại diện cho mình tại Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Quyền ứng cử là quyền cơ bản của công dân khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật thì có thể thể hiện nguyện vọng của mình được ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Điều 27 của Hiến pháp và Điều 2 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định: Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

    Câu 26.Tại sao nói bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân?

   Quyền bầu cử là quyền chính trị cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
Thông qua bầu cử, công dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội. Vì vậy, thực hiện bầu cử là trách nhiệm của công dân đối với đất nước.

    Câu 27.Việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo những nguyên tắc nào?

   Theo quy định tại Điều 7 của Hiến pháp năm 2013 và Điều 1 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
- Nguyên tắc bầu cử phổ thông.
- Nguyên tắc bình đẳng.
- Nguyên tắc bầu cử trực tiếp.
- Nguyên tắc bỏ phiếu kín.

    Câu 28.Thế nào là nguyên tắc phổ thông trong bầu cử?

    Nguyên tắc bầu cử phổ thông là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ bầu cử. Theo nguyên tắc này, mọi công dân, không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật (trừ những người bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự). Nguyên tắc này thể hiện tính công khai, dân chủ rộng rãi, đòi hỏi sự bảo đảm để công dân thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của mình.

    Câu 29.Thế nào là nguyên tắc bình đẳng trong bầu cử?

    Bình đẳng là một nguyên tắc quan trọng xuyên suốt quá trình bầu cử, từ khi lập danh sách cử tri cho đến khi xác định kết quả bầu cử. Nguyên tắc này nhằm bảo đảm tính khách quan, không thiên vị để mọi công dân đều có khả năng như nhau tham gia bầu cử và ứng cử; nghiêm cấm mọi sự phân biệt, kỳ thị dưới bất cứ hình thức nào. Nguyên tắc bình đẳng trong bầu cử được thể hiện như sau:
- Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình cư trú.
- Mỗi người chỉ được ghi tên vào Danh sách những người ứng cử ở 01 đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội hoặc 01 đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thuộc 01 đơn vị hành chính ở cấp tương ứng.
- Mỗi cử tri chỉ được bỏ 01 phiếu bầu đại biểu Quốc hội và 01 phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân ở mỗi cấp.
- Giá trị phiếu bầu của mọi cử tri như nhau mà không có sự phân biệt.
Nguyên tắc bình đẳng đòi hỏi phải có sự phân bổ hợp lý cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, số lượng đại biểu được bầu ở từng địa phương, bảo đảm tính đại diện của các vùng, miền, địa phương, các tầng lớp xã hội; các dân tộc thiểu số và phụ nữ có tỷ lệ đại diện hợp lý trong Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

    Câu 30.Thế nào là nguyên tắc bầu cử trực tiếp?

    Bầu cử trực tiếp là việc cử tri trực tiếp đi bầu cử, tự bỏ lá phiếu của mình vào hòm phiếu để lựa chọn người đủ tín nhiệm vào cơ quan quyền lực nhà nước. Điều 69 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định: Cử tri không được nhờ người khác bầu hộ, bầu thay hoặc bầu bằng cách gửi thư. Trường hợp cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử. Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.

    Câu 31.Thế nào là nguyên tắc bỏ phiếu kín?

    Nguyên tắc bỏ phiếu kín bảo đảm cho cử tri tự do lựa chọn người mình tín nhiệm mà không bị tác động bởi những điều kiện và yếu tố bên ngoài. Theo đó, cử tri bầu ai, không bầu ai đều được bảo đảm bí mật. Cử tri viết phiếu bầu trong khu vực riêng, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử; không ai được biết và can thiệp vào việc viết phiếu bầu của cử tri. Cử tri tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu.

    Câu 32.Thế nào là bầu cử dân chủ, đúng pháp luật?

    Một cuộc bầu cử được coi là bầu cử dân chủ và đúng pháp luật phải đảm bảo các yếu tố sau đây:
- Việc bầu cử phải tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
- Bảo đảm các quyền bầu cử, ứng cử, vận động bầu cử. Quy định cụ thể những trường hợp bị tước quyền bầu cử, ứng cử; những trường hợp không được thực hiện quyền bầu cử, ứng cử và những trường hợp không tham gia bầu cử.
- Quy định rõ quy trình, thủ tục giới thiệu người ứng cử, hiệp thương, bầu cử lại, bầu cử thêm, bầu cử bổ sung để đảm bảo lựa chọn được những người tiêu biểu, xứng đáng làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
- Bảo đảm quyền của cử tri nơi người ứng cử công tác (hoặc làm việc), cư trú được nhận xét, bày tỏ ý kiến của mình về sự tín nhiệm đối với người ứng cử.
- Quy định rõ tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác bầu cử.
- Việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về bầu cử phải được thực hiện nghiêm túc, nhanh chóng; các vi phạm về bầu cử phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

   Câu 33.Tổng số đại biểu Quốc hội khóa XV được bầu là bao nhiêu người? Việc dự kiến cơ cấu, thành phần những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV được quy định như thế nào?

   Tại cuộc bầu cử lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dự kiến tổng số đại biểu Quốc hội khóa XV được bầu là 500 đại biểu.
Điều 8 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định: Căn cứ vào dự kiến số lượng đại biểu Quốc hội được bầu, sau khi thống nhất ý kiến với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, chậm nhất là 105 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội; số lượng người của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội để bảo đảm tỷ lệ đại diện hợp lý của các tầng lớp nhân dân trong Quốc hội. Thực hiện quy định nói trên, ngày 23/01/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 1193/NQ-UBTVQH14 để dự kiến số lượng người của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.
Dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được gửi đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh.

    Câu 34.Việc phân bổ số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do cơ quan nào dự kiến và theo căn cứ nào?

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền phân bổ số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Việc phân bổ số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được xác định theo các căn cứ sau đây:
- Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất 03 đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương.
- Số lượng đại biểu tiếp theo được tính theo số dân và đặc điểm của mỗi địa phương, bảo đảm tổng số đại biểu Quốc hội dự kiến được bầu là 500 người.
- Bảo đảm mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất là 06 đại biểu Quốc hội.
Dự kiến phân bổ đại biểu Trung ương ứng cử ở địa phương được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
- Đoàn đại biểu Quốc hội có 06 đại biểu thì có 02 đại biểu Trung ương.
- Đoàn đại biểu Quốc hội có 07 đại biểu thì có 03 đại biểu Trung ương.
- Đoàn đại biểu Quốc hội có 08 đại biểu thì có 03-04 đại biểu Trung ương.
- Đoàn đại biểu Quốc hội có 09 đại biểu thì có 04 đại biểu Trung ương.
- Đoàn đại biểu Quốc hội có 11 đến 14 đại biểu thì có 05-07 đại biểu Trung ương.
- Đoàn đại biểu Quốc hội có 29-30 đại biểu thì có 14-15 đại biểu Trung ương.

   Câu 35.Số người được giới thiệu ứng cử là phụ nữ, là người dân tộc thiểu số được quy định như thế nào?

   Số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn chủ tịch Ban chấp hành trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, bảo đảm có ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là phụ nữ.
Số lượng người dân tộc thiểu số được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, bảo đảm có ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số.
Số người được giới thiệu để ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp cũng phải bảo đảm có ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là phụ nữ; số lượng người ứng cử là người dân tộc thiểu số được xác định phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương.

   Câu 36.Nguyên tắc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được quy định như thế nào?

   Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện theo nguyên tắc:
- Tỉnh miền núi, vùng cao có từ 500.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 500.000 dân thì cứ thêm 50.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 75 đại biểu. Việc xác định tỉnh miền núi, vùng cao để làm căn cứ xác định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu căn cứ vào văn bản, quyết định còn hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tại Nghị quyết số 1187/NQ-UBTVQH14 ngày 11 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các cơ quan có liên quan rà soát, tập hợp các văn bản, quyết định còn hiệu lực pháp luật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để xác định đơn vị hành chính miền núi, vùng cao và công bố trên Trang thông tin điện tử của Hội đồng bầu cử quốc gia (http://hoidongbaucu.quochoi.vn).
- Tỉnh không thuộc trường hợp nêu trên có từ 1.000.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 1.000.000 dân thì cứ thêm 70.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 85 đại biểu.
- Thành phố trực thuộc trung ương có từ 1.000.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 1.000.000 dân thì cứ thêm 60 nghìn dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 85 đại biểu.
- Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh được bầu 95 đại biểu.
Theo quy định tại Nghị quyết số 1187/NQ-UBTVQH14 ngày 11 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dân số của từng đơn vị hành chính để làm căn cứ xác định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu được xác định theo số liệu thống kê dân số do cơ quan thống kê cấp tỉnh công bố tại thời điểm gần nhất tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020.

   Câu 37.Nguyên tắc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện được quy định như thế nào?

   Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện được thực hiện theo nguyên tắc:
- Huyện miền núi, vùng cao, hải đảo có từ 40.000 dân trở xuống được bầu 30 đại biểu; có trên 40.000 dân thì cứ thêm 7.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 35 đại biểu. Việc xác định huyện miền núi, vùng cao, hải đảo để làm căn cứ xác định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu căn cứ vào văn bản, quyết định còn hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tại Nghị quyết số 1187/NQ-UBTVQH14 ngày 11 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các cơ quan có liên quan rà soát, tập hợp các văn bản, quyết định còn hiệu lực pháp luật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để xác định đơn vị hành chính miền núi, vùng cao, hải đảo và công bố trên Trang thông tin điện tử của Hội đồng bầu cử quốc gia (http://hoidongbaucu.quochoi.vn).
- Huyện không thuộc trường hợp nêu trên, thị xã có từ 80.000 dân trở xuống được bầu 30 đại biểu; có trên 80.000 dân thì cứ thêm 15.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 35 đại biểu.
- Quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có từ 100.000 dân trở xuống được bầu 30 đại biểu; có trên 100.000 dân thì cứ thêm 15.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 35 đại biểu.
- Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có từ 30 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trở lên do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nhưng tổng số không quá 40 đại biểu.
Tại kỳ bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026, trên cả nước có tổng cộng 29 đơn vị cấp huyện (thuộc 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) có từ 30 đơn vị hành chính cấp xã trở lên. Trên cơ sở đề nghị của các địa phương cũng như bảo đảm cân đối chung về tỷ lệ dân số và số đơn vị hành chính trực thuộc của từng địa phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét và ra nghị quyết quyết định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện nhiệm kỳ 2021-2026 cụ thể (từ 37 đến 40 đại biểu) cho từng huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và thành phố Thủ Đức thuộc phạm vi đối tượng nêu trên.

   Câu 38.Nguyên tắc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã được quy định như thế nào?

    Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã được thực hiện theo nguyên tắc:
- Xã, thị trấn miền núi, vùng cao và hải đảo có từ 2.000 dân trở xuống được bầu 15 đại biểu.
- Xã, thị trấn miền núi, vùng cao và hải đảo có trên 2.000 dân đến dưới 3.000 dân được bầu 19 đại biểu.
- Xã, thị trấn miền núi, vùng cao và hải đảo có từ 3.000 dân đến 4.000 dân được bầu 21 đại biểu; có trên 4.000 dân thì cứ thêm 1.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 30 đại biểu.
Việc xác định xã miền núi, vùng cao, hải đảo để làm căn cứ xác định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu căn cứ vào văn bản, quyết định còn hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tại Nghị quyết số 1187/NQ-UBTVQH14 ngày 11 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các cơ quan có liên quan rà soát, tập hợp các văn bản, quyết định còn hiệu lực pháp luật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để xác định đơn vị hành chính miền núi, vùng cao, hải đảo và công bố trên Trang thông tin điện tử của Hội đồng bầu cử quốc gia (http://hoidongbaucu.quochoi.vn).
- Xã, thị trấn không thuộc trường hợp nêu trên có từ 5.000 dân trở xuống được bầu 25 đại biểu; có trên 5.000 dân thì cứ thêm 2.500 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 30 đại biểu.
- Phường có từ 10.000 dân trở xuống được bầu 21 đại biểu.
- Phường có trên 10.000 dân thì cứ thêm 5.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 30 đại biểu.

   Câu 39.Trường hợp số dân dùng để tính số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu ở mỗi đơn vị hành chính còn dư thì có được làm tròn số không?

   Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2019 và Nghị quyết số 1187/NQ-UBTVQH14 ngày 11 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quy định cụ thể nguyên tắc xác định số lượng đại biểu HĐND đối với từng loại đơn vị hành chính: tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; xã, phường, thị trấn căn cứ vào dân số, đặc điểm (miền núi, vùng cao, hải đảo) và số lượng đơn vị hành chính trực thuộc. Chẳng hạn:
- Tỉnh miền núi, vùng cao có từ 500.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 500.000 dân thì cứ thêm 50.000 dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá 75 đại biểu.
- Huyện không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương có từ 80.000 dân trở xuống được bầu 30 đại biểu; có trên 80.000 dân thì cứ thêm 15.000 dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá 35 đại biểu.
- Phường có từ 10.000 dân trở xuống được bầu 21 đại biểu; phường có trên 10 nghìn dân thì cứ thêm 5.000 dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá 30 đại biểu.
Thực hiện đúng các quy định nêu trên thì nếu số lượng dân tăng thêm (so với mức chuẩn đầu tiên) ở 01 đơn vị hành chính đáp ứng đủ điều kiện để bầu thêm 01 đại biểu thì mới được tính thêm 01 đại biểu vào tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu ở đơn vị hành chính đó (tức là không có việc chia bình quân và làm tròn số). Ví dụ: tại phường X có tổng số dân là 14.000 người thì số đại biểu Hội đồng nhân dân phường được bầu vẫn chỉ là 21 đại biểu bởi số dân tăng thêm so với tiêu chuẩn 10.000 dân chỉ có 4.000 người (thấp hơn mức 5000 dân để được tăng thêm 01 đại biểu theo quy định của Luật). Tại tỉnh Y có dân số là 1.541.829 người (tính đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2020), căn cứ theo quy định của Luật sẽ được bầu 50 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ứng với 500.000 dân đầu tiên và thêm 20 đại biểu ứng với 1.000.000 dân tiếp theo (50.000 người x 20 lần); số dân còn lại là 41.829 người ít hơn 50.000 người, chưa đủ để bầu thêm 01 đại biểu nên không được tính nữa. Như vậy, tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Y nhiệm kỳ 2021-2026 được bầu là 70 đại biểu.

    Câu 40.Việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được thực hiện như thế nào?

    Căn cứ vào số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu, nguyên tắc về việc bảo đảm số dư khi lập danh sách người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, sau khi thống nhất ý kiến với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban nhân dân cùng cấp, dự kiến cụ thể cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở cấp mình và các đơn vị hành chính cấp dưới (đối với cấp tỉnh, cấp huyện), các thôn, tổ dân phố (đối với cấp xã), đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn được giới thiệu để ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính cấp mình.
Việc dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu để ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở mỗi đơn vị hành chính phải bảo đảm dân chủ, công tâm, khách quan, minh bạch; coi trọng chất lượng, lựa chọn đại biểu là những người tiêu biểu về phẩm chất, đạo đức, uy tín, trí tuệ; đồng thời bảo đảm cơ cấu hợp lý trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở cấp mình và các đơn vị hành chính cấp dưới (đối với cấp tỉnh, cấp huyện), các thôn, tổ dân phố (đối với cấp xã), đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn; có đại diện của các thành phần xã hội, nghề nghiệp, tôn giáo, độ tuổi và đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Bảo đảm có ít nhất là 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là phụ nữ; phấn đấu tỷ lệ phụ nữ trúng cử là khoảng 30% tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân.
- Bảo đảm tỷ lệ hợp lý người trong danh sách chính thức những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là người dân tộc thiểu số, phù hợp với đặc điểm, cơ cấu dân số của từng địa phương. Quan tâm đến những dân tộc thiểu số trong nhiều khóa chưa có người tham gia vào hoạt động của Hội đồng nhân dân.
- Phấn đấu đạt tỷ lệ người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là người ngoài Đảng không thấp hơn 10% tổng số người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
- Phấn đấu đạt tỷ lệ người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) không thấp hơn 15% tổng số người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
- Phấn đấu đạt tỷ lệ từ 30% trở lên đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016 - 2021 tái cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026 ở từng cấp.
- Giảm tỷ lệ người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân công tác ở các cơ quan quản lý nhà nước so với nhiệm kỳ 2016 - 2021.

   Câu 41.Việc xác định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách ở từng đơn vị hành chính nhiệm kỳ 2021-2026 được thực hiện như thế nào?

   Việc xác định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách ở từng đơn vị hành chính được căn cứ vào quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2019, Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về Thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về Tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể như sau:
- Đối với cấp tỉnh, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách giữ chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tối đa là 02 người; số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách giữ chức vụ Trưởng ban, Phó Trưởng ban ở mỗi Ban của Hội đồng nhân dân tối đa là 02 người, trừ Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng.
Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách giữ chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố tối đa là 03 người; số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách giữ chức vụ Trưởng ban, Phó Trưởng ban và Ủy viên ở mỗi Ban của Hội đồng nhân dân thành phố tối đa là 04 người.
Đối với thành phố Đà Nẵng, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách giữ chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố tối đa là 02 người; số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách giữ chức vụ Trưởng ban, Phó Trưởng ban ở mỗi Ban của Hội đồng nhân dân thành phố tối đa là 03 người.
- Đối với cấp huyện, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách giữ chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tối đa là 02 người; số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách giữ chức vụ Trưởng ban, Phó Trưởng ban ở mỗi Ban của Hội đồng nhân dân tối đa là 02 người.
- Đối với cấp xã, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân là 01 người.

    Câu 42.Trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được quy định như thế nào?

   Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm thực hiện việc dự kiến và phân bổ số lượng đại biểu Quốc hội được bầu; xác định cơ cấu, thành phần những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội; hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; tổ chức giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, bảo đảm cho việc bầu cử được tiến hành dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm.

    Câu 43.Trách nhiệm của Chính phủ đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được quy định như thế nào?

   Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân thì trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, Chính phủ có trách nhiệm chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện công tác bầu cử theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm kinh phí, hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí tổ chức bầu cử, bảo đảm công tác thông tin, tuyên truyền, an ninh, an toàn và các điều kiện cần thiết khác phục vụ cuộc bầu cử.

    Câu 44.Trách nhiệm của Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định như thế nào?

   Theo quy định tại khoản 7 Điều 4 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân thì trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, Thường trực Hội đồng nhân dân có trách nhiệm dự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân của cấp mình. Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm giám sát, kiểm tra và thực hiện công tác bầu cử theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

    Câu 45.Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được quy định như thế nào?

    Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp, thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương.
Riêng Ủy ban nhân dân cấp xã còn có thêm một số trách nhiệm khác như xác định khu vực bỏ phiếu và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê chuẩn; đối với các đơn vị hành chính cấp huyện không chia thành đơn vị hành chính cấp xã thì việc xác định khu vực bỏ phiếu do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định (khoản 4 Điều 11 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân). Ủy ban nhân dân cấp xã lập danh sách cử tri theo khu vực bỏ phiếu; đối với những nơi không có đơn vị hành chính cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp huyện lập danh sách cử tri theo từng khu vực bỏ phiếu.
Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và tổ chức triển khai công tác bầu cử theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho cuộc bầu cử.

    Câu 46.Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được quy định như thế nào?

    Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp, tham gia cùng Ủy ban nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương.

   Câu 47.Đơn vị bầu cử là gì? Có bao nhiêu loại đơn vị bầu cử trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp?

   Các cuộc bầu cử phải được tiến hành theo các đơn vị bầu cử. Đơn vị bầu cử là khái niệm chỉ một phạm vi địa lý hành chính tương ứng với một lượng dân cư nhất định để bầu một số lượng đại biểu Quốc hội hay đại biểu Hội đồng nhân dân xác định.
Theo quy định tại Điều 10 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân thì có các loại đơn vị bầu cử sau đây:
- Đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội. Theo đó, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được chia thành các đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội.
- Đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Theo đó, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được chia thành các đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
- Đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện. Theo đó, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương được chia thành các đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện.
- Đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. Theo đó, xã, phường, thị trấn được chia thành các đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.

   Câu 48.Việc ấn định số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử được tiến hành như thế nào?

   Đối với bầu cử đại biểu Quốc hội: Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân thì tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được chia thành các đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội. Số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội được tính căn cứ theo số dân, do Hội đồng bầu cử quốc gia ấn định theo đề nghị của Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và được công bố chậm nhất là ngày 04 tháng 3 năm 2021 (80 ngày trước ngày bầu cử).
Đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân: Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân thì số đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử do Ủy ban bầu cử ở cấp đó ấn định theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cùng cấp và được công bố chậm nhất là chậm nhất là ngày 04 tháng 3 năm 2021 (80 ngày trước ngày bầu cử).

   Câu 49.Số đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội, đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định như thế nào?

    Tại khoản 4 Điều 10 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định:
- Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội được bầu không quá 03 đại biểu.
- Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu không quá 05 đại biểu.

   Câu 50.Khu vực bỏ phiếu là gì? Việc xác định khu vực bỏ phiếu được tiến hành như thế nào?

    Khu vực bỏ phiếu là phạm vi địa lý hành chính có số dân nhất định. Việc chia khu vực bỏ phiếu mang ý nghĩa kỹ thuật, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cử tri thực hiện quyền bầu cử của mình. Chính vì vậy, khu vực bỏ phiếu có phạm vi hành chính nhỏ hơn đơn vị bầu cử. Thông thường, các khu vực bỏ phiếu được thành lập theo các đơn vị hành chính cơ sở như xã, phường hoặc thôn, tổ dân phố, khu phố (cá biệt cũng có một số trường hợp đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã chỉ có duy nhất 01 khu vực bỏ phiếu).
Theo quy định tại Điều 11 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân thì mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội, đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân chia thành các khu vực bỏ phiếu. Khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội đồng thời là khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Mỗi khu vực bỏ phiếu có từ 300 cử tri đến 4.000 cử tri. Ở miền núi, vùng cao, hải đảo và những nơi dân cư không tập trung thì dù chưa có đủ 300 cử tri cũng được thành lập một khu vực bỏ phiếu. Bệnh viện, nhà hộ sinh, nhà an dưỡng, cơ sở chăm sóc người khuyết tật, cơ sở chăm sóc người cao tuổi có từ 50 cử tri trở lên; đơn vị vũ trang nhân dân; cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trại tạm giam có thể thành lập khu vực bỏ phiếu riêng.
Việc xác định đơn vị vũ trang nhân dân là khu vực bỏ phiếu riêng do Ban Chỉ huy đơn vị quyết định. Việc xác định các khu vực bỏ phiếu còn lại do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định và được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê chuẩn. Đối với những huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì việc xác định khu vực bỏ phiếu do Ủy ban nhân dân huyện quyết định.
Số cử tri làm căn cứ để xác định thành lập khu vực bỏ phiếu là số lượng cử tri được xác định một cách tương đối tại thời điểm thành lập, phê chuẩn việc thành lập khu vực bỏ phiếu đó. Trên cơ sở các khu vực bỏ phiếu đã được xác định, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành việc lập và công bố danh sách cử tri. Sau khi danh sách cử tri đã được công bố, nếu có cử tri ở nơi khác chuyển đến và đăng ký bỏ phiếu tại địa phương thì Ủy ban nhân dân bổ sung tên cử tri vào danh sách cử tri và số cử tri này được tính vào tổng số cử tri của khu vực bỏ phiếu đó khi lập biên bản kết quả kiểm phiếu; trường hợp cử tri bị xóa tên trong danh sách cử tri, cử tri đã được chứng nhận đi bỏ phiếu ở nơi khác thì không được tính vào tổng số cử tri của khu vực bỏ phiếu.

    Câu 51.Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến bầu cử được thực hiện như thế nào?

   1. Do tính chất và đặc điểm về thời gian tổ chức bầu cử, nên việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong bầu cử không thực hiện theo các quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo. Việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong bầu cử chủ yếu nhằm mục đích bảo đảm cho các bước, các công đoạn trong quá trình tổ chức bầu cử được tiến hành đúng quy định của pháp luật; việc xem xét, xác định trách nhiệm cụ thể của các cá nhân, tổ chức có vi phạm vẫn thực hiện theo các quy định khác có liên quan của pháp luật (ví dụ như pháp luật về cán bộ, công chức, pháp luật về thanh tra, về khiếu nại, tố cáo, về hình sự….)
   2. Điều 55 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định về việc xác minh, trả lời các vụ việc mà cử tri nêu đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phát sinh trong quá trình giới thiệu, hiệp thương, lựa chọn người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Điều luật này đã nêu rõ trách nhiệm và thời hạn xác minh, trả lời đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo. Kết quả xác minh, trả lời về các vụ việc nói trên là cơ sở để Hội nghị hiệp thương lần thứ ba xem xét, quyết định danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp mình.
Điều 61 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định chung về khiếu nại, tố cáo về người ứng cử, lập danh sách người ứng cử. Theo đó, công dân có quyền tố cáo về người ứng cử, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về những sai sót trong việc lập danh sách những người ứng cử không phân biệt về thời điểm thực hiện việc khiếu nại, tố cáo. Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân là các cơ quan chịu trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, việc lập danh sách những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp mình.
Như vậy, các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, việc lập danh sách những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đều phải được Ban bầu cử, Ủy ban bầu cử tương ứng tiếp nhận, ghi vào sổ, chuyển đến các cơ quan, tổ chức hữu quan để thực hiện việc xác minh, trả lời làm cơ sở cho việc giải quyết của các cơ quan phụ trách bầu cử theo thẩm quyền.
Đối với các vụ việc cử tri nêu lên về người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong thời gian tiến hành hiệp thương thì việc xác minh và trả lời được thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Kết quả xác minh, trả lời được gửi cho Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương để làm cơ sở cho Hội nghị hiệp thương lần thứ ba xem xét, quyết định danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp mình.
Các tố cáo về người ứng cử từ sau khi kết thúc Hội nghị hiệp thương lần thứ ba hoặc việc xử lý kết quả xác minh những vụ việc cử tri nêu mà chưa được trả lời theo thời hạn quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đều thuộc thẩm quyền xem xét, giải quyết của Ban bầu cử, Ủy ban bầu cử theo quy định tại Điều 61 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử ngừng việc xem xét, giải quyết mọi khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về người ứng cử và việc lập danh sách những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân 10 ngày trước ngày bầu cử. Các khiếu nại, tố cáo chưa được giải quyết được chuyển đến Thường trực Hội đồng nhân khóa mới để tiếp tục xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
    3. Về nguyên tắc, các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về tư cách của người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, liên quan đến việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các thông tin trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban bầu cử nơi đã lập và công bố danh sách này. Khi tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị thuộc loại nói trên, Ban bầu cử phải chuyển ngay cho Ủy ban bầu cử để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền (điểm e khoản 2 Điều 24 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân). Căn cứ vào kết quả xác minh, trả lời của các cơ quan hữu quan, Ủy ban bầu cử có thể quyết định xóa tên người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong danh sách chính thức những người ứng cử hoặc thực hiện việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các nội dung cần thiết trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Quyết định của Ủy ban bầu cử là quyết định cuối cùng.
Ban bầu cử chỉ giải quyết những khiếu nại, tố cáo, kiến nghị mang tính kỹ thuật liên quan đến việc công bố, niêm yết danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở đơn vị bầu cử (ví dụ như về thời điểm niêm yết, vị trí, cách thức niêm yết danh sách, các sai sót in ấn trong danh sách đã niêm yết….). Trong trường hợp công dân không đồng ý với giải quyết của Ban bầu cử thì Ủy ban bầu cử cấp tương ứng giải quyết; trình tự giải quyết được căn cứ vào nội dung vụ việc khiếu nại hay tố cáo.
    4. Các tố cáo liên quan đến sai phạm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hiệp thương, đến thành viên của Ủy ban bầu cử, đến các Ban bầu cử, Tổ bầu cử đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban bầu cử ở cấp tương ứng. Tuy nhiên, Ủy ban bầu cử chỉ xem xét, quyết định về các nội dung liên quan trực tiếp đến việc tổ chức bầu cử; việc xem xét, xác định trách nhiệm cụ thể của các cá nhân, tổ chức có vi phạm được thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.

   Câu 52.Người có hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử bị xử lý như thế nào?

   Điều 95 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đã quy định rõ: Người nào dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử, ứng cử của công dân; vi phạm các quy định về vận động bầu cử; người có trách nhiệm trong công tác bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về bầu cử thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ vào quy định của Luật này, Bộ luật Hình sự đã quy định cụ thể 02 tội liên quan đến bầu cử gồm:
- Tội xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân của công dân (Điều 160):
“1. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 02 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Dẫn đến hoãn ngày bầu cử, bầu cử lại hoặc hoãn việc trưng cầu ý dân.
    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
- Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân (Điều 161):
“1. Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, tổ chức trưng cầu ý dân mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dẫn đến phải tổ chức lại việc bầu cử hoặc trưng cầu ý dân.
    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân mà có hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử (như kê khai hồ sơ ứng cử không trung thực, gian dối, giả mạo thông tin, vi phạm các quy định về vận động bầu cử…) thì có thể bị xóa tên trong Danh sách chính thức những người ứng cử hoặc nếu đã được bầu thì cũng không được công nhận tư cách đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. 

26 tháng 8 2019

Tham khảo : 

Câu hỏi của shinjy okazaki - Ngữ văn lớp 6 | Học trực tuyến

26 tháng 8 2019

Tham khảo :

Câu hỏi của shinjy okazaki - Ngữ văn lớp 6 | Học trực tuyến

                                                         Người giỏi không phải là người làm được tất cả mọi thứTuần tiếp theo, tình hình công việc diễn ra không được suôn sẻ như trước. Mọi người đã hoàn tất những công việc đơn giản, và những công việc còn lại đều phức tạp hơn, nên James phải mất nhiều thời gian hơn. Anh xác định rõ những yêu cầu của mình.Anh dành nhiều thời gian hơn...
Đọc tiếp

                                                         Người giỏi không phải là người làm được tất cả mọi thứ

Tuần tiếp theo, tình hình công việc diễn ra không được suôn sẻ như trước. Mọi người đã hoàn tất những công việc đơn giản, và những công việc còn lại đều phức tạp hơn, nên James phải mất nhiều thời gian hơn. Anh xác định rõ những yêu cầu của mình.

Anh dành nhiều thời gian hơn cho từng nhân viên để đảm bảo họ hoàn toàn hiểu rõ công việc được giao. Đôi lúc, anh phải thay đổi cách giải thích của mình cho phù hợp với tính cách của mỗi nhân viên.

Thoạt đầu, công việc vẫn diễn ra khá tốt đẹp. Nhưng càng về cuối tuần, khó khăn cốt lõi càng hiện ra rõ rệt. Nhân viên của anh đã không hoàn thành công việc đúng hạn.

James tự hỏi không biết có phải nguyên nhân là do nhân viên từ chối làm thêm việc hay không. Nếu quả thật như thế thì đây có thể là một vấn đề lớn. Nhóm của James đã có quá nhiều khó khăn rồi, đặc biệt là vào lúc này, khi hy vọng đang lóe sáng trước mắt họ. Đã đến lúc phải nghỉ ngơi một chút. Đã đến lúc cần tìm đến Jones.

– Chào anh bạn, – James cất tiếng chào khi bước vào phòng Jones.

– Ồ, cậu đấy ư! Tớ rất vui khi gặp lại cậu. Mọi thứ ra sao rồi?

– Vẫn chưa có gì tiến triển nhiều. Tuy nhiên, tớ đã giao cho các nhân viên của mình một số công việc và họ cũng đã làm rất tốt. Điều đó làm tớ cảm thấy rất vui.

Jones hiểu James đang có ý cảm ơn sự giúp đỡ của mình khi cho anh hay rằng đã làm theo những gì anh chỉ dẫn. Anh hỏi dò:

– Hay lắm! Công việc vẫn diễn ra tốt chứ?

James đứng dậy, bước đến bên bức tường và sửa lại khung ảnh chiếc cầu Brooklyn cho ngay ngắn:

– Khởi đầu thì khá tốt. Thật ra, tớ nghĩ mọi chuyện diễn tiến rất thuận lợi. Nhưng hiện nay nhân viên của tớ lại trễ thời hạn. – Nói đến đây, James liếc nhìn Jones và thấy anh đang gật gù mỉm cười.

– Phải, phải rồi… – Jones nói.

– Nghĩa là sao? Cậu cũng từng bị như thế à? Tớ tưởng sau vụ rắc rối với Jennifer, mọi chuyện của cậu sẽ thuận buồm xuôi gió chứ?

Jones lắc đầu:

– Không phải thế đâu. Đó chỉ mới là khởi đầu thôi.

– Chỉ là khởi đầu thôi sao?

– Đúng vậy. Sau đó, tớ còn học thêm từ Jennifer vài điều nữa trước khi biết cách giao việc sao cho hiệu quả. Hồi đó, sau vụ việc với Jennifer mà tớ đã kể, tớ làm việc với Jennifer rất tốt, cho đến khi tớ giao cho cô ấy dự án Simpson.

– Rồi sao nữa, cậu kể tiếp đi?

– Đó là một dự án quan trọng và rất eo hẹp về mặt thời gian. Tớ giao cho cô ấy vì tin rằng cô ấy có thể làm được. Tớ nói rõ những điều tớ mong đợi, những điều cần phải tuân thủ và những điều cô ấy có thể tự ý quyết định. Tớ cũng đã yêu cầu cô ấy nhắc lại những điều tớ nói và cả hai đều nghĩ mọi chuyện sẽ ổn.

Mãi đến chiều hôm sau, tớ vẫn không nhận được tin tức gì của Jennifer, nên tớ bèn đến gặp cô ấy để hỏi thăm tình hình công việc. Cô ấy chỉ đáp gọn lỏn: “Ổn cả”. Nghe thấy thế tớ cũng cảm thấy an tâm.

– Vậy thì vấn đề nằm ở đâu cơ chứ? – James tỏ ra sốt ruột.

– Chưa đâu, chưa có vấn đề gì đâu.

Nhưng đến hai ngày sau thì tớ không thể im lặng được nữa. Tớ gọi Jennifer vào văn phòng, dự định sẽ nói chuyện thẳng thắn với cô ấy. Thậm chí, tớ còn chuẩn bị trước những gì mình định nói: “Tôi rất thất vọng, Jennifer ạ. Sau tất cả những gì chúng ta đã làm, tôi không thể tin là cô lại có thể làm tôi thất vọng đến như vậy!”.

James tò mò hỏi:

– Vậy là cậu đã nói cho cô ấy biết. Dĩ nhiên cậu đã làm rất đúng. Jones bật cười:

– Ồ, không đâu. Khi tớ nói xong, không ngờ Jennifer lại là người tức giận hơn tớ. “Tôi làm ông thất vọng ư?”, cô ấy vừa nói vừa nhìn tớ như thể tớ vừa đánh đổ cà phê lên chiếc váy mới của cô ấy vậy. “Ông vui lòng nói cụ thể cho tôi biết tôi đã làm gì để ông phải thất vọng!”.

Phải thừa nhận là thái độ lúc đó của cô ấy làm tớ hơi lo lắng, nhưng kỷ luật nhân viên vì đã làm việc kém hiệu quả là một phần trong công việc của nhà quản lý kia mà! Vì thế tớ mạnh dạn nói thẳng cho cô ấy biết nhiệm vụ đó chỉ cần một ngày đã có thể hoàn thành, trong khi cô ấy lại kéo dài thời gian làm việc mặc dù đã biết dự án này rất eo hẹp về thời gian.

– Rồi sao nữa?

– Đến lúc này, cô ấy bớt nóng giận hơn và đã chỉ cho tớ thấy một sự thật hiển nhiên khác nữa. Cậu biết không, tớ như bị hắt nước vào mặt khi cô ấy từ tốn nói rõ từng lời: “Thực tế là tôi đã không hề biết. Ông chưa bao giờ cho tôi biết là dự án này rất khắt khe về thời gian và ông cũng không yêu cầu cụ thể thời hạn hoàn thành công việc. Lẽ nào ông lại nghĩ rằng tôi có thể đọc được những suy nghĩ của ông kia chứ?”. Thế đấy, tớ chỉ biết im lặng và gặm nhấm những sai lầm của mình.

James nhăn mặt:

– Trời ạ, vậy cuối cùng cậu làm sao? Jones nhún vai:

– Còn làm gì được nữa kia chứ? Bọn tớ cùng ngồi lại để bàn bạc công việc một cách kỹ lưỡng hơn rồi bổ sung những yêu cầu về thời gian.

James gật đầu, đứng lên và vỗ nhẹ lên vai Jones:

– Mọi chuyện cũng không đến nỗi quá phức tạp nhỉ? Jones lắc đầu:

– Không đơn giản đâu. Điều quan trọng là cậu phải biết rút kinh nghiệm.

James cảm thấy rất vui. Câu chuyện của Jones giúp anh học được rất nhiều điều, không chỉ từ những sai lầm của bản thân mình mà còn cả từ những sai lầm của Jones.

Khi trở về văn phòng, anh lại tiếp tục viết lên tấm bảng trắng dòng chữ sau:

Khi giao việc, cần phải xác định cụ thể thời hạn hoàn thành công việc.

Để thay đổi không khí, James bật đĩa nhạc yêu thích của mình lên. Anh vừa nghe nhạc vừa xem lại từng công việc đã giao cho các nhân viên trong tuần qua. Quả là một số việc có yêu cầu rất khắt khe về thời gian và điều đó tạo cho anh nhiều áp lực xen lẫn lo âu.

Thế mà anh chỉ tập trung vào việc hướng dẫn công việc sao cho rõ ràng và chính xác, đến nỗi quên cả dặn dò nhân viên về thời hạn hoàn thành công việc. Thậm chí, anh còn không nghĩ đến điều đó nữa.

Thế là James bắt tay vào xác định thời hạn cho từng công việc và nói chuyện cụ thể với mỗi nhân viên một lần nữa. Anh vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng không có nhân viên nào nhận ra tầm quan trọng của vấn đề thời gian. Và ai cũng cảm kích khi được James xác định rõ thời hạn công việc.

Một lần nữa, công việc trong bộ phận của James lại trở nên trôi chảy. Mọi người lại thấy anh mỉm cười. Còn anh lại cảm thấy hứng thú trở lại với công việc bởi anh tin rằng những công việc mà mình đã giao phó cho các nhân viên sẽ được hoàn thành đúng hạn. Mặt khác, anh cũng nhận thấy khối lượng công việc đã giảm bớt. Thật là tuyệt!

Từ hôm đó và cho đến suốt cả tuần ấy, tối nào James cũng rời văn phòng sớm hơn thường lệ một tiếng đồng hồ. Trong bữa cơm cuối tuần, vợ anh thắc mắc không hiểu vì sao mọi chuyện lại thay đổi tốt đẹp đến thế.

Để trả lời, James chỉ mỉm cười và choàng tay qua vai vợ nói:

– Mọi chuyện thay đổi rồi em à!

Đã lâu rồi, James chưa có được kỳ nghỉ cuối tuần nào vui vẻ như thế. Anh thật sự cảm thấy nhẹ nhàng và vô cùng thảnh thơi. Thậm chí vào ngày thứ bảy, anh còn có thời gian để đưa các con đến công viên chơi – một điều mà anh đã nhiều lần thất hứa với bọn trẻ. Sẵn dịp, anh còn chơi cầu lông với cô con gái mười tuổi của mình.

Đến chiều chủ nhật, vợ chồng anh mời gia đình Jones sang thưởng thức buổi nướng thịt ngoài trời. Đó là chủ nhật đầu tiên sau một khoảng thời gian dài mà James không phải bận tâm lo nghĩ gì đến công việc của ngày thứ hai.

– Lâu rồi tớ mới lại thấy cậu vui như thế, James ạ. – Jones vừa nói vừa đưa thêm cho James dĩa rau trộn.

James tung một quả nho lên không rồi dùng miệng đón lấy:

– Cảm ơn cậu, Jones ạ, – anh nói, – vì mọi thứ!

 

                                        Các bạn đọc rồi đánh giá giùm mình nha !

2
22 tháng 9 2021

hay bn ạ

6 tháng 4 2022

hay lắm lun

18 tháng 11 2021

cũng đc nhưng lỡ đâu có nhiều nick thì ngừi ta nhìn vào tưởng mình hack rùi khóa nick mình thì sao

huhu

I'm sad

Xin chào các bạn, mình là Mỹ Anh.Hôm nay,mình sẽ giới thiệu cho các bạn một cuốn sách tên là : Kỹ năng sống dành cho học sinh - Lòng biết ơn. Ở lứa tuổi chúng ta, hầu như các bạn chỉ chăm lo đến việc học của mình mà có lẽ quên đi rằng kỹ năng sống của mình cũng rất quan trọng và cần thiết trong cuộc sống. Và mình thấy được bộ sách “Kỹ năng sống dành cho học sinh” rất phù hợp...
Đọc tiếp

Xin chào các bạn, mình là Mỹ Anh.Hôm nay,mình sẽ giới thiệu cho các bạn một cuốn sách tên là : Kỹ năng sống dành cho học sinh - Lòng biết ơn. Ở lứa tuổi chúng ta, hầu như các bạn chỉ chăm lo đến việc học của mình mà có lẽ quên đi rằng kỹ năng sống của mình cũng rất quan trọng và cần thiết trong cuộc sống. Và mình thấy được bộ sách “Kỹ năng sống dành cho học sinh” rất phù hợp và hữu ích với lứa tuổi chúng ta. Bộ sách này của NXB Văn học, gồm 7 cuốn: Lòng biết ơn, Biết chấp nhận, Biết trân trọng, Sự kiên cường, Học cách sống, Biết lựa chọn. Và sau đây, mình xin được giới thiệu quyển “Lòng biết ơn-Đến lúc đó con có còn nắm tay mẹ nữa hay không ?”. Quyển sách có 45 câu chuyện được chia làm 3 phần với các chủ đề: Vị trí của tình yêu thương, Yêu thương trọn vẹn, Có tình yêu thương sẽ không cảm thấy chân trời còn xa nữa. Mỗi câu chuyện trong cuốn sách có thể không quá dài nhưng nó lại chứa đựng những nội dung và bài học vô cùng ý nghĩa. Sau mỗi câu chuyện đều có phần suy ngẫm. Suy ngẫm về bài học trong câu chuyện và đưa vào áp dụng cuộc sống. Các câu chuyện đều có nội dung hướng về tình yêu thương bao la vô tận cha mẹ dành cho con cái và từ đó giáo dục lòng biết ơn cho những người có bổn phận làm con. Tình yêu thương ấy có thể không được thể hiện bằng những việc lớn lao, bằng nhiều vật chất mà là từ những việc làm, cử chỉ quan tâm nhỏ nhất cũng đã chứa đựng bao tình thương của mẹ cha. Đọc cuốn sách, đôi lúc tôi đã khóc khi tưởng tượng ra hình ảnh người cha cõng đứa con tật nguyền đi học hát phải vượt qua con đường gồ ghề, khúc khuỷu hàng chục cây số. Tấm lưng của ông dần còng xuống nhưng người cha ấy vẫn muốn cùng con đốt cháy bừng lên ước mơ của con. Hay một người mẹ có đứa con học kém nhất lớp nhưng bà không trách mắng con mà lại động viên, khích lệ, khen ngợi con. Và rồi sau này cậu bé kém cỏi ngày ấy trở thành sinh viên của một trường đại học trọng điểm. Các bạn ạ, cha mẹ nào mà chẳng yêu thương con của mình, chỉ là tình yêu thương ấy không được thể hiện theo cách chúng ta muốn mà thôi. Trong cuộc đời mỗi con người, những việc đòi hỏi phải giải quyết cho trọn vẹn là vô hạn nhưng cơ hội để báo đáp ân tình của cha mẹ là hữu hạn. Nếu chúng ta bỏ qua cơ hội ấy thì cả đời ta sẽ sống trong ân hận, day dứt. Đọc cuốn sách để những câu chuyện về tình cha, tình mẹ dần thấm vào tâm hồn chúng ta. Làm ta thấy yêu, thấy thương, thấy qúy cha mẹ hơn. Để từ đó ta thể hiện lòng biết ơn đối với cha mẹ bằng một tấm lòng chan chứa tình yêu hương và sự chân thành. Hãy đọc quyển sách hay này nhé!

3
4 tháng 12 2018

Hay quá ! 

Mình chấm 10 / 10 ! 

Very good 

Mình chắc chắn bạn là một hs giỏi môn Văn .

12 tháng 10 2021

Hay quá ! 

Mình chấm 10 điểm luôn! 

Very good !

Mình chắc chắn bạn là một hs giỏi môn Văn .

Đề văn: Tả người bạn thân của em ở trườngThành thật mà nói em chả có người bạn nào đủ thân để gọi là bạn thân cả. Lý do thì vừa là em không muốn và cũng không có ai hợp tính với em hết, nói thế này thì cũng hơi kì quặc nhưng mà em nói chuyện, chơi đùa hay tặng quà cho một bạn nào đó đều nằm trong quy tắc xã giao của em mà thôi chứ em không hề coi ai là bạn thân dù em và người...
Đọc tiếp

Đề văn: Tả người bạn thân của em ở trường

Thành thật mà nói em chả có người bạn nào đủ thân để gọi là bạn thân cả. Lý do thì vừa là em không muốn và cũng không có ai hợp tính với em hết, nói thế này thì cũng hơi kì quặc nhưng mà em nói chuyện, chơi đùa hay tặng quà cho một bạn nào đó đều nằm trong quy tắc xã giao của em mà thôi chứ em không hề coi ai là bạn thân dù em và người đó đã nói chuyện chơi đùa trong thời gian dài hay là tặng quà sinh nhật thì tất cả điều đó với em chỉ là xã giao. Nói chuyện, chơi đùa cùng nhau, tặng quà sinh nhật  hay bất kí một hành động nào trong có vẻ thân thiết như là nắm tay, ôm… đều chỉ là xã giao, không hề có bất kì hành động nào trong số đó là vượt quá bạn bè bình thường. Và nếu em có một người bạn thân nào thì đó chắc chắn không phải là con người, đó có thể sách, những chú cún con hay một nhân vật trong phim hoạt hình chứ tuyệt đối không phải là người. Điều này có vẻ hơi vô lý nhưng mà thật sự em không muốn và cũng không thể có bạn thân. Bây giờ nếu ai đọc thứ này sẽ nghĩ em bị điên hay tlhứ gì tương tự nhưng thật sự em đâu có bạn thân và bây giờ nếu em viết thì chẳng phải là nói dối sao. Mà em thì không muốn người ta gắn cho cái mác nói dối đâu, bị kêu là đồ dối trá có thể khiến em mất bình tĩnh đấy. Đọc đến đây chắc lại có người nghĩ em có vấn đề về tâm lý, em làm gì mà có vấn đề về tâm lý em vẫn ổn và không sao cả, nhưng em chỉ muốn yêu cầu một điều không phải ai cũng có bạn thân đâu, hãy cho em một đề văn khác. Nếu có đề khác em chắc chắn sẽ làm được còn cái đề này coi như bỏ mong mọi người góp ý cho em với ạ chứ em không biết phải làm sao với cái đề này

7
21 tháng 2 2022

Bạn có câu hỏi ko vậy?

21 tháng 2 2022

???????????????? ảo à

30 tháng 6 2018

Mùa xuân là mùa trăm hoa đua nở và là mùa mọi thứ được bước sang một trang mới. Mọi người ai ai cũng có những ước muốn cho bản thân, gia đình và người thân. Không khí cũng trở nên ấm áp và rộn rã từ khắp mọi nẻo đường. Vạn vật đều vui vẻ đón một năm mới với bao điều đang chờ đón. Vui sướng nhất là các bạn nhỏ được nghỉ Tết, được đi chơi, được lì xì. Ai cũng luôn mong là mọi người sẽ có một mùa xuân hạnh phúc bên gia đình và người thân của mình.

Còn nhiều từ mà mình chưa gạch chân nha

30 tháng 6 2018

Nhung là môt người ban thân của tôi, phải nói như thế vì tôi không có nhiều bạn và bạn ấy cũng vậy. Nhung hầu như chỉ chơi thân với tôi bởi có lẽ tôi là người chịu được cái tính ít nói của cô, còn cô bạn ấy thì nhất quyết là người duy nhất chịu được cái tính nói liên hồi của tôi. Thật thú vị là tôi và Nhung không chỉ khác nhau về tính cách mà còn khác nhau cả về hình dáng bên ngoài. Trái với cái vẻcòm nhom như xác ve của tôi là một thân hình béo tròn, đầy đặn trông rất dễ thương của Nhung. Nhung có đôi mắt to và nâu, một màu nâu hạt dẻ xinh đẹp, khuôn mặt tròn trắng trẻo thường hồng lên mỗi khi bị tôi trêu chọc. Cặp lông mày sâu róm khi tức giận lại nhăn lên trông thật ngộ. Đặc biệt, bạn hay mỉm cười khi nghe tôi nói chuyện nên tôi chưa bao giờ có cảm giác mình đang độc thoai cả.

từ láy:còm nhom,đầy đặn

từ ghép:dễ thương,xinh đẹp

Học tốt nha bạn !

  Trẻ không phải học nhiều nhưng vẫn rất giỏi, và đây là 3 bí quyết của mẹ NhậtBí quyết nuôi dạy con thường thấy của mẹ Nhật làm cả thế giới ngưỡng mộ.Một nhóm bà mẹ là cựu sinh viên của trường Đại học Tokyo (Nhật Bản) gồm 160 người đã đồng ý tham gia một cuộc khảo sát về việc giáo dục con cái. Từ những câu hỏi trong bảng khảo sát, người ta đã tổng hợp ra 5 cách...
Đọc tiếp

 

 

Trẻ không phải học nhiều nhưng vẫn rất giỏi, và đây là 3 bí quyết của mẹ Nhật

tin tức goIOE

Bí quyết nuôi dạy con thường thấy của mẹ Nhật làm cả thế giới ngưỡng mộ.

Một nhóm bà mẹ là cựu sinh viên của trường Đại học Tokyo (Nhật Bản) gồm 160 người đã đồng ý tham gia một cuộc khảo sát về việc giáo dục con cái. Từ những câu hỏi trong bảng khảo sát, người ta đã tổng hợp ra 5 cách dạy con thường thấy ở những người mẹ Nhật:

1. Bất kỳ đứa trẻ nào cũng đều muốn tự mình làm những thứ mình thích. Có đến 31% bà mẹ đồng ý với quan điểm dạy con theo "chủ nghĩa tự do", "được làm những gì mình thích", "tôn trọng tính tự chủ".

2. 21% các bà mẹ Nhật tham gia cuộc khảo sát không yêu cầu con cái của họ phải học quá nhiều. Điều mà họ quan tâm nhất là trẻ phải có đạo đức tốt, có tính kỷ luật cao, khuyến khích tự rèn luyện sức khỏe và hạn chế dựa dẫm vào bố mẹ.

3. Việc học là trọn đời, nhà trường chỉ là một phần trong việc giáo dục, bản thân của mỗi người lúc nào cũng phải không ngừng học hỏi, học từ bạn bè, học từ sách vở, học từ tất cả mọi thứ… Tuy nhiên, chỉ có 16% bà mẹ mong muốn con mình cố gắng học hành nghiêm túc, siêng năng ở trường.

4. 14% bà mẹ đồng ý rằng tính kỷ luật là một trong những đức tính quan trọng hàng đầu khi giáo dục trẻ. Hơn ai hết, bản thân mỗi người Nhật hiểu rằng, nếu không biết kỷ luật thì mọi thứ đều khó mà làm tới nơi tới chốn được.

5. 4% bà mẹ nhấn mạnh việc dạy dỗ nên từ phía người mẹ. Người mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc dạy dỗ trẻ nên người. Ngay từ khi lọt lòng, cũng là người mẹ đồng thời cũng chính là người thầy uốn nắn, dạy bảo, tiếp xúc với trẻ nhiều nhất. Tầm quan trọng của người mẹ được đánh giá rất quan trọng trong xã hội người Nhật.

Cuộc khảo sát trên đã rút ra kết luận: để nuôi dạy một đứa trẻ thành công, các mẹ Nhật có 3 bí quyết chính:

Bí mật thứ 1: Không nói "Phải học"

52% những người tham gia cuộc khảo sát cho thấy không nên ép trẻ học hay làm những gì chúng không thích, trái lại phải để trẻ được tự do làm những gì chúng thích. Chỉ có thích thì trẻ mới say mê học hỏi và khám phá những thứ đó. Điều này giúp bố mẹ nhận biết được trẻ có khuynh hướng quan tâm đến cái gì, về nghệ thuật, về kỹ thuật… để đầu tư cho trẻ phát triển những kĩ năng cần thiết. Bố mẹ những đứa trẻ này chờ đợi sự tự nguyện học tập ở con cái.

Bí mật thứ 2: Thể hiện sự quan tâm, cổ vũ

Bố mẹ lúc nào cũng muốn con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đạt được thành tựu này nọ. Nhưng những bà mẹ này sẽ không bao giờ thể hiện sự quan tâm "quá đáng" của mình trong việc học của trẻ. Những gì họ làm là cổ vũ tinh thần để trẻ tự nỗ lực, tự cố gắng bằng sức lực của chính mình, đồng thời tạo cơ hội mở rộng phạm vi quan tâm dành cho trẻ không chỉ là việc học.

Bí mật thứ 3: Nhất định phải dạy trẻ sự nghiêm túc và kỷ luật

Dù là ở trường hay ở nhà thì mọi đứa trẻ đều cần phải học cách tuân thủ những quy định đặt ra. Ví dụ như không được phép làm phiền người khác, thời gian ăn ngủ là mấy giờ, thời gian xem tivi giải trí là khi nào…

Cần rèn cho trẻ phải biết tính kỷ luật dù là làm bất kỳ việc nào. Chẳng hạn như việc làm bài tập về nhà là bắt buộc, cần xem đây là một thói quen cần phải rèn luyện.

Xây dựng một nền móng cho trẻ từ nhỏ là rất quan trọng

Khi nhận thấy trẻ có thái độ và đạo đức tốt, những bà mẹ Nhật thường sẽ cho phép trẻ được học tập một cách tự do, được phép làm những gì chúng thích. Tuy nhiên, mọi thứ trẻ làm đều phải gắn liền trách nhiệm với bản thân, đây là dấu hiệu của ý thức lớn lên thành một người biết tự lập.
Đồng thời, mỗi bậc phụ huynh đều khuyến khích trẻ tò mò, khám phá mọi thứ ở những lĩnh vực mà chúng quan tâm. Ở mỗi giai đoạn quan trọng như thi cử, bố mẹ đều phải nhắc nhở và quan tâm đến con cái hơn.

Khi trẻ được lớn lên dưới sự bảo đảm và tin tưởng từ bố mẹ, chúng sẽ có xu hướng thoải mái học tập và phát triển bản thân theo chiều hướng tích cực.

 

2
4 tháng 9 2018

Cảm ơn bạn nha.

Nhưng mình cưa có con...

Vậy phải làm sao để mình có con được đây???

Có con thò mới dạy nó được chứ

4 tháng 9 2018

bộ bn có con rùi hay sao mà đăng như thế

ko đc đăng câu linh tinh đâu nha

CHAP 3: Đúng là ác mộmg...Tại biệt thự nhà Ichimichi: - Papa mama tụi con về đây_Luka nói khi vừa bước vào nhà - Chào các con_Papa mama của cả nhóm cười nói - Ơ, chào papa mama/ cô chú_Cả nhóm cuối chào - Mà mọi người gọi tụi con về có việc gì sao_Luka ngơ ngác hỏi - Phải đó ạ_Cả nhóm (trừ Luka) nói - Mấy cái đứa này, bọn ta gọi các con về nhà cũng phải "có việc" mới gọi về được...
Đọc tiếp

CHAP 3: Đúng là ác mộmg...


Tại biệt thự nhà Ichimichi: 
- Papa mama tụi con về đây_Luka nói khi vừa bước vào nhà 
- Chào các con_Papa mama của cả nhóm cười nói 
- Ơ, chào papa mama/ cô chú_Cả nhóm cuối chào 
- Mà mọi người gọi tụi con về có việc gì sao_Luka ngơ ngác hỏi 
- Phải đó ạ_Cả nhóm (trừ Luka) nói 
- Mấy cái đứa này, bọn ta gọi các con về nhà cũng phải "có việc" mới gọi về được sao_Mẹ Kotoha "vờ giận" nói 
- Bọn con không nghĩ vậy đâu ạ. Có thể xung hợp cho với nhau như giờ bọn con rất vui rồi ạ_Jasmine dịu dàng nói
- Jasmine nói đúng đấy ạ, bọn con có thể ở bên gia đình như thế này quả là không có gì hạnh phúc bằng_Ahim mỉm cười nói
- Con đồng ý với Jasmine và Ahim nói đấy ạ_Cả nhóm (trừ Jasmine và Ahim) đồng thanh nói 
- Chỉ có điều lần này khác với nhiều lần trước, bọn con có cảm giác lần này có việc gì đó nên papa mama và cô chú mới gọi bọn con về gắp vậy_Kagura nhẹ nhàng nói 
- Vì vậy nếu khiến papa mama và cô chú buồn thì bọn con xin lỗi ạ_Kotoha nói
- Haha bọn ta chỉ đù với các con một chút thôi, chứ không buồn gì các con đâu_Papa Luka cười lớn nói 
- Đúng đúng, quả là các con đã trưởng thành hết cả rồi. Đặt biệt là Ayumi, Yui, Ai và Suzuka mấy đứa còn rất dịu dàng nữa_Papa Eri nói 
- "Họ mà dịu dàng...sai lầm, sai lầm" _Luka, Eri, Mio cùng 1 suy nghĩ 
- Haiz....thật chẳng bù với Mao, Rika và Riria_Papa Mio "vờ đau khổ" nói
- Papa kỳ quá à_Mio phụng phịu nói
Hahaha cả biệt thự vang vọng tiếng cười
- Kìa anh nói với bọn trẻ đi chứ_Mama Ahim nói với papa Ahim
- Có việc gì sao ạ_Ahim hỏi
- À phải rồi, từ mai các con hãy đến học ở Học viện Sentai_Papa Ahim nói
- ...._Nhóm Six Rose chính thức đóng băng
- Còn nữa và các con phải ở ký túc xá_Mama Kagura cười tươi nói
- CÁI GÌ CƠ Ạ...._Cả nhóm hét lên
- Chỉ...chỉ là đùa thôi phải không mama_Mio xanh mặt nói
- Không, tất cả là thật_Papa Mio nói
- ...._Cả nhóm (trừ Jasmine) chính thức "hồn lìa khỏi xác" , đồng loạt nhìn sang Jasmine đang nhìn ra ngoài trời 
- .....'Jasmine, sao cậu không làm nhà tiên tri luôn đi'...haizzzz..._Cả nhóm (trừ Jasmine) thở dài
Tại biệt thự nhà Ozawa: 
- Bọn con về rồi đây, có việc gì gọi bọn con về gấp vậy mama_Marvelous vừa bước vào đã hỏi
- Ryota con chưa chào ai đã nói như vậy là sao_Papa Marvelous nghiêm nghị hỏi
- Được rồi anh Ozawa, đừng trách Ryota_Mama Joe nói 
- Ơ, chào papa mama/cô chú_Cả nhóm The Boys cuối đầu
- Được rồi được rồi, các con ngồi đi_Mama Takeru cười dịu dàng nói
- Vậy lần này papa mama và cô chú gọi bọn con về gấp vậy có việc gì không ạ_Alata cười nói
- Sao con nghĩ vậy Yuidai?_Papa Right cười hỏi
- Không phải chỉ mình Alata, tất cả tụi con điều nghĩ vậy_Takeru lạnh lùng trả lời
- Vì gọi bọn con bị gọi về gấp vậy, bọn con nghĩ không đơn giản chỉ là về thăm nhà _Joe tiếp lời 
- Đúng vậy_Cả nhóm (trừ Takeru và Joe) đồng thanh nói
- Như Yudai, Tori và Yuki đã nói, đúng là bọn ta muốn các con về đây và học ở đây luôn_Papa Takeru lạnh lùng nói (cha nào con nấy)
- ....
- Và các con phải ở ký túc xá_Mama Ban mỉm cười nói
- .....
- CÁI GÌ CƠOOOOO_Cả nhóm hét 
- Mọi người đang nói đùa thôi phải không_Ban run rẩy nói 
- Ta e là không_Mama Hikari mỉm cười nói
- Không...tuyệt đối con không đồng ý_Hikari cương quyết 
- Con cũng vậy_Cả nhóm (trừ Hikari đồng thanh)
- Không đến lượt mấy đứa quyết định_Papa Ban nghiêm nghị
- Nếu các con không đồng ý thì thẻ tín dụng, xe tất cả sẽ bị tịch thu_Papa Alata nói 
- ....
Sáng thứ 2 tại Học viện Sentai: 
- Woa ở đây thật là rộng lớn_Kagura và Ahim mừng rỡ nói
- Đúng là rộng thật_Eri gật đầu đồng ý 
- Tớ nghĩ ký túc xá của chúng ta cũng chẳng nhỏ đâu_Jasmine phán 1 câu xanh rờn 
- ...._Cả nhóm (trừ Jasmine, Kotoha) đồng loạt rùng mình 
- À mà Kotoha đâu_Luka nói
- Ừ nhỉ_Kagura ngó qua ngó lại nói
- Các cậu ơi, chúng ta học cùng..."rầm"...ui za_Chưa nói xong thì Kotoha đã tông vào một người 
- KOTOHA_Cả nhóm chạy lại
- Bộ không có mắt à_Giọng một chàng trai vang lên
- Xin...Khoan đã giọng nói này_Kotoha ngước lên_SAO LẠI LÀ ANH
- ...LẠI LÀ CÔ NỮA SAO_Takeru shock
- SAO LẠI LÀ CÁC ANH/CÔ????_2 nhóm (trừ Takeru và Kotoha) đồng thanh hét
Sao đó mạnh nhóm nào nhóm đó đi, vì không muốn mất hình tượng ở nơi đông người
Tại lớp 12S (lớp đặt biệt):
- Tớ có linh cảm không lành_Jasmine nói 
- ....
- Cậu đừng làm bọn tớ sợ Jasmine_Moune dỡ khóc dỡ cười nói
- Tớ mở cửa đây_Kotoha run rẩy nói
- TẠI SAO CÁC ANH/CÔ LẠI Ở ĐÂY???_2 nhóm đồng thanh hét tập 2 (vâng họ có chất gịong cực kỳ tốt) 
Sau đó 2 nhóm ngồi ra thành 2 bên không ai đụng chạm đến ai. Một lúc sao thầy chủ nhiệm vào lớp 
- Xin chào các em, tôi là AkaRed từ nay sẽ là giáo viên chủ nhiệm của các em_AkaRed cười nói
- .....
- À, mà sao chổ đó các em lại ngồi như vậy_AkaRed chỉ đến chỗ 2 nhóm 
- ....
- Như vậy không được, ta sẽ sắp xếp chổ lại cho các em, xem nào_AkaRed mở danh sách lớp ra
- Không cần đâu thầy ạ, tụi e ngồi như thế này được rồi_Mio và Right đồng thanh, sao đó có tia lửa điện xẹt ra giữ 2 người
- Không đến lượt các em quyết định, dù gì tôi cũng xếp xong rồi_AkaRed nói_Các em điều là học sinh mới vì vậy tôi chỉ cần sửa lại chổ của các em thôi ( vì đa phần điều là lớp cũ được sắp xếp từ trước)
- Sao đây là chổ ngôi của các em_AkaRed đọc danh sách: Ozawa Ryota & Ichimich Mao; Yamada Yuki & Koike Yui; Matsuzaka Tori & Morita Suzuka; Chiba Yudai & Sato Rika; Sainei Ryuji & Kinoshta Ayumi; Shison Jun & Baba Riria; Yokohama Ryusei & Moritaka Ai
- Em không đồng ý_2 nhóm hét và nhỉn nhau xẹt lửa
- Tôi đã nói rồi không đến lượt các em quyết định_AkaRed lạnh lùng nói_Và các em đừng nghỉ tới việc xin gia đình, tôi từng là giá viên của cha mẹ các em đấy
- ....._2 nhóm đồng loạt rùng mình "thật đáng sợ ak". Đúng là ác mộng

9
22 tháng 6 2018

~hihi~ chap 3 này cũng đó . càng ngày truyện càng hay .

càng thú vị và kịch tính 

lâu rồi mới mik mới nhớ đến Aka red nhỉ!

22 tháng 6 2018

Hì hì...

Truyện hay ko?

Mong bn tiếp tục ủng hộ truyện mk