K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2019

Trao đổi khí ở phổi: -Theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
+ Oxi khuếch tán từ phế nang ra máu, cacbonic khuếch tán từ máu vào phế nang.
Trao đổi khí ở tế bào: - Theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
+ Oxi khuếch tán từ máu vào tế bào, đồng thời nhận cacbonic và chất thải từ tế bào ra máu.

12 tháng 12 2021

Tk

Ở phổi:
+ CO2 từ máu ----> phổi
+ O2 từ phổi ------> máu
=> KQ: máu đỏ thẫm ----> đỏ tươi
- Ở tế bào
+ O2 từ máu ----> tế bào
+ CO2 từ tế bào -----> máu
=> KQ: máu đỏ tươi ---> đỏ thẫm

12 tháng 12 2021

Ở phổi:
+ CO2 từ máu ----> phổi
+ O2 từ phổi ------> máu
=> KQ: máu đỏ thẫm ----> đỏ tươi
- Ở tế bào
+ O2 từ máu ----> tế bào
+ CO2 từ tế bào -----> máu
=> KQ: máu đỏ tươi ---> đỏ thẫm

25 tháng 11 2016

1- Cơ thể có thể hít vào thở ra do:

- Tính chất đàn hồi của phổi, thành ngực và hoạt động phối hợp của lồng ngực và các cơ hô hấp => thể tích phổi tăng hoặc giảm tạo nên các động tác thở ra và hít vào:

  • Khi thể tích phổi tăng dẫn đến áp suất giảm, vì vậy không khí từ ngoài sẽ tràn vào phổi gây nên động tác hít vào
  • Khi thể tích phổi giảm dẫn đến áp suất tăng vì vậy không khí từ trong phổi sẽ tràn ra ngoài gây nên động tác thở ra.

2- Nguyên nhân xảy ra sự trao đổi khí ở phổi và tế bào là do cơ chế khuếch tán các khí từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp:

  • Sự trao đổi khí ở phổi: Không khí ở ngoài vào phế nang giàu ôxi, nghèo cacbonic. Máu từ tim tới phế nang giàu cacbonic, nghèo ôxi. Nên ôxi từ phế nang khuếch tán vào máu và cacbonic từ máu khuếch tán vào phế nang.
  • Sự trao đổi khí ở tế bào: Máu từ phổi về tim giàu oxi sẽ theo các động mạch đến tế bào. Tại tế bào luôn xảy ra quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng, đồng thời tạo ra sản phẩm phân huỷ là cacbonnic, nên nồng độ oxi luôn thấp hơn trong máu và nồng độ cacbonic lại cao hơn trong máu. Do đó oxi từ máu được khuếch tán vào tế bào và cacbonnic từ tế bào khuếch tán vào máu.

3- Vì sao nói trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí ở tế bào?

- Trong hoạt động sống của tế bào tạo ra sản phẩm phân huỷ là cacbonnic, khi lượng cacbonnic nhiều lên trong máu sẽ kích thích trung khu hô hấp ở hành não gây phản xạ thở ra. Như vậy ở tế bào chính là nơi sử dung oxi và sản sinh ra cacbonic => Do đó sự trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của sự trao đổi khí bên ngoài ở phổi. Ngược lại nhờ sự trao đổi khí ở phổi thì oxi mới được cung cấp cho tế bào và đào thải cacbonic từ tế bào ra ngoài. Vậy trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí ở tế bào.

9 tháng 11 2016

Trong hoạt động sống của tế bào tạo ra sản phẩm phân hủy là cacbonic , khi lượng cacbonic nhiều lên trong máu sẽ kích thích trung khu hô hấp ở hành não gây phản xạ thở ra. Như vậy ở tế bào chính là nơi sử dụng oxi và sản sinh ra cacbonic. Do đó sự trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của trao đổi khí ở phổi.

HN
Hương Nguyễn
Giáo viên
30 tháng 9 2021

undefined

30 tháng 9 2021

E cảm ơn!!!

 

23 tháng 12 2016

Câu 1: Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?

Trả lời: Tất cả các hoạt động sống của cơ thể đều xảy ra ở tế bào như:

- Màng sinh chất: giúp tế bào thực hiện sự trao đổi chất với môi trường.

- Tế bào chất: là nơi xảy ra các hoạt động sống như:

+ Ty thể: là nơi tạo ra năng lượng cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

+ Ribôxôm: là nơi tổng hợp Prôtêin.

+ Bộ máy Gôngi: thực hiện chức năng bài tiết.

+ Trung thể: Tham gia vào quá trình phân chia và sinh sản của tế bào.

+ Lưới nội chất: đảm bảo sự liên hệ giữa các bào quan.

- Nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Trong nhân có chức nhiễn sắc thể có vai trò quyết định trong di truyền. Trong nhân còn có màng nhân giúp nhân trao đổi chất với tế bào chất.

Tất cả các hoạt động nói trên làm cơ sở cho sự sống, sự lớn lên và sự sinh sản của cơ thể; đồng thời giúp cơ thể phản ứng chính xác các tác động của môi trường sống.

+ Sự trao đổi chất của tế bào là cơ sở cho sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.

+ Sự sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự sinh trưởng và sinh sản của cơ thể.

+ Sự cảm ứng của tế bào là cơ sở cho sự phản ứng của cơ thể với kích thích của môi trường.

Vì vậy, tế bào được xem là đơn vị chức năng của cơ thể.

Câu 2: Hãy giải thích để chứng minh tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể?

Đ/a: - Cơ thể được cấu tạo từ nhiều hệ cơ quan; mỗi hệ cơ quan do nhiều cơ quan hợp lại; mỗi cơ quan được tập hợp từ nhiều mô có chức năng giống nhau; mỗi mô do nhiều tế bào có hình dạng và kích thước, cấu tạo và chức năng giống nhau tạo thành.

- Mọi cơ thể từ đơn bào đến đa bào đều có cấu tạo từ tế bào.

- Tất cả các tế bào trong cơ thể đều có cấu tạo rất giống nhau, bao gồm:

+ Màng sinh chất

+ Chất tế bào ( có chứa các bào quan)

+ Nhân tế bào gồm màng nhân, nhiễm sắc thể và nhân con

Vì vậy, tế bào được xem là đơn vị cấu tạo của cơ thể.

Câu 3: Trình bày cấu tạo và chức năng của mô thần kinh?

TL* Cấu tạo:

- Mô thần kinh gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm (còn gọi là thần kinh giao).

- Nơron gồm có: Thân chứa nhân, từ thân phát đi nhiều tua ngắn phân nhánh gọi là sợi nhánh và một tua dài gọi là sợi trục. Tua dài được Diện tiếp xúc giữa đầu mút của sợi trục ở nơron này với nơron kế tiếp gọi là xinap

* Chức năng:

- Tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều hoà hoạt động của các cơ quan, đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan để trả lời các kích thích của môi trường.

Câu 4: Nêu điểm giống và khác nhau giữa cơ vân, cơn trơn và cơ tim về cấu tạo và chức năng?

TL; - Giống nhau:

+ Tế bào đều có cấu tạo dạng sợi

+ Đều có chức năng co dãn và tạo ra sự chuyển động

- Khác nhau:

+ Về cấu tạo:

. Tế bào cơ vân và tế bào cơ tim có nhiều nhân và các vân ngang.

. Tế bào cơ trơn chỉ có 1 nhân và không có các vân ngang.

+ Về chức năng:

. Cơ vân liên kết với xương tạo nên hệ vận động, thực hiện chức năng vận động cơ thể.

. Cơ trơn tham gia cấu tạo các nôi quan như: dạ dày, thành mạch, bóng đái,…, thực hiện chức năng tiêu hoá, dinh dưỡng… của cơ thể.

. Cơ tim tham gia cấu tạo tim và co giản để giúp cho sự tuần hoàn máu.

21 tháng 1 2022

Vì đối với người bình thường, khi sinh ra vách tâm thất thường không có lỗ thông do vậy máu ở 2 bên tâm thất sẽ không bị hòa trộn vào với nhau.

Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp \(O_2\) cho các tế bào của cơ thể và thải \(CO_2\) 

Các cơ quan hệ hô hấp người:

- Đường dẫn khí gồm có mũi,họng,thanh quản,khí quản,phế quản

- Phổi

Sự thông khí ở phổi:

- Không khí trong phổi cần thường xuyên thay đổi thì mới có đủ O2 cung cấp liên tục cho máu đưa tới tế bào

Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào:

- Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của \(O_2\) từ không khí ở phế nang vào máu và của \(CO_2\) từ máu vào không khí phế nang

- Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của \(O_2\) từ máu vào tế bào của \(CO_2\) từ tế bào vào máu

 Cần làm những việc sau đây để bảo vệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại:

- Trồng cây xanh 

- Đeo khẩu trang

- Sử dụng công nghệ hiện đại với dây chuyền khép kín

- Nơi sống và làm việc tránh ẩm

- Thường xuyên vệ sinh

- Xây dựng môi trường không khói thuốc lá

Cần tích cực rèn luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh bằng tập thể dục thể thao phối hợp tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé 

21 tháng 1 2022

Vì đối với người bình thường, khi sinh ra vách tâm thất thường không có lỗ thông do vậy máu ở 2 bên tâm thất sẽ không bị hòa trộn vào với nhau.

5 tháng 1 2022

D