K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 3 2019

Những đặc điểm cơ bản về nghệ thuật của bài Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu) và Hầu trời (Tản Đà)

Lưu biệt khi xuất dương: Thể thơ Đường luật (Thất ngôn bát cú đường luật), sử dụng hình ảnh có tính ước lệ, tượng trưng diễn tả chí khí nam nhi kiên cường.

 + Nét mới: có chất lãng mạn, hào hùng xuất phát từ nhiệt huyết cách mạng sôi nổi của nhà cách mạng Phan Bội Châu.

 + Bài Hầu trời: Lối thơ cổ, từ ngữ, hình ảnh, cách diễn đạt vẫn mang dấu ấn văn học trung đại.

 + Cách tân: thể thơ tự do, thể hiện cái tôi cá nhân, ý thức được tài năng, khẳng định mình giữa cuộc đời.

Tính chất giao thời (văn học trung đại và hiện đại): văn học hiện đại vẫn mang dấu ấn của văn học trung đại về mặt hình ảnh, từ ngữ, lối diễn đạt nhưng cũng có những nét mới như dám đưa cái tôi cá nhân vào thơ để bày tỏ khát vọng, mục đích sống.

(1)Tản Đà (1889 - 1939 ) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, người làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây ( nay thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây ). Quê hương ông nằm bên bờ sông Đà, gần núi Tản Viên. Ông sinh ra trong buổi giao thời, Hán học đã tàn mà Tây học cũng mới bắt đầu, nên con người ông, kể cả học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương đều mang dấu ấn“ người của hai thế kỉ”( Hoài Thanh)....
Đọc tiếp

(1)Tản Đà (1889 - 1939 ) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, người làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây ( nay thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây ). Quê hương ông nằm bên bờ sông Đà, gần núi Tản Viên. Ông sinh ra trong buổi giao thời, Hán học đã tàn mà Tây học cũng mới bắt đầu, nên con người ông, kể cả học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương đều mang dấu ấn“ người của hai thế kỉ”( Hoài Thanh). Tản Đà theo học chữ Hán từ nhỏ, nhưng sau hai khoa thi Hương, ông bỏ thi, chuyển sang sáng tác văn chương quốc ngữ.

(2)Điệu tâm hồn mới mẻ,“cái tôi”lãng mạn bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh, vừa cảm thương, ưu ái trong thơ văn ông đã chinh phục độc giả mới đầu thế kỉ XX. Giữa lúc thơ phú nhà Nho tàn cuộc, Tản Đà có lối đi riêng, vừa tìm về với ngọn nguồn thơ ca dân gian và dân tộc, vừa có những sáng tạo độc đáo, tài hoa. Thơ văn ông có thể xem như một gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại.

( Hầu trời, Tr 12, SGK Ngữ văn 11,Tập II, NXBGD 2007)

Đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi:

1/ Nêu ý chính của văn bản?

2/ Câu văn nào trong văn bản giải thích bút danh Tản Đà ?

3/ Nhà phê bình Hoài Thanh có nhận định Tản Đà là “ người của hai thế kỉ”. Đó là hai thế kỉ nào ?

GIÚP EM VỚI PLEASE

0
1 tháng 7 2019

Hiện đại hóa: quá trình làm cho văn học thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại, đổi mới theo hình thức văn học phương Tây

Các nhân tố tạo điều kiện:

+ Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đưa đất nước phát triển tiến bộ

+ Sự góp phần của báo chí, ngành xuất bản dần thay thế chữ Hán, Nôm tạo điều kiện nền văn học Việt Nam hình thành, phát triển

- Qúa trình hiện đại hóa của văn học diễn ra:

+ Giai đoạn thứ nhất ( từ đầu TK XX tới năm 1920)

+ Giai đoạn thứ hai ( 1920 – 1930)

+ Giai đoạn thứ ba (1930- 1945)

⇒ Văn học giai đoạn đầu chịu nhiều ràng buộc của cái cũ, tạo nên tính chất giao thời văn học

b, Sự phân hóa của văn học Việt Nam:

+ Chia thành hai bộ phận: công khai và không công khai

+ Do đặc điểm của nước thuộc địa, chịu sự ảnh hưởng, chi phối của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc

+ Văn học công khai chia nhỏ: văn học lãng mạn và văn học hiện thực

+ Văn học không công khai có văn thơ cách mạng của chiến sĩ và người tù yêu nước

c, Nguyên nhân:

- Sự thúc bách của yêu cầu thời đại

- Chủ quan của nền văn học

- Cái tôi thức tỉnh, trỗi dậy

- Nhu cầu thưởng thức, văn chương trở thành hàng hóa

5 tháng 5 2018

a, Yếu tố mang tính quy phạm, sáng tạo trong bài “Câu cá mùa thu”- Nguyễn Khuyến:

- Nội dung: đề tài cuộc sống nông thôn. Cảnh ao, làng quê phá vỡ tính quy phạm văn trung đại

+ Giá trị nhân văn giữa thiên nhiên, đời sống con người với hình tượng thơ chân thực, gần gũi, sinh động

- Nghệ thuật: Bài thơ viết bằng chữ Nôm, có thể biểu lộ sâu sắc, tế nhị tâm hồn người Việt

+ Các từ ngữ: sử dụng vần điệu đem lại bài thơ sức biểu cảm lớn khi tả thiên nhiên, tâm trạng

b, Điển tích, điển cố

- Truyện Lục Vân Tiên

+ Kiệt, Trụ, Lệ, U, Ngũ bá: Là những triều đại trong lịch sử Trung Quốc với những ông vua hoang dâm, vô đạo, những thời đại đổ nát, hoang tàn ⇒ nhấn mạnh sự “ghét” của ông quán

- Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát, Nguyên Lượng, Hàn Vũ, Liêm, Lạc (những điển tích về người có tài, có đức nhưng chịu cuộc đời vất vả, bị gièm pha) khẳng định tấm lòng ông Quán về tình yêu thương

* Bài ca ngất ngưởng

- Phơi phới ngọn đông phong, Hàn Dũ… người sống tiêu dao ngoài danh lợi, thể hiện sự ngất ngưởng bản thân sánh với những bậc tiền bối

* Bài ca ngắn đi trên bãi cát:

- Ông tiên ngũ kĩ, danh lợi: Cao Bá Quát thể hiện sự chán ghét danh lợi tầm thường

c, Bút pháp nghệ thuật: thiên về ước lệ, tượng trưng trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát

+ Bút pháp ước lệ tượng trưng sử dụng hiệu quả, hình ảnh bãi cát như con đường danh lợi nhọc nhằn, gian khổ

+ Những người tất tả đi trên cát là những người ham công danh, sẵn sàng vì nó chạy ngược xuôi

+ Nhà thơ gọi đường mình đi là đường cùng- con đường công danh vô nghĩa, không giúp ông đạt được lý tưởng cao đẹp

- Các tác phẩm có tên thể loại gắn với tên tác phẩm

+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

+ Bài ca ngất ngưởng

+ Chiếu dời đô

+ Bình Ngô đại cáo

+ Hịch tướng sĩ

+ Hoàng lê nhất thống chí

+ Thượng kinh kí sự

+ Vũ trung tùy bút

- Đặc điểm hình thức thơ Đường

+ Quy tắc phức tạp được thể hiện 5 điều: Luật, Niêm, Vần, Đối, Bố cục

+ Nguyên tắc đối âm, đối ý, ý nghĩa lần lượt là những chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3… của các câu trên đối với câu dưới về cả âm và ý

+ Người ta quy ước nhất tam ngũ bất luật ( chữ thứ nhất, ba, năm không cần theo luật)

* Đối trong thơ thất ngôn bát cú

+ Đối âm (luật bằng trắc): Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng, trắc và dùng các chữ 2-4-6 và 7 xây dựng luật

+ Nếu chữ thứ 2 câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là “luật bằng”, nếu là thanh trắc gọi là “luật trắc”

+ Chữ thứ 2 và thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Một câu thơ Đường không theo quy định được gọi “thất luật”

- Đối ý: trong thơ Đường luật ý nghĩa câu 3- 4 đối nhau, câu 5-6 đối nhau

+ Thường đối về sự tương phản, sự tương đương trong cách dùng từ ngữ

+ Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh

+ Thơ Đường các câu 3- 4 hoặc 5- 6 không đối nhau thì được gọi là “thất đối”

(1)Tản Đà (1889 - 1939 ) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, người làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây ( nay thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây ). Quê hương ông nằm bên bờ sông Đà, gần núi Tản Viên. Ông sinh ra trong buổi giao thời, Hán học đã tàn mà Tây học cũng mới bắt đầu, nên con người ông, kể cả học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương đều mang dấu ấn“ người của hai thế kỉ”( Hoài Thanh)....
Đọc tiếp

(1)Tản Đà (1889 - 1939 ) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, người làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây ( nay thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây ). Quê hương ông nằm bên bờ sông Đà, gần núi Tản Viên. Ông sinh ra trong buổi giao thời, Hán học đã tàn mà Tây học cũng mới bắt đầu, nên con người ông, kể cả học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương đều mang dấu ấn“ người của hai thế kỉ”( Hoài Thanh). Tản Đà theo học chữ Hán từ nhỏ, nhưng sau hai khoa thi Hương, ông bỏ thi, chuyển sang sáng tác văn chương quốc ngữ.

(2)Điệu tâm hồn mới mẻ,“cái tôi”lãng mạn bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh, vừa cảm thương, ưu ái trong thơ văn ông đã chinh phục độc giả mới đầu thế kỉ XX. Giữa lúc thơ phú nhà Nho tàn cuộc, Tản Đà có lối đi riêng, vừa tìm về với ngọn nguồn thơ ca dân gian và dân tộc, vừa có những sáng tạo độc đáo, tài hoa. Thơ văn ông có thể xem như một gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại.

( Hầu trời, Tr 12, SGK Ngữ văn 11,Tập II, NXBGD 2007)

Đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi:

1/ Nêu ý chính của văn bản?

2/ Câu văn nào trong văn bản giải thích bút danh Tản Đà ?

3/ Nhà phê bình Hoài Thanh có nhận định Tản Đà là “ người của hai thế kỉ”. Đó là hai thế kỉ nào ?

4/ Xác định phép tu từ liệt kê trong đoạn văn (2). Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép liệt kê đó

Giúp mình với

0
(1)Tản Đà (1889 - 1939 ) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, người làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây ( nay thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây ). Quê hương ông nằm bên bờ sông Đà, gần núi Tản Viên. Ông sinh ra trong buổi giao thời, Hán học đã tàn mà Tây học cũng mới bắt đầu, nên con người ông, kể cả học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương đều mang dấu ấn“ người của hai thế kỉ”( Hoài Thanh)....
Đọc tiếp

(1)Tản Đà (1889 - 1939 ) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, người làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây ( nay thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây ). Quê hương ông nằm bên bờ sông Đà, gần núi Tản Viên. Ông sinh ra trong buổi giao thời, Hán học đã tàn mà Tây học cũng mới bắt đầu, nên con người ông, kể cả học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương đều mang dấu ấn“ người của hai thế kỉ”( Hoài Thanh). Tản Đà theo học chữ Hán từ nhỏ, nhưng sau hai khoa thi Hương, ông bỏ thi, chuyển sang sáng tác văn chương quốc ngữ.

(2)Điệu tâm hồn mới mẻ,“cái tôi”lãng mạn bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh, vừa cảm thương, ưu ái trong thơ văn ông đã chinh phục độc giả mới đầu thế kỉ XX. Giữa lúc thơ phú nhà Nho tàn cuộc, Tản Đà có lối đi riêng, vừa tìm về với ngọn nguồn thơ ca dân gian và dân tộc, vừa có những sáng tạo độc đáo, tài hoa. Thơ văn ông có thể xem như một gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại.

( Hầu trời, Tr 12, SGK Ngữ văn 11,Tập II, NXBGD 2007)

Đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi:

1/ Nêu ý chính của văn bản?

2/ Câu văn nào trong văn bản giải thích bút danh Tản Đà ?

3/ Nhà phê bình Hoài Thanh có nhận định Tản Đà là “ người của hai thế kỉ”. Đó là hai thế kỉ nào ?

4/ Xác định phép tu từ liệt kê trong đoạn văn (2). Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép liệt kê đó

0
28 tháng 5 2018

Văn học có hai truyền thống: chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo

- Văn học giai đoạn đầu TK XX tới Cách mạng tháng Tám:

+ Quan tâm phản ánh mọi giai tầng, kể cả người dân lầm than

+ Tố cáo, thể hiện khát vọng mãnh liệt của cá nhân về vẻ đẹp hình thức, phẩm giá

b, Các thể loại văn học mới: phóng sự, lí luận phê bình văn học

+ Tiểu thuyết cách tân xóa bỏ sự vay mượn đề tài, cốt truyện của văn học Trung Quốc, kết cấu chương hồi, cốt truyện li kì

+ Tiểu thuyết hiện đại trọng tính cách nhân vật, đi sâu vào thế giới nội tâm

+ Lối kể linh hoạt, kết thúc có hậu, gần với đời sống

- Thơ: xóa bỏ tính quy phạm, ước lệ trong thơ cũ

+ Cái tôi Thơ Mới được giải phóng, giàu cảm xúc

+ Nhìn thế giới bằng đôi mắt háo hức, tích cực hơn

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: LƯƠNG THẾ VINH (1442-?) Nhà thơ, nhà toán học Lương Thế Vinh tự Cảnh Nghi, hiệu  Thụy Hiên, dân gian thường gọi là Trạng Lường, quê gốc ở làng Cao Hương, huyện Thiên Bản (nay thuộc huyện Vụ Bản), tỉnh Nam Định. Từ nhỏ ông đã nổi tiếng là thần đồng, thông minh, hoạt bát và nhanh trí. Chưa đầy 20 tuổi, tiếng tăm và tài học...
Đọc tiếp

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

LƯƠNG THẾ VINH

(1442-?)

Nhà thơ, nhà toán học Lương Thế Vinh tự Cảnh Nghi, hiệu  Thụy Hiên, dân gian thường gọi là Trạng Lường, quê gốc ở làng Cao Hương, huyện Thiên Bản (nay thuộc huyện Vụ Bản), tỉnh Nam Định.

Từ nhỏ ông đã nổi tiếng là thần đồng, thông minh, hoạt bát và nhanh trí. Chưa đầy 20 tuổi, tiếng tăm và tài học của ông đã nổi tiếng khắp vùng Sơn Nam. Năm 21 tuổi (1463), Lương Thế Vinh thi đỗ Trạng Nguyên. Ông có tài ngoại giao nên được vua giao soạn thảo các văn từ bang giao và đón tiếp sứ thần nước ngoài. Ông đã biên soạn cuốn “Đại thành toán pháp” để dùng trong nhà trường. Đó là cuốn sách giáo khoa về toán đầu tiên ở nước ta.

Về văn chương nghệ thuật, ông cũng có nhiều đóng góp. Ông được vua phong chức Sái phu trong Hội Tao đàn, chuyên phê bình, sửa chữa, nhuận sắc thơ trong hội. Cuốn Hí phường phả lục của ông được Quách Hữu Nghiên đánh giá là “một tác phẩm lí luận đầu tiên về nghệ thuật kịch hát cổ truyền”.

Khác với các sĩ phu đương thời, ông tỏ ra là một người có thực học, không thích văn chương phù phiếm, luôn nghĩ đến việc mở mang dân trí, phát triển kinh tế, dạy dân dùng thuốc nam, thuốc bắc để chữa bệnh. Nhà bác học Lê Quý Đôn đã đánh giá ông là người có tài kinh bang tế thế, con người “tài hoa, danh vọng vượt bậc”.

a/ Kể lại vắn tắt cuộc đời và sự nghiệp của nhà bác học Lương Thế Vinh.

b/ Phân tích tính cụ thể, chính xác, chân thực và tiêu biểu của các tài liệu được lựa chọn.

c/ Để chuẩn bị cho viết bài tiểu sử tóm tắt, cần sưu tầm những tài liệu gì? Các tài liệu đó phải đáp ứng những yêu câu nào?

0
Đọc đoạn văn bản:           A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799-1837) – “Mặt trời của thi ca Nga”, là niềm vinh quang kiêu hãnh của nhân dân Nga, hiện thân đầy đủ nhất của sức mạnh tinh thần dân tộc Nga. Thiên tài sáng tạo của ông đã khơi dậy sức phát triển phi thường cho văn học Nga thế kỉ XIX và đưa nó trở thành một trong những đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại.          ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn bản:

          A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799-1837) – “Mặt trời của thi ca Nga”, là niềm vinh quang kiêu hãnh của nhân dân Nga, hiện thân đầy đủ nhất của sức mạnh tinh thần dân tộc Nga. Thiên tài sáng tạo của ông đã khơi dậy sức phát triển phi thường cho văn học Nga thế kỉ XIX và đưa nó trở thành một trong những đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại.

          Tài năng văn học của Puskin thể hiện trên nhiều thể loại. Ngoài hơn tám trăm bài thơ trữ tình, ông còn viết tiểu thuyết bằng thơ Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin một kiệt tác của văn học thế giới, nhiều trường ca thơ tầm cỡ (Ru-xlan và Li-út-mi-la, Người tù Cáp-ca-dơ…). Truyện ngắn của ông cũng rất xuất sắc (Con đầm pích, Cô tiểu thư nông dân…). Tác phẩm Con gái viên đại úy là một tiểu thuyết lịch sử mẫu mực. Đồng thời, Puskin còn viết nhiều vở kịch nổi tiếng.

          Puskin trước hết là nhà thơ. Thơ Puskin khơi nguồn cảm hứng từ hiện thực đời sống Nga, con người Nga đường thời với muôn vàn vẻ phong phú, đa dạng của nó. Ngòi bút của ông rất tinh tế khi viết về thiên nhiên, đằm thắm khi viết về nhũ mẫu (1), trong sáng khi viết về tình bạn và hết sức chân thành, cao thượng khi viết về tình yêu. Tôi yêu em (1829) là một trong những bài thơ tình hay nhất của Puskin, được ví như “viên ngọc vô giá trong kho tàng thi ca Nga”.

(Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.165-166)

(1) Nhũ mẫu: người ở nuôi con chủ nhà bằng sữa của mình, còn gọi là vú nuôi.

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Chỉ ra những thể loại thể hiện tài năng văn học của Puskin.

Câu 3. Đọc đoạn văn bản, anh/chị hiểu “Mặt trời của thi ca Nga” nghĩa là gì?

Câu 4. Thơ Puskin cùng bài thơ Tôi yêu em gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về cách ứng xử trong tình yêu?

106
17 tháng 5 2021

Câu 1:

-Phương thức biểu đạt chính của văn bản: thuyết minh.

Câu 2:

-Những thể loại thể hiện tài năng văn học của Puskin: thơ, tiểu thuyết bằng thơ, trường ca thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết lịch sử,kịch...

Câu 3:

        Theo tôi "Mặt trời của thi ca Nga" là cách nói ẩn dụ tôn vinh giá trị thơ và vị trí nhà thơ Puskin.

         Thơ Puskin đánh thức những tình cảm tốt lành trong tâm hồn Nga khao khát tự do và tình yêu, mang sức mạnh tinh thần, có ý nghĩa to lớn trong lịch sử văn chương và lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga.

          Puskin là nhà thơ vĩ đại có vị trí đặc biệt quan trọng - người khơi dậy sức phát triển phi thường cho văn học Nga thế kỉ XIXvaf đưa nó trở thành một trong những đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại.

Câu 4:

         "Tôi yêu em" không chỉ đơn thuần là một bài thơ để thể hiện sự chân thành của A.Pu-skin dành cho người mình yêu mà còn đem đến bài học thật sâu sắc về thái độ ứng xử có văn hoá trong tình yêu. Tình yêu là sự rung động mãnh liệt về cảm xúc, về trái tim của con người, thật khó có định nghĩa nào toàn diện về khái niệm này. Tình yêu không chỉ là tình cảm lứa đôi, không phải chỉ xuất phát từ trái tim mà còn đến từ khối óc của con người. Đó là thái độ ứng xử có văn hóa. Vậy điều này được thể hiện như thế nào? Trước hết đó là tôn trọng người mình yêu qua cách xưng hô như A. Pu-skin đã từng nói một cách đầy tình cảm rằng Tôi / em. Cách gọi ấy thể hiện sự trang trọng, dành trọn trái tim cho người mà mình yêu thương. Không những thế, tôn trọng sự lựa chọn của người mình yêu  cũng là việc ứng xử có văn hóa trong tình yêu. Pu-skin đã không phản bác mà tự nguyện chấp nhận sự lựa chọn của người con gái, cũng không hờn dỗi, trách móc hay oán thán, tự nhận về mình trách nhiệm đã làm người con gái phải bận lòng, phải u hoài. Yêu nhưng luôn hướng về đối phương để em không bận lòng vì em nữa, hi sinh vì niềm đam mê, vì hạnh phúc nơi em chọn lựa. Tình yêu không phải là sự ép buộc mà tình yêu là một sự tự nguyện: tự nguyện của những tâm hồn đồng cảm, đồng điệu. Song chia tay không phải để trở thành đối lập, thù địch của nhau mà chia tay để nối thêm, để mở rộng tình đòi. Đó là văn hoá ứng xử trong tình yêu. Nhân vật trữ tình trong bài thơ không thể đến, không có cơ hội trao duyên mong thành đôi thì mong người con gái ấy sẽ hạnh phúc với lựa chọn của mình. Tình yêu cần hướng đến sự đồng điệu, đồng cảm, sự tận tụy hi sinh, cần mãnh liệt để yêu và cần tinh tế để cảm nhận. Đó mới là cách úng xử tuyệt vời nhất, thông minh và có văn hóa.

                    

         

 

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Những điểm nổi bật về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác của ông:

+ Gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn hóa, văn học.

+ Thời đại: cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX.

+ Cuộc đời đầy thăng trầm: khi trong cảnh “màn lan trướng huệ”, kẻ phiêu bạt trong cảnh “mười năm gió bụi”, khi là người ẩn cư tại quê nhà, làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, làm chánh sứ sang Trung Quốc.